Cô Clare Sera có cách thức đáp ứng lại với điện ảnh bằng sự dịu dàng.

HOLLYWOOD, 26-3-2004 -- Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị hô hào các cha mẹ hãy nên tích cực hơn nữa với giới truyền thông trong thông điệp của Ngài về Ngày Truyền Thông Thế Giới 2004.

Ngài khuyến khích, “Các gia đình hãy mạnh mẽ lớn tiếng để nói cho các nhà sản xuất, các nhà quảng cáo và các viên chức chính quyền về những gì họ thích và những gì họ không thích.”

Cô Clare Sera, cựu nữ sinh của Cảnh Một (Act One): Cô là người đang viết cộng tác cho Hollywood về kịch bản của cuốn phim “Cậu George Hiếu Kỳ” (Curious George). Cô đồng ý với Đức Giáo Hoàng và khuyến khích những người Kitô giáo hãy can đảm tạo áp lực đối với những nhà sản xuất điện ảnh. Cô chia sẽ cảm nghĩ của mình với Hãng Tin Công Giáo Zenit về việc những người Kitô giáo có thể dùng tiền và tiếng nói của họ để ủng hộ cho những gì là lành mạnh và công khai chỉ trích những gì là xúc phạm, xấu xa của điện ảnh. Phần I của buổi phỏng vấn được đăng trên trang web ngày hôm qua.

Hỏi (H): Vừa mới đây, một cơ quan của chính phủ liên bang đưa ra phán quyết rằng nếu có chỉ một chữ xúc phạm trên truyền hình thôi thì không sao cả. Thế thì giới truyền thông nhìn chung đã trở nên tốt hay kém hơn, thưa Cô?

Sera (T): Nó trở nên tệ hơn và tôi không hiểu tại sao những kẻ bị buộc tội lại không dám thừa nhận nó. Tôi tin chắc rằng ngay cả các nhân viên cao cấp của ngành truyền hình cũng chẳng muốn con cái của họ xem những chương trình truyền hình vào những giờ cao điểm lẫn ban ngày. Tôi luôn thắc mắc qua lại rằng, “Hãy để cho nền văn hóa lâm vào cảnh suy sập, vì dẫu sao chúng ta, những người Kitô giáo đều tắt ti vi để tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng thay vì phải ngồi trước màn ảnh truyền hình,” khi khác tôi lại nghĩ rằng, “Tôi nhớ lại những ngày mà cả gia đình tôi cùng ngồi xem và cùng nhau cười giòn giã vào chương trình của Mary Tyler Moore và Carol Burnett.”

Như tôi đã trình bày ở trên, chúng ta hãy mạnh dạn viết thư đến các đài truyền hình khi chúng ta xem những chương trình mang nặng sự xúc phạm. Khuyến khích họ khi chúng ta xem những chương trình hay và bổ ích và lên án họ khi chúng ta xem những chình trình gàn dỡ. Chẳng cần phải bị xúc phạm, thô lỗ hay sợ hãi gì cả. Chúng ta có đủ sức mạnh và quyền lực về tinh thần cũng như về vật chất. Và nhiêu đó không thôi cũng đủ tạo cho chúng ta có nhiều quyền khi bị xúc phạm, do đó, chúng ta phải viết thư, gọi điện thoại đến, cho họ biết về quan điểm, mạnh mẽ ủng hộ những ai dám thay đổi, những ai dám viết kịch bản hay đạo diễn những chương trình giúp chúng ta lên tinh thần hay những chương hay, đẹp kể cả đó là những người có hay không có đức tin. Chúng ta cũng có thể hổ trợ cho những chương trình như của Cảnh Một: Viết kịch bản cho Hollywood, và đào tạo các tay viết Kitô giáo chính là một phần của ngành kỷ nghệ điện ảnh này, để từ đó, giúp nảy sinh hoa trái về Kitô giáo. Thật sự ra, tôi muốn thách đố bất kỳ ai sau khi đọc qua bài phỏng vấn này mà không dám nói ra một từ dù xấu hay là tốt về một cuốn phim hay một chương trình truyền hình nào đó mà họ đã xem mà không hề có phản ứng gì cả. Hãy gọi điện thoại hay viết thư cho mạng lưới hay phòng thu hình và cho họ biết quan điểm của mình. Hãy ngừng hẳn việc chỉ trích sau lưng. Đặt nó thành văn bản, dù xấu hay tốt, hay chỉ cần gởi một tấm thiệp, và khi đó, chúng ta sẽ cùng nhau nhận thấy được, chúng ta có sức mạnh đến cở nào. Nếu như chúng ta chỉ cần phản ứng một hay hai lần mà thôi, thì ít ra chúng ta cũng đã tạo ra được một sự khác biệt nào đó rồi. Chỉ cần nêu ra quan điểm của chúng ta thôi là đủ rồi. Và bây giời thậm chí chúng ta cũng còn thể vào những trang web và gởi email (thư tín điện tử). Chẳng hạn như khi tiện lợi tìm kiếm trên mạng là Google đưa ra một vài chương trình, nếu chúng ta thấy nó xúc phạm chúng ta, thì gởi ngay liền một email để phản đối. Hãy làm tương tự với chương trình chúng ta thấy là bổ ích và có giá trị.

(H): Thế Cô đã khám phá ra được một số thay đổi nào đó tại Hollywood chưa? Hay làm cách nào mà các cha/mẹ và gia đình đối phó lại với truyền thông?

(T): Tôi có thể nói rằng, đó là phút giây hào hứng cho gia đình vì không giống như những thập niên 50, những gia đình ấy không thể giả vờ cho rằng nền văn hóa chẳng có gì là xấu xa bởi vì nó không đưa ra những chương trình mang tính de dọa cả. Là những người Kitô giáo chúng ta thường hay thêm vào chữ như “vô thưởng vô phạt.” Điều đó thì không đúng cho lắm, vì nếu chúng ta sống như Chúa Kitô, có nghĩa là chúng ta đi ngược lại với văn hóa, vì chưng tự bản thân văn hóa đã theo khuynh hướng “đồi bại” rồi. Ngày nay cha mẹ có rất nhiều cơ hội để giải thích cho các con trẻ rằng, “Đây là điều mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nên,” và “đây chính là một thứ văn hóa trái ngược hẳn với những gì Chúa Kitô mời gọi chúng ta.” Và chúng ta chỉ ra sự khác biệt giữa đâu là cái nhìn dễ thương và đâu thực sự là một vẻ đẹp, hay giữa sự tán thành tức thời và sự sâu lắng của tâm hồn, hay giữa nữ ca sĩ Britney Spears và Mẹ Theresa. Dĩ nhiên, những việc đó đòi hỏi kiến thức, và năng lực.

Trong những năm của thập niên 50, các cha mẹ không cần phải tốn mấy công sức đối với trẻ con để hướng dẫn họ làm sao sống có luân lý, đạo đức. Nhưng đó lại chính là điều mà Chúa Kitô đang chất vấn mỗi một người trong chúng ta-liệu chúng ta đang hướng về một cuộc sống luân lý chăng? Tôi đoán rằng chúng ta có thể nói rằng sự khác biệt giữa văn hóa và Kitô giáo chính là cơ hội hướng chúng ta đến một cuộc sống thâm sâu hơn nữa vào chính Thiên Chúa. Tôi chưa có con. Nhưng nếu tôi có, thì tôi luôn cảnh giác cho chúng rằng giới truyền thông, điện ảnh thì luôn luôn nói dối, đặc biệt là truyền thông quảng cáo. Ít ra là cho chúng biết để đề phòng. Không có cách nào thoát khỏi quảng cáo cả, thế nhưng, chúng ta chẳng có gì phải sợ nó cả. Chúng ta chỉ cần nên đề phòng tỉnh thức khi nó động đến con tim của chúng ta. Hãy năng xem tạp chí Adbusters-nó khá là tiêu cực, nhưng rất đáng để mở mắt chúng ta, nó được viết bởi các chuyên viên gạo cội và hiện hành trong ngành quảng cáo, nó giúp chúng ta nhận và nhớ ra được việc chúng ta bị lừa mỗi ngày. Và khi chúng ta biết là những quảng cáo đó nói dối, thì chúng ta dễ dàng loại bỏ chúng. Chúng ta không thể chỉ có ngồi đó và để cho truyền thông điện ảnh lọt thẳng vào trong cuốn họng của chúng ta mà chúng ta không cần phải nhai chúng.

(H): Thế theo Cô, làm cách nào mà những người Kitô giáo có thể đáp ứng và chống lại Hollywood và các phim ảnh của nó?

(T): Chúng ta hãy luôn nhớ rằng, giống như Soylent Green, thì Hollywood cũng là người. Có rất nhiều người làm việc cật lực để đưa ra những cuốn phim và những chương trình truyền hình mang tính giải trí cao, thậm chí có lúc làm khó chịu, và có lúc làm lên tinh thần cho cả nước Mỹ. Vơ đũa cả nắm và cho chúng toàn là thứ tội lỗi thì rất dễ, nhưng đó thật sự không đúng lắm, ngay cả đối với người Kitô giáo. Tôi làm việc tại Hollywood, ngay chính giữa những điều xấu xa đó. Tôi yêu mến những người tôi cùng làm việc chung. Họ làm việc rất cật lực. Họ tin vào điều mà họ viết ra, điều họ nói và cách thức mà họ nói. Họ thiết tha đeo đuổi danh vọng và tài vận. Họ rất là sục sôi bởi vì họ biết điều mà họ cần. Họ cần có sự giàu có và danh vọng. Họ muốn là những người tạo dựng, họ muốn là Thiên Chúa. Và họ đã bỏ ra hàng giờ để chứng minh điều đó. Thế thì chúng ta làm gì với thời gian của chúng ta? Hollywood thì đang chiến thắng bởi vì nó quá say mê theo đuổi thứ tôn giáo của riêng nó. Chúng ta có quá nhiều điều để mà nói đến, quá nhiều vẽ đẹp và khát khao về sự thật để mang đến bàn thảo luận. Thế thì chúng ta đã giấu diếm nó ở đâu? Tôi nhìn chung quan bàn làm việc tại công sở-và đó toàn là những người quyết định những câu chuyện nào được đồng ý đưa vào kịch bản, và tôi thấy rất ít người Kitô giáo say mê, với đôi mắt lờ mờ thức tận đêm khuya để viết hay đạo diễn, hay làm việc như là một giám đốc điều hành hãng phim cả. Thế tất cả chúng ta đang ở đâu nào? Tranh đấu chống lại Hollywood bằng một tình yêu. Ủng hộ những gì là tốt đẹp. Hãy khuyến khích chỉ một số ít thôi-những người có niềm tin lẫn vô thần, đang phải tranh đấu cho sự thật, đang phải thách đố bằng những câu chuyện lành mạnh, lên tinh thần. Mạnh mẽ cổ vỏ những gì là đẹp và lành mạnh.