CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG (C)

Giêrêmia 33:14-16; Tv 25; I Thêssalonica 3:12-4:2; Luca 21: 25-28, 34-36

CHỜ ĐỢI CHÚA ĐẾN TRONG CẦU NGUYỆN VÀ PHÓ THÁC

Mùa vọng là mùa pha trộn thời gian và mục đích đan xen nhau, có phải chúng ta chờ đợi chúa Kitô giáng thế, hay là đếm ngược tưng ngày đến mùa mua sắm Giáng sinh? Lễ các thánh được tính là ngày đầu tiên của mùa Giáng sinh. Hãy đi ra các trung tâm thương mại và xem các chương trình quảng cáo trên truyền hình chúng ta sẽ thấy rõ bầu không khí đó mỗi ngày đều nhộn nhịp lôi kéo chúng ta “ra ngoài”.

Nhưng, trong Giáo Hội, Mùa Vọng là mùa chúng ta lắng nghe lời hứa của Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Chúng ta nghe thấy rằng: những sai lầm sẽ được tốt hơn, kẻ lưu đày sẽ trở về nhà, người đói khát sẽ được no nê và, trên tất cả những điều đó là Chúa Kitô đang trở lại. Vậy chúng ta phải làm trong lúc đó? Thông điệp Mùa Vọng là để chờ đợi và chuẩn bị cho sự quan lâm của triều đại của Thiên Chúa. Chờ đợi âm thanh nghe như là thái độ rất thụ động, đặc biệt là đối với người dân của dất nước Mỹ rất hiếu động. Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu ban cho chúng ta việc phải làm. Ngài cảnh báo rằng trước khi Ngài lại đến sẽ có những dấu hiệu đau buồn, vì vậy chúng ta nên cầu nguyện, kẻo chúng ta thất vọng và chán nản. Nhưng đó không phải là tất cả mà lời cầu nguyện cần thêm nghị lực cho chúng ta và hướng dẫn chúng ta dự phần vào chương trình của Chúa Kitô để làm cho thế gian nên thẳng ngay và công chính. Hăng say cầu nguyện sẽ giúp chúng ta nghe và tỉnh thức về phần việc của mỗi chúng ta trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa dành cho thế gian.

Các bài đọc đầu tiên trong mùa vọng nói đến sự đảo lộn và sự đổi mới của toàn thế giới. Nghe Kinh Thánh giúp chúng ta chuẩn bị cầu nguyện với Giáo Hội bằng lời kinh Mùa Vọng: "Lạy Chúa Giê-su, xin Hãy đến". Các bài đọc hôm nay mang lại một lời hứa từ Đức Chúa của chúng ta, tóm tắc trong lời của ngôn sứ Giêrêmia. Thiên Chúa sẽ mang lại sự đổi mới cho dân của Người; không chỉ là sự thay đổi bên trong, nhưng là một sự biến đổi của toàn thế giới. Những nhu cầu thiết yếu của người dân không thể ngăn cản Thiên Chúa hành động thay cho họ. Họ đã phản bội và bị bắt làm nô lệ. Nhưng Đức Chúa sẽ đến giúp họ, không phải vì họ tốt lành, hoặc xứng đáng được giúp đỡ, nhưng vì Thiên Chúa nhìn thấy họ cần được giúp. Thiên Chúa đã hứa và lời hứa đó không hề đổi thay.

Khi dân chúng trở về quê hương; mọi người phải vâng giữ lời Thiên Chúa nói với họ bởi vì sau này họ sẽ phải đối mặt với những thử thách và gian nan mới. Người La Mã sẽ phá hủy đền thờ của họ một lần nữa và một lần nữa mọi người sẽ trở thành nô lệ. Họ cần phải tin tưởng vào lời hứa của Đức Chúa mà họ đã nghe qua lời ngôn sứ Giêrêmia khi họ đang lưu vong. Thành đô có thể bị phá hủy, nhưng Đức Chúa sẽ đứng bên họ trong bất kỳ sự việc nào. Lời hứa của Chúa sẽ không làm họ lay chuyển dù trong bóng tối và đau khổ. Giêrêmia nhắc nhở họ và cả chúng ta, "Chúa là sự công chính của chúng ta". Đó là Đức Chúa bây giờ và luôn mãi về sau..

Thánh Vịnh 25 đáp lời ngôn sứ Giêrêmia khi thế giới mà chúng ta biết, bị lay chuyển, mọi người cần phải cầu nguyện để được ơn hướng dẫn. Tác giả thánh vịnh cho chúng ta lời cầu nguyện của Mùa Vọng, nhất là câu: "Xin Thiên Chúa cho con biết đường lối Ngài". Lời kinh đó tương tự như những gì chúng ta nghe trong phúc âm thánh Luca hôm nay, "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều khó khăn chắc chắn xảy ra trước khi Con Người đến".

Nếu chúng ta phải chọn một từ, hoặc "chủ đề", từ bài đọc hôm nay; chúng ta sẽ chọn "lời hứa." Trong sách Giêrêmia, Thiên Chúa đã hứa sẽ mang lại sự công chính cho thế gian qua một "Mầm công chính" Thánh Phaolô nói Thiên Chúa sẽ cho cộng đoàn Thêssalônica biết trong các hành vi tốt của họ đã làm. Trong Tin Mừng có một lời hứa về một thế giới mới sẽ đến.



Năm phụng vụ đã kết thúc với lễ Chúa Kitô Vua. Chúng ta nghe Thiên Chúa sẽ chiến thắng tất cả những gì ngăn cản đường lối của Ngài. Hôm nay chúng ta được an ủi trong khi chờ đợi tương lai mà trong kinh nguyện và trong hy vọng. Chúng ta đã được Đức Chúa lãnh nhận và bây giờ chúng ta cầu nguyện cho được sẵn sàng cho tới khi Đức Kitô đến để làm thay đổi mọi người. Mùa Vọng nói về những gì Thiên Chúa đang làm vượt quá khả năng của con người. Thiên Chúa đang đến. Khi nào? Chúng ta không biết được lúc nào Đức Chúa sẽ tới.

Khi chúng ta lên máy bay, hành lý đã được gởi, các tiếp viên nói chúng ta cài dây an toàn, và chờ thời gian cất cánh? có khi họ thông báo có một "trục trặc nhỏ về cơ khí" sẽ làm trì hoãn chuyến bay 10 phút; mà biến thành 30 phút; sau đó một giờ. Chúng ta trở nên thiếu kiên nhẫn và nóng long cùng với các hành khách khác. Khi chúng ta lên họ hứa với chúng ta về thời gian khởi hành? Bây giờ chúng ta đang chờ đợi và chờ đợi, hy vọng người đi đón chúng ta sẽ không từ bỏ thời gian chờ chúng ta, hoặc lo lắng rằng sẽ có điều gì đã xảy ra cho chúng ta. Bị ở lại phi trường là điều bất tiện, nhưng không phải là một vấn đề lớn, nhất là khi so sánh với người Do Thái đang lưu đày ở Babylon và với những người di cư hiện nay, người tị nạn, bị bắt bớ và có kinh nghiệm đau khổ. Vậy Thiên Chúa ở đâu? Điều gì làm cho Chúa chờ đợi quá lâu để đến giúp dân Ngài? Chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi đó khi chúng ta bị giam cầm hiện nay. Khi Đức Chúa không giúp đỡ, khi chúng ta phải chờ đợi lâu dài, chúng ta có xu hướng tự hỏi sao Thiên Chúa là đấng trung tín đã quên hẳn chúng ta; hay để chúng ta chờ đợi quá đáng chăng?.



Chúng ta không nói về cầu nguyện để được trúng xổ số. Đó là khi chúng ta, hoặc một người nào đó chúng ta yêu thương, đang chịu đau khổ và đang cố gắng kiên nhẫn vượt qua, và chúng ta cảm thấy như chúng ta đang đi vào một vòng xoáy nhận chìm sự nghi ngờ. Chúng ta cầu nguyện và không có gì thay đổi. hy vọng ngày càng nhỏ đi; trái tim nặng nề. Sự chờ đợi và thất vọng cám dỗ chúng ta để nói lên một điều là Thiên Chúa không quan tâm; Tôi không xứng đáng; Tôi không cầu nguyện một cách đúng đắn. Chúng ta cũng có thể kết luận rằng Thiên Chúa không giữ lời hứa.

Những biến động của vũ trụ Đức Giêsu tiên đoán sẽ làm cho chúng ta sợ hãi. Nhưng sẽ không phải là lúc hoảng hốt. "Nhưng khi những dấu hiệu này bắt đầu xảy ra, hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên vì thời khắc cứu chuộc đã tới”. Ngày Chúa Kitô trở lại giữa tất cả các dấu hiệu ngày tận thế, sẽ là một ngày đầy hồng ân cho các tín hữu. Tuy nhiên, sự sụp đổ của quyền lực thế gian và những biến động của các "quyền uy trên trời" sẽ gây ra hoảng sợ và cầu nguyện lúc đó là điều cần thiết để giúp các tín hữu tiếp tục canh thức. Chúng ta không nên mất hy vọng vào Thiên Chúa và lời cầu nguyện của chúng ta sẽ củng cố chúng ta trong những cơn hoảng sợ.

Với tất cả sự phong phú của mùa Vọng và các bài đọc Kinh Thánh, tôi tự hỏi, tôi sẽ giảng gì trong Chúa Nhật này? Tôi có thể chú trọng vào sự trung tín và những lời hứa của Ngài cho những người bị tù đày. Tôi sẽ cố gắng để giúp mọi người xác định theo kinh nghiệm riêng của họ về sự tù đày chính là: “tội lỗi”? xa lạ? chán nản? Thất bại? Bệnh tật? Mất người thân yêu?v.v… Tôi sẽ cố gắng khuyến khích họ đặt niềm tín thác Thiên Chúa là đấng đã hứa qua ngôn sứ: Thiên Chúa sẽ đến nơi họ bị tù đày, ở với họ và dẫn họ về nhà.

Phúc âm nói về thời gian có thể làm lay chuyển những gì làm chúng ta đặt niềm tin vũng chắc vào đó để sống. Tôi sẽ cố gắng cho họ biết một số những kinh nghiệm đó và chỉ cho họ lời Chúa Giêsu khuyến khích họ cầu nguyện "để thoát khỏi khổ nạn". Cầu nguyện có thể cung cấp cho chúng ta sức mạnh vượt qua khó khăn trong lúc đau khổ khi thế giới đổ sập trên chúng ta.

Một cách giảng giải khác theo Tin Mừng: Thật khó để duy trì đức tin của chúng ta trong thời gian dài đó. Trong một thế giới đầy trái ngược như vậy, đặc biệt là trong mùa Giáng sinh làm chúng ta so lảng. Chúa Giêsu ban cho chúng ta sự giúp đỡ để giữ tập trung vào những gì sẽ thực sự tồn tại và giúp chúng ta, "Đứng thẳng trước mặt Con Người."

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP

1st Sunday of Advent –C-

Jeremiah 33:14-16; Psalm 25; I Thessalonians 3:12-4:2; Luke 21: 25-28, 34-36

Advent is a mixed up time. Are we waiting for Christ, or counting the shopping days till Christmas? Since the day after Halloween the "Christmas season" has begun in the world around us. A trip to the mall, or watching television ads since early November, would confirm that. Things are only going to get more frenetic for us – "out there."

But in Advent, here in church, we listen to promises God has made to us. We hear that: wrongs will be righted, exiles will return home, the hungry will be fed and, in addition to all that, Christ is returning. What are we to do in the meanwhile? The Advent message is to wait and be prepared for the coming of God’s reign. Waiting sounds so passive, especially to us hyperactive Americans. In today’s gospel Jesus gives us something to do. He warns us that his coming will be preceded by distressing signs, so we should pray, lest we give in to discouragement and distress. But that’s not all we can do. Our prayer should energize and direct us to participate in Christ’s plan to restore the world to rightness. Vigilant prayer will provide a listening post to help awaken us to the part each of us has in God’s plan to heal the world.

The readings early in Advent point to the overturning and the renewal of the whole world. Listening to the Scriptures will prepare us to pray with the church our Advent prayer, "Come, Lord Jesus." Today’s readings bring a promise from our God, summed up in Jeremiah’s message. God will bring renewal to God’s people; not just an interior change, but by a transformation of the world. The people’s dire straits cannot prevent God from acting decisively on their behalf. They had been unfaithful and were taken into slavery. But God will come to help them, not because they are good, or deserving of help, but because God sees their need. God made a promise which cannot be thwarted.

When they return to their land the people have to hold onto the word God spoke to them because later they will face new challenges and trials. The Romans will destroy their temple again and the people will again be slaves. They will have to trust the promise they once heard through Jeremiah when they were exiles. The city might be destroyed, but God will stand with them whatever happens. God’s word will not fail them in their darkness and misery. Jeremiah reminds them and us, "The Lord is our justice." That is who God is and how God shall be.

The response to the Jeremiah reading is from Psalm 25. When the world, as we know it, is overturned the people will need to pray for guidance. The psalmist provides us with an Advent prayer, especially the verse, "Your ways, O Lord, make known to me; teach me your paths." It’s similar to what we hear in Luke today, "Be vigilant at all times and pray that you have the strength to escape the tribulations that are imminent and to stand before the Son of Man."

If I were to pick one word, or "theme," from today’s readings I would choose "promise." In Jeremiah God has promised to bring righteousness and justice to the land through a "just shoot." Paul says that God will confirm the Thessalonian community in their good works. In the gospel there’s a promise of a new world to come.



The liturgical year came to an end with last week’s feast of Christ the King. We heard that God will triumph over all that is contrary to God’s ways. Today we are encouraged to await that future in prayer and hope. We have already been claimed by our God and now we pray and stay ready for when Christ comes to make things right. Advent is about what God is doing beyond human capabilities. God is coming. When? We don’t know. But however uncertain the precise day and hour, God is surely coming.

Haven’t we boarded a plane, stowed our luggage, fastened our seatbelts, as the flight attendants told us and anticipated an on-time take off? Only to be told there is a "slight mechanical problem" that will delay us 10 minutes; which turns into 30 minutes; then an hour. We become impatient along with the rest of the passengers. When we boarded they promised us and on-time departure? Now we are waiting and waiting, hoping we will make our connection; hoping the person who will pick us up will not give up on us, or worry that something has happened.

Being left at an airport is inconvenient, but not a big deal, especially compared to what the Jewish exiles in Babylon went through – and today’s exiles, refugees, persecuted and distressed experience. Where was God? What was taking God so long to come to their aid? The questions could easily be ours, we modern exiles. When God doesn’t help when we ask and we have to wait longer than seems reasonable, we tend to wonder if God’s reputation for faithfulness has not been exaggerated or misplaced.

We are not talking about praying to win the lottery. It’s when we, or someone we love, is suffering and the pain tries our patience, and we feel like we are about to go into a downward spiral of doubt. We pray and nothing changes. Hope grows thin; hearts go heavy. The waiting and frustration tempt us to say something like: God doesn’t care; I’m not worthy; I’m not praying in the right way. We might also conclude that God doesn’t keep promises.

As frightening as the cosmic upheavals Jesus predicts will be for his followers it will not be an occasion for terror. "But when these signs begin to happen, stand erect and raise your heads because your redemption is at hand." The day Christ returns amid all these apocalyptic signs, will be a day of grace for the faithful. Still, the collapse of worldly power and the upheaval of the "powers of the heavens" will cause distress and so prayer is essential to help believers keep watch. We need not lose hope in God and our prayer will strengthen us in times of distress.

With all the richness of the Advent season and the scriptural readings, I ask myself, what would I preach this Sunday? I might focus on God’s faithfulness and promises to those in exile. I would try to help people identify their own experience of exile: Sin? Alienation? Depression? Failure? Sickness? Loss of a loved one? Etc. I would try to encourage trust in what God has promised through the prophet: God will come out to their place of exile, be with them and lead them home.

The gospel speaks of times that can shatter even our most stable and secure lives. I would try to name some of those experiences and point to Jesus’ encouragement to pray "to escape the tribulations." Prayer can give us strength in hard times when our world caves in on us.

Another preaching approach to the gospel: It’s hard to maintain our faith over the long haul in such a contrary world, especially during this distracting Christmas season. Jesus offers us help to keep focus on what will truly last and enable us to, "Stand before the Son of Man."