Cho đến nay, Syria là nơi tạo ra cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất. Bốn triệu người, tức là gần một phần năm dân số Syria đã phải bỏ chạy khỏi xứ sở của họ khi chiến tranh bắt đầu vào năm 2011.
Lý do họ phải bỏ chạy thật dễ hiểu. Chế độ Bashar al-Assad đã nhắm vào người dân không thương tiếc với những vũ khí hoá học và các loại bom chùm. Đội quân Hồi Giáo IS cũng đã nhắm vào người dân thường và thực hiện việc chém giết, hành hạ, đóng đinh, nô lệ tình dục và các hình thức chém giết kinh hoàng khác. Những nhóm khác như Jabhat al-Nusra cũng tham gia vào việc giết hại và hành hạ người Syria.
Phần lớn những người tỵ nạn Syrian này đã phải giam mình trong những trại chật ních thiếu sự tài trợ tại những quốc gia lân bang. Khi thấy trước một tương lai mờ mịt cũng như biết rằng họ chẳng bao giờ có thể trở về nhà của mình, nhiều người đã quyết định lao vào cuộc hành trình nguy hiểm và đầy bất trắc mong có được cuộc sống tốt hơn tại Âu Châu.
Nhưng điều này không chỉ xảy ra tại Syria. Những cuộc xung đột rất xưa và kéo dài rất lâu đã khiến nhiều người phải ra đi. Chẳng hạn như cuộc xung đột tại Somalia nơi có một triệu mốt người tỵ nạn. Tại Afghanistan cũng không dưới hai triệu năm trăm chín chục ngàn người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Những cuộc đàn áp về chính trị và tôn giáo tại nhiều xứ sở khác cũng đã góp phần vào cuộc khủng hoảng này. Chẳng hạn như tại Eritrea, nhiều gia đình đã phải trốn chạy nền độc tài trong nước. Cuộc đàn áp về chính trị tại Eritrea nghiêm trọng tới mức quốc gia này đôi khi còn được gọi là Bắc Triều Tiên tại Phi Châu. Tại Miến Điện, một nhóm thiểu số Hồi Giáo có tên gọi là Rohingya đã phải trải qua nạn bạo hành khủng khiếp và việc thanh trừng sắc tộc đôi khi với sự tiếp tay được che dấu khéo léo không bộc lộ ra ngoài của chính phủ Miến và ngay cả những lực lượng quân sự. Người Rohingya bỏ trốn ít tháng gần đây đã viết những phóng sự về tình trạng của họ sau khi hàng ngàn người bị bỏ mặc trên biển cả hoặc lênh đênh trên những chiếc thuyền mỏng manh trong khi những quốc gia lân bang từ chối tiếp nhận họ.
Trong khi đó, tại Trung Mỹ, xung đột phe nhóm và tình trạng vô luật pháp đã khiến hàng ngàn gia đình cảm thấy tuyệt vọng về sự an toàn của con cái nên họ đã phải chọn con đường gửi những đứa con mình lao vào những chuyến phiêu lưu hướng về Bắc Mỹ, nơi mà họ hy vọng sẽ được an toàn tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tương lai của rất nhiều người trong số họ vẫn còn trong tình trạng bất định.
Chắc chắn là có những di dân kinh tế, là những người muốn đến các quốc gia giàu có để tìm những cơ hội tốt đep hơn cho họ và gia đình. Nhưng sự có mặt của họ không làm mu mờ được những nhu cầu tuyệt vọng của người tỵ nạn là những người đã quyết định bỏ trốn cùng gia đình để đối mặt với sóng gió và liều mình chết đuối trên biển Địa trung Hải hay mất xác trên đường đi vì những hiểm nguy khủng khiếp của chuyến đi vẫn còn tốt hơn là những gì họ phải đồi diện nơi quê hương mà họ bỏ lại phía sau.
Như các bạn đã thấy, những cuộc khủng hoảng đẩy những người tỵ nạn ra đi để tìm sự an toàn không nhất thiết có liên hệ với nhau, mà thực sự nhiều cuộc khủng hoảng lại rất khác biệt. Nhưng cuộc khủng hoảng toàn cầu về người tỵ nạn thì không phải chỉ là một tổng hợp những thảm hoạ nhân đạo rời rạc lại với nhau. Một số yếu tố chung đã gắn kết chúng lại. Một trong những yếu tố đó là Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập hay Mùa Xuân Á-Rập, một làn sóng biểu tình chống chính quyền đã diễn ra tại Vùng Trung Đông năm 2011.
Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập đã đẩy manh cuộc khủng hoảng người tỵ nạn như thế nào
Đã từ lâu Âu Châu ngoảnh mặt làm ngơ đối với người tỵ nạn bằng cách trả tiền cho chính quyền của nhà độc tài Moammar Qaddafi để ông ta ngăn chặn và đẩy lui những người di cư đến Châu Âu.
Qaddfi được mô tả như một kiểu bảo kê. Ông ta đã góp tay vào việc ngăn chặn một số lượng không nhỏ người di cư và tỵ nạn Phi Châu cập bến lục địa Châu Âu. Phương pháp của ông ta thật khủng khiếp: Lybia dưới cánh tay Qaddafi đã nhốt những người di cư trong các trại tù nơi đó họ bị cưỡng hiếp và tra tấn không ngừng. Nhưng Châu Âu lúc đó đã rất vui mừng vì có kẻ gánh dùm cho họ nỗi lo âu đó.
Nhưng khi Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập nổ ra vào năm 2011, người Lybya đã đứng lên chống lại Qaddafi, sau đó nước Mỹ nhảy vào can thiệp. Chế độ Qaddafi cáo chung và Lybia xụp đổ trong rối loạn. Mặc dầu cuộc trốn chạy qua Lybia đầy nguy hiểm, nó cũng đã mở ra một con đường cho người tỵ nạn và những di dân kinh tế toàn Phi Châu dễ dàng hơn để dùng bờ biển của quốc gia này làm bàn đạp cho cuộc hành trình vượt biển Địa Trung Hải đổ bộ vào Châu Âu.
Đồng thời, Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập cũng đóng phần vào việc mở màn cho cuộc chiến tại Syria, cho những xung đột tại Yemen, và cuối cùng dẫn đến việc nổi dậy của lực lượng Hồi Giáo ISIS tại Syria và Iraq. Dĩ nhiên, những sự kiện này không gây nên những cuộc trốn chạy của người tỵ nạn Afganistan hay Miến Điện nhưng chính Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập có lẽ đã là tia lửa duy nhất và mạnh nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng người tỵ nạn hiện đang diễn ra không ngừng trên toàn thế giới.
Lý do họ phải bỏ chạy thật dễ hiểu. Chế độ Bashar al-Assad đã nhắm vào người dân không thương tiếc với những vũ khí hoá học và các loại bom chùm. Đội quân Hồi Giáo IS cũng đã nhắm vào người dân thường và thực hiện việc chém giết, hành hạ, đóng đinh, nô lệ tình dục và các hình thức chém giết kinh hoàng khác. Những nhóm khác như Jabhat al-Nusra cũng tham gia vào việc giết hại và hành hạ người Syria.
Phần lớn những người tỵ nạn Syrian này đã phải giam mình trong những trại chật ních thiếu sự tài trợ tại những quốc gia lân bang. Khi thấy trước một tương lai mờ mịt cũng như biết rằng họ chẳng bao giờ có thể trở về nhà của mình, nhiều người đã quyết định lao vào cuộc hành trình nguy hiểm và đầy bất trắc mong có được cuộc sống tốt hơn tại Âu Châu.
Trong khi đó, tại Trung Mỹ, xung đột phe nhóm và tình trạng vô luật pháp đã khiến hàng ngàn gia đình cảm thấy tuyệt vọng về sự an toàn của con cái nên họ đã phải chọn con đường gửi những đứa con mình lao vào những chuyến phiêu lưu hướng về Bắc Mỹ, nơi mà họ hy vọng sẽ được an toàn tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tương lai của rất nhiều người trong số họ vẫn còn trong tình trạng bất định.
Chắc chắn là có những di dân kinh tế, là những người muốn đến các quốc gia giàu có để tìm những cơ hội tốt đep hơn cho họ và gia đình. Nhưng sự có mặt của họ không làm mu mờ được những nhu cầu tuyệt vọng của người tỵ nạn là những người đã quyết định bỏ trốn cùng gia đình để đối mặt với sóng gió và liều mình chết đuối trên biển Địa trung Hải hay mất xác trên đường đi vì những hiểm nguy khủng khiếp của chuyến đi vẫn còn tốt hơn là những gì họ phải đồi diện nơi quê hương mà họ bỏ lại phía sau.
Như các bạn đã thấy, những cuộc khủng hoảng đẩy những người tỵ nạn ra đi để tìm sự an toàn không nhất thiết có liên hệ với nhau, mà thực sự nhiều cuộc khủng hoảng lại rất khác biệt. Nhưng cuộc khủng hoảng toàn cầu về người tỵ nạn thì không phải chỉ là một tổng hợp những thảm hoạ nhân đạo rời rạc lại với nhau. Một số yếu tố chung đã gắn kết chúng lại. Một trong những yếu tố đó là Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập hay Mùa Xuân Á-Rập, một làn sóng biểu tình chống chính quyền đã diễn ra tại Vùng Trung Đông năm 2011.
Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập đã đẩy manh cuộc khủng hoảng người tỵ nạn như thế nào
Đã từ lâu Âu Châu ngoảnh mặt làm ngơ đối với người tỵ nạn bằng cách trả tiền cho chính quyền của nhà độc tài Moammar Qaddafi để ông ta ngăn chặn và đẩy lui những người di cư đến Châu Âu.
Qaddfi được mô tả như một kiểu bảo kê. Ông ta đã góp tay vào việc ngăn chặn một số lượng không nhỏ người di cư và tỵ nạn Phi Châu cập bến lục địa Châu Âu. Phương pháp của ông ta thật khủng khiếp: Lybia dưới cánh tay Qaddafi đã nhốt những người di cư trong các trại tù nơi đó họ bị cưỡng hiếp và tra tấn không ngừng. Nhưng Châu Âu lúc đó đã rất vui mừng vì có kẻ gánh dùm cho họ nỗi lo âu đó.
Nhưng khi Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập nổ ra vào năm 2011, người Lybya đã đứng lên chống lại Qaddafi, sau đó nước Mỹ nhảy vào can thiệp. Chế độ Qaddafi cáo chung và Lybia xụp đổ trong rối loạn. Mặc dầu cuộc trốn chạy qua Lybia đầy nguy hiểm, nó cũng đã mở ra một con đường cho người tỵ nạn và những di dân kinh tế toàn Phi Châu dễ dàng hơn để dùng bờ biển của quốc gia này làm bàn đạp cho cuộc hành trình vượt biển Địa Trung Hải đổ bộ vào Châu Âu.
Đồng thời, Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập cũng đóng phần vào việc mở màn cho cuộc chiến tại Syria, cho những xung đột tại Yemen, và cuối cùng dẫn đến việc nổi dậy của lực lượng Hồi Giáo ISIS tại Syria và Iraq. Dĩ nhiên, những sự kiện này không gây nên những cuộc trốn chạy của người tỵ nạn Afganistan hay Miến Điện nhưng chính Cuộc Nổi Dậy Ả- Rập có lẽ đã là tia lửa duy nhất và mạnh nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng người tỵ nạn hiện đang diễn ra không ngừng trên toàn thế giới.