Từ ngày 17 đến 20 Tháng 6, Đức Thượng Phụ Moran Mor Ignatius Aphrem Đệ Nhị II, là Thượng Phụ Chính Thống Syria thành Antiôkia và toàn Đông Phương, sẽ có mặt tại Rôma để gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Thượng Phụ Aphrem Đệ Nhị được bầu là Đức Thượng Phụ Chính Thống Syria thành Antiôkia vào năm 2014.
Giáo Hội Chính Thống Syria là cộng đồng Kitô giáo đầu tiên được thành lập ở Antiôkia. Cả hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô đều đã từng cư trú tại Antiôkia. Chính là từ Antiôkia mà các nhà truyền giáo đầu tiên đã ra đi truyền giáo cho châu Á và châu Âu. Giáo Hội Chính Thống Syria đã được hình thành sau cuộc ly giáo sau Công Đồng Chalcedon vào năm 451.
Giáo Hội Chính Thống Syria có một cấu trúc thượng phụ: Các Giám Mục cai quản các cộng đồng Chính Thống Syria ở Syria, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Li Băng và Israel; và tại các cộng đoàn di cư tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand cùng lãnh đạo với Đức Thượng Phụ thành Antiôkia và toàn Đông Phương. Cộng đồng Chính Thống Syria lớn nhất là ở Ấn Độ và được gọi là Giáo Hội Chính Thống Syria Malankara. Tổng Giám Mục Trưởng (Catholicos) của Giáo Hội Chính Thống Syria Malankara hiện nay là Thượng Phụ Mor Baselios Thomas Đệ Nhất. Ngài cũng tham dự trong đoàn đại biểu đến thăm Rôma.
Theo dòng lịch sử, Giáo Hội tử đạo này thường xuyên bị bách hại, và thậm chí còn nghiêm trọng hơn nhiều trong thời gian gần đây, như được minh chứng qua những sự kiện bi thảm tại Syria và Iraq. Đức Tổng Giám Mục Giáo Hội Chính Thống Syria thành Aleppo là Mar Gregorius Yohanna Ibrahim, cùng với Đức Giám Mục Paul Yazigi, của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp tại Aleppo, đã bị bắt cóc cách đây hai năm, vào ngày 22 tháng Tư năm 2013, trong vùng ngoại ô của Aleppo. Đến nay, hai vị vẫn biệt vô âm tín. Trước đó, Giáo Hội Chính Thống Syria đã trải qua một chương bi thảm khi một nửa triệu người Syria thiệt mạng vào cuối chiến tranh thế giới thứ nhất; diễn ra tại cùng một thời gian xảy ra vụ diệt chủng người Armenia.
Trong số các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, Giáo Hội Chính Thống Syria rất gần gũi với Giáo Hội Công Giáo. Tuyên bố chung được ký bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Mar Zakka Đệ Nhất tại Rôma vào ngày 23 tháng Sáu năm 1984 ghi nhận rằng hai bên tuyên xưng cùng một đức tin vào Chúa Kitô và cho rằng những khác biệt trong thuật ngữ Kitô chỉ là do những dị biệt về văn hóa. Tháng Mười Một năm 1993, Ủy ban thần học phối hợp của Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Syria Malankara đã đạt được một thỏa thuận về những cuộc hôn nhân giữa một người Công Giáo và một người Chính Thống Giáo Syria, được gọi là “Thoả thuận Kerala.” Thỏa thuận này đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Mar Zakka Đệ Nhất chuẩn y hôm 25 tháng Năm năm 1994, và được đi kèm với một loạt các hướng dẫn mục vụ.
Đức Thượng Phụ Moran Mor Ignatius Aphrem sẽ gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày thứ Sáu 19 tháng Sáu trong một buổi cầu nguyện chung. Sau đó, ngài cũng sẽ có một cuộc họp tại Hội đồng Giáo hoàng về Cổ Vũ Đại Kết Kitô Giáo, và sẽ viếng thăm ngôi mộ của Thánh Phêrô.
Giáo Hội Chính Thống Syria là cộng đồng Kitô giáo đầu tiên được thành lập ở Antiôkia. Cả hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô đều đã từng cư trú tại Antiôkia. Chính là từ Antiôkia mà các nhà truyền giáo đầu tiên đã ra đi truyền giáo cho châu Á và châu Âu. Giáo Hội Chính Thống Syria đã được hình thành sau cuộc ly giáo sau Công Đồng Chalcedon vào năm 451.
Giáo Hội Chính Thống Syria có một cấu trúc thượng phụ: Các Giám Mục cai quản các cộng đồng Chính Thống Syria ở Syria, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Li Băng và Israel; và tại các cộng đoàn di cư tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand cùng lãnh đạo với Đức Thượng Phụ thành Antiôkia và toàn Đông Phương. Cộng đồng Chính Thống Syria lớn nhất là ở Ấn Độ và được gọi là Giáo Hội Chính Thống Syria Malankara. Tổng Giám Mục Trưởng (Catholicos) của Giáo Hội Chính Thống Syria Malankara hiện nay là Thượng Phụ Mor Baselios Thomas Đệ Nhất. Ngài cũng tham dự trong đoàn đại biểu đến thăm Rôma.
Theo dòng lịch sử, Giáo Hội tử đạo này thường xuyên bị bách hại, và thậm chí còn nghiêm trọng hơn nhiều trong thời gian gần đây, như được minh chứng qua những sự kiện bi thảm tại Syria và Iraq. Đức Tổng Giám Mục Giáo Hội Chính Thống Syria thành Aleppo là Mar Gregorius Yohanna Ibrahim, cùng với Đức Giám Mục Paul Yazigi, của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp tại Aleppo, đã bị bắt cóc cách đây hai năm, vào ngày 22 tháng Tư năm 2013, trong vùng ngoại ô của Aleppo. Đến nay, hai vị vẫn biệt vô âm tín. Trước đó, Giáo Hội Chính Thống Syria đã trải qua một chương bi thảm khi một nửa triệu người Syria thiệt mạng vào cuối chiến tranh thế giới thứ nhất; diễn ra tại cùng một thời gian xảy ra vụ diệt chủng người Armenia.
Trong số các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, Giáo Hội Chính Thống Syria rất gần gũi với Giáo Hội Công Giáo. Tuyên bố chung được ký bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Mar Zakka Đệ Nhất tại Rôma vào ngày 23 tháng Sáu năm 1984 ghi nhận rằng hai bên tuyên xưng cùng một đức tin vào Chúa Kitô và cho rằng những khác biệt trong thuật ngữ Kitô chỉ là do những dị biệt về văn hóa. Tháng Mười Một năm 1993, Ủy ban thần học phối hợp của Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Syria Malankara đã đạt được một thỏa thuận về những cuộc hôn nhân giữa một người Công Giáo và một người Chính Thống Giáo Syria, được gọi là “Thoả thuận Kerala.” Thỏa thuận này đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Mar Zakka Đệ Nhất chuẩn y hôm 25 tháng Năm năm 1994, và được đi kèm với một loạt các hướng dẫn mục vụ.
Đức Thượng Phụ Moran Mor Ignatius Aphrem sẽ gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày thứ Sáu 19 tháng Sáu trong một buổi cầu nguyện chung. Sau đó, ngài cũng sẽ có một cuộc họp tại Hội đồng Giáo hoàng về Cổ Vũ Đại Kết Kitô Giáo, và sẽ viếng thăm ngôi mộ của Thánh Phêrô.