Các trang Web khiêu dâm của Ấn là một trận dịch kinh hoàng đang tàn phá xứ sở này. Chưa tính đến những suy thoái về luân lý, nền kinh tế của quốc gia này đã bị ảnh hưởng mạnh. Bộ Du Lịch Ấn cho biết con số các du khách đến thăm Ấn Độ đã giảm mạnh trong hai năm qua theo sau những vụ bắt cóc để cưỡng hiếp các nạn nhân hàng tháng trời.
Tháng 12 năm 2012, một tài liệu của Bộ Ngoại Giao Anh cho biết mỗi năm có khoảng 800,000 người Anh viếng thăm quốc gia cựu thuộc địa này và hầu hết những chuyến viếng thăm này là “rất an toàn”.
Tuy nhiên, từ sau khi Smart phone và iPad trở nên thông dụng tại Ấn, liên tiếp đã xảy ra các vụ cưỡng hiếp cả người trong nước lẫn du khách nước ngoài. Nổi cộm là những vụ bắt cóc để cưỡng hiếp một thiếu nữ Thụy Sĩ tại Madhya Pradesh, một phụ nữ Nga tại Vasant Kunj, một nữ tu người Ái Nhĩ Lan thuộc dòng Thừa Sai Bác Ái ở Calcutta, một thiếu nữ Đức ngay trên xe lửa Mangalore đi Chennai, và một phụ nữ Đan Mạch ngay giữa phố xá đông người tại Delhi.
Tháng Ba năm nay, Bộ Ngoại Giao chính phủ Nhật phải ra một thông cáo nhắc nhở các du khách Nhật rằng Ấn Độ là một trong những nước nguy hiểm nhất không nên viếng thăm sau khi hai thiếu nữ Nhật bị bắt cóc cưỡng hiếp hàng tháng trời.
Tính riêng những trường hợp liên quan đến người Ấn, con số những vụ hiếp dâm trong năm 2013 là 33,707 nạn nhân. Con số này lên đến 33, 764 phụ nữ trong năm 2014. Đây chỉ là những con số “biểu kiến” sau khi cục thống kê tội phạm Ấn đã giảm bớt đáng kể. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp nạn nhân không dám báo cáo vì sợ trả thù hay không muốn báo cáo vì có báo cáo đi nữa cảnh sát cũng chẳng làm gì như trong trường hợp nữ tu 71 tuổi bị hãm hiếp hôm 14 tháng Ba năm nay tại Calcutta.
Trong một cố gắng đối phó, chính phủ Ấn Độ trong tuần qua đã áp đặt một lệnh cấm truy cập Internet vào 857 trang Web khiêu dâm.
Cha Joseph Chinayyan, Phó tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ, nói rằng "truy cập tự do và không kiểm soát được vào các trang Web khiêu dâm đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục nơi những người trẻ tuổi; do đó, việc cấm các trang Web vi phạm là một hành động đúng hướng. "
Tuy nhiên, cha Paul Thelakkat, phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar, bày tỏ lo ngại rằng "Chính phủ không thực tâm đối phó với những tình trạng lan tràn tranh ảnh khiêu dâm. Họ chỉ muốn kiểm soát Internet để hướng đến một nhà nước độc tài toàn trị."
Tháng 12 năm 2012, một tài liệu của Bộ Ngoại Giao Anh cho biết mỗi năm có khoảng 800,000 người Anh viếng thăm quốc gia cựu thuộc địa này và hầu hết những chuyến viếng thăm này là “rất an toàn”.
Tuy nhiên, từ sau khi Smart phone và iPad trở nên thông dụng tại Ấn, liên tiếp đã xảy ra các vụ cưỡng hiếp cả người trong nước lẫn du khách nước ngoài. Nổi cộm là những vụ bắt cóc để cưỡng hiếp một thiếu nữ Thụy Sĩ tại Madhya Pradesh, một phụ nữ Nga tại Vasant Kunj, một nữ tu người Ái Nhĩ Lan thuộc dòng Thừa Sai Bác Ái ở Calcutta, một thiếu nữ Đức ngay trên xe lửa Mangalore đi Chennai, và một phụ nữ Đan Mạch ngay giữa phố xá đông người tại Delhi.
Tháng Ba năm nay, Bộ Ngoại Giao chính phủ Nhật phải ra một thông cáo nhắc nhở các du khách Nhật rằng Ấn Độ là một trong những nước nguy hiểm nhất không nên viếng thăm sau khi hai thiếu nữ Nhật bị bắt cóc cưỡng hiếp hàng tháng trời.
Tính riêng những trường hợp liên quan đến người Ấn, con số những vụ hiếp dâm trong năm 2013 là 33,707 nạn nhân. Con số này lên đến 33, 764 phụ nữ trong năm 2014. Đây chỉ là những con số “biểu kiến” sau khi cục thống kê tội phạm Ấn đã giảm bớt đáng kể. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp nạn nhân không dám báo cáo vì sợ trả thù hay không muốn báo cáo vì có báo cáo đi nữa cảnh sát cũng chẳng làm gì như trong trường hợp nữ tu 71 tuổi bị hãm hiếp hôm 14 tháng Ba năm nay tại Calcutta.
Trong một cố gắng đối phó, chính phủ Ấn Độ trong tuần qua đã áp đặt một lệnh cấm truy cập Internet vào 857 trang Web khiêu dâm.
Cha Joseph Chinayyan, Phó tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ, nói rằng "truy cập tự do và không kiểm soát được vào các trang Web khiêu dâm đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục nơi những người trẻ tuổi; do đó, việc cấm các trang Web vi phạm là một hành động đúng hướng. "
Tuy nhiên, cha Paul Thelakkat, phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar, bày tỏ lo ngại rằng "Chính phủ không thực tâm đối phó với những tình trạng lan tràn tranh ảnh khiêu dâm. Họ chỉ muốn kiểm soát Internet để hướng đến một nhà nước độc tài toàn trị."