Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam vừa có công văn đề xuất với chính phủ đề nghị cấm kinh doanh karaoke tại các tỉnh thành trong toàn quốc kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2005.
Lý do các quán karaoke thường đi kèm với tệ nạn xã hội mà mới đây nhất là vụ ngành quản lý văn hóa thành phố Hồ Chí Minh phát hiện một điề̉m hát karaoke trá hình có múa khiêu dâm và mại dâm.
Bộ này cũng nói vẫn ủng hộ việc hát karaoke, nhưng chỉ ở trong phạm vi gia đình, nhóm bạn bè.
Ông Tô Văn Đồng, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa Thông tin giải thích rằng sở dĩ có đề xuất trên là vì Bộ này luôn luôn bị chất vấn về quản lý dịch vụ văn hóa trong đó có karaoke, và rằng kinh doanh karaoke: "cái được thì ít mà cái mất thì nhiều" vì xảy ra rất nhiều tiêu cực.
Thực tế là không ít phòng hát karaoke đã vi phạm quy định về văn hóa, với một đánh giá sơ bộ của Cục phòng chống Tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết tới 60 phần trăm các điểm kinh doanh ngành nghề này có vi phạm dù ít hay nhiều.
Tuy nhiên, dường như tệ nạn xã hội cũng thường bi gắn kèm với nhiều loại hình dịch vụ khác, chứ không chỉ karaoke, như nhà hàng khách sạn, tới cả cắt tóc gội đầu.
Phản ứng
Phản ứng nhanh nhẹn và mạnh mẽ nhất trước đề xuất nói trên của Bộ Văn hóa phải kể tới những người kinh doanh dịch vụ karaoke.
Một số chủ quán khi được đài BBC hỏi đã nói rằng không phải bất cứ điểm kinh doanh karaoke nào cũng có tệ nạn xã hội và đóng cửa tất cả các quán karaoke một lúc là không công bằng.
Họ nói cần phân biệt quán nào có tệ nạn xã hội, quán nào không để những người kinh doanh một cách trong sạch có kế sinh nhai.
Trong khi đó ông Tô Văn Đồng cho biết Bộ Văn hóa Thông tin đã lường trước được phản ứng này của giới kinh doanh karaoke và Bộ này đã làm một việc rất thận trọng là gửi công văn thu thập ý kiến các ngành có liên quan như công an, lao động, tư pháp vv... trước khi đưa ra một văn bản đề xuất hoàn chỉnh.
Theo ông, chỉ có cấm kinh doanh một cách hoàn toàn thì mới có thể ngăn chặn và xử lý được các tệ nạn xã hội đi kèm với loại hình dịch vụ này.
Theo ông lúc đó việc kiểm tra xử lý "sẽ thuận hơn bây giờ nhiều", bởi vì các điểm kinh doanh trá hình sẽ không thể núp bóng được nữa.
Tuy nhiên, nếu cấm một cách dứt điểm như vậy, thì xem ra nhu cầu thư giãn rất Á châu bằng cách hát karaoke của người dân sẽ không còn được đáp ứng. Và nhu cầu đó phải nói là không nhỏ.
Lập luận của giới chức văn hóa là thay vì tới quán, người dân có thể hát ở nhà, chắc là cũng còn phải xem xét lại.
Vì nếu ai đã từng hát karaoke đều biết, thử làm ca sỹ là phải có người nghe, có người tán thưởng, chứ còn đóng cửa hát một mình trong nhà thì chán chết! (BBC)
Lý do các quán karaoke thường đi kèm với tệ nạn xã hội mà mới đây nhất là vụ ngành quản lý văn hóa thành phố Hồ Chí Minh phát hiện một điề̉m hát karaoke trá hình có múa khiêu dâm và mại dâm.
Bộ này cũng nói vẫn ủng hộ việc hát karaoke, nhưng chỉ ở trong phạm vi gia đình, nhóm bạn bè.
Ông Tô Văn Đồng, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa Thông tin giải thích rằng sở dĩ có đề xuất trên là vì Bộ này luôn luôn bị chất vấn về quản lý dịch vụ văn hóa trong đó có karaoke, và rằng kinh doanh karaoke: "cái được thì ít mà cái mất thì nhiều" vì xảy ra rất nhiều tiêu cực.
Thực tế là không ít phòng hát karaoke đã vi phạm quy định về văn hóa, với một đánh giá sơ bộ của Cục phòng chống Tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết tới 60 phần trăm các điểm kinh doanh ngành nghề này có vi phạm dù ít hay nhiều.
Tuy nhiên, dường như tệ nạn xã hội cũng thường bi gắn kèm với nhiều loại hình dịch vụ khác, chứ không chỉ karaoke, như nhà hàng khách sạn, tới cả cắt tóc gội đầu.
Phản ứng
Phản ứng nhanh nhẹn và mạnh mẽ nhất trước đề xuất nói trên của Bộ Văn hóa phải kể tới những người kinh doanh dịch vụ karaoke.
Một số chủ quán khi được đài BBC hỏi đã nói rằng không phải bất cứ điểm kinh doanh karaoke nào cũng có tệ nạn xã hội và đóng cửa tất cả các quán karaoke một lúc là không công bằng.
Họ nói cần phân biệt quán nào có tệ nạn xã hội, quán nào không để những người kinh doanh một cách trong sạch có kế sinh nhai.
Trong khi đó ông Tô Văn Đồng cho biết Bộ Văn hóa Thông tin đã lường trước được phản ứng này của giới kinh doanh karaoke và Bộ này đã làm một việc rất thận trọng là gửi công văn thu thập ý kiến các ngành có liên quan như công an, lao động, tư pháp vv... trước khi đưa ra một văn bản đề xuất hoàn chỉnh.
Theo ông, chỉ có cấm kinh doanh một cách hoàn toàn thì mới có thể ngăn chặn và xử lý được các tệ nạn xã hội đi kèm với loại hình dịch vụ này.
Theo ông lúc đó việc kiểm tra xử lý "sẽ thuận hơn bây giờ nhiều", bởi vì các điểm kinh doanh trá hình sẽ không thể núp bóng được nữa.
Tuy nhiên, nếu cấm một cách dứt điểm như vậy, thì xem ra nhu cầu thư giãn rất Á châu bằng cách hát karaoke của người dân sẽ không còn được đáp ứng. Và nhu cầu đó phải nói là không nhỏ.
Lập luận của giới chức văn hóa là thay vì tới quán, người dân có thể hát ở nhà, chắc là cũng còn phải xem xét lại.
Vì nếu ai đã từng hát karaoke đều biết, thử làm ca sỹ là phải có người nghe, có người tán thưởng, chứ còn đóng cửa hát một mình trong nhà thì chán chết! (BBC)