Tại Kenya, ĐGH Phanxicô kêu gọi hãy chấp nhận và tôn trọng nhau
NAIROBI, Kenya (CNS) - Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Kenya ngày 25 tháng 11 giữa lúc nhiều người quan ngại về an ninh. Ngài kêu gọi hãy chấp nhận và tôn trọng những người khác nhau về tôn giáo và chủng tộc..
Trong chuyến bay dài gần bẩy tiếng , các phóng viên hỏi Ngài rằng Ngài có lo ngại về vấn đề an ninh không? Đức Thánh Cha trả lời: Ngài “sợ muỗi hơn là vấn đề an ninh”. Sau khi chào thăm các phóng viên, Ngài cầm micro và nói “Hãy bảo vệ mình khỏi những con muỗi!”
Nói chuyện với một nhóm nhỏ phóng viên khi Ngài đi lại trên máy bay, Đức Giáo Hoàng cho biết sắp tới Ngài sẽ đến thăm bốn thành phố gồm Ciudad Juarez nằm giữa biên giới Hoa Kỳ- Mễ Tây Cơ khi Ngài thăm Mễ Tây Cơ vào tháng Hai.
Trong cuộc gặp mặt tất cả các phóng viên, Đức Giáo Hoàng đã không nhắc đến những lo ngại về an ninh và những lời khuyến cáo của các chính phủ sau vụ khủng bố ở Paris ngày 13 tháng 11.
Đức Giáo Hoàng đã được đón chào tại sân bay quốc tế Nairobi’s Joma Kynyatta bởi một nhóm vũ công, những phụ nữ hát theo tục lệ bản xứ, Tổng Thống Uhuru Kenyatta, con trai của chủ tịch đầu tiên mà tên của ông được đặt cho phi trường này. Sau nghi thức ngắn gọn, Đức Giáo Hoàng đã đi qua hằng trăm cơ quan, xưởng máy nơi đó các nhân viên và công nhân đã kéo nhau ra hai bên đường để mừng đón Ngài.
Nghi lễ chào mừng chính thức sẽ diễn ra tại Hành Dinh Quốc Gia của Kenya, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ gặp tổng thống, chính phủ, các lãnh đạo dân sự và các thành viên của các đoàn ngoại giao.
Trong bài diễn văn của mình, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến các giá trị cần thiết để củng cố nền dân chủ ở Kenya và khắp Châu Phi, bắt đầu từ việc xây dựng lòng tin và sự gắn bó giữa các thành viên của các nhóm khác nhau về chủng tộc và tôn giáo trên lục địa.
Đức Giáo Hoàng nói “ Kinh nghiệm cho thấy rằng bạo lực, xung đột và khủng bố nuôi dưỡng sự sợ hãi, nghi ngờ và thất vọng để rồi sinh ra nghèo đói và thù nghịch bất an. Trong xã hội chúng ta, trải qua đau thương vì phân hóa, thì dù thuộc chủng tộc nào, tôn giáo hay kinh tế nào, tất cả mọi người thiện chí, đàn ông, đàn bà đều được kêu gọi chung sức kiến tạo sự hòa giải và hòa bình, sự tha thứ và chữa lành.”
Người Kenya thưa với Đức Giáo Hoàng rằng chủ nghĩa thực dân đã để lại cho Châu Phi những cộng đồng bị chia rẽ bằng những biên giới nhân tạo, gây ra những căng thẳng, nhưng cũng “bởi tham vọng chính trị ích kỷ của bản sắc dân tộc và tôn giáo” đã đốt cháy chúng con trong chiến tranh và bạo lực trên lục địa này.
Trước hội nghị về khí hậu bắt đầu tại Paris, Đức Giáo Hoàng cũng đã nói về những giá trị truyền thống của Châu Phi về bảo vệ thiên nhiên và nhu cầu tìm “một giải pháp phát triển kinh tế khả thi” mà nó không phá hủy môi trường thiên nhiên hiện nay và trong tương lai.
Đức Giáo Hoàng nói rằng:“Kenya đã được chúc phúc không chỉ bởi vẻ đẹp mênh mông của núi rừng, sông hồ, thảo nguyên và bán sa mạc, nhưng còn bởi một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú,” Ngài nói tiếp, “Kenya là một món quà của Thiên Chúa và đất nước đã có một “ nền văn hóa được bảo tồn” cần được chia sẻ và giúp đỡ người khác,”.
“Cuộc khủng hoảng môi trường nghiêm trọng đối với nhu cầu thế giới của chúng ta là một sự cảm nhận rõ nét nhất trong sự liên hệ giữa con người và thiên nhiên,” Ngài nói “Chúng ta có trách nhiệm truyền lại vẻ đẹp thiên nhiên này một cách toàn vẹn cho thế hệ tương lai và một trách nhiệm gìn giữ, quản lý những món mà chúng ta đã nhận được.”
Trên một lục địa mà dân số chủ yếu là người trẻ, nhưng lại bị thất nghiệp, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các quan chức và các vị đại diện của các quốc gia khác hãy dành sự quan tâm chăm sóc cho giới trẻ, họ cũng là món quà từ Thiên Chúa.
“Bảo vệ họ, đầu tư vào họ và đưa bàn tay giúp họ là cách tốt nhất để bảo đảm tương lai của họ xứng hợp với sự khôn ngoan, giá trị tinh thần trân quý của các bậc lão thành, những giá trị đã ăn sâu vào tâm khảm của cả một dân tộc.” Đức Giáo Hoàng nói.
Trước các khán thính giả là các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của đất nước, Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở họ qua đoạn Tin Mừng nhấn mạnh đến “ ai nhận được nhiều thì sẽ bị đòi nhiều.”
Đức Giáo Hoàng nói tiếp,“Hãy quan tâm nhiều đến những nhu cầu của người nghèo, nguyện vọng của giới trẻ và sự phân phối đồng đều các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực mà Thiên Chúa đã ban phát cho đất nước của quý vị.”
NAIROBI, Kenya (CNS) - Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Kenya ngày 25 tháng 11 giữa lúc nhiều người quan ngại về an ninh. Ngài kêu gọi hãy chấp nhận và tôn trọng những người khác nhau về tôn giáo và chủng tộc..
Trong chuyến bay dài gần bẩy tiếng , các phóng viên hỏi Ngài rằng Ngài có lo ngại về vấn đề an ninh không? Đức Thánh Cha trả lời: Ngài “sợ muỗi hơn là vấn đề an ninh”. Sau khi chào thăm các phóng viên, Ngài cầm micro và nói “Hãy bảo vệ mình khỏi những con muỗi!”
Nói chuyện với một nhóm nhỏ phóng viên khi Ngài đi lại trên máy bay, Đức Giáo Hoàng cho biết sắp tới Ngài sẽ đến thăm bốn thành phố gồm Ciudad Juarez nằm giữa biên giới Hoa Kỳ- Mễ Tây Cơ khi Ngài thăm Mễ Tây Cơ vào tháng Hai.
Trong cuộc gặp mặt tất cả các phóng viên, Đức Giáo Hoàng đã không nhắc đến những lo ngại về an ninh và những lời khuyến cáo của các chính phủ sau vụ khủng bố ở Paris ngày 13 tháng 11.
Đức Giáo Hoàng đã được đón chào tại sân bay quốc tế Nairobi’s Joma Kynyatta bởi một nhóm vũ công, những phụ nữ hát theo tục lệ bản xứ, Tổng Thống Uhuru Kenyatta, con trai của chủ tịch đầu tiên mà tên của ông được đặt cho phi trường này. Sau nghi thức ngắn gọn, Đức Giáo Hoàng đã đi qua hằng trăm cơ quan, xưởng máy nơi đó các nhân viên và công nhân đã kéo nhau ra hai bên đường để mừng đón Ngài.
Nghi lễ chào mừng chính thức sẽ diễn ra tại Hành Dinh Quốc Gia của Kenya, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ gặp tổng thống, chính phủ, các lãnh đạo dân sự và các thành viên của các đoàn ngoại giao.
Trong bài diễn văn của mình, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến các giá trị cần thiết để củng cố nền dân chủ ở Kenya và khắp Châu Phi, bắt đầu từ việc xây dựng lòng tin và sự gắn bó giữa các thành viên của các nhóm khác nhau về chủng tộc và tôn giáo trên lục địa.
Đức Giáo Hoàng nói “ Kinh nghiệm cho thấy rằng bạo lực, xung đột và khủng bố nuôi dưỡng sự sợ hãi, nghi ngờ và thất vọng để rồi sinh ra nghèo đói và thù nghịch bất an. Trong xã hội chúng ta, trải qua đau thương vì phân hóa, thì dù thuộc chủng tộc nào, tôn giáo hay kinh tế nào, tất cả mọi người thiện chí, đàn ông, đàn bà đều được kêu gọi chung sức kiến tạo sự hòa giải và hòa bình, sự tha thứ và chữa lành.”
Người Kenya thưa với Đức Giáo Hoàng rằng chủ nghĩa thực dân đã để lại cho Châu Phi những cộng đồng bị chia rẽ bằng những biên giới nhân tạo, gây ra những căng thẳng, nhưng cũng “bởi tham vọng chính trị ích kỷ của bản sắc dân tộc và tôn giáo” đã đốt cháy chúng con trong chiến tranh và bạo lực trên lục địa này.
Trước hội nghị về khí hậu bắt đầu tại Paris, Đức Giáo Hoàng cũng đã nói về những giá trị truyền thống của Châu Phi về bảo vệ thiên nhiên và nhu cầu tìm “một giải pháp phát triển kinh tế khả thi” mà nó không phá hủy môi trường thiên nhiên hiện nay và trong tương lai.
Đức Giáo Hoàng nói rằng:“Kenya đã được chúc phúc không chỉ bởi vẻ đẹp mênh mông của núi rừng, sông hồ, thảo nguyên và bán sa mạc, nhưng còn bởi một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú,” Ngài nói tiếp, “Kenya là một món quà của Thiên Chúa và đất nước đã có một “ nền văn hóa được bảo tồn” cần được chia sẻ và giúp đỡ người khác,”.
“Cuộc khủng hoảng môi trường nghiêm trọng đối với nhu cầu thế giới của chúng ta là một sự cảm nhận rõ nét nhất trong sự liên hệ giữa con người và thiên nhiên,” Ngài nói “Chúng ta có trách nhiệm truyền lại vẻ đẹp thiên nhiên này một cách toàn vẹn cho thế hệ tương lai và một trách nhiệm gìn giữ, quản lý những món mà chúng ta đã nhận được.”
Trên một lục địa mà dân số chủ yếu là người trẻ, nhưng lại bị thất nghiệp, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các quan chức và các vị đại diện của các quốc gia khác hãy dành sự quan tâm chăm sóc cho giới trẻ, họ cũng là món quà từ Thiên Chúa.
“Bảo vệ họ, đầu tư vào họ và đưa bàn tay giúp họ là cách tốt nhất để bảo đảm tương lai của họ xứng hợp với sự khôn ngoan, giá trị tinh thần trân quý của các bậc lão thành, những giá trị đã ăn sâu vào tâm khảm của cả một dân tộc.” Đức Giáo Hoàng nói.
Trước các khán thính giả là các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của đất nước, Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở họ qua đoạn Tin Mừng nhấn mạnh đến “ ai nhận được nhiều thì sẽ bị đòi nhiều.”
Đức Giáo Hoàng nói tiếp,“Hãy quan tâm nhiều đến những nhu cầu của người nghèo, nguyện vọng của giới trẻ và sự phân phối đồng đều các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực mà Thiên Chúa đã ban phát cho đất nước của quý vị.”