Trong một diễn biến tệ hại có một ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử Hoa Kỳ, hôm thứ Sáu ngày 26 tháng 6, Tối cao Pháp viện Mỹ đã ra phán quyết buộc tất cả các tiểu bang trên toàn lãnh thổ phải công nhận hôn nhân đồng tính.
Phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ trong vụ Obergefell v. Hodges đã được thông qua với tỷ lệ khít khao 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống trong đó 5 thẩm phán tòa án tối cao này đưa ra một định nghĩa pháp lý mới về hôn nhân, và đảo ngược luật pháp của tất cả các tiểu bang hiện vẫn không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho các cặp đồng tính.
Thẩm phán Anthony Kennedy, một người Công Giáo nhưng khét tiếng là chống lại những giáo huấn xã hội của Giáo Hội về hôn nhân, trợ tử, và án tử hình, lý luận rằng hiến pháp Hoa Kỳ “không cho phép các tiểu bang ngăn cản các cặp đồng tính được kết hôn với cùng điều kiện như các cặp vợ chồng khác giới.”
Anthony Kennedy cho rằng định chế hôn nhân đã “tiến hóa theo thời gian”, và bản chất của hôn nhân là một sự chia sẻ thân mật, không cần người đối tác phải là người khác giới. Ông lập luận rằng các nguyên đơn trong trường hợp Obergefell không hề phá hoại định chế hôn nhân, nhưng cho thấy sự tôn trọng của họ đối với định chế này cho nên mới tìm cách tham gia vào định chế đó. Ý kiến của các thẩm phán ủng hộ “hôn nhân đồng tính” lập luận rằng khả năng kết hôn sẽ giúp ổn định các kết hợp đồng tính, và có lợi cho những trẻ em do các cặp đồng tính này nuôi dưỡng.
Thẩm phán Kennedy thẳng thừng bác bỏ khái niệm hôn nhân được nêu trong sách giáo lý của Giáo Hội Công Giáo theo đó định hướng của hôn nhân là sinh sản. Ông ta viết: “Khả năng sinh sản, ước muốn, hoặc hứa hẹn sinh sản không phải và cũng chưa bao giờ là một điều kiện tiên quyết cho một cuộc hôn nhân có giá trị trong bất kỳ quốc gia nào”
Thẩm phán John Roberts, người ủng hộ hôn nhân truyền thống, tỏ ra “vô cùng thất vọng” trước quyết định của nhóm đa số. Ông nói rằng vấn đề hôn nhân nên được để lại cho các nhà lập pháp, và tối hậu là cho người dân quyết định. Ông nói: “Theo Hiến pháp, các thẩm phán chỉ có quyền giải thích luật, chứ không có quyền quy định luật phải như thế nào”.
Được hỏi liệu phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ có cấm các Giáo Hội bày tỏ lập trường chống lại “hôn nhân đồng tính” hay không, thẩm phán John Roberts nói “Tu chính án thứ nhất bảo đảm quyền tự do cho các tổ chức tôn giáo và các cá nhân có quyền bày tỏ niềm tin của mình. Tu chính án thứ nhất bảo đảm quyền tự do ‘thực hành’ niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, điều đáng ngại, đó không phải là một từ mà nhóm đa số sử dụng”.
Thẩm phán Antonin Scalia, cũng là một người ủng hộ hôn nhân truyền thống, nói phán quyết này là một “cuộc nổi loạn tư pháp” và là “mối đe dọa của tòa án này đối với nền dân chủ Mỹ.” Ông nói rằng bằng cách định nghĩa lại hôn nhân, tòa án tối cao “cướp của người dân một quyền tự do quan trọng nhất mà họ đã khẳng định trong Tuyên ngôn Độc lập và đã giành được trong cuộc Cách mạng năm 1776, đó là tự do được tự quản”
Công khai chế giễu ý kiến của nhóm đa số, thẩm phán Scalia nói rằng: “Khi tu chính án thứ mười bốn được phê chuẩn vào năm 1868, mọi tiểu bang đều định nghĩa hôn nhân là kết hợp giữa một người nam và một người nữ, và không có ai nghi ngờ tính hợp hiến của việc làm như thế.”
Phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ trong vụ Obergefell v. Hodges đã được thông qua với tỷ lệ khít khao 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống trong đó 5 thẩm phán tòa án tối cao này đưa ra một định nghĩa pháp lý mới về hôn nhân, và đảo ngược luật pháp của tất cả các tiểu bang hiện vẫn không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho các cặp đồng tính.
Thẩm phán Anthony Kennedy, một người Công Giáo nhưng khét tiếng là chống lại những giáo huấn xã hội của Giáo Hội về hôn nhân, trợ tử, và án tử hình, lý luận rằng hiến pháp Hoa Kỳ “không cho phép các tiểu bang ngăn cản các cặp đồng tính được kết hôn với cùng điều kiện như các cặp vợ chồng khác giới.”
Anthony Kennedy cho rằng định chế hôn nhân đã “tiến hóa theo thời gian”, và bản chất của hôn nhân là một sự chia sẻ thân mật, không cần người đối tác phải là người khác giới. Ông lập luận rằng các nguyên đơn trong trường hợp Obergefell không hề phá hoại định chế hôn nhân, nhưng cho thấy sự tôn trọng của họ đối với định chế này cho nên mới tìm cách tham gia vào định chế đó. Ý kiến của các thẩm phán ủng hộ “hôn nhân đồng tính” lập luận rằng khả năng kết hôn sẽ giúp ổn định các kết hợp đồng tính, và có lợi cho những trẻ em do các cặp đồng tính này nuôi dưỡng.
Thẩm phán Kennedy thẳng thừng bác bỏ khái niệm hôn nhân được nêu trong sách giáo lý của Giáo Hội Công Giáo theo đó định hướng của hôn nhân là sinh sản. Ông ta viết: “Khả năng sinh sản, ước muốn, hoặc hứa hẹn sinh sản không phải và cũng chưa bao giờ là một điều kiện tiên quyết cho một cuộc hôn nhân có giá trị trong bất kỳ quốc gia nào”
Thẩm phán John Roberts, người ủng hộ hôn nhân truyền thống, tỏ ra “vô cùng thất vọng” trước quyết định của nhóm đa số. Ông nói rằng vấn đề hôn nhân nên được để lại cho các nhà lập pháp, và tối hậu là cho người dân quyết định. Ông nói: “Theo Hiến pháp, các thẩm phán chỉ có quyền giải thích luật, chứ không có quyền quy định luật phải như thế nào”.
Được hỏi liệu phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ có cấm các Giáo Hội bày tỏ lập trường chống lại “hôn nhân đồng tính” hay không, thẩm phán John Roberts nói “Tu chính án thứ nhất bảo đảm quyền tự do cho các tổ chức tôn giáo và các cá nhân có quyền bày tỏ niềm tin của mình. Tu chính án thứ nhất bảo đảm quyền tự do ‘thực hành’ niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, điều đáng ngại, đó không phải là một từ mà nhóm đa số sử dụng”.
Thẩm phán Antonin Scalia, cũng là một người ủng hộ hôn nhân truyền thống, nói phán quyết này là một “cuộc nổi loạn tư pháp” và là “mối đe dọa của tòa án này đối với nền dân chủ Mỹ.” Ông nói rằng bằng cách định nghĩa lại hôn nhân, tòa án tối cao “cướp của người dân một quyền tự do quan trọng nhất mà họ đã khẳng định trong Tuyên ngôn Độc lập và đã giành được trong cuộc Cách mạng năm 1776, đó là tự do được tự quản”
Công khai chế giễu ý kiến của nhóm đa số, thẩm phán Scalia nói rằng: “Khi tu chính án thứ mười bốn được phê chuẩn vào năm 1868, mọi tiểu bang đều định nghĩa hôn nhân là kết hợp giữa một người nam và một người nữ, và không có ai nghi ngờ tính hợp hiến của việc làm như thế.”