Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử tại Cuba khi đặt chân đến phi trường quốc tế Jose Marti hôm 14 tháng 8. Nhân dịp này, Peter Kornbluh, giám đốc Đề Án Tài Liệu về Cuba thuộc trung tâm Văn khố An ninh Quốc gia của Đại Học George Washington và William LeoGrande, giáo sư môn Khoa học Chính trị tại Đại Học American đã cho công bố một bài viết về vai trò của Tòa Thánh trong việc tái lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cuba.
Bài viết này là một phần trong cuốn: “The Hidden History of Negotiations Between Washington and Havana” tạm dịch là “Lịch sử bí ẩn những thương thuyết giữa Hoa Thịnh Đốn và Havana” của hai tác giả sẽ được cho ra mắt vào tháng 10 tới đây.
Mọi chuyện đã bắt đầu vào năm 2010 khi Hoa Kỳ và Cuba cùng tham gia vào việc trợ giúp Haiti sau trận động đất kinh hoàng lên đến 7 độ Richter với tâm chấn động tại Léogâne cách thủ đô Port-au-Prince 25km về phía Tây vào ngày 12 tháng Giêng 2010, giết chết 316,000 người. Trận động đất khủng khiếp gây thiệt hại cho 250,000 nhà dân và 30,000 tòa nhà thương mại và các công thự của chính phủ. Trong thời gian dài trợ giúp Hiati, các viên chức Hoa Kỳ và Cuba đã có những dịp gặp gỡ dẫn tới những cuộc đàm phán trả tự do cho những người bị hai bên bắt giữ.
Hoa Kỳ muốn Cuba trao trả Alan Gross, một nhà thầu của USAID bị bắt từ tháng 12 năm 2009. Trong khi Cuba muốn Hoa Kỳ trả tự do cho 5 gián điệp Cuba đang bị giam trong các nhà tù tại Mỹ.
Thương lượng giữa hai bên đi đến chỗ bế tắc vào tháng Tư năm 2013 vì Toà Bạch Ốc cho rằng Gross không phải là gián điệp của Mỹ tại Cuba, nên không thể được trao đổi trong tư cách gián điệp bị bắt làm tù binh.
Thông qua Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston and Đức Hồng Y Theodore McCarrick là Tổng Giám Mục hồi hưu của Washington, và một số thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ, Toà Bạch Ốc đã ngỏ ý muốn Vatican giúp khai thông bế tắc. Tháng 9 năm 2014, Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino của Havana đến gặp riêng tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với một lá thư tay của Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “sẵn sàng giúp đỡ bằng mọi cách”.
Những cuộc thương thuyết giữa hai bên tại Vatican sau đó đã giúp hai bên không chỉ vượt qua những trở ngại trong việc trao trả các viên chức bị bắt mà còn đi xa tới múc tái lập quan hệ ngoại giao bình thường như hiện nay.
Bài viết này là một phần trong cuốn: “The Hidden History of Negotiations Between Washington and Havana” tạm dịch là “Lịch sử bí ẩn những thương thuyết giữa Hoa Thịnh Đốn và Havana” của hai tác giả sẽ được cho ra mắt vào tháng 10 tới đây.
Mọi chuyện đã bắt đầu vào năm 2010 khi Hoa Kỳ và Cuba cùng tham gia vào việc trợ giúp Haiti sau trận động đất kinh hoàng lên đến 7 độ Richter với tâm chấn động tại Léogâne cách thủ đô Port-au-Prince 25km về phía Tây vào ngày 12 tháng Giêng 2010, giết chết 316,000 người. Trận động đất khủng khiếp gây thiệt hại cho 250,000 nhà dân và 30,000 tòa nhà thương mại và các công thự của chính phủ. Trong thời gian dài trợ giúp Hiati, các viên chức Hoa Kỳ và Cuba đã có những dịp gặp gỡ dẫn tới những cuộc đàm phán trả tự do cho những người bị hai bên bắt giữ.
Hoa Kỳ muốn Cuba trao trả Alan Gross, một nhà thầu của USAID bị bắt từ tháng 12 năm 2009. Trong khi Cuba muốn Hoa Kỳ trả tự do cho 5 gián điệp Cuba đang bị giam trong các nhà tù tại Mỹ.
Thương lượng giữa hai bên đi đến chỗ bế tắc vào tháng Tư năm 2013 vì Toà Bạch Ốc cho rằng Gross không phải là gián điệp của Mỹ tại Cuba, nên không thể được trao đổi trong tư cách gián điệp bị bắt làm tù binh.
Thông qua Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston and Đức Hồng Y Theodore McCarrick là Tổng Giám Mục hồi hưu của Washington, và một số thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ, Toà Bạch Ốc đã ngỏ ý muốn Vatican giúp khai thông bế tắc. Tháng 9 năm 2014, Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino của Havana đến gặp riêng tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với một lá thư tay của Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “sẵn sàng giúp đỡ bằng mọi cách”.
Những cuộc thương thuyết giữa hai bên tại Vatican sau đó đã giúp hai bên không chỉ vượt qua những trở ngại trong việc trao trả các viên chức bị bắt mà còn đi xa tới múc tái lập quan hệ ngoại giao bình thường như hiện nay.