Theo tin ghi nhanh của A.P., lúc 8:27 giờ sáng, hôm nay, 7 tháng 7, Đức GH Phanxicô đã bắt đầu ngày thứ ba cuộc viếng thăm Mỹ Châu La Tinh của ngài bằng cách gặp gỡ các giam mục nước này tại Thủ Đô Quito trước khi cử hành Thánh Lễ tại Bicentennial Park, trước đây vốn là phi trường cũ của Thành Phố.
Buổi chiều, ngài sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Ecuador trước khi nói chuyện với các nhóm xã hội dân sự.
Rồi vào buổi tối, ngài sẽ thăm viếng với tư cách riêng Nhà Thờ Dòng Tên, mà ở địa phương được gọi là Iglesia de la Compania. Nhà thờ này là một trong những nhà thờ cổ nhất và nổi tiếng nhất của Ecuador. Nó có chứa bức tranh Nữ Trinh Maria mà người ta nói đã chẩy nước mắt vào năm 1906.
9:35 giờ sáng: Đám đông ướt sũng mà các viên chức ước chừng khoảng 1 triệu người đang chờ đợi Đức Phanxicô tại Công Viên Bicentennial. Ngài sẽ tới cử hành Thánh Lễ công cộng thứ hai trong chuyến tông du Nam Mỹ của ngài.
Giám đốc điều hành công việc của Thành Phố, Cristian Rivera, nói rằng hơn 300,000 tín hữu đã qua đêm tại công viên và ướt sũng vì những trận mưa như thác. Ông cho biết: các nhân viên y tế đã điều trị cho hơn 20 người bị hạ nhiệt và đã phân phối mền cho công chúng.
Ông nói rằng: hai xe vận tải hút nước đã làm việc để loại bỏ các vũng nước tại các khu trong công viên không bị lụt.
Abel Gualoto, một người bán hải sản 59 tuổi, vừa xoa hai bàn tay vừa nói rằng ông không để ý đến khó chịu. “Niềm vui được thấy Đức Giáo Hoàng đem lại cho chúng tôi sự ấm áp cần thiết”.
10:40 giờ sáng : Đức GH Phanxicô chuẩn bị nói chuyện với các tín hữu tham dự Thánh Lễ.
Trước đó, khi bước vào khu vực, Đức Phanxicô đã dừng giáo hoàng xa lại ít phút để ôm một phụ nữ cao niên ngồi trên xe lăn. Rồi ngài chúc lành cho cụ và tiếp tục đi.
Đám đông lớn gần khán đài đã xô ngã rào cản trong giây lát. Nhân viên an ninh đã can thiệp và đẩy đám đông về chỗ cũ.
11:05 giờ sáng: Đức GH Phanxicô thúc giục mọi người Mỹ Châu La Tinh hãy dồn cùng một sự thôi thúc từng đem lại độc lập cho họ từ Tây Ban Nha cách nay 2 thế kỷ để truyền bá đức tin và cùng nhau đem các lý tưởng của mình đến cho một thế giới bị nát tan vì chiến tranh và chủ nghĩa duy cá nhân.
Đức Phanxicô chọn cử hành Thánh Lễ cuối cùng của ngài ở Ecuador tại Công Viên Đệ Nhị Bách Chu Niên, Quito, một địa điểm rất thích đáng vì Ecuador là nơi những tiếng gào đầu tiên giành độc lập khỏi chế độ đô hộ của Tây Ban Nha đã được gióng lên tại Mỹ Châu La Tinh năm 1809.
Đức Phanxicô nói với đám đông ước lượng 1 triệu người rằng trong một thế giới bị chia rẽ bởi chiến tranh, bạo lực và chủ nghĩa duy cá nhân, người Công Giáo phải là “những người xây dựng sự hợp nhất”, cùng nhau đem lại hy vọng và lý tưởng cho nhân dân của họ.
Ngài nói: "Không hề thiếu xác tín hay sức mạnh trong tiếng gào đòi tự do gióng lên hơn 200 năm nay. Nhưng lịch sử cho ta hay nó đã tấn tới ngay khi các dị biệt cá nhân được để qua một bên”.
Thánh Lễ có đặc điểm là các bài đọc được đọc bằng tiếng Quichua, tiếng thổ dân được nhiều người nói hơn cả, và các lễ phục của Đức Phanxicô đều là các lễ phục Ecuador.
1.00 giờ trưa: Đức GH Phanxicô nói với các tín hữu tại Ecuador rằng làm người Công Giáo khuôn mẫu là hình thức tốt đẹp nhất của phúc âm hóa.
Trong bài giảng lễ của ngài tại Công Viên ở Quito, Đức GH Phanxicô nói rằng “Phúc âm hóa không hệ ở việc cải đạo, nhưng ở chỗ, bằng chứng tá của ta, ta lôi cuốn được những người đang ở phía xa, nhờ khiêm cung xích lại gần những người đang cảm thấy xa cách Thiên Chúa và Giáo Hội”.
Lời lẽ của Đức Giáo Hoàng được nói ra giữa lúc cảnh vực tôn giáo đang thay đổi khắp Mỹ Châu La Tinh, trong đó, có Ecuador và Bolivia, hai trong ba nước ngài đang viếng thăm.
Tại Ecuador, theo cuộc thăm dò của Pew, năm 2014, 79 phần trăm dân số tự nhận là người Công Giáo so với 95 phần trăm năm 1970. Tại Bolivia, năm 2014, 77 phần trăm là người Công Giáo so với 85 phần trăm năm 1970. Ở cả hai nước này, nhiều người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội để nhập các niềm tin của Tin Lành như Phái Ngũ Tuần chẳng hạn.
1:30 giờ chiều: Vị đứng đầu các giám mục Ecuador nói rằng dân của đất nước ngài hết sức chăm chú lắng nghe lời lẽ của Đức GH Phanxicô.
Sau khi Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ ngoài trời tại Công Viên Đệ Nhị Bách Chu Niên, Đức Cha Fausto Travez cho hay sự hiện diện của ngài gây một tác động rất lớn lên các tín hữu.
Đức Cha nói rằng Đức Giáo Hoàng “sản sinh ra rất nhiều thích thú, hy vọng và vui tươi vì trong lời lẽ của ngài, chúng tôi nghe thấy cùng một lời lẽ của Thiên Chúa và của Giáo Hội. Giáo dân chúng tôi khao khát Thiên Chúa”.
Đức Cha Travez, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ecuador, cũng so sánh cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô với cuộc viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II năm 1985. Ngài nói: “Cuộc viếng thăm đó thúc đẩy chúng tôi đổi mới cam kết phúc âm hóa của chúng tôi”.
3.00 giờ chiều: Hiệp hội dân bản địa lớn nhất đang than phiền rằng họ bị lãng quên trong nghị trình thăm viếng của Đức GH Phanxicô tại quốc gia này. Nhóm này vốn không thuận hảo với Tổng Thống Rafael Correa.
Chủ tịch Liên Đoàn Các Sắc Dân Bản Địa, Jorge Herrera, nói rằng các giới chức của Giáo Hội Công Giáo không bao giờ trả lời rõ ràng lời yêu cầu của nhóm được trực tiếp gặp mặt Đức Phanxicô trong chuyến ngài thăm đất nước họ trong ba ngày.
Ông cho hay: “Xem ra chúng tôi không được phép có tiếng nói trực tiếp”.
Đức Phanxicô vốn coi việc bắt tay với người bản địa như là một chủ đề liên tục của ngài trong chuyến viếng thăm ba nước Mỹ Châu La Tinh. Ngài từng nói rằng các sắc dân bản địa là những người quản lý quan yếu nhất của môi sinh và là nhóm bị thương tổn hơn cả bởi các tàn phá của nạn phá rừng và ô nhiễm do các kỹ nghệ dầu hỏa và khai mỏ gây ra.
Tuy nhiên, tại Ecuador, ngài không có một biến cố nào đặc biệt dành cho người bản địa, dù một người đọc Sách Thánh tại Thánh Lễ đại trào ở Quito đã đọc bài đọc bằng tiếng Quichua, là tiếng thổ địa được nhiều người nói nhất tại đây.
4:20 giờ chiều: Đức GH Phanxicô đang ôm chặt một số trẻ em lọt qua được hàng rào quanh trú sở của vị khâm sứ Tòa Thánh nơi ngài lưu trú.
Các đức ông, các cận vệ Tòa Thánh và cảnh sát Ecuador đang nâng trẻ em lên để Đức Phanxicô có thể hôn và chúc lành cho chúng. Đám đông hân hoan náo động cả lên.
Sau đây, Đức Giáo Hoàng sẽ tiến về giáo hoàng xa, tới Đại Học Công Giáo của Ecuador để đọc diễn văn, trong buổi lễ chính thứ hai của ngày hôm nay.
4:45 giờ chiều: Hàng ngàn người hoan hô Đức Giáo Hoàng khi ngài được lái qua thủ đô Ecuador để đọc diễn văn về giáo dục tại Đại Học Công Giáo.
Vừa vào tới sân vận động của trường, ngài đã chào hỏi từng người trong nhóm trẻ em, nhóm thanh thiếu niên, người cao niên và người khuyết tật.
Khoảng 5,000 thầy giáo Công Giáo và nhiều người khác tụ tập tại sân vận động để nghe Đức Giáo Hoàng.
5:10 giờ chiều: Đức GH Phanxicô thách thức tuổi trẻ Mỹ Châu La Tinh nhận lãnh nhiệm vụ bảo vệ môi sinh; ngài nói rằng bảo vệ tạo thế của Thiên Chúa không phải chỉ là một lời khuyên mà là một đòi hỏi.
Lời kêu gọi của Đức Phanxicô đặc biệt liên hệ tới Ecuador, một quốc gia Thái Bình Dương vốn là “tổ ấm” của một trong những hệ sinh thái gồm nhiều chủng loại đa dạng nhất thế giới và cũng là một quốc gia trong khối OPEC, hết sức tùy thuộc dầu hỏa.
Đức Giáo Hoàng nói với các sinh viên và giáo sư rằng Thiên Chúa ban Trái Đất cho nhân loại không phải chỉ để cày cấy, mà còn chăm sóc nó nữa; sứ điệp này vốn được ngài gói ghém vào thông điệp chính của ngài về môi trường.
Đức Phanxicô cũng thách thức đại học dám bảo đảm rằng: việc giáo dục sinh viên không chỉ nhằm các nghề nghiệp để kiếm lợi nhuận mà còn để giúp người nghèo và môi sinh nữa.
6:15 giờ tối: Đức GH Phanxicô đã tới Nhà Thờ San Francisco ở Quito, Ecuador, để gặp gỡ các đại diện các tổ chức công dân, các nhà doanh nghiệp, các cộng đồng bản địa và các nhóm giáo dân Công Giáo.
Lễ đón tiếp ngài có một bài hát hát bằng tiếng bản địa Quichua gọi là "Taita" có nghĩa là “papa”. Bài hát này đặc biệt được soạn cho Đức Phanxicô.
Cả nhà thờ lẫn khuôn viên bên ngoài đều chật ních hàng ngàn người ái mộ; họ hoan hô và vỗ tay vang dội mừng đón ngài.
6:50 giờ tối: Đức GH Phanxicô đang tha thiết trình bầy lời kêu gọi của ngài cho một trật tự thế giới mới về kinh tế và môi sinh; ngài nói rằng của cải của trái đất có ý dành cho mọi người chứ không phải để bị một thiểu số giầu có khai thác cho lợi nhuận ngắn hạn mà thiệt hại tới người nghèo.
Lời kêu gọi trên được Đức Phanxicô đưa ra vào ngày áp chót cuộc viếng thăm Ecuador của ngài, một đất nước vốn có một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới, nhưng lại lệ thuộc dầu hỏa.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên khi gặp các nhà lãnh đạo kinh doanh và các nhóm bản địa. Các nhóm bản địa đang bênh vực lời tố cáo của ngài trong một thông điệp gần đây lên án điều ngài gọi là não trạng kiếm lời bằng bất cứ giá nào của những nước giầu có, chuyên bóc lột người nghèo và phá hủy trái đất.
7:55 giờ tối: Đức GH Phanxicô đã kết thúc cuộc kính viếng riêng Nhà Thờ Dòng Tên ở Quito và đã trở về trú sở của vị khâm sứ Tòa Thánh để nghỉ đêm cuối cùng ở Ecuador.
Nhà thờ Dòng Tên là viên ngọc kiểu Baroque Tây Ban Nha và là nhà thờ cổ xưa nhất và nổi tiếng nhất ở Ecuador. Nó chứa bức tranh Nữ Trinh Maria được cho là chẩy nước mắt năm1906.
Đám đông hoan hô ngài khi ngài được lái về nơi lưu trú bằng giáo hoàng xa.
Thứ Ba hôm nay là ngày đầy đủ cuối cùng của ngài tại Ecuador. Ngài sẽ bay đi Bolivia vào trưa mai, thứ Tư.
Buổi chiều, ngài sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Ecuador trước khi nói chuyện với các nhóm xã hội dân sự.
Rồi vào buổi tối, ngài sẽ thăm viếng với tư cách riêng Nhà Thờ Dòng Tên, mà ở địa phương được gọi là Iglesia de la Compania. Nhà thờ này là một trong những nhà thờ cổ nhất và nổi tiếng nhất của Ecuador. Nó có chứa bức tranh Nữ Trinh Maria mà người ta nói đã chẩy nước mắt vào năm 1906.
9:35 giờ sáng: Đám đông ướt sũng mà các viên chức ước chừng khoảng 1 triệu người đang chờ đợi Đức Phanxicô tại Công Viên Bicentennial. Ngài sẽ tới cử hành Thánh Lễ công cộng thứ hai trong chuyến tông du Nam Mỹ của ngài.
Giám đốc điều hành công việc của Thành Phố, Cristian Rivera, nói rằng hơn 300,000 tín hữu đã qua đêm tại công viên và ướt sũng vì những trận mưa như thác. Ông cho biết: các nhân viên y tế đã điều trị cho hơn 20 người bị hạ nhiệt và đã phân phối mền cho công chúng.
Ông nói rằng: hai xe vận tải hút nước đã làm việc để loại bỏ các vũng nước tại các khu trong công viên không bị lụt.
Abel Gualoto, một người bán hải sản 59 tuổi, vừa xoa hai bàn tay vừa nói rằng ông không để ý đến khó chịu. “Niềm vui được thấy Đức Giáo Hoàng đem lại cho chúng tôi sự ấm áp cần thiết”.
10:40 giờ sáng : Đức GH Phanxicô chuẩn bị nói chuyện với các tín hữu tham dự Thánh Lễ.
Trước đó, khi bước vào khu vực, Đức Phanxicô đã dừng giáo hoàng xa lại ít phút để ôm một phụ nữ cao niên ngồi trên xe lăn. Rồi ngài chúc lành cho cụ và tiếp tục đi.
Đám đông lớn gần khán đài đã xô ngã rào cản trong giây lát. Nhân viên an ninh đã can thiệp và đẩy đám đông về chỗ cũ.
11:05 giờ sáng: Đức GH Phanxicô thúc giục mọi người Mỹ Châu La Tinh hãy dồn cùng một sự thôi thúc từng đem lại độc lập cho họ từ Tây Ban Nha cách nay 2 thế kỷ để truyền bá đức tin và cùng nhau đem các lý tưởng của mình đến cho một thế giới bị nát tan vì chiến tranh và chủ nghĩa duy cá nhân.
Đức Phanxicô chọn cử hành Thánh Lễ cuối cùng của ngài ở Ecuador tại Công Viên Đệ Nhị Bách Chu Niên, Quito, một địa điểm rất thích đáng vì Ecuador là nơi những tiếng gào đầu tiên giành độc lập khỏi chế độ đô hộ của Tây Ban Nha đã được gióng lên tại Mỹ Châu La Tinh năm 1809.
Đức Phanxicô nói với đám đông ước lượng 1 triệu người rằng trong một thế giới bị chia rẽ bởi chiến tranh, bạo lực và chủ nghĩa duy cá nhân, người Công Giáo phải là “những người xây dựng sự hợp nhất”, cùng nhau đem lại hy vọng và lý tưởng cho nhân dân của họ.
Ngài nói: "Không hề thiếu xác tín hay sức mạnh trong tiếng gào đòi tự do gióng lên hơn 200 năm nay. Nhưng lịch sử cho ta hay nó đã tấn tới ngay khi các dị biệt cá nhân được để qua một bên”.
Thánh Lễ có đặc điểm là các bài đọc được đọc bằng tiếng Quichua, tiếng thổ dân được nhiều người nói hơn cả, và các lễ phục của Đức Phanxicô đều là các lễ phục Ecuador.
1.00 giờ trưa: Đức GH Phanxicô nói với các tín hữu tại Ecuador rằng làm người Công Giáo khuôn mẫu là hình thức tốt đẹp nhất của phúc âm hóa.
Trong bài giảng lễ của ngài tại Công Viên ở Quito, Đức GH Phanxicô nói rằng “Phúc âm hóa không hệ ở việc cải đạo, nhưng ở chỗ, bằng chứng tá của ta, ta lôi cuốn được những người đang ở phía xa, nhờ khiêm cung xích lại gần những người đang cảm thấy xa cách Thiên Chúa và Giáo Hội”.
Lời lẽ của Đức Giáo Hoàng được nói ra giữa lúc cảnh vực tôn giáo đang thay đổi khắp Mỹ Châu La Tinh, trong đó, có Ecuador và Bolivia, hai trong ba nước ngài đang viếng thăm.
Tại Ecuador, theo cuộc thăm dò của Pew, năm 2014, 79 phần trăm dân số tự nhận là người Công Giáo so với 95 phần trăm năm 1970. Tại Bolivia, năm 2014, 77 phần trăm là người Công Giáo so với 85 phần trăm năm 1970. Ở cả hai nước này, nhiều người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội để nhập các niềm tin của Tin Lành như Phái Ngũ Tuần chẳng hạn.
1:30 giờ chiều: Vị đứng đầu các giám mục Ecuador nói rằng dân của đất nước ngài hết sức chăm chú lắng nghe lời lẽ của Đức GH Phanxicô.
Sau khi Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ ngoài trời tại Công Viên Đệ Nhị Bách Chu Niên, Đức Cha Fausto Travez cho hay sự hiện diện của ngài gây một tác động rất lớn lên các tín hữu.
Đức Cha nói rằng Đức Giáo Hoàng “sản sinh ra rất nhiều thích thú, hy vọng và vui tươi vì trong lời lẽ của ngài, chúng tôi nghe thấy cùng một lời lẽ của Thiên Chúa và của Giáo Hội. Giáo dân chúng tôi khao khát Thiên Chúa”.
Đức Cha Travez, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ecuador, cũng so sánh cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô với cuộc viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II năm 1985. Ngài nói: “Cuộc viếng thăm đó thúc đẩy chúng tôi đổi mới cam kết phúc âm hóa của chúng tôi”.
3.00 giờ chiều: Hiệp hội dân bản địa lớn nhất đang than phiền rằng họ bị lãng quên trong nghị trình thăm viếng của Đức GH Phanxicô tại quốc gia này. Nhóm này vốn không thuận hảo với Tổng Thống Rafael Correa.
Chủ tịch Liên Đoàn Các Sắc Dân Bản Địa, Jorge Herrera, nói rằng các giới chức của Giáo Hội Công Giáo không bao giờ trả lời rõ ràng lời yêu cầu của nhóm được trực tiếp gặp mặt Đức Phanxicô trong chuyến ngài thăm đất nước họ trong ba ngày.
Ông cho hay: “Xem ra chúng tôi không được phép có tiếng nói trực tiếp”.
Đức Phanxicô vốn coi việc bắt tay với người bản địa như là một chủ đề liên tục của ngài trong chuyến viếng thăm ba nước Mỹ Châu La Tinh. Ngài từng nói rằng các sắc dân bản địa là những người quản lý quan yếu nhất của môi sinh và là nhóm bị thương tổn hơn cả bởi các tàn phá của nạn phá rừng và ô nhiễm do các kỹ nghệ dầu hỏa và khai mỏ gây ra.
Tuy nhiên, tại Ecuador, ngài không có một biến cố nào đặc biệt dành cho người bản địa, dù một người đọc Sách Thánh tại Thánh Lễ đại trào ở Quito đã đọc bài đọc bằng tiếng Quichua, là tiếng thổ địa được nhiều người nói nhất tại đây.
4:20 giờ chiều: Đức GH Phanxicô đang ôm chặt một số trẻ em lọt qua được hàng rào quanh trú sở của vị khâm sứ Tòa Thánh nơi ngài lưu trú.
Các đức ông, các cận vệ Tòa Thánh và cảnh sát Ecuador đang nâng trẻ em lên để Đức Phanxicô có thể hôn và chúc lành cho chúng. Đám đông hân hoan náo động cả lên.
Sau đây, Đức Giáo Hoàng sẽ tiến về giáo hoàng xa, tới Đại Học Công Giáo của Ecuador để đọc diễn văn, trong buổi lễ chính thứ hai của ngày hôm nay.
4:45 giờ chiều: Hàng ngàn người hoan hô Đức Giáo Hoàng khi ngài được lái qua thủ đô Ecuador để đọc diễn văn về giáo dục tại Đại Học Công Giáo.
Vừa vào tới sân vận động của trường, ngài đã chào hỏi từng người trong nhóm trẻ em, nhóm thanh thiếu niên, người cao niên và người khuyết tật.
Khoảng 5,000 thầy giáo Công Giáo và nhiều người khác tụ tập tại sân vận động để nghe Đức Giáo Hoàng.
5:10 giờ chiều: Đức GH Phanxicô thách thức tuổi trẻ Mỹ Châu La Tinh nhận lãnh nhiệm vụ bảo vệ môi sinh; ngài nói rằng bảo vệ tạo thế của Thiên Chúa không phải chỉ là một lời khuyên mà là một đòi hỏi.
Lời kêu gọi của Đức Phanxicô đặc biệt liên hệ tới Ecuador, một quốc gia Thái Bình Dương vốn là “tổ ấm” của một trong những hệ sinh thái gồm nhiều chủng loại đa dạng nhất thế giới và cũng là một quốc gia trong khối OPEC, hết sức tùy thuộc dầu hỏa.
Đức Giáo Hoàng nói với các sinh viên và giáo sư rằng Thiên Chúa ban Trái Đất cho nhân loại không phải chỉ để cày cấy, mà còn chăm sóc nó nữa; sứ điệp này vốn được ngài gói ghém vào thông điệp chính của ngài về môi trường.
Đức Phanxicô cũng thách thức đại học dám bảo đảm rằng: việc giáo dục sinh viên không chỉ nhằm các nghề nghiệp để kiếm lợi nhuận mà còn để giúp người nghèo và môi sinh nữa.
6:15 giờ tối: Đức GH Phanxicô đã tới Nhà Thờ San Francisco ở Quito, Ecuador, để gặp gỡ các đại diện các tổ chức công dân, các nhà doanh nghiệp, các cộng đồng bản địa và các nhóm giáo dân Công Giáo.
Lễ đón tiếp ngài có một bài hát hát bằng tiếng bản địa Quichua gọi là "Taita" có nghĩa là “papa”. Bài hát này đặc biệt được soạn cho Đức Phanxicô.
Cả nhà thờ lẫn khuôn viên bên ngoài đều chật ních hàng ngàn người ái mộ; họ hoan hô và vỗ tay vang dội mừng đón ngài.
6:50 giờ tối: Đức GH Phanxicô đang tha thiết trình bầy lời kêu gọi của ngài cho một trật tự thế giới mới về kinh tế và môi sinh; ngài nói rằng của cải của trái đất có ý dành cho mọi người chứ không phải để bị một thiểu số giầu có khai thác cho lợi nhuận ngắn hạn mà thiệt hại tới người nghèo.
Lời kêu gọi trên được Đức Phanxicô đưa ra vào ngày áp chót cuộc viếng thăm Ecuador của ngài, một đất nước vốn có một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới, nhưng lại lệ thuộc dầu hỏa.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên khi gặp các nhà lãnh đạo kinh doanh và các nhóm bản địa. Các nhóm bản địa đang bênh vực lời tố cáo của ngài trong một thông điệp gần đây lên án điều ngài gọi là não trạng kiếm lời bằng bất cứ giá nào của những nước giầu có, chuyên bóc lột người nghèo và phá hủy trái đất.
7:55 giờ tối: Đức GH Phanxicô đã kết thúc cuộc kính viếng riêng Nhà Thờ Dòng Tên ở Quito và đã trở về trú sở của vị khâm sứ Tòa Thánh để nghỉ đêm cuối cùng ở Ecuador.
Nhà thờ Dòng Tên là viên ngọc kiểu Baroque Tây Ban Nha và là nhà thờ cổ xưa nhất và nổi tiếng nhất ở Ecuador. Nó chứa bức tranh Nữ Trinh Maria được cho là chẩy nước mắt năm1906.
Đám đông hoan hô ngài khi ngài được lái về nơi lưu trú bằng giáo hoàng xa.
Thứ Ba hôm nay là ngày đầy đủ cuối cùng của ngài tại Ecuador. Ngài sẽ bay đi Bolivia vào trưa mai, thứ Tư.