Chúa Nhật XXIII THƯỜNG NIÊN (B)
Isaia 35:4-7a; T.vịnh. 145; Giacôbê 2: 1-5; Mc. 7: 31-37
THỰC HÀNH LỜI CHÚA LÀ CHỨNG TỎ CHÚNG TA KHÔNG CÂM ĐIẾC NỮA

Tác giả các phúc âm rất giỏi, họ suy tính kỹ lưỡng về điều gì họ viết. Hôm nay chúng ta có thể bỏ qua các chi tiết để đi đến cốt lỏi câu chuyện. Nhưng trong cách kể chuyện không có những gì đệm vào. Trong các chi tiết không quan trọng lắm có những ý đưa đến tin của phúc âm. Thí dụ: hôm nay thánh Máccô bắt đầu câu chuyện với "trình bày bối cảnh" hay nói sơ về địa thế.

"Chúa Giêsu ra đi khỏi vùng Tia, đi qua ngả Xiđon đến biển hồ Galilê vào miền Thập Tinh". Điều đó không có ý gì là cốt lỏi của câu chuyện phải không? Thật thế, chúng ta biết tác giả không viết sách về du lịch, nói rõ những địa điểm du khách không có thể quên được trong miền Thập Tinh, hay khi đi tới biển hồ Galilê. Không, phúc âm không phải để xem phong cảnh mà để xem Thiên Chúa.

Người nào biết về địa thế của Tân ước có thể để ý là nếu Chúa Giêsu đi đến Galilê qua ngả Xiđon sẽ phải đi xa hơn 26 dặm. Và chúng ta nên nhớ là Chúa Giêsu đi bộ. Chúa Giêsu có ý định về chuyến đi này, và thánh Máccô nói rõ là Chúa Giêsu ở trong vùng dân ngoại. Thánh Máccô nói thêm là Chúa Giêsu ở trong vùng dân ngoại mà Ngài gọi là "chó". Chúa Giêsu đi đến nơi những người không ai để ý đến và khinh dễ, mà chính những người đó lại muốn gặp Ngài. Chương trình Thiên Chúa là để cho toàn cầu, không thuộc về một nhóm người nào, một dân tộc nào, hay một tôn giáo nào.

Nơi vùng dân ngoại người ta dẫn đến Chúa Giêsu một người câm và điếc. Thật thế không chỉ có một người đau ốm cần được giúp đỡ. Trong Kinh thánh bệnh điếc có nghĩa là không nghe được lời Thiên Chúa. Các bạn còn nhớ thơ thánh Phao lô gởi giáo hữu La mã là đức tin đến với chúng ta qua sự nghe (Rm 10: 17). Chúng ta cần nghe lời Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Vì nếu chúng ta không nghe được thì chúng ta không xưng hô được rõ ràng.

Chúa Giêsu dẫn người câm điếc qua một bên. Thật Chúa Giêsu là người rất tế nhị. Ngài không muốn dân chúng thấy người đó cần điều gì. Hãy tưởng tượng người bệnh đó có thể ngỡ ngàng khi anh ta được chữa lành. Lúc ấy anh ta ngạc nhiên vì bao nhiêu tiếng động xung quanh. Với chúng ta, chúng ta cũng bị xao lãng vì những tiếng động xung quanh chúng ta. Anh ta đứng một mình trước mặt Chúa Giêsu, tiếng động đầu tiên anh ta nghe là tiếng Chúa Giêsu nói với anh ta. Phép lạ bắt đầu với tai anh ta "Ephatha....hãy mở ra". Hãy để ý thứ tự của phép lạ: trước hết là người bệnh nghe rồi mới nói được. Đời sống anh ta thay đổi hẳn, và dấu chỉ điều đó là anh ta nói rõ ràng.

Trong Kinh thánh, nghe có ý nghĩa rõ ràng, chứng tỏ lời Giao ước của Thiên Chúa với dân Do thái. Trong sách Đệ Nhị Luật (6: 4) dân chúng được gọi đến để nghe: "Hãy nghe, hởi Israel". Điều họ nghe là điều răn thương yêu Thiên Chúa với tất cả tấm lòng, tâm hồn, và hết sức mạnh của họ, và giữ lời Thiên Chúa trong lòng họ là nguồn sự sống.

Qua bao thế hệ Thiên Chúa đã dùng nhiều cách để thu hút sự chú ý của chúng ta, như khi bụi gai cháy làm ông Môsê sửng sốt và ông ta lắng tai nghe. Những người đi trong sa mạc trông thấy một cột lửa cao, một đám mây bay qua và nghe tiếng sấm thu hút dân Israel đến núi Sinai để nghe tiếng Thiên Chúa. Các ngôn sứ của Thiên Chúa muốn lôi kéo dân chúng nghe họ thì họ nhảy múa, kể câu chuyện và làm những việc lạ lùng.

Rốt cùng Thiên Chúa muốn được nghe và chú ý. Ngài cho con một Ngài, Chúa Giêsu nhập thể giữa loài người và là Lời của Thiên Chúa. Thánh Gioan sững sốt về những việc Thiên Chúa đã làm qua Chúa Giêsu "Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống"(1Ga 1:1). Thánh Gioan sững sốt là các môn đệ có thể nghe và chạm đến "lời hằng sống". Thiên Chúa nhập thể và có thể nghe chúng ta, và chạm đến chúng ta để chia tình yêu thương cho tất cả mọi người. Chính đó là việc Thiên Chúa làm hôm nay cho người câm điếc. Chúa Giêsu sờ vào tai người bệnh và mở tai anh ta để anh ta có thể nghe Lời Ngài. Phúc âm hôm nay bắt đầu với hành vi chạm đến.

Chúa Giêsu chạm đến một người ngoại không phải Do thái. Đối với những người thời đó hình như người bị điếc vì tội lỗi của anh ta. Chúa Giêsu sờ đến một người tội lỗi, dẫn anh ta ra khỏi đám đông, sờ vào tai anh ta, sờ vào lưỡi anh ta, nhìn lên trời và nói "Ephatha". Chúa Giêsu đi một đoạn đường xa để đến với người bệnh này, mở tai anh ta và cho anh ta nói được. Đôi khi chúng ta nghe không rõ, không đủ khiêm nhượng để thay đổi tâm hồn chúng ta.

Hôm nay chúng ta đứng với người câm điếc và xin Chúa Giêsu mở tai chúng ta để nghe lời Ngài nói trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Tai chúng ta đã mở ra và chúng ta nghe lần nữa về tội lỗi chúng ta, về lòng ích kỷ và tham lam của chúng ta, về thái độ vô tình và lười biếng của chúng ta, nhưng chúng ta cũng nghe Thiên Chúa nói qua Chúa Giêsu là chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, nâng đỡ, và Thiên Chúa muốn kết hợp với chúng ta. Và bây giờ lưỡi chúng ta đã mở ra, chúng ta ngợi khen Thiên Chúa về những điều Ngài đã làm trong bí tích Thánh Thể hôm nay.

Câu chuyện khởi đầu vỏ́i tai người điếc được mở ra để anh ta có thể nghe lới nói của Chúa Giêsu. Đó chẳng phải là một món quà quý giá nhất một người có thể tặng người khác phải không? Nghe thật sự có nghĩa là không tìm lời đối đáp trong tâm trí chúng ta khi người khác nói, nhưng nghe họ nói không cảm thấy phải nói lỏ̀i khuyên bảo tốt, hay tìm giải quyết cho họ. Chỉ lắng nghe cũng đủ là món quà quý hoá.

Người lắng nghe giỏi nhất là Chúa Giêsu. Nhưng người đến với Chúa Giêsu cảm thấy họ được nghe. Câu chuyện hôm nay bắt đầu với dân chúng đem người câm điếc đến với Chúa Giêsu để xin Ngài giúp đỡ. Chúa Giêsu nghe lời họ xin. Hãy nhớ Chúa Giêsu đang ở trong vùng dân ngoại, nơi mà dân Ngài không để ý đến, hay đẩy họ ra xa. Nhưng Chúa Giêsu tìm gặp tấm lòng muốn nghe Ngài trong vùng kẻ ngoại này, trong vùng ngoài lề xã hội Ngài. Chúa Giêsu tìm thấy những người mở lòng nghe tin mừng Ngài đem đến.

Trong lúc rối ren vì vận động bầu cử, chúng ta nên để ý lắng tai nghe. Theo gương mẫu phúc âm hôm nay chúng ta nên nghe những người ở ngoài, những người tiếng nói bị che đậy vì lòng tham uy quyền, và lợi ích riêng tư. Trong tiệc Thánh Thể hôm nay, chúng ta xin Chúa Giêsu nói lời Ngài với chúng ta một lần nữa "Ephatha ...hãy mở ra". Chúng ta xin cho chúng ta nghe được những người thường ở bên ngoài, những người mà Giáo Hội và tổ quốc chúng ta không nghe được. Những người đó gồm các bô lão, những người nuôi con một minh, người nghèo đau ốm, bào thai không sinh ra được, những người đồng tính, các sinh viên vay nặng lãi để đi học, những người làm việc ít lương, các thương phế binh và gia đình họ. Dựa vào phúc âm Thiên Chúa có thể được nghe trong những vùng mà chúng ta không nghe được.

Thiên Chúa đã không lặng thinh, Ngài vẫn tiếp tục nói với chúng ta qua tin mừng của Ngài. Từ đó, chúng ta có thể thấy được những điếc lác của thế giới chúng ta trong lời Chúa. Câu chuyện phúc âm hôm nay là câu chuyện của chúng ta. Chúng ta cũng dã được ơn nghe biết. Trong bí tích rửa tội, linh mục sờ tai và cầu nguyện xin: "Chúa Giêsu đã làm cho người điếc được nghe và người câm được nói, xin Ngài hãy sờ tay tai con để con có thể nghe lời Ngài, và sờ vào miệng con để con tuyên xưng Đức tin và ca ngợi Chúa Cha"

Bởi thế, ước gì điều chúng ta đã nghe lời Chúa Giêsu được diễn tả qua lời nói và hành động của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


23rd SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Isaiah 35:4-7a; Psalm 146; James 2: 1-5; Mark 7: 31-37

The gospel writers were gifted and they were also very deliberate in what they wrote. We might want to skip over some details to get to the "meat" of the story. But the writers did not put fillers in the narrative. In the seeming-unimportant details of the story are hints of the whole gospel message. So, for example, today Mark starts his story with, what sounds like, a little "scene setter," or geographical tidbit.

"Jesus left the district of Tyre and went by way of Sidon to the Sea of Galilee, into the district of the Decapolis." That doesn’t sound like there is much "meat" in that, does there? Well, we know the gospel writer wasn’t writing a tour book – noting sites not to miss if you were in the district of the Decapolis, or going to the Sea of Galilee. No, the gospel is not about seeing sites; it’s about seeing God.

A person knowledgeable of the geography of the New Testament would note that if Jesus were traveling to Galilee, going by way of Sidon would take him 26 miles out of his way. And remember – he is traveling on foot. Jesus has a purpose to this trip and Mark has also made it very clear that Jesus is in Gentile country. What’s more, Mark says Jesus is "again" among the Gentiles, so he has gone there before. His own people have rejected his message and he goes to the Gentiles, whom his people call "dogs". He is reaching out to the despised and ignored who, as it turns out, are eager to hear him. God’s plan is universal and is not limited to human restrictions, to one nation or just one religion.

There, in Gentile territory, a deaf man with a speech impediment, a Gentile, is brought to Jesus. Of course is not just about one sick and needy person. Deafness in the Bible is symbolic for not hearing God’s word. (Remember what St. Paul says about faith coming through hearing – Rom 10: 17) We need to hear God in our lives. Because we don’t hear, like the deaf man, we don’t speak clearly.

Jesus takes the man off in private. How sensitive, not to make a public show of this man’s needs. Imagine how confused he would have been when he was cured, how disorienting all the noise and excitement would be. We get distracted by the noise and voices around us. Alone with Jesus the first voice the man would hear was Jesus speaking to him. The miracle begins with opening the man’s ears: "Ephphatha!… Be opened!" Note the sequence: first the man hears and then he can speak. His life has changed completely and, as a sign of that, the first thing he does is to speak plainly.

Listening has spiritual implications in the Bible. It summarizes the Jewish covenant God established with Israel. In Deuteronomy (6:4) the people are called to listen. "Listen O Israel." What they hear is the command to love God with all their heart, soul and strength and to take to heart the word of God, which is life-giving.

Through the ages God has used a variety of ways to gain our attention: the burning bush so fascinated Moses he couldn’t help but listen. For the desert wanderers it was a pillar of fire, a mobile cloud and some claps of thunder to draw the children to Mount Sinai to listen to God. God’s prophets were creative in their attempts to get people to listen; they danced, sang, told stories, and performed symbolic actions.

Ultimately God’s greatest attempt to be heard and heeded became flesh in the person of Jesus, the Word of God. St. John was in awe of what God did in Jesus saying, "What we have heard, what we have seen with our eyes and what we have looked upon and touched with our hands concerns the word of life" (1John 1:1). St. John was amazed that the disciples could hear and touch "the word of life." God took flesh and could also hear us and touch us and in that, communicated love to all. Which is what Jesus did today for the deaf man. He touched the man’s ears and opened him to his word. Today’s gospel begins with a touch.

Jesus touched a Gentile, the outsider. In the eyes of his contemporaries the man’s affliction would be seen as a result of his sin. Jesus touches one considered a sinner – led him away from the crowd, put his finger into the man’s ear, touched his tongue, looked up to heaven and said "Ephphatha." Jesus traveled a long way, physically, religiously and socially, to get to this man, to open his ears and loosen his tongue.

At times our listening is not keen enough, or humble enough, to cause the transformation in us. We stand today with the deaf man and beg Jesus to open our ears to hear his word in our daily lives. Our ears are opened and we hear again about our sins, our selfishness and our greed, our apathy and our laziness. But we also hear what God, in Jesus, has to tell us: that we are loved and cherished by God, who desires communion with us. Now our tongues are loosened as we praise what God has done for us in this Eucharist.

The story begins with the man’s ears being opened, and so he can listen to what Jesus says. Isn’t that the best gift someone can give to another? Listening, really listening, means not formulating responses in our heads as the other is talking, but hearing them out; not feeling obliged to give good advice, or to come up with a solution for them. Just practice listening. What a gift!

The best listener was Jesus. People who came to him felt heard. Today’s story started with people who brought the deaf and mute man to Jesus and begged him to help. He heard the request. Remember, he was in Gentile country among those whom his own people would have ignored, or sent away. But Jesus found a willing heart in this outsider. On the margins of society Jesus found an openness to his message.

During this frenetic election cycle we would do well to be good listeners. In imitation of today’s gospel we need to listen to the outsiders, those whose voices are drowned out by self interests and quests for power. At this Eucharist we ask Jesus to speak his word again for us, "Ephphatha...Be opened!" We also ask that we can hear those who often are outside our usual range of hearing, those we, our church and our country, can be deaf to. They include the elderly, single parents, sick poor, unborn, gays, students burdened by loans, low income workers, injured military personnel and their families, those working in dangerous jobs etc.

God hasn’t gone mute, God keeps speaking to us. Judging from the gospel God can be heard in those our world often turns a deaf ear to. This gospel story is our own personal story. We too have received the gift of hearing. As the presider at our baptism prayed, touching our ears and lips: "The Lord Jesus has made the deaf to hear and the mute to speak. May he soon touch your ears to receive his words and your mouth to proclaim his faith to the praise and glory of God the Father."

So then, may what we have heard from the Lord be manifested in our words and deeds.