Suy Niệm NGÀY MÙNG HAI TẾT
Kính Nhớ Ông Bà Tổ Tiên
Tháng 10 năm 1999, tại Huế có một cuộc hội thảo đặc biệt với chủ đề là : “Tôn kính tổ tiên”. Qua ba ngày, các thuyết trình viên đã nêu lên được: Việc tôn kính tổ tiên là linh hồn của văn hoá dân tộc, là một trong những nhân tố cơ bản tạo thành nền móng cho ngôi nhà văn hoá Việt Nam. Trong ngày mùng hai tết, kính nhớ ông bà tổ tiên, dựa vào tài liệu trên và Lời Chúa hôm nay, xin được gợi ý suy niệm mấy điểm sau đây:
Trong nền văn hoá đương đại Việt Nam thì có ba yếu tố cơ bản đã cấu tạo nên việc tôn kính tổ tiên:
Thứ nhất, niềm tin vào linh hồn bất tử và sự sống đời sau. Con người có hồn có xác, sau khi chết thì linh hồn vẫn sống mãi ở nơi gọi là “chín suối”. Cuộc sống này không khác gì ở dương gian, cũng cần ăn mặc, tiêu xài… Từ đó phát sinh ra lễ cúng giỗ : con cái phải cung cấp mọi thứ cần thiết để tổ tiên khỏi bị thiếu thốn nơi chín suối. Hơn nữa, cuộc sống nơi chín suối mới là cuộc sống thật, còn cuộc sống nơi dương gian chỉ là tạm thời.
Thứ hai, việc cúng giỗ cũng còn có mục đích biểu lộ sự đồng sinh, đồng cảm giữa người sống và người chết. Tổ tiên ông bà, cha mẹ tuy đã khuất bóng, nhưng vẫn còn hiện diện với con cháu khi những người này làm lễ gia tiên trước các bài vị. Vì thế, trong những biến cố lớn của gia đình họ tộc như ma chay, đình đám hoặc cưới hỏi của con cháu hoặc trong những dịp sum họp của gia đình như ngày tết hay những dịp thăng quan tiến chức, con cháu thường vinh quy bái tổ để tỏ lòng biết ơn đối với công đức sinh thành dưỡng dục của tiền nhân. Tóm lại, việc mời ông bà về sum họp với gia đình là để nối kết mối giây khăng khít thân tình giữa tổ tông đang sống nơi chín suối với con cháu đang sống trên dương gian.
Thứ ba, việc tôn kính tổ tiên còn là sự biểu lộ lòng hiếu thảo đối với tiền nhân. Lòng hiếu thảo này không chỉ hệ tại ở lòng biết ơn, mà còn lưu truyền các truyền thống gia đình từ đời này sang đời khác, nhờ đó, mà con cháu kế thừa đời sống của những bậc cha ông bằng cách ăn ở cho phải đạo làm con và ra sức bảo vệ cũng như phát huy truyền thống gia đình để làm rạng rỡ gia phong. Chính vì thế có những câu tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm rất tinh tuý như :
- “Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha”.
-“Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con”.
-“Tu dâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”.
-“Mỗi đêm mỗi thắp đèn chầu,
cầu cho cha mẹ ở đời với con”(…)
Đối với Mạc khải Kitô giáo :
Niềm tin vào sự sống trường tồn và bất hoại của linh hồn sau cái chết của thân xác, là một niềm tin có nền tảng trong kho tàng Mạc khải Kitô giáo. Niềm tin đó được Giáo Hội múc lấy để chuyển đạt cho các thành phần dân Chúa.
Sách giáo lý Hội Thánh Công Giáo từ số 1023 đến 1037 dạy rằng: Khi chết linh hồn lìa khỏi xác để chịu phán xét riêng, tuỳ theo đời sống của mình trong tương quan với Đức Kitô, linh hồn phải trải qua một cuộc thanh luyện, hoặc được hưởng hạnh phúc trên Thiên đàng, hoặc phải sa Hoả ngục vĩnh viễn (x. số 2022).
Thiên đàng là tình trạng sống viên mãn trong sự hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Maria và các Thánh. Đây là tình trạng dành cho những ai chết trong ân nghĩa Chúa hoặc đã thanh luyện trọn vẹn (x. số 1023-1024).
Còn những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, nên còn phải thanh luyện sau khi chết để đạt tới sự thánh thiện cần thiết cho những kẻ được hạnh phúc Thiên đàng.
Riêng Hoả ngục là tình trạng con người dứt khoát chối từ tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa. Họ đã tự do lựa chọn xa cách đời đời với Người, nên đã tự loại mình ra khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và chư thánh. Cực hình chính của hoả ngục là đời đời bị tách khỏi Thiên Chúa.
Như vậy, ngoại trừ tình trạng thứ ba (những linh hồn đã sa Hoả ngục), còn hai tình trạng trước (Luyện ngục và Thiên đàng) đều có sự thắt chặt, liên kết giữa người sống và kẻ chết; Đặc biệt là mối giây tương trợ lẫn nhau: Người chết có thể cầu bầu cho kẻ sống được mọi ơn lành hồn xác. Kẻ sống có thể cầu nguyện, xin lễ, đền tội, lập công…cho kẻ chết được sạch mọi vết nhơ tội lỗi hầu ra khỏi tình trạng thanh luyện mà đi vào cõi sống bất diệt với Thiên Chúa. Đó là mầu nhiệm các Thánh cùng thông công.
Cầu cho ông bà tổ tiên là một hình thức báo hiếu, đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của tiền nhân vì :
“Uống nước nhớ nguồn”,
“Công cha như núi thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Một người con mang tiếng là bất hiếu thì khó mà có chỗ đứng trong Giáo Hội cũng như xã hội. Tâm thức báo hiếu ông bà tổ tiên diễn ra qua việc chăm sóc ông bà cha mẹ khi còn sống cũng như khi các ngài đã qua đời. Điều này được nói rõ trong giới răn thứ 4 là giới răn được đúc kết từ kho tàng Kinh Thánh. Chính Thánh Phaolô cũng lấy giới răn thứ 4 này để huấn giáo tín hữu thành Êphêsô : “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều phải đạo…”(Ep 6, 1-3)
Sách Huấn Ca là một cuốn sách nói nhiều về bổn phận con cái đối với cha mẹ :
“Hãy thảo kính cha mẹ bằng lời nói việc làm,
để nhờ người mà con cái được chúc phúc,
vì phúc lành của người cha
làm cho cửa nhà con cái bền vững,
lời nguyền rủa của người mẹ
làm cho trốc rễ bật nền.
Chớ vênh vang khi cha mẹ bị tủi nhục,
vì nỗi tủi nhục đó chẳng vinh dự gì cho con.
Quả thật, người ta chỉ được vẻ vang,
lúc cha mình được tôn kính,
và con cái phải ô nhục, khi mẹ mình bị khinh chê.
Con ơi, hãy chăm sóc cha con, khi người đến tuổi già;
Bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi.
Người có lú lẫm con cũng phải cũng phải cảm thông,
Chớ cậy mình sung sức mà khinh dễ người” (Hc 3, 8-13).
Những lời của sách Huấn ca chúng ta vừa nghe thật là chí lý, đó là những khuôn vàng thước ngọc của đạo làm con. Nếu chúng ta thực hiện trọn vẹn đạo hiếu thì xứng đáng nhận phần thưởng :
“Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm,ai kính mẹ thì tích trử kho báu…”(Hc 3,3-4. “Ngươi hãy thờ kính cha mẹ để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi”(Xh 20,12).
Trái lại, ai bất hiếu đối với cha mẹ thì chắc chắn sẽ bị luận phạt: Ai đánh đập hoặc nguyền rủa cha mẹ thì sẽ bị giết chết(x. Xh 21,15-16). “Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa”(Hc 3,2-16)
Suy nghĩ những lời trên đây, thiết tưởng mọi người chúng ta nên kiểm điểm lại bản thân xem có sai sót cách nào? Bởi vì, chính Chúa Giêsu cũng xem việc thảo kính cha mẹ là tiêu chuẩn để nên trọn lành. Khi người thanh niên đến hỏi Chúa phải làm gì để được nên trọn lành, Chúa đã chỉ cho anh giữ các giới răn trong đó có điều kiện: “Ngươi phải thờ cha kính mẹ”(Mt 19,19).
Nói tóm lại, không ai sinh ra trên trái đất này mà không có một tổ tiên :
“Con người có tổ có tông,
như cây có cội như sông có nguồn”
Vì vậy, không những ngày mồng hai tết này ta mới cầu cho tổ tiên, mới nghĩ đến việc thảo kính cha mẹ nhưng đây là dịp chúng ta nhìn lại để rồi trong suốt cuộc sống, ta phải làm sao để xứng đáng là đạo làm con.
Kính Nhớ Ông Bà Tổ Tiên
Tháng 10 năm 1999, tại Huế có một cuộc hội thảo đặc biệt với chủ đề là : “Tôn kính tổ tiên”. Qua ba ngày, các thuyết trình viên đã nêu lên được: Việc tôn kính tổ tiên là linh hồn của văn hoá dân tộc, là một trong những nhân tố cơ bản tạo thành nền móng cho ngôi nhà văn hoá Việt Nam. Trong ngày mùng hai tết, kính nhớ ông bà tổ tiên, dựa vào tài liệu trên và Lời Chúa hôm nay, xin được gợi ý suy niệm mấy điểm sau đây:
Trong nền văn hoá đương đại Việt Nam thì có ba yếu tố cơ bản đã cấu tạo nên việc tôn kính tổ tiên:
Thứ nhất, niềm tin vào linh hồn bất tử và sự sống đời sau. Con người có hồn có xác, sau khi chết thì linh hồn vẫn sống mãi ở nơi gọi là “chín suối”. Cuộc sống này không khác gì ở dương gian, cũng cần ăn mặc, tiêu xài… Từ đó phát sinh ra lễ cúng giỗ : con cái phải cung cấp mọi thứ cần thiết để tổ tiên khỏi bị thiếu thốn nơi chín suối. Hơn nữa, cuộc sống nơi chín suối mới là cuộc sống thật, còn cuộc sống nơi dương gian chỉ là tạm thời.
Thứ hai, việc cúng giỗ cũng còn có mục đích biểu lộ sự đồng sinh, đồng cảm giữa người sống và người chết. Tổ tiên ông bà, cha mẹ tuy đã khuất bóng, nhưng vẫn còn hiện diện với con cháu khi những người này làm lễ gia tiên trước các bài vị. Vì thế, trong những biến cố lớn của gia đình họ tộc như ma chay, đình đám hoặc cưới hỏi của con cháu hoặc trong những dịp sum họp của gia đình như ngày tết hay những dịp thăng quan tiến chức, con cháu thường vinh quy bái tổ để tỏ lòng biết ơn đối với công đức sinh thành dưỡng dục của tiền nhân. Tóm lại, việc mời ông bà về sum họp với gia đình là để nối kết mối giây khăng khít thân tình giữa tổ tông đang sống nơi chín suối với con cháu đang sống trên dương gian.
Thứ ba, việc tôn kính tổ tiên còn là sự biểu lộ lòng hiếu thảo đối với tiền nhân. Lòng hiếu thảo này không chỉ hệ tại ở lòng biết ơn, mà còn lưu truyền các truyền thống gia đình từ đời này sang đời khác, nhờ đó, mà con cháu kế thừa đời sống của những bậc cha ông bằng cách ăn ở cho phải đạo làm con và ra sức bảo vệ cũng như phát huy truyền thống gia đình để làm rạng rỡ gia phong. Chính vì thế có những câu tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm rất tinh tuý như :
- “Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha”.
-“Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con”.
-“Tu dâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”.
-“Mỗi đêm mỗi thắp đèn chầu,
cầu cho cha mẹ ở đời với con”(…)
Đối với Mạc khải Kitô giáo :
Niềm tin vào sự sống trường tồn và bất hoại của linh hồn sau cái chết của thân xác, là một niềm tin có nền tảng trong kho tàng Mạc khải Kitô giáo. Niềm tin đó được Giáo Hội múc lấy để chuyển đạt cho các thành phần dân Chúa.
Sách giáo lý Hội Thánh Công Giáo từ số 1023 đến 1037 dạy rằng: Khi chết linh hồn lìa khỏi xác để chịu phán xét riêng, tuỳ theo đời sống của mình trong tương quan với Đức Kitô, linh hồn phải trải qua một cuộc thanh luyện, hoặc được hưởng hạnh phúc trên Thiên đàng, hoặc phải sa Hoả ngục vĩnh viễn (x. số 2022).
Thiên đàng là tình trạng sống viên mãn trong sự hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Maria và các Thánh. Đây là tình trạng dành cho những ai chết trong ân nghĩa Chúa hoặc đã thanh luyện trọn vẹn (x. số 1023-1024).
Còn những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, nên còn phải thanh luyện sau khi chết để đạt tới sự thánh thiện cần thiết cho những kẻ được hạnh phúc Thiên đàng.
Riêng Hoả ngục là tình trạng con người dứt khoát chối từ tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa. Họ đã tự do lựa chọn xa cách đời đời với Người, nên đã tự loại mình ra khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và chư thánh. Cực hình chính của hoả ngục là đời đời bị tách khỏi Thiên Chúa.
Như vậy, ngoại trừ tình trạng thứ ba (những linh hồn đã sa Hoả ngục), còn hai tình trạng trước (Luyện ngục và Thiên đàng) đều có sự thắt chặt, liên kết giữa người sống và kẻ chết; Đặc biệt là mối giây tương trợ lẫn nhau: Người chết có thể cầu bầu cho kẻ sống được mọi ơn lành hồn xác. Kẻ sống có thể cầu nguyện, xin lễ, đền tội, lập công…cho kẻ chết được sạch mọi vết nhơ tội lỗi hầu ra khỏi tình trạng thanh luyện mà đi vào cõi sống bất diệt với Thiên Chúa. Đó là mầu nhiệm các Thánh cùng thông công.
Cầu cho ông bà tổ tiên là một hình thức báo hiếu, đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của tiền nhân vì :
“Uống nước nhớ nguồn”,
“Công cha như núi thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Một người con mang tiếng là bất hiếu thì khó mà có chỗ đứng trong Giáo Hội cũng như xã hội. Tâm thức báo hiếu ông bà tổ tiên diễn ra qua việc chăm sóc ông bà cha mẹ khi còn sống cũng như khi các ngài đã qua đời. Điều này được nói rõ trong giới răn thứ 4 là giới răn được đúc kết từ kho tàng Kinh Thánh. Chính Thánh Phaolô cũng lấy giới răn thứ 4 này để huấn giáo tín hữu thành Êphêsô : “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều phải đạo…”(Ep 6, 1-3)
Sách Huấn Ca là một cuốn sách nói nhiều về bổn phận con cái đối với cha mẹ :
“Hãy thảo kính cha mẹ bằng lời nói việc làm,
để nhờ người mà con cái được chúc phúc,
vì phúc lành của người cha
làm cho cửa nhà con cái bền vững,
lời nguyền rủa của người mẹ
làm cho trốc rễ bật nền.
Chớ vênh vang khi cha mẹ bị tủi nhục,
vì nỗi tủi nhục đó chẳng vinh dự gì cho con.
Quả thật, người ta chỉ được vẻ vang,
lúc cha mình được tôn kính,
và con cái phải ô nhục, khi mẹ mình bị khinh chê.
Con ơi, hãy chăm sóc cha con, khi người đến tuổi già;
Bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi.
Người có lú lẫm con cũng phải cũng phải cảm thông,
Chớ cậy mình sung sức mà khinh dễ người” (Hc 3, 8-13).
Những lời của sách Huấn ca chúng ta vừa nghe thật là chí lý, đó là những khuôn vàng thước ngọc của đạo làm con. Nếu chúng ta thực hiện trọn vẹn đạo hiếu thì xứng đáng nhận phần thưởng :
“Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm,ai kính mẹ thì tích trử kho báu…”(Hc 3,3-4. “Ngươi hãy thờ kính cha mẹ để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi”(Xh 20,12).
Trái lại, ai bất hiếu đối với cha mẹ thì chắc chắn sẽ bị luận phạt: Ai đánh đập hoặc nguyền rủa cha mẹ thì sẽ bị giết chết(x. Xh 21,15-16). “Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa”(Hc 3,2-16)
Suy nghĩ những lời trên đây, thiết tưởng mọi người chúng ta nên kiểm điểm lại bản thân xem có sai sót cách nào? Bởi vì, chính Chúa Giêsu cũng xem việc thảo kính cha mẹ là tiêu chuẩn để nên trọn lành. Khi người thanh niên đến hỏi Chúa phải làm gì để được nên trọn lành, Chúa đã chỉ cho anh giữ các giới răn trong đó có điều kiện: “Ngươi phải thờ cha kính mẹ”(Mt 19,19).
Nói tóm lại, không ai sinh ra trên trái đất này mà không có một tổ tiên :
“Con người có tổ có tông,
như cây có cội như sông có nguồn”
Vì vậy, không những ngày mồng hai tết này ta mới cầu cho tổ tiên, mới nghĩ đến việc thảo kính cha mẹ nhưng đây là dịp chúng ta nhìn lại để rồi trong suốt cuộc sống, ta phải làm sao để xứng đáng là đạo làm con.