Thông điệp Laudato Si có lẽ là thông điệp được đọc nhiều nhất xưa nay. Đúng như nhận định của nữ ký giả Inés San Martín: không ai thờ ơ với nó được, vì ai cũng muốn một là hoan nghinh nó hai là đả kích nó, dù là phiến diện.
Kỹ nghệ dầu hỏa chẳng hạn chỉ đọc những gì viết xa gần về nó. Chính vì thế, Đức Cha Marcelo Sánchez Sorondo, chủ tịch Hàn Lâm Viện Khoa Học của Tòa Thánh nhún vai trước lời chỉ trích của họ. Ngài nói rằng ngay những người Công Giáo xưa nay vốn hoài nghi về chuyện thay đổi khí hậu cũng nại quyền của họ để không tin thông điệp. Nhưng nghĩ gì và nói gì thì nói, Laudato Si đã trở thành một phần trong giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Ngài bảo: “Ta không thể chỉ chọn chấp nhận các văn kiện mình thích”.
Người Công Giáo có phải theo Laudato Si không?
Nữ ký giả Rachel Zoll của Associated Press đặt câu hỏi như trên. Câu trả lời, theo cô, có lẽ còn tùy họ theo khuynh hướng nào. Người bảo thủ trong Giáo Hội vốn bác bỏ giả thuyết khí hậu thay đổi; người cấp tiến trong Giáo Hội vốn bác bỏ quan điểm của Đức Phanxicô về kinh tế.
Nhưng theo Richard Gaillardetz, một thần học gia tại Cao Đẳng Boston, thì người Công Giáo buộc phải theo các tín điều và giáo huấn xã hội căn bản của Giáo Hội trong thông điệp trên, kể cả các giáo huấn liên quan tới sáng thế và chăm sóc người nghèo. Lời kêu gọi hành động của Đức Giáo Hoàng dựa trên các giáo huấn này cũng mang theo nó “thẩm quyền tín lý có chất lượng”. Người Công Giáo có thể bất đồng với một đề xuất chuyên biệt nào đó về chính sách nếu họ tin rằng một đề xuất khác sẽ thể hiện giáo huấn của Giáo Hội cách hữu hiệu hơn, nhưng “họ không thể bác bỏ mệnh lệnh luân lý” phải hành động về việc thay đổi khí hậu.
Thiết tưởng Gaillardetz không nói gì khác hơn Đức Cha Sorondo.
Đọc như người Công Giáo
Tiến sĩ Jeff Mirus cho rằng phần lớn các độc giả Tây Phương ngày nay, nhất là ở Hoa Kỳ, có khuynh hướng đọc các thông điệp giáo hoàng qua lăng kính biện chứng tả hữu, cấp tiến bảo thủ, điều họ vốn thừa hưởng từ nền văn hóa đương thịnh. Nền văn hóa này không coi Kitô Giáo là mảnh đất mầu mỡ của các ý niệm vượt quá các phạm trù tả hữu, các quan niệm bắt nguồn trước hết và trên hết từ Chúa Kitô.
Một vấn đề nữa trong việc tiếp nhận là ta không thoải mái bao nhiêu đối với bản chất của giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Đây là một thao tác trong việc áp dụng các nguyên tắc của Thiên Chúa, như đã được mạc khải nơi Chúa Kitô và nơi luật tự nhiên, vào những hoàn cảnh không ngừng thay đổi mà ta gặp “trên thế gian này”.
Vậy thì thực ra, Laudato Si nói về điều gì? Theo tiến sĩ Mirus, hầu hết các nhận định của các chính trị gia và nhà tranh đấu tập chú vào vấn đề hâm nóng hoàn cầu do con người gây ra, một thực tại được Đức Giáo Hoàng thừa nhận. Thành thử ai cũng tiên đoán được rằng phe cấp tiến sẽ ủng hộ ngài và phe bảo thủ sẽ phản đối ngài.
Điều chắc chắn là các chính trị gia và nhà tranh đấu nói trên không đọc trọn thông điệp Laudato Si. Nhân viên của họ chỉ lướt qua bản văn và ghi nhận những điểm thực tiễn nào được đầu óc phe phái của họ “ưa chuộng”. Căn cứ vào đó mà có lời nhận định với các phương tiện truyền thông. Ông Obama, vì thế, đã lên tiếng ca ngợi lòng can đảm của Đức Phanxicô khi thừa nhận việc khí hậu thay đổi.
Không hẳn nói về thay đổi khí hậu
Theo Tiến Sĩ Mirus, xét trong căn bản, Laudato Si không chủ yếu nói về việc thay đổi khí hậu. Thực vậy, Đức Phanxicô chỉ dành cho nó khoảng mấy đoạn là cùng trong toàn bộ 246 đoạn của thông điệp. Trong các đoạn này ngài tóm tắt và coi là đương nhiên ý kiến khoa học đương thịnh cho rằng phần lớn việc hâm nóng địa cầu trong mấy thập niên qua là do sinh hoạt của con người gây ra, nhất là nhiên liệu hóa thạch (fossil fuels); ngài chấp nhận lý thuyết cho rằng việc hâm nóng này tạo ra một loạt nan đề phần lớn không tiên đoán được và có hại cho khí hậu; ngài dùng việc này để thúc đẩy người ta khẩn thiết hơn trong việc lưu ý tới sứ điệp ngài nhắn gửi qua thông điệp này.
Tất cả các điều trên không có gì đáng ngạc nhiên hay đặc biệt có ý nghĩa cả. Dù một số trong chúng ta coi việc con người gây ra cảnh hâm nóng địa cầu chỉ là một giả thuyết đang được tranh cãi đi chăng nữa, thì việc chấp nhận ý nghĩa của nó cũng chỉ là một cách đáp ứng thông thường đối với một điều đang được các chuyên viên thượng thặng trong lãnh vực vủa họ quả quyết cả nhiều năm nay. Đức Giáo Hoàng có thể tìm hiểu một số giả thuyết khác, nhưng ngài đâu phải là một khoa học gia, nên ngài đâu cần phải làm thế? Mà nói cho cùng, giáo huấn tâm linh và luân lý của thông điệp không đổ vỡ hay đứng vững chỉ vì phán kết khoa học đương thịnh này sai hay đúng. Phán kết này chỉ đem thêm sắc thái khẩn thiết cho sứ điệp hợp thời của Đức Giáo Hoàng mà thôi.
Thực vậy, ngài khai triển rộng dài hơn nhiều về các loại chứng cớ khác cho thấy mối tương quan giữa con người với thiên nhiên hay môi trường đang lên cơn đau đớn. Ngài xem sét việc các nguồn tài nguyên không thể đổi mới đang cạn kiệt dần; việc triệt hạ rừng; việc gây ô nhiễm cho nhiều vùng đất và nước mênh mông; khuynh hướng “đánh và chạy” (hit and run) của các công ty quốc tế, đẩy dân chúng sở tại vào một môi trường không thể nào duy trì được; làm ngưng trệ các thành tố chủ yếu trong thế cân bằng của môi sinh; diệt trừ hoàn toàn hàng loạt nhiều chủng loại lớn; phá hoại tập thể nhiều yếu tố trong thiên nhiên mà không lường các hậu quả lâu dài; thiếu nước sạch một cách hết sức trầm trọng tại một số cộng đồng; cảnh bất công khủng khiếp trên khắp địa cầu; càng kỹ nghệ hóa, càng giảm thiểu vẻ đẹp, sự hài hòa và hòa bình; lầm lạc tin rằng “tiến bộ” lúc nào cũng gây phúc; vững tin rằng tất cả các vấn đề này đều có thể giải quyết bằng hết giải pháp kỹ trị (technocrat) này tới giải pháp kỹ trị khác, mà không chịu hiểu các hậu quả, và nhất là không kèm theo việc thay đổi thái độ.
Một cách căn để, Đức Phanxicô cho rằng con người nam nữ ngày nay càng ngày càng tha hóa đối với môi trường, đối với chính thân xác họ, một thân xác bị họ khai thác cùng một cách như họ khai thác thiên nhiên, với những hậu quả khủng khiếp. Bất kể sự thực của lý thuyết con người gây hâm nóng địa cầu có ra sao, các vấn đề sinh thái vĩ mô do tham vọng bá chủ kỹ trị của con người hiện đại tạo ra cũng đều vừa rõ rệt vừa hết sức đe dọa. Không ai chối cãi được, dù chúng thường bị người ta nhân danh tư lợi che dấu đi một cách đầy lựa lọc.
Nhưng Đức Phanxicô thì nhìn các vấn đề ấy như việc con người càng ngày càng ra xa lạ đối với môi sinh. Ngài cho rằng các vấn đề ấy không những quan trọng mà còn đang vang lên trong tâm tư con người thời nay. Bởi thế mà ngài lên tiếng.
Biến thiên nhiên thành dụng cụ
Laudato Si cho hay: ta đã và đang biến thiên nhiên thành dụng cụ, coi yếu tính của nó như một tùy thể (accident) đòi được kỹ trị khuất phục và tư lợi của ta thao túng. Việc dụng cụ hóa này có tính nền tảng ở điểm nó lên khuôn mọi điều ta làm, trong đó, có khuynh hướng gần như phổ quát càng ngày càng thô lỗ thao túng thiên nhiên ngõ hầu trốn chạy chính nỗi chán chường thất vọng của ta. Việc dụng cụ hóa này chuốc độc mọi sự, không những chỉ là môi sinh mà cả việc ta hiểu về mình nữa. Nó tác động lên chính việc ta sử dụng thân xác, nắm bắt ý nghĩa và mục đích của tính dục ta, các tương quan giới tính, và thái độ của ta với con cái, hôn nhân và đời sống gia đình.
Việc dụng cụ hóa thiên nhiên này khiến ta không những lạm dụng và vứt bỏ người nghèo và người bị bỏ rơi vì lòng ích kỷ của mình. Tệ hơn nữa, nó còn khiến ta lạm dụng và vứt bỏ chính chúng ta nữa.
Tin Mừng Tạo Thế
Sau khi phác thảo vấn đề sinh thái ở Chương Một, Đức Phanxicô trình bầy mục đích căn bản của ngài ở Chương Hai: “Tin Mừng Tạo Thế”. Ngài cho rằng dù vấn đề được mọi người quan tâm, nhưng Kitô Giáo có một điều đặc biệt để đề xuất trong cái hiểu của mình khi cho rằng thiên nhiên là một quà tặng tuyệt vời của Đấng Hóa Công hữu vị, và Đấng Hóa Công đã đặt con người trên quà tặng này để gìn giữ và phát triển nó cho các mục đích do chính Người truyền đạt. Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng chỉ khi nào nhìn mình trong tương quan với Thiên Chúa, ta mới bắt đầu hiểu được quà phúc thiên nhiên này, ý nghĩa của nó, lòng biết ơn nó gợi ra, các các giới hạn và cùng đích nó đặt ra đối với việc quản lý của ta.
Trong chương 3 và 4, Đức Phanxicô đề cập tới “Gốc Rễ Nhân Bản Của Cuộc Khủng Hoảng Sinh Thái” và giải thích về “Sinh Thái Toàn Bộ”. Như thế, các chương 2, 3 và 4 là trọng tâm của thông điệp. Ngài đưa ra các nguyên tắc căn bản trong cái hiểu của Công Giáo về Thiên Chúa, về thiên nhiên và về chúng ta; ngài mô tả mọi sự nối kết với nhau ra sao và giải thích điều này có nghĩa gì đối với các thái độ, mục tiêu và hành động của ta. Các chương này, vì thế, là một suy niệm Kitô Giáo sâu sắc và đầy gợi hứng về ý nghĩa của việc làm người trong một vũ trụ được quản trị bằng điều các vị tiền nhiệm của ngài gọi là “luật tặng phẩm” (law of gift).
Đức Phanxicô kết thúc với chương nói về “Đường hướng tiếp cận và hành động” (chương 5) và chương nữa nói về “Giáo dục và linh đạo sinh thái” (chương 6). Chương sau cùng này kết thúc với đoạn tuyệtt vời nói về sự hiện diện có tính bí tích của Thiên Chúa nơi tạo dựng của Người, nhất là trong Thánh Thể.
Trong suốt thông điệp của ngài, Đức Phanxicô chỉ có hai yêu cầu. Một là đối thoại nhân bản hữu hiệu, lý tưởng là tích nhập các nguyên tắc ngài đã đưa ra, nhằm dần dần biến đổi cách ta tương tác với thiên nhiên, với nhau và với chính mình. Liên quan tới việc xuống cấp của môi sinh, dĩ nhiên ngài hy vọng cuộc đối thoại này sẽ đem lại một hành động có phối hợp và hữu hiệu. Đối với Đức Phanxicô, đối thoại hữu hiệu, trước nhất và trên hết, phải kết hợp mọi phía liên hệ. Các giải pháp có thực chất không thể phát sinh từ những áp đặt một phía nhằm mang lợi lại cho kẻ giầu có và người quyền thế.
Thứ hai, để kích thích việc phục hồi các thói quen thích đáng trong việc hành động qua lại với thiên nhiên, ngài yêu cầu mỗi gia đình có thói quen đọc kinh tạ ơn trước và sau mỗi bữa ăn.
Tóm lại, Đức Phanxicô muốn dùng thông điệp này để kích thích người ta suy nghĩ sâu xa và đổi mới trái tim họ, trái tim Kitô hữu, một trái tim “biết tiếp cận sự sống với một chú tâm thanh thản, một trái tim có khả năng hiện diện trọn vẹn với một ai đó mà không hề nghĩ điều gì sẽ xẩy ra sau đó, một trái tim biết chấp nhận mỗi phút giây như một ơn phúc Chúa ban để sống cho trọn vẹn…
“Một biểu thức nói lên thái độ này là khi ta dừng lại và tạ ơn Thiên Chúa trước và sau các bữa ăn. Tôi yêu cầu mọi tín hữu trờ về với thói quen tốt đẹp và đầy ý nghĩa này. Giây phút tạ ơn, dù vắn vỏi bao nhiêu, nhắc ta nhớ tới việc ta tùy thuộc Thiên Chúa mới có sự sống; nó tăng cường cảm thức biết ơn của ta đối với quà phúc tạo thế; nó nhìn nhận tất cả những ai, qua lao công của họ, đã cung cấp cho ta những thiện ích này; và nó tái khẳng định tình liên đới của ta với tất cả những ai đang hết sức thiếu thốn” (các số 226-227).
Laudato Si, xét trong căn bản, không phải là một chủ đề để tranh luận. Điểm chính của nó là một lời tạ ơn đơn sơ mà sâu sắc.
Kỹ nghệ dầu hỏa chẳng hạn chỉ đọc những gì viết xa gần về nó. Chính vì thế, Đức Cha Marcelo Sánchez Sorondo, chủ tịch Hàn Lâm Viện Khoa Học của Tòa Thánh nhún vai trước lời chỉ trích của họ. Ngài nói rằng ngay những người Công Giáo xưa nay vốn hoài nghi về chuyện thay đổi khí hậu cũng nại quyền của họ để không tin thông điệp. Nhưng nghĩ gì và nói gì thì nói, Laudato Si đã trở thành một phần trong giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Ngài bảo: “Ta không thể chỉ chọn chấp nhận các văn kiện mình thích”.
Người Công Giáo có phải theo Laudato Si không?
Nữ ký giả Rachel Zoll của Associated Press đặt câu hỏi như trên. Câu trả lời, theo cô, có lẽ còn tùy họ theo khuynh hướng nào. Người bảo thủ trong Giáo Hội vốn bác bỏ giả thuyết khí hậu thay đổi; người cấp tiến trong Giáo Hội vốn bác bỏ quan điểm của Đức Phanxicô về kinh tế.
Nhưng theo Richard Gaillardetz, một thần học gia tại Cao Đẳng Boston, thì người Công Giáo buộc phải theo các tín điều và giáo huấn xã hội căn bản của Giáo Hội trong thông điệp trên, kể cả các giáo huấn liên quan tới sáng thế và chăm sóc người nghèo. Lời kêu gọi hành động của Đức Giáo Hoàng dựa trên các giáo huấn này cũng mang theo nó “thẩm quyền tín lý có chất lượng”. Người Công Giáo có thể bất đồng với một đề xuất chuyên biệt nào đó về chính sách nếu họ tin rằng một đề xuất khác sẽ thể hiện giáo huấn của Giáo Hội cách hữu hiệu hơn, nhưng “họ không thể bác bỏ mệnh lệnh luân lý” phải hành động về việc thay đổi khí hậu.
Thiết tưởng Gaillardetz không nói gì khác hơn Đức Cha Sorondo.
Đọc như người Công Giáo
Tiến sĩ Jeff Mirus cho rằng phần lớn các độc giả Tây Phương ngày nay, nhất là ở Hoa Kỳ, có khuynh hướng đọc các thông điệp giáo hoàng qua lăng kính biện chứng tả hữu, cấp tiến bảo thủ, điều họ vốn thừa hưởng từ nền văn hóa đương thịnh. Nền văn hóa này không coi Kitô Giáo là mảnh đất mầu mỡ của các ý niệm vượt quá các phạm trù tả hữu, các quan niệm bắt nguồn trước hết và trên hết từ Chúa Kitô.
Một vấn đề nữa trong việc tiếp nhận là ta không thoải mái bao nhiêu đối với bản chất của giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Đây là một thao tác trong việc áp dụng các nguyên tắc của Thiên Chúa, như đã được mạc khải nơi Chúa Kitô và nơi luật tự nhiên, vào những hoàn cảnh không ngừng thay đổi mà ta gặp “trên thế gian này”.
Vậy thì thực ra, Laudato Si nói về điều gì? Theo tiến sĩ Mirus, hầu hết các nhận định của các chính trị gia và nhà tranh đấu tập chú vào vấn đề hâm nóng hoàn cầu do con người gây ra, một thực tại được Đức Giáo Hoàng thừa nhận. Thành thử ai cũng tiên đoán được rằng phe cấp tiến sẽ ủng hộ ngài và phe bảo thủ sẽ phản đối ngài.
Điều chắc chắn là các chính trị gia và nhà tranh đấu nói trên không đọc trọn thông điệp Laudato Si. Nhân viên của họ chỉ lướt qua bản văn và ghi nhận những điểm thực tiễn nào được đầu óc phe phái của họ “ưa chuộng”. Căn cứ vào đó mà có lời nhận định với các phương tiện truyền thông. Ông Obama, vì thế, đã lên tiếng ca ngợi lòng can đảm của Đức Phanxicô khi thừa nhận việc khí hậu thay đổi.
Không hẳn nói về thay đổi khí hậu
Theo Tiến Sĩ Mirus, xét trong căn bản, Laudato Si không chủ yếu nói về việc thay đổi khí hậu. Thực vậy, Đức Phanxicô chỉ dành cho nó khoảng mấy đoạn là cùng trong toàn bộ 246 đoạn của thông điệp. Trong các đoạn này ngài tóm tắt và coi là đương nhiên ý kiến khoa học đương thịnh cho rằng phần lớn việc hâm nóng địa cầu trong mấy thập niên qua là do sinh hoạt của con người gây ra, nhất là nhiên liệu hóa thạch (fossil fuels); ngài chấp nhận lý thuyết cho rằng việc hâm nóng này tạo ra một loạt nan đề phần lớn không tiên đoán được và có hại cho khí hậu; ngài dùng việc này để thúc đẩy người ta khẩn thiết hơn trong việc lưu ý tới sứ điệp ngài nhắn gửi qua thông điệp này.
Tất cả các điều trên không có gì đáng ngạc nhiên hay đặc biệt có ý nghĩa cả. Dù một số trong chúng ta coi việc con người gây ra cảnh hâm nóng địa cầu chỉ là một giả thuyết đang được tranh cãi đi chăng nữa, thì việc chấp nhận ý nghĩa của nó cũng chỉ là một cách đáp ứng thông thường đối với một điều đang được các chuyên viên thượng thặng trong lãnh vực vủa họ quả quyết cả nhiều năm nay. Đức Giáo Hoàng có thể tìm hiểu một số giả thuyết khác, nhưng ngài đâu phải là một khoa học gia, nên ngài đâu cần phải làm thế? Mà nói cho cùng, giáo huấn tâm linh và luân lý của thông điệp không đổ vỡ hay đứng vững chỉ vì phán kết khoa học đương thịnh này sai hay đúng. Phán kết này chỉ đem thêm sắc thái khẩn thiết cho sứ điệp hợp thời của Đức Giáo Hoàng mà thôi.
Thực vậy, ngài khai triển rộng dài hơn nhiều về các loại chứng cớ khác cho thấy mối tương quan giữa con người với thiên nhiên hay môi trường đang lên cơn đau đớn. Ngài xem sét việc các nguồn tài nguyên không thể đổi mới đang cạn kiệt dần; việc triệt hạ rừng; việc gây ô nhiễm cho nhiều vùng đất và nước mênh mông; khuynh hướng “đánh và chạy” (hit and run) của các công ty quốc tế, đẩy dân chúng sở tại vào một môi trường không thể nào duy trì được; làm ngưng trệ các thành tố chủ yếu trong thế cân bằng của môi sinh; diệt trừ hoàn toàn hàng loạt nhiều chủng loại lớn; phá hoại tập thể nhiều yếu tố trong thiên nhiên mà không lường các hậu quả lâu dài; thiếu nước sạch một cách hết sức trầm trọng tại một số cộng đồng; cảnh bất công khủng khiếp trên khắp địa cầu; càng kỹ nghệ hóa, càng giảm thiểu vẻ đẹp, sự hài hòa và hòa bình; lầm lạc tin rằng “tiến bộ” lúc nào cũng gây phúc; vững tin rằng tất cả các vấn đề này đều có thể giải quyết bằng hết giải pháp kỹ trị (technocrat) này tới giải pháp kỹ trị khác, mà không chịu hiểu các hậu quả, và nhất là không kèm theo việc thay đổi thái độ.
Một cách căn để, Đức Phanxicô cho rằng con người nam nữ ngày nay càng ngày càng tha hóa đối với môi trường, đối với chính thân xác họ, một thân xác bị họ khai thác cùng một cách như họ khai thác thiên nhiên, với những hậu quả khủng khiếp. Bất kể sự thực của lý thuyết con người gây hâm nóng địa cầu có ra sao, các vấn đề sinh thái vĩ mô do tham vọng bá chủ kỹ trị của con người hiện đại tạo ra cũng đều vừa rõ rệt vừa hết sức đe dọa. Không ai chối cãi được, dù chúng thường bị người ta nhân danh tư lợi che dấu đi một cách đầy lựa lọc.
Nhưng Đức Phanxicô thì nhìn các vấn đề ấy như việc con người càng ngày càng ra xa lạ đối với môi sinh. Ngài cho rằng các vấn đề ấy không những quan trọng mà còn đang vang lên trong tâm tư con người thời nay. Bởi thế mà ngài lên tiếng.
Biến thiên nhiên thành dụng cụ
Laudato Si cho hay: ta đã và đang biến thiên nhiên thành dụng cụ, coi yếu tính của nó như một tùy thể (accident) đòi được kỹ trị khuất phục và tư lợi của ta thao túng. Việc dụng cụ hóa này có tính nền tảng ở điểm nó lên khuôn mọi điều ta làm, trong đó, có khuynh hướng gần như phổ quát càng ngày càng thô lỗ thao túng thiên nhiên ngõ hầu trốn chạy chính nỗi chán chường thất vọng của ta. Việc dụng cụ hóa này chuốc độc mọi sự, không những chỉ là môi sinh mà cả việc ta hiểu về mình nữa. Nó tác động lên chính việc ta sử dụng thân xác, nắm bắt ý nghĩa và mục đích của tính dục ta, các tương quan giới tính, và thái độ của ta với con cái, hôn nhân và đời sống gia đình.
Việc dụng cụ hóa thiên nhiên này khiến ta không những lạm dụng và vứt bỏ người nghèo và người bị bỏ rơi vì lòng ích kỷ của mình. Tệ hơn nữa, nó còn khiến ta lạm dụng và vứt bỏ chính chúng ta nữa.
Tin Mừng Tạo Thế
Sau khi phác thảo vấn đề sinh thái ở Chương Một, Đức Phanxicô trình bầy mục đích căn bản của ngài ở Chương Hai: “Tin Mừng Tạo Thế”. Ngài cho rằng dù vấn đề được mọi người quan tâm, nhưng Kitô Giáo có một điều đặc biệt để đề xuất trong cái hiểu của mình khi cho rằng thiên nhiên là một quà tặng tuyệt vời của Đấng Hóa Công hữu vị, và Đấng Hóa Công đã đặt con người trên quà tặng này để gìn giữ và phát triển nó cho các mục đích do chính Người truyền đạt. Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng chỉ khi nào nhìn mình trong tương quan với Thiên Chúa, ta mới bắt đầu hiểu được quà phúc thiên nhiên này, ý nghĩa của nó, lòng biết ơn nó gợi ra, các các giới hạn và cùng đích nó đặt ra đối với việc quản lý của ta.
Trong chương 3 và 4, Đức Phanxicô đề cập tới “Gốc Rễ Nhân Bản Của Cuộc Khủng Hoảng Sinh Thái” và giải thích về “Sinh Thái Toàn Bộ”. Như thế, các chương 2, 3 và 4 là trọng tâm của thông điệp. Ngài đưa ra các nguyên tắc căn bản trong cái hiểu của Công Giáo về Thiên Chúa, về thiên nhiên và về chúng ta; ngài mô tả mọi sự nối kết với nhau ra sao và giải thích điều này có nghĩa gì đối với các thái độ, mục tiêu và hành động của ta. Các chương này, vì thế, là một suy niệm Kitô Giáo sâu sắc và đầy gợi hứng về ý nghĩa của việc làm người trong một vũ trụ được quản trị bằng điều các vị tiền nhiệm của ngài gọi là “luật tặng phẩm” (law of gift).
Đức Phanxicô kết thúc với chương nói về “Đường hướng tiếp cận và hành động” (chương 5) và chương nữa nói về “Giáo dục và linh đạo sinh thái” (chương 6). Chương sau cùng này kết thúc với đoạn tuyệtt vời nói về sự hiện diện có tính bí tích của Thiên Chúa nơi tạo dựng của Người, nhất là trong Thánh Thể.
Trong suốt thông điệp của ngài, Đức Phanxicô chỉ có hai yêu cầu. Một là đối thoại nhân bản hữu hiệu, lý tưởng là tích nhập các nguyên tắc ngài đã đưa ra, nhằm dần dần biến đổi cách ta tương tác với thiên nhiên, với nhau và với chính mình. Liên quan tới việc xuống cấp của môi sinh, dĩ nhiên ngài hy vọng cuộc đối thoại này sẽ đem lại một hành động có phối hợp và hữu hiệu. Đối với Đức Phanxicô, đối thoại hữu hiệu, trước nhất và trên hết, phải kết hợp mọi phía liên hệ. Các giải pháp có thực chất không thể phát sinh từ những áp đặt một phía nhằm mang lợi lại cho kẻ giầu có và người quyền thế.
Thứ hai, để kích thích việc phục hồi các thói quen thích đáng trong việc hành động qua lại với thiên nhiên, ngài yêu cầu mỗi gia đình có thói quen đọc kinh tạ ơn trước và sau mỗi bữa ăn.
Tóm lại, Đức Phanxicô muốn dùng thông điệp này để kích thích người ta suy nghĩ sâu xa và đổi mới trái tim họ, trái tim Kitô hữu, một trái tim “biết tiếp cận sự sống với một chú tâm thanh thản, một trái tim có khả năng hiện diện trọn vẹn với một ai đó mà không hề nghĩ điều gì sẽ xẩy ra sau đó, một trái tim biết chấp nhận mỗi phút giây như một ơn phúc Chúa ban để sống cho trọn vẹn…
“Một biểu thức nói lên thái độ này là khi ta dừng lại và tạ ơn Thiên Chúa trước và sau các bữa ăn. Tôi yêu cầu mọi tín hữu trờ về với thói quen tốt đẹp và đầy ý nghĩa này. Giây phút tạ ơn, dù vắn vỏi bao nhiêu, nhắc ta nhớ tới việc ta tùy thuộc Thiên Chúa mới có sự sống; nó tăng cường cảm thức biết ơn của ta đối với quà phúc tạo thế; nó nhìn nhận tất cả những ai, qua lao công của họ, đã cung cấp cho ta những thiện ích này; và nó tái khẳng định tình liên đới của ta với tất cả những ai đang hết sức thiếu thốn” (các số 226-227).
Laudato Si, xét trong căn bản, không phải là một chủ đề để tranh luận. Điểm chính của nó là một lời tạ ơn đơn sơ mà sâu sắc.