Syracuse, Ind. Cùng với Tổng Giám Mục Dewin F. O'Brien cai quản TGP Quân Đội Hoa Kỳ, 3 giám mục phó và 400 linh mục hiện đang cố gắng thừa tác mục vụ trên toàn thế giới.
Tại bất cứ nơi đâu có đóng quân của các lực lượng binh chủng Hoa Kỳ, tại các tòa đại sứ Hoa Kỳ và tại 173 cơ quan cựu chiến binh, tất cả đều thuộc vào Tổng Giáo Phận Quân Đội Hoa Kỳ mục vụ cho khoảng 1.4 đến 1.5 triệu tín hữu Công Giáo.
Trong bài chia sẻ dành cho các linh mục tham dự tĩnh tâm được tổ chức tại Thánh Đường Thánh Martin de Porres ở Syracuse, Đức Tổng Giám Mục O'Brien nói: “Thật là một nhu cầu lớn lao để có thêm linh mục trong bộ quân phục. Chúng tôi có 400 vị tuyên úy phục vụ trọn giờ. Chúng tôi cần thêm gấp đôi số này”.
Một trong những sứ điệp mà ngài gởi gấm đến các linh mục tại Giáo Phận Fort Wayne-South Bend đến điều quan trọng sống còn, là kiếm tìm Thiên Chúa trong cảnh cô tịch và dành thời gian để nghỉ ngơi và khôi phục sinh lực.
Đức Tổng Giám Mục O'Brien đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm chức vụ cai quản Tổng Giáo Phận Quân Đội tại Hoa Kỳ vào ngày 12/8/1997, Ngài đã có mối quan hệ lâu dài trong binh chủng Hoa Kỳ. Kể từ khi được thụ phong Linh Mục vào ngày 29/3/1965, bài sai đầu tiên của ngài là phục vụ cho Học Viện Quân Đội Hoa Kỳ tại West Point, New York, nơi ngài đã mục vụ trong thời gian 5 năm trước khi gia nhập binh chủng Hoa Kỳ.
Đức Tổng kể lại kinh nghiệm đời ngài: “Tôi thường làm phép cưới cho các sinh viên sĩ quan ra trường vào tháng 6 và rồi quên bẵng mất họ đi trong vòng một năm bởi vì họ được tuyển quân sang phục vụ trên chiến trường Việt Nam. Cho nên tôi đã xin Đức Hồng Y nếu tôi có thể tháp tùng với họ để cùng chia sẻ kinh nghiệm”.
Ngài đã làm tuyên úy một năm tại Fort Bragg ở Bắc Carolina với Không Đoàn 82 rồi đến Việt Nam làm tuyên úy cho Lữ Đoàn Không Quân 173, Sư Đoàn 1 Kỵ Binh.
“Thật là một niềm vinh dự lớn lao cho tôi để làm việc với các người trẻ. Xét về nhiều mặt tốt thật là điều rất thử thách”.
Đức Tổng Giám Mục O'Brien cũng vừa mới ghé thăm Iraq trong 3 ngày đều dùng tất cả bữa ăn chung với binh sĩ Hoa Kỳ. Đức Tổng cho biết cũng giống như bất kỳ ai sống xa người thân, “họ quan tâm nhiều hơn đến những gì xảy ra cho gia đình nơi quê nhà hơn là quan tâm đến chính cuộc đời binh nghiệp của họ. Họ mệt mỏi. Rất thường phải chịu thử thách về mặt thể lý và tình cảm, nhất là khi họ thấy cái chết lần đầu tiên”.
Binh sĩ đã cho ngài biết là họ theo dõi tivi 24 tiếng đồng hồ trong ngàỵ “Những gì họ thấy trên màn ảnh truyền hình thật sự không phải là những gì họ cảm nghiệm thấy nơi chiến trường.
Đức Tổng cho biết họ “bị bối rối bằng kiểu chính trị hóa của một số người chỉ phục vụ môi mép nhưng lại gieo vào đầu óc cho những người cực đoan Iraq là chúng tôi có thâm ý ở lại Iraq. Cuối cùng làm suy thế đi vai trò của lực lượng chúng tôi”.
Hiện nay có 45 linh mục tuyên úy đang phục vụ tại Iraq và Afghanistan. Tổng Giám Mục O'Brien kể lại cuộc viếng thăm đến gia đình có một người con tử trận tại Iraq và họ muốn biết xem là có linh mục hiện diện trong lúc đó không.
“Chẳng những không có linh mục, mà trong vòng đường kính 80 cây số đã không có linh mục nơi người lính trẻ ra đi về với Chúa”.
Đức Cha nói các vị tuyên úy cũng cảm thấy căng thẳng nữa. Vì các Cha tuyên úy biết là có rất nhiều binh sĩ Công Giáo mà các Cha không thể đến được.
Các Cha Tuyên Úy sống trong một điều kiện khắc nghiệt cũng giống như các binh sĩ. “Thật sự hoàn toàn là một cộng đoàn nơi các Cha phục vụ. Tôi không nghĩ còn có nơi nào có một sự gắn bó mật thiết giữa giáo sĩ và con người ngoài quân đội. Đó là những gì mà họ luôn luôn ghi nhớ”.
Đức Tổng Giám Mục đã yêu cầu mỗi giáo phận cống hiến các vị linh mục tuyên úy, và các ngài cũng đưa ra những nỗ lực phối hợp để thách thức các bạn trẻ trong quân đội nghĩ đến ơn kêu gọi. Trong Tổng Giáo Phận cũng có những chương trình như đồng bảo trợ đến ơn gọi làm tuyên úy, mà Tổng Giáo Phận hy vọng sẽ gia tăng số linh mục phục vụ trong quân đội.
Đức Cha O'Brien nói Đức Giáo Hoàng không ủng hộ đến hành động ban đầu của Hoa Kỳ để đổ quân vào Iraq. Nhưng Đức Cha nói trong “Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo” đã chừa ra những quyết định như thế cho các nhà lãnh đạo dân sự được quyền đưa ra quyết định thích đáng.
Đức Tổng Giám Mục tin rằng phần đông binh sĩ Công Giáo nghĩ rằng Tổng Thống Bush đã có nhiều phương sách để phán quyết trong mệnh lệnh của ông, chính vì thế mà họ có thể tuân theo với niềm tin tốt
“Chúng tôi ở Iraq là một “bình sành đã vỡ”, thật sự mà nói giờ đây chúng tôi làm mọi cách để vá víu nó lại và đem lại một xã hội ổn định, mà con người đã không được biết tới trong cả trăm năm”.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục cũng bày tỏ mối quan ngại rằng “chúng ta lợi dụng một cách bất công tới binh lính chúng ta và gia đình của họ vì sự đổ quân thường xuyên và đóng quân lâu dài, và nó không thể được tiếp tục kéo dài mãi được. Các gia đình đang ở trong thời điểm chia cách”.
Đức Cha nói vắng mặt từ 6 tới 9 tháng còn có thể nhân nhượng được, đằng này họ phải đi đến cả 1 năm rồi lại được tiếp tục đổ quân ngay sau một lần nghỉ phép. Ngài dự đoán rằng “Điều đó đòi hỏi quá đáng, và hậu quả sẽ kéo dài và thâm sâu thêm”.
Cuối cùng Đức Tổng Giám Mục khuyến khích các trường học và giáo xứ hãy làm một nỗ lực lấp vào chỗ trống để xem ai là người trong cộng đoàn có thân nhân đi phục vụ trong quân đội, để rồi đỡ đầu binh sĩ đang phục vụ nước ngoài cũng như đỡ đầu cho gia đình họ ở đây.
Tổng Giáo Phận Quân Đội tại Hoa Kỳ có nhiệm vụ mục vụ và phục vụ tinh thần cho tất cả các dịch vụ quốc phòng của Hoa Kỳ trong nước và hải ngoại. Bao gồm đến các binh sĩ và gia đình tại 220 căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên 29 quốc gia, các bệnh nhân và nhân viên tại 127 cơ quan và bệnh viện Cựu Chiến Binh phục vụ trên 133 quốc gia.
Xét về con số, Tổng Giáo Phận Quân Đội Hoa Kỳ phục vụ cho hơn 1.5 triệu người Công Giáo gồm có: 375 000 Nam và Nữ Quân Nhân, 900 000 thân nhân gia đình, 204 000 người Công Giáo trong lực lượng trừ bị và vệ binh quốc gia, 29 000 người Công Giáo tại các bệnh viện Cựu Chiến Binh, 66 000 nhân viên Công Giáo phục vụ cho chính quyền tại hải ngoại.
Con số linh mục phục vụ hơn 1000 linh mục, ngoài số linh mục chính thức của Tổng Giáo Phận quân đội, số linh mục còn lại phục vụ trọn giờ được gửi đi từ 142 Giáo Phận và 44 Cộng Đoàn Dòng Tu.
Xét về mặt địa lý, Tổng Giáo Phận Quân Đội là một giáo phận lớn nhất trong Giáo Hội Hoa Kỳ vì phục vụ liên quốc gia không biên cương, tại bất cứ nơi nào ở hải ngoại có mặt binh chủng Hoa kỳ hay các nhân viên Liên Bang Hoa Kỳ.
Tuy nhiên một điều người ta thường lầm lẫn, Tổng Giáo Phận Quân Đội Hoa Kỳ với quyền tài phán như các Giáo Phận khác, đó không phải là một cơ quan chính quyền hay quân đội. Cho nên Tổng Giáo Phận Quân Đội không nhận tài trợ từ các ngân sách chính quyền, và cũng không giống như một Giáo Phận khác trên đất nước Hoa Kỳ, các nguyện đường giáo xứ không phải đóng thuế.
Các Cha Tuyên Úy khi ra chiến trường cũng mang quân phục và hóa trang như bao binh sĩ khác, chỉ khác một điều trên cầu vai có thêu cây Thánh Giá như hình dưới đây.
Tại bất cứ nơi đâu có đóng quân của các lực lượng binh chủng Hoa Kỳ, tại các tòa đại sứ Hoa Kỳ và tại 173 cơ quan cựu chiến binh, tất cả đều thuộc vào Tổng Giáo Phận Quân Đội Hoa Kỳ mục vụ cho khoảng 1.4 đến 1.5 triệu tín hữu Công Giáo.
Trong bài chia sẻ dành cho các linh mục tham dự tĩnh tâm được tổ chức tại Thánh Đường Thánh Martin de Porres ở Syracuse, Đức Tổng Giám Mục O'Brien nói: “Thật là một nhu cầu lớn lao để có thêm linh mục trong bộ quân phục. Chúng tôi có 400 vị tuyên úy phục vụ trọn giờ. Chúng tôi cần thêm gấp đôi số này”.
Một trong những sứ điệp mà ngài gởi gấm đến các linh mục tại Giáo Phận Fort Wayne-South Bend đến điều quan trọng sống còn, là kiếm tìm Thiên Chúa trong cảnh cô tịch và dành thời gian để nghỉ ngơi và khôi phục sinh lực.
Đức Tổng Giám Mục O'Brien đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm chức vụ cai quản Tổng Giáo Phận Quân Đội tại Hoa Kỳ vào ngày 12/8/1997, Ngài đã có mối quan hệ lâu dài trong binh chủng Hoa Kỳ. Kể từ khi được thụ phong Linh Mục vào ngày 29/3/1965, bài sai đầu tiên của ngài là phục vụ cho Học Viện Quân Đội Hoa Kỳ tại West Point, New York, nơi ngài đã mục vụ trong thời gian 5 năm trước khi gia nhập binh chủng Hoa Kỳ.
Đức Tổng kể lại kinh nghiệm đời ngài: “Tôi thường làm phép cưới cho các sinh viên sĩ quan ra trường vào tháng 6 và rồi quên bẵng mất họ đi trong vòng một năm bởi vì họ được tuyển quân sang phục vụ trên chiến trường Việt Nam. Cho nên tôi đã xin Đức Hồng Y nếu tôi có thể tháp tùng với họ để cùng chia sẻ kinh nghiệm”.
Ngài đã làm tuyên úy một năm tại Fort Bragg ở Bắc Carolina với Không Đoàn 82 rồi đến Việt Nam làm tuyên úy cho Lữ Đoàn Không Quân 173, Sư Đoàn 1 Kỵ Binh.
“Thật là một niềm vinh dự lớn lao cho tôi để làm việc với các người trẻ. Xét về nhiều mặt tốt thật là điều rất thử thách”.
Đức Tổng Giám Mục O'Brien cũng vừa mới ghé thăm Iraq trong 3 ngày đều dùng tất cả bữa ăn chung với binh sĩ Hoa Kỳ. Đức Tổng cho biết cũng giống như bất kỳ ai sống xa người thân, “họ quan tâm nhiều hơn đến những gì xảy ra cho gia đình nơi quê nhà hơn là quan tâm đến chính cuộc đời binh nghiệp của họ. Họ mệt mỏi. Rất thường phải chịu thử thách về mặt thể lý và tình cảm, nhất là khi họ thấy cái chết lần đầu tiên”.
Binh sĩ đã cho ngài biết là họ theo dõi tivi 24 tiếng đồng hồ trong ngàỵ “Những gì họ thấy trên màn ảnh truyền hình thật sự không phải là những gì họ cảm nghiệm thấy nơi chiến trường.
Đức Tổng cho biết họ “bị bối rối bằng kiểu chính trị hóa của một số người chỉ phục vụ môi mép nhưng lại gieo vào đầu óc cho những người cực đoan Iraq là chúng tôi có thâm ý ở lại Iraq. Cuối cùng làm suy thế đi vai trò của lực lượng chúng tôi”.
Hiện nay có 45 linh mục tuyên úy đang phục vụ tại Iraq và Afghanistan. Tổng Giám Mục O'Brien kể lại cuộc viếng thăm đến gia đình có một người con tử trận tại Iraq và họ muốn biết xem là có linh mục hiện diện trong lúc đó không.
“Chẳng những không có linh mục, mà trong vòng đường kính 80 cây số đã không có linh mục nơi người lính trẻ ra đi về với Chúa”.
Đức Cha nói các vị tuyên úy cũng cảm thấy căng thẳng nữa. Vì các Cha tuyên úy biết là có rất nhiều binh sĩ Công Giáo mà các Cha không thể đến được.
Các Cha Tuyên Úy sống trong một điều kiện khắc nghiệt cũng giống như các binh sĩ. “Thật sự hoàn toàn là một cộng đoàn nơi các Cha phục vụ. Tôi không nghĩ còn có nơi nào có một sự gắn bó mật thiết giữa giáo sĩ và con người ngoài quân đội. Đó là những gì mà họ luôn luôn ghi nhớ”.
Đức Tổng Giám Mục đã yêu cầu mỗi giáo phận cống hiến các vị linh mục tuyên úy, và các ngài cũng đưa ra những nỗ lực phối hợp để thách thức các bạn trẻ trong quân đội nghĩ đến ơn kêu gọi. Trong Tổng Giáo Phận cũng có những chương trình như đồng bảo trợ đến ơn gọi làm tuyên úy, mà Tổng Giáo Phận hy vọng sẽ gia tăng số linh mục phục vụ trong quân đội.
Đức Cha O'Brien nói Đức Giáo Hoàng không ủng hộ đến hành động ban đầu của Hoa Kỳ để đổ quân vào Iraq. Nhưng Đức Cha nói trong “Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo” đã chừa ra những quyết định như thế cho các nhà lãnh đạo dân sự được quyền đưa ra quyết định thích đáng.
Đức Tổng Giám Mục tin rằng phần đông binh sĩ Công Giáo nghĩ rằng Tổng Thống Bush đã có nhiều phương sách để phán quyết trong mệnh lệnh của ông, chính vì thế mà họ có thể tuân theo với niềm tin tốt
“Chúng tôi ở Iraq là một “bình sành đã vỡ”, thật sự mà nói giờ đây chúng tôi làm mọi cách để vá víu nó lại và đem lại một xã hội ổn định, mà con người đã không được biết tới trong cả trăm năm”.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục cũng bày tỏ mối quan ngại rằng “chúng ta lợi dụng một cách bất công tới binh lính chúng ta và gia đình của họ vì sự đổ quân thường xuyên và đóng quân lâu dài, và nó không thể được tiếp tục kéo dài mãi được. Các gia đình đang ở trong thời điểm chia cách”.
Đức Cha nói vắng mặt từ 6 tới 9 tháng còn có thể nhân nhượng được, đằng này họ phải đi đến cả 1 năm rồi lại được tiếp tục đổ quân ngay sau một lần nghỉ phép. Ngài dự đoán rằng “Điều đó đòi hỏi quá đáng, và hậu quả sẽ kéo dài và thâm sâu thêm”.
Cuối cùng Đức Tổng Giám Mục khuyến khích các trường học và giáo xứ hãy làm một nỗ lực lấp vào chỗ trống để xem ai là người trong cộng đoàn có thân nhân đi phục vụ trong quân đội, để rồi đỡ đầu binh sĩ đang phục vụ nước ngoài cũng như đỡ đầu cho gia đình họ ở đây.
Tổng Giáo Phận Quân Đội tại Hoa Kỳ có nhiệm vụ mục vụ và phục vụ tinh thần cho tất cả các dịch vụ quốc phòng của Hoa Kỳ trong nước và hải ngoại. Bao gồm đến các binh sĩ và gia đình tại 220 căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên 29 quốc gia, các bệnh nhân và nhân viên tại 127 cơ quan và bệnh viện Cựu Chiến Binh phục vụ trên 133 quốc gia.
Xét về con số, Tổng Giáo Phận Quân Đội Hoa Kỳ phục vụ cho hơn 1.5 triệu người Công Giáo gồm có: 375 000 Nam và Nữ Quân Nhân, 900 000 thân nhân gia đình, 204 000 người Công Giáo trong lực lượng trừ bị và vệ binh quốc gia, 29 000 người Công Giáo tại các bệnh viện Cựu Chiến Binh, 66 000 nhân viên Công Giáo phục vụ cho chính quyền tại hải ngoại.
Con số linh mục phục vụ hơn 1000 linh mục, ngoài số linh mục chính thức của Tổng Giáo Phận quân đội, số linh mục còn lại phục vụ trọn giờ được gửi đi từ 142 Giáo Phận và 44 Cộng Đoàn Dòng Tu.
Xét về mặt địa lý, Tổng Giáo Phận Quân Đội là một giáo phận lớn nhất trong Giáo Hội Hoa Kỳ vì phục vụ liên quốc gia không biên cương, tại bất cứ nơi nào ở hải ngoại có mặt binh chủng Hoa kỳ hay các nhân viên Liên Bang Hoa Kỳ.
Tuy nhiên một điều người ta thường lầm lẫn, Tổng Giáo Phận Quân Đội Hoa Kỳ với quyền tài phán như các Giáo Phận khác, đó không phải là một cơ quan chính quyền hay quân đội. Cho nên Tổng Giáo Phận Quân Đội không nhận tài trợ từ các ngân sách chính quyền, và cũng không giống như một Giáo Phận khác trên đất nước Hoa Kỳ, các nguyện đường giáo xứ không phải đóng thuế.
Các Cha Tuyên Úy khi ra chiến trường cũng mang quân phục và hóa trang như bao binh sĩ khác, chỉ khác một điều trên cầu vai có thêu cây Thánh Giá như hình dưới đây.