Chúa Nhật XVIII THƯỜNG NIÊN (B)
X.hành 16: 2-4, 12-15; T.vịnh 77; Êphêsô 4: 17, 20-24; Gioan 6: 24-35

ĐỨC KITÔ CHÍNH LÀ CỦA ĂN NUÔI SỐNG CHÚNG TA

Tôi có một người bạn bị bệnh ung thư. Bà ta phải đi chữa bằng chương trình hoá trị, và chịu hậu quả của chương trinh đó. Các bạn biết chứ, chữa bằng hoá trị rất đau đớn, làm tổn hại sức khoẻ. Nếu chúng ta không bị bệnh như thế, chắc chúng ta không biết gì về người bị ung thư. Bà bạn tôi là goá phụ. Con cái bà sống xa. Các con hằng ngày gọi điện thoại hỏi thăm mẹ. Họ thay phiên đến thăm mẹ. Nhưng họ có con cái và công việc làm ăn nên không thăm mẹ thường được. Nhưng bà bạn tôi nói với các con "đừng lo, mẹ có bà Maria".

Bà Maria là bạn lâu đời của bà ấy. Cả hai người là giáo chức hưu trí. Bà Maria đi với bà bạn khi chữa bệnh. Khi nào bà bạn đau nhiều thì bà Maria đi chợ nấu nướng cho bạn. Vì thế bà bạn tôi nói với con cái đừng lo. Con cái nói "Cám ơn Chúa, có bà Maria". Nghe như tên của bà Maria là "cám ơn Chúa", vì mỗi khi nói đến Mẹ Maria, chúng ta nói "Cám ơn Chúa có Mẹ Maria".

Rất nhiều người được sự giúp đỡ của gia đình, hay bạn bè, hay người xa lạ không biết từ đâu đến. Khi xãy ra như thế, người được giúp đỡ tỏ vẻ cảm tạ với lời cám ơn nồng hậu và đưa một chút quà nhỏ để tạ ơn người giúp đỡ. Nhưng có người trông thấy xa hơn một tầm tay giúp họ khi họ cần. Chúng ta có thể nói là những người đó "mở mắt lớn ra". Theo lời phúc âm hôm nay họ "trông thấy". Nói cách khác, họ trông thấy dấu chỉ, họ không những chỉ thấy người giúp đỡ họ nhưng họ trông thấy cả Đấng đã gởi người đến giúp họ. Bởi thế bà bạn tôi nói "Cám ơn Chúa…". Tôi chắc bạn có thể điền tên người giúp vào chỗ trống.

Phúc âm hôm nay tiếp theo câu chuyện dân chúng ăn bánh hoá nhiều mà Chúa Giêsu ban cho họ. Chúa Giêsu cho họ ăn vì họ đói. Nền tảng của phúc âm là lo lắng cho người đói và người cần được giúp đỡ. Nhưng Chúa Giêsu nhắc họ là mặc dù họ đã được ăn uống no nê, họ sẽ còn đói nữa. Các giáo chức có thể gọi điều này là "việc dạy dỗ". Chúa Giêsu thừa dịp này dạy họ nên để sức tìm của ăn bền vững hơn, không phải chỉ của ăn phần xác, mà cả của ăn thuộc đời sống thâm sâu hơn. Lẽ cố nhiên Chúa Giêsu muốn nói về chính Ngài. Chúa Giêsu là của ăn sẽ không để họ đói nữa, của ăn đó cho một đời sống mới bắt đầu từ bây giờ, và không mất mát qua thời gian. Thật ra đời sống đó sẽ nẫy nỡ thêm.

Chúa Giêsu biết chúng ta có nhu cầu thân xác và đói khát: nhất là khi trong gia đình có người lâm bệnh; hay sau khi có người thân thương qua đời; hay trong lúc kinh tế khủng hoảng; hay trong lúc chiến tranh hay sợ có chiến tranh. Nhưng Chúa Giêsu muốn nói là Ngài sẽ giúp chúng ta nhiều hơn là chỉ ngay khi chúng ta gặp khó khăn. Lẽ cố nhiên chúng ta mong mỏi người thân thương hết bệnh tật, nền kinh tế sẽ khá hơn, và hoà bình sẽ đến v.v... Nhưng, khi hoàn cảnh thay đổi khá hơn, liệu chúng ta có ít nhu cầu tìm về Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta hay không? Hoặc chúng ta có cảm thấy cần sự nuôi dưỡng của Chúa Giêsu cho sự khát khao lâu dài của chúng ta hay không? Chúa Giêsu ban cho chúng ta bánh hằng sống "bánh thật bởi trời".

Khi người ta hỏi Chúa Giêsu "chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?". Chúa Giêsu trả lời "việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm là tin vào Đấng Người đã sai đên". Họ lại nói "Ông Môsê đã cho chúng tôi bánh ăn trong lúc đói và chúng tôi có được sức đi qua sa mạc". Chúa Giêsu nói "vậy ông Môsê đã cho các ông bánh ăn, nhưng chính Thiên Chúa là Đấng đã cho các ông bánh bởi trời. Các ông không nhận thấy dấu chỉ sao, chính Thiên Chúa đã cho bánh đó". Chúa Giêsu bảo họ phải mở mắt để "xem", nghĩa là hãy tin vào Ngài.

Ngay bây giờ Chúa Giêsu đang nói vói chúng ta, vì Thiên Chúa tiếp tục ban cho chúng ta "bánh bởi trời ". Bà bạn tôi nhìn thấy Thiên Chúa làm việc đó qua bà Maria. Bà ta nói Thiên Chúa đã gởi bà Maria đến "bà Maria là người Thiên Chúa gởi đến".

Đó là điều chúng ta cần suy ngẫm hôm nay phải không? Chúng ta có biết tạ ơn vì chúng ta đã được giúp đỡ trong những lúc khó khăn, và chúng ta có nhận thấy sự giúp đỡ đó là bởi Thiên Chúa hay không? Nếu chúng ta đã nhìn nhận dấu chỉ, nếu chúng ta đã "mở mắt ra" nghĩa là chúng ta biết cảm tạ những người cho chúng ta của ăn khi chúng ta cần.

Chúng ta cảm tạ Đấng đã gởi sự giúp đỡ qua một người bạn khi người nói với chúng ta "đừng lo, tôi sẽ có đó với bạn". Chúng ta cảm tạ một vị giáo chức đã để thêm thi giờ giúp chúng ta học bài thi. Chúng ta cảm tạ thầy dạy giáo lý giúp chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa với nhãn quan mới. Chúng ta cảm tạ ông bà hay cô cậu giúp chúng ta tiền để đi học, hay giúp chúng ta tìm việc làm. Chúng ta cảm tạ một người trong giáo xứ giúp chúng ta nhìn xa hơn nhu cầu của chúng ta để nhìn thấy nhu cầu khẩn cấp của người khác. Trong sa mạc ông Môsê cho của ăn, nhủng chính Thiên Chúa là Đấng ban của ăn đó. Chúng ta có nhận dấu chỉ không? Làm sao chúng ta đáp lại lòng Thiên Chúa rộng lượng nhân từ đã cho chúng ta bánh dưới nhiều hình thức đó? Chúng ta có thể dùng lời chỉ dẫn của một tu sĩ dòng đa minh ở thế kỷ thứ 14 là Meister Eckhart. "Nếu có lời kinh duy nhất trong đời chúng ta đó là "cảm tạ" là đủ rồi".

Và đó là ý nghĩa của từ Thánh Thể "cảm tạ". Cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã cho chúng ta "bánh hằng sống là Chúa Giêsu". Hãy nghe trong lời nguyện Thánh Thể lời "cảm tạ" hay "tạ ơn" lập lại bao nhiêu lần. Khi nào chúng ta nghe từ "tạ ơn" chúng ta có thể nhắc người khác là Thiên Chúa gởi của ăn cho chúng ta khỏi đói về phần xác và cả phần hồn. Rồi chúng ta thưa "cảm tạ" với Thiên Chúa là Đấng đã cho chúng ta "bánh ăn". Nếu lời kinh nguyện độc nhất chúng ta dâng trong đời sống chúng ta là "cảm tạ" cũng đủ rồi.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


18th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Exodus 16: 2-4, 12-15; Psalm 78; Ephesians 4: 17, 20-24; John 6: 24-35


A friend of mine has cancer. She has had to go for chemo and deal with the side effects. I know you know how debilitating that can be. If we haven't gone through it ourselves, we know family and friends who have. My friend is widowed and her children live a long way from her. They call her every day asking, "Mom, how are you doing?" They take turns visiting, but they have their own children and jobs, so it's hard to visit frequently. But my friend says, to reassure her kids, "Don't worry, I’ve got Mary."

Mary is her life-long friend. Both are retired teachers and Mary goes with her for treatments. When she is too sick Mary cooks and shops for her. So, my friend tells her anxious children, "Don't worry, I've got Mary." Both my friend and her children always say the same thing when talking about Mary, "Thank God for Mary."The children say, "It sounds like Mary's first name is, "Thank God," because whenever we speak of her we always say, “Thank God for Mary".

A lot of people in need receive help at just the right time from family, friends and even strangers, who seem to show up from nowhere. When that happens the recipients of the kindness will express their gratitude with a sincere thanks and even a small gift of appreciation to the one who helped them. But some people see even more than a helping hand when they are in need. We can say they are people whose eyes are "wide open." In terms of today’s gospel they "see." In other words, they can read the signs. They not only see the person who helps them, but the One who sent them help. So, like my friends, they say, "Thank God for..." Fill in the blanks, I'm sure you can.

Today's gospel takes place right after the crowds ate the multiplied bread Jesus provided them. He fed them because they were hungry. Hungry and needy people need to be taking care of – that's basic in the Gospels. But Jesus reminds them, even though they have been well fed now, they will be hungry again. Educators would call this a "teachable moment." Jesus is taking advantage of the opportunity to remind them to put their efforts into getting a more-enduring food, not only for their bodies, but food for a deeper life. He is speaking of himself, of course. He is the food that will not let them down; that gives a new life which starts now and will not fade with the passage of time. In fact, it will grow even richer.

Jesus certainly knows we have physical needs and hungers: especially with a sick family member; after the loss of a loved one; during hard economic times; in times of war and the threat of more war. But surely he means more to us than help for the immediate situations we find ourselves in. Of course we hope our loved ones will get well; the economy turn around; peace comes, etc. But if things improve, will we have less need for him in our lives? Or, do we see that Jesus can feed our long – lasting hungers? He offers to be the bread that will last and not run out on us, "true bread from heaven."

When the people ask Jesus, "What can we do to accomplish the works of God?" he responds, pointing to himself, "This is the work of God, that you believe in the one God sent."They respond by pointing to their past, "Moses gave us bread in our hard time and we were able to travel across the desert." Jesus says, "Well, Moses may have fed you bread, but God was the provider of the bread. Couldn't you read the signs, it was God who gave the bread." Jesus is asking them to open their eyes and "see," – that is, have faith in him.

Jesus is speaking to us about right now, because God still gives us "bread from heaven." My friend saw God doing that in her friend Mary. She said that God had sent her Mary, "Mary is my God-sent."

That's something for each of us to reflect on today, isn't it? Are we grateful for the help we have gotten in hard times and do we see God as the Provider of that help? If we have read the signs, if we had "wide open eyes," then we are grateful for those who fed us bread when we needed it.

We are thankful for the Provider who sent us the friend who said, "Don't worry, I'll be there with you"; for the teacher who spends extra time to help us pass a test; for the catechist who helped us see God in new ways; for the grandparent, uncle or aunt who lent us the money to finish school, or helped us find a job; for the church volunteer who helped us look beyond our immediate needs to see the desperate needs of others. They, like Moses in the desert, were the feeders, but God was the One who provided the bread. Did we see the "sign"? How do we respond to this bountiful and generous God, who provides nourishing bread in so many shapes and sizes? We can take our clue from the 14th century Dominican mystic Meister Eckhart who said, "If the only prayer we ever say in our lives is ‘Thank you,’ that will be enough."

Which is what the word Eucharist means, "Thank you." Thank you to our God, the One who provides the lasting bread, Jesus Christ. Listen to how often we will say "Thank you," or express gratitude, during our Eucharistic prayer. When we hear it, we can recall the people God sent to feed our hungers, physical and spiritual – the feeders. Then say, "Thank you," to the God who provided that bread."If the only prayer we ever say in our lives is ‘Thank you,’ that will be enough."