Về Xuy Xá
Chúa Nhật thứ 1 Mùa Vọng, Tông đoàn Gioan Phaolô 2 chọn nhà thờ Xuy Xá thuộc huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội chừng 50 km để tĩnh tâm theo lịch hàng năm của Tông đoàn. Tất cả thành viên của Tông đoàn đều có mặt cộng với 11 gương mặt mới. Đó là những anh chị em sắp được gia nhập vào Kitô giáo vào đầu tháng 12, sau gần 1 năm học hỏi về đạo Chúa. Chúng tôi đi trên 10 xe gia đình để tiết kiệm chi tiêu, nhằm lấy tiền quyên góp ủng hộ Mái ấm Thánh Tâm đang hoạt động tại cơ sở giáo xứ Xuy Xá.
Đi qua chiếc cổng làng của Xuy Xá, một quãng chạy xe, chúng tôi đã thấy một công viên Chúa Kitô Vua rất đẹp với chiếc cầu đá chạy giữa lòng hồ ra tượng đài. Nhà thờ Xuy Xá cổ kính được xây dựng từ lâu đời với tên cổ là giáo xứ Kẻ Gườm. Đúng 9h, chúng tôi vào thăm Mái ấm Thánh Tâm. Mái ấm này được xây dựng từ năm 2008, dưới sự giúp đỡ của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Mái ấm do 8 nữ tu cộng đoàn Bác ái giáo phận Vinh điều hành. Mái ấm hiện chăm sóc cho 28 em và 2 cụ già. Trong số đó chỉ có 4 em là tự phục vụ được nên công việc vô cùng vất vả vì các em không tự chủ trong sinh hoạt cá nhân cũng như ăn uống mất rất nhiều thời giờ. Mỗi thành viên ở đây là một câu chuyện cảm động. Có em mới 15 tuổi, thiểu năng trí tuệ mà lại mang thai. Có em bị bại liệt, bố mẹ ly hôn, không nơi nương tựa nên Mái ấm đã đón về.
Sơ Maria Nguyễn Thị Ngát, phụ trách cơ sở luôn tất bật với các em (ảnh dưới). Sơ cho biết, để nuôi dưỡng các em, Mái ấm phải lo lắng đủ cách từ việc thu lá sen ở hồ đem sao thành chè để bán đến làm hũ gạo tình thương gửi cho từng gia đình. Có khi hết tiền mua gạo thì các nữ tu phải nhịn để phần cơm cho các em. Rất nhiều em nhờ vào Mái ấm tập luyện, chăm sóc từ người bại liệt nay đã tự phục vụ bản thân và giúp việc vặt cho Mái ấm. Sơ Ngát có nói với chúng tôi về em Nguyễn Thị Huyền bị liệt nhưng từ mày mò học tập nay đã biết đọc, sử dụng máy vi tính và tương lai sẽ cho đi học hội họa vì em có năng khiếu. Tôi biết Sơ Ngát cũng mang căn bệnh ung thư nhưng sơ luôn quên bệnh tật coi các em như con cái của mình. Sơ cảm động nói về trường hợp cụ Nguyễn Thị Lộc cô đơn làm nghề hàn dép ở chợ Bưởi, sau đó bị bệnh viêm tắc chi, bị cắt chân. Mái ấm đón cụ về chăm sóc. Ngày cụ qua đời không chỉ có các sơ, mà cả giáo xứ đi đưa tang. Chúng tôi quyên góp được 23 triệu cùng với một số thùng kẹo bánh, thuốc uống. Riêng lương y Sơn do bận việc không đi được cũng gửi biếu 5 triệu và 1 bao thuốc nam. 9h30, chúng tôi tập trung trong nhà thờ để tập hát lễ.
10h, cha linh hướng Giuse Đỗ Đình Tư đã từ Thị xã Sơn Tây để đón đưa cha giáo Piô Ngô Phúc Hậu về chia sẻ cho cộng đoàn. Buổi sáng, cha Piô nói về Lòng Thương xót của Chúa nhân Giáo Hội chuẩn bị khai mạc năm thánh Lòng Thương xót Chúa. Bằng chất giọng pha chút Nam Bộ, vì cha đã nhiều năm truyền giáo tại miền Đất Mũi, Năm Căn, cha Piô đã làm cho người nghe hiểu về tình yêu vô bờ của Thiên Chúa. Chúa đã thương yêu tổ tông của loài người nhưng Adam và Eva đã phản bội và làm mất tình yêu thương đó. Nhưng Chúa không bỏ rơi loài người. Ngược lại, người ta chỉ thương phần xác của nhau thôi. Có người ốm yếu thì lo lắng chạy chữa. Xã hội lập ra bệnh viện để cứu chữa người ốm đau. Còn kẻ đau yếu, tội lỗi về phần hồn thì bị lên án, bị tống vào trại giam, không ai thương xót cả. Chỉ có Đức Giêsu là người duy nhất yêu thương người tội lỗi. Lúc 11h, hai cha Giuse và Piô đã dâng lễ Chúa Nhật thứ 1 Mùa Vọng cho cộng đoàn rất sốt sắng. Sau bữa cơm trưa ở Mái ấm, chúng tôi tản mạn để nghỉ trưa. Cha Piô cũng chẳng nghỉ mà ra chân tượng Chúa Kitô Vua để nói chuyện tâm sự với chúng tôi. 14h, cha Piô lại tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo. Cha cho rằng, chính giáo dân mới là nhân tố quan trọng trong xây dựng Giáo Hội. Nhiều cộng đoàn buổi sơ khai ở Giêrusalem là do giáo dân hình thành như Samaria, Antiokia. Nhưng sang thời Trung cổ, vai trò của giáo dân bị lu mờ . Công đồng Vatican 2 đã tìm lại vai trò của giáo dân. Giáo dân có thể truyền giáo trong các môi trường đặc biệt mà giới linh mục, tu sĩ không sao đến được. Giáo dân nhập ngũ cũng có thể truyền giáo, họp chi bộ Đảng cũng có thể truyền giáo. Họ có thể truyền giáo mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
Trả lời các câu hỏi của cộng đoàn, cha Piô thật dí dỏm, hài hước làm hài lòng mọi người. Khi được hỏi: giữ đạo tại tâm đã đủ chưa? Cha Piô nói, khi yêu mà người yêu muốn cử chỉ âu yếm như vuốt tóc, hôn má có thể nói, không được, yêu tại tâm thôi. Khi mẹ yêu con mà chỉ có yêu tại tâm thì đứa con có tin không? Vậy phải có việc làm để chứng tỏ tình yêu đó. Trả lời câu hỏi: Sao cứ suốt ngày đọc một kinh kính mừng, có nhàm chán không? Cha Piô nói, khi các bạn yêu nhau nói suốt câu anh yêu em hay em yêu anh có nhàm chán không? Nếu có tình yêu thì có bao nhiêu lần lặp lại cũng không có gì là nhàm chán. Khi một người phàn nàn sao Chúa lại để cho mẹ con sinh ra con trong cơn đau vật vã khổ sở như thế, sao không làm cho mẹ con đẻ con ra đơn giản như con gà đẻ trứng có được không? Cha Piô kể, khi con bò đẻ, người ta tiêm thuốc giảm đau cho con bò mẹ. Nó đẻ không hề đau đớn. Nhưng lạ thay khi con bê con đến bú bò mẹ, bò mẹ đá văng con bê. Vậy đấy, nếu bà mẹ không đau đẻ thì bà mẹ có lẽ chẳng thương con và con cũng chẳng thương mẹ. Vậy chúng ta phải cám ơn Chúa vì sự mang nặng đẻ đau này mà có tình mẫu tử sâu nặng như ngày nay. Buổi chia sẻ của cha Piô đã được vỗ tay hoan nghênh nhiều lần. Kết thúc, buổi tĩnh tâm, cả cha Giuse, cha Piô và cha FX Nguyễn Văn Xuân, chính xứ Xuy Xá cùng chụp chung bức ảnh kỷ niệm với cộng đoàn ở cuối nhà thờ (ảnh trên).
Triết Giang
Đi qua chiếc cổng làng của Xuy Xá, một quãng chạy xe, chúng tôi đã thấy một công viên Chúa Kitô Vua rất đẹp với chiếc cầu đá chạy giữa lòng hồ ra tượng đài. Nhà thờ Xuy Xá cổ kính được xây dựng từ lâu đời với tên cổ là giáo xứ Kẻ Gườm. Đúng 9h, chúng tôi vào thăm Mái ấm Thánh Tâm. Mái ấm này được xây dựng từ năm 2008, dưới sự giúp đỡ của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Mái ấm do 8 nữ tu cộng đoàn Bác ái giáo phận Vinh điều hành. Mái ấm hiện chăm sóc cho 28 em và 2 cụ già. Trong số đó chỉ có 4 em là tự phục vụ được nên công việc vô cùng vất vả vì các em không tự chủ trong sinh hoạt cá nhân cũng như ăn uống mất rất nhiều thời giờ. Mỗi thành viên ở đây là một câu chuyện cảm động. Có em mới 15 tuổi, thiểu năng trí tuệ mà lại mang thai. Có em bị bại liệt, bố mẹ ly hôn, không nơi nương tựa nên Mái ấm đã đón về.
10h, cha linh hướng Giuse Đỗ Đình Tư đã từ Thị xã Sơn Tây để đón đưa cha giáo Piô Ngô Phúc Hậu về chia sẻ cho cộng đoàn. Buổi sáng, cha Piô nói về Lòng Thương xót của Chúa nhân Giáo Hội chuẩn bị khai mạc năm thánh Lòng Thương xót Chúa. Bằng chất giọng pha chút Nam Bộ, vì cha đã nhiều năm truyền giáo tại miền Đất Mũi, Năm Căn, cha Piô đã làm cho người nghe hiểu về tình yêu vô bờ của Thiên Chúa. Chúa đã thương yêu tổ tông của loài người nhưng Adam và Eva đã phản bội và làm mất tình yêu thương đó. Nhưng Chúa không bỏ rơi loài người. Ngược lại, người ta chỉ thương phần xác của nhau thôi. Có người ốm yếu thì lo lắng chạy chữa. Xã hội lập ra bệnh viện để cứu chữa người ốm đau. Còn kẻ đau yếu, tội lỗi về phần hồn thì bị lên án, bị tống vào trại giam, không ai thương xót cả. Chỉ có Đức Giêsu là người duy nhất yêu thương người tội lỗi. Lúc 11h, hai cha Giuse và Piô đã dâng lễ Chúa Nhật thứ 1 Mùa Vọng cho cộng đoàn rất sốt sắng. Sau bữa cơm trưa ở Mái ấm, chúng tôi tản mạn để nghỉ trưa. Cha Piô cũng chẳng nghỉ mà ra chân tượng Chúa Kitô Vua để nói chuyện tâm sự với chúng tôi. 14h, cha Piô lại tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo. Cha cho rằng, chính giáo dân mới là nhân tố quan trọng trong xây dựng Giáo Hội. Nhiều cộng đoàn buổi sơ khai ở Giêrusalem là do giáo dân hình thành như Samaria, Antiokia. Nhưng sang thời Trung cổ, vai trò của giáo dân bị lu mờ . Công đồng Vatican 2 đã tìm lại vai trò của giáo dân. Giáo dân có thể truyền giáo trong các môi trường đặc biệt mà giới linh mục, tu sĩ không sao đến được. Giáo dân nhập ngũ cũng có thể truyền giáo, họp chi bộ Đảng cũng có thể truyền giáo. Họ có thể truyền giáo mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
Trả lời các câu hỏi của cộng đoàn, cha Piô thật dí dỏm, hài hước làm hài lòng mọi người. Khi được hỏi: giữ đạo tại tâm đã đủ chưa? Cha Piô nói, khi yêu mà người yêu muốn cử chỉ âu yếm như vuốt tóc, hôn má có thể nói, không được, yêu tại tâm thôi. Khi mẹ yêu con mà chỉ có yêu tại tâm thì đứa con có tin không? Vậy phải có việc làm để chứng tỏ tình yêu đó. Trả lời câu hỏi: Sao cứ suốt ngày đọc một kinh kính mừng, có nhàm chán không? Cha Piô nói, khi các bạn yêu nhau nói suốt câu anh yêu em hay em yêu anh có nhàm chán không? Nếu có tình yêu thì có bao nhiêu lần lặp lại cũng không có gì là nhàm chán. Khi một người phàn nàn sao Chúa lại để cho mẹ con sinh ra con trong cơn đau vật vã khổ sở như thế, sao không làm cho mẹ con đẻ con ra đơn giản như con gà đẻ trứng có được không? Cha Piô kể, khi con bò đẻ, người ta tiêm thuốc giảm đau cho con bò mẹ. Nó đẻ không hề đau đớn. Nhưng lạ thay khi con bê con đến bú bò mẹ, bò mẹ đá văng con bê. Vậy đấy, nếu bà mẹ không đau đẻ thì bà mẹ có lẽ chẳng thương con và con cũng chẳng thương mẹ. Vậy chúng ta phải cám ơn Chúa vì sự mang nặng đẻ đau này mà có tình mẫu tử sâu nặng như ngày nay. Buổi chia sẻ của cha Piô đã được vỗ tay hoan nghênh nhiều lần. Kết thúc, buổi tĩnh tâm, cả cha Giuse, cha Piô và cha FX Nguyễn Văn Xuân, chính xứ Xuy Xá cùng chụp chung bức ảnh kỷ niệm với cộng đoàn ở cuối nhà thờ (ảnh trên).
Triết Giang