Theo tin Reuters, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ kêu gọi hòa giải lâu dài khi ngài tới thăm Bosnia, một nước vẫn còn chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo sau 20 năm chấm dứt nội chiến.
Với cuộc thăm viếng Sarajevo chỉ một ngày, Đức Giáo Hoàng muốn giúp một tay đẩy mạnh các cố gắng của Liên Hiệp Âu Châu nhằm đem thay đổi lại cho một đất nước vẫn còn nhiều thương tích của cuộc chiến tranh từng lấy đi 100,000 sinh mệnh sau khi tách khỏi Yugoslavia.
Tháng Tư năm 1997, khi thăm viếng thành phố Sarajevo tan hoang và đầy tuyết lạnh, chỉ non hai năm sau khi chấm dứt chiến tranh, vị giáo hoàng hồi ấy là Đức Gioan Phaolô II đã khẩn khoản xin họ hãy “can đảm tha thứ” và hòa giải.
Nhưng 18 năm sau, Bosnia vẫn còn chia rẽ về chính trị dựa trên yếu tố sắc tộc và vẫn còn lẽo đẽo theo sau các nước thuộc Yugoslavia cũ trên đường hội nhập với Tây Âu.
Cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ diễn ra vài ngày sau khi Liên Hiệp Âu Châu cho thi hành hiệp ước thân hữu gần gũi hơn với Bosnia, bước đầu tiên hướng tới việc tiếp nhận nước này vào tổ chức của mình và là cố gắng nhằm giải quyết nạn nghèo đói và thối nát vốn là nguyên nhân của những bất ổn hồi tháng Hai năm 2014.
Fikret Novalic, thủ tướng của Liên Bang Bosniak-Croat, một trong hai thực thể trong vùng, cùng với Cộng Hòa Serb, lập thành xứ sở này, cho hay cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng cộng với cố gắng của Liên Hiệp Âu Châu “có thể là thành phần của hành động phối hợp có tính quốc tế này đối với Bosnia”.
Về thỏa hiệp của Liên Hiệp Âu Châu, có hiệu lực từ ngày 1 tháng Sáu, nhằm tháo khoán các ngân khoản để đổi lại các cải tổ chính trị và kinh tế, Novalic cho rằng “Bosnia một lần nữa lại đang nổi bật… và chúng tôi hiểu đây là cơ hội cho chúng tôi dự phần vào thế giới hiện đại".
Hàng chục ngàn người sẽ tham dự Thánh Lễ ngoài trời do Đức Phanxicô cử hành tại Vận Động Trường Kosevo. Một thợ khắc gỗ người Bosnia và là một tín hữu Hồi Giáo ngoan đạo đã thực hiện chiếc ghế ngồi cho Đức Giáo Hoàng và từ chối không lấy tiền công do một giáo xứ quyên góp để trả cho ông.
Trong một cuộc gặp gỡ liên tôn, Đức Giáo Hoàng sẽ nhấn mạnh tới vai trò của các tín ngưỡng khác nhau trong việc khắc phục chia rẽ.
Theo Reuters, người Công Giáo mà phần lớn là người Croat, chiếm khoảng 15 phần trăm dân số 3.8 triệu người của Bosnia. Người Croat chia sẻ quyền lực với người Hồi Giáo Bosnia trong Liên Bang Bosnia, được tạo lập cùng với Cộng Hòa Serb, dưới thỏa hiệp Dayton do Mỹ môi giới, một thỏa hiệp phân chia việc cai trị theo một hệ thống kềnh càng dựa trên chỉ tiêu sắc tộc vốn chịu ảnh hưởng của chính sách duy quốc gia.
Tuy nhiên, các lời kêu gọi hoà giải và sáng kiến của Liên Hiệp Âu Châu đang gặp trở ngại do nhiều đe dọa từ phía Cộng Hòa Serb muốn ly khai. Các đe doạ này đang được các hành động của Nga tại các nước thuộc Xô Viết cũ khuyến khích và có nhiều dấu chỉ cho thấy Điện Cẩm Linh đang dòm ngó khu vực Balkan.
Một số người Công Giáo Croat cũng cho thấy họ muốn có thực thể riêng của họ giống người Serb theo Chính Thống Giáo vậy.
Nhưng, trong một thông điệp Video, Đức Phanxicô kêu gọi người Công Giáo “đứng bên cạnh các đồng công dân của anh chị em như những chứng nhân đức tin và tình yêu Thiên Chúa và làm việc cho một xã hội đang tiến bước hướng tới hoà bình trong tình bằng hữu và hợp tác hỗ tương”.
Theo Reuters, Ivo Markovic, một tu sĩ Dòng Phanxicô và là một giáo sư thần học cho hay ngài sợ không ai lưu ý tới thông điệp của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói: “các chính khách của chúng tôi không hề có khả năng lắng nghe và hiểu Đức GH Phanxicô; họ chỉ có thể lạm dụng đức tin và Thiên Chúa theo cách mà họ vẫn làm ngay từ đầu”.
Dino Abazovic, một giảng sư về xã hội học tôn giáo tại Đại Học Sarajevo nói với Reuters rằng “Đã đến lúc họ đưa ra các quyết định đúng đắn bất kể cuộc viếng thăm của một nhân vật quan trọng như thế này, nếu không, đây lại chỉ là một cuộc viếng thăm theo nghi lễ nữa, sẽ bị lãng quên mà thôi… và bị cất vào kho lịch sử”.
Dân số Công Giáo chỉ còn một nửa
Theo đài Phát Thanh Vatican, một ngày trước cuộc tông du Sarajevo của Đức Phanxicô, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức HY Parolin, cho biết hậu quả của chiến tranh Bosnia khá nặng nề. Cụ thể: dân số Công Giáo, đầu thập niên 1990, là 800,000 nay chỉ còn một nửa.
Ở một số giáo xứ, chỉ còn lại một ít gia đình, và phần lớn các tín hữu đều trọng tuổi cả. Ngài cũng cho hay vì nạn thất nghiệp cao và thiếu cơ hội, nên nhiều người trẻ tiếp tục di cư; hiện tượng này gia trọng với việc giảm dân số nói chung, ảnh hưởng cả tới cộng đồng Công Giáo vốn đang nhỏ dần.
Đức Hồng Y Parolin cũng đề cập tới “tính phức tạp của hệ thống chính trị của xứ này” trong đó, quyền lực được chia sẻ giữa đại diện của nhiều nguồn gốc sắc tộc khác nhau: Bosnia, Serb và Croat.
Trên bình diện hành chánh, các đại diện duy trì sinh hoạt cho Liên Bang Bosnia, Cộng Hòa Serb và Quận Brčko. Chức tổng thống của xứ sở thì luân phiên giữa ba cộng đồng, cứ mỗi 8 tháng. Hiện nay chức vụ này do người Serb đảm nhiệm. Cả ba nhà lãnh đạo sẽ cùng gặp gỡ Đức Phanxicô vào buổi sáng Thứ Bẩy này.
Đức HY Parolin nhấn mạnh rằng sự phức tạp của hệ thống này có nghĩa; điều cần là phải đạt cho bằng được sự bình đẳng ở mọi bình diện: chính trị, văn hóa và xã hội,cho mọi công dân, trong khi phải thừa nhận các căn tính đặc thù của họ, bất kể con số. Điều này, theo ngài, là một điều kiện có lợi cho hòa bình, và đồng thời, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, nó sẽ nâng đỡ khát vọng tự nhiên của cả nước là được hội nhập vào Liên Hiệp Âu Châu.
Ngài cho hay: với chiều hướng này, “nó có thể là điển hình cho nhiều tình huống vẫn tiếp tục hiện hữu trên thế giới, nơi tính đa dạng không được tiếp hợp và chấp nhận, trở thành lý do tranh chấp và đối nghịch, thay vì cùng thịnh trị”.
Đức HY hy vọng rằng chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng “không những sẽ góp phần vào ích chung và cải thiện tình thế của xứ sở, mà còn là lời mời gọi gửi tới mọi người và mọi quốc gia để họ tìm lại được các lý lẽ cho hòa bình, hòa giải và tiến bộ, bất kể đó là lý lẽ nhân bản, thiêng liêng hay vật chất”.
Quan tâm tới những người ở bên lề
Susy Hodges của Đài Phát Thanh Vatican thưa chuyện với Đức Ông Marto Zovkic, một linh mục Công Giáo thuộc tổng giáo phận Sarajevo, để biết phản ứng của người Bosnia đối với chuyến viếng thăm vào ngày mai của Đức Phanxicô.
Đức Ông Zovkic cho rằng Đức GH Phanxicô rất “nổi tiếng tại xứ sở hỗn hợp về sắc tộc và tôn giáo này” vì ngài hay quan tâm tới “những người ở bên lề và những người gặp nan đề về xã hội”. Đức Ông cho rằng cuộc viếng thăm này được mọi người dân Bosnia hoan nghinh bất kể thống thuộc tôn giáo và sắc tộc nào.
Được hỏi về tình hình hoà giải sau nhiều kinh hoàng của nạn “thanh toán sắc tộc”, Đức Ông cho hay: dù Bosnia đang sống trong hòa bình và người dân thuộc các nhóm sắc tộc khác nhau không còn “bắn nhau nữa”, nhưng theo Đức Ông, họ vẫn “chưa đạt được sự hoà giải trọn vẹn”. Lý do đơn giản: người ta thường chỉ biết đổ lỗi, chứ không chịu thừa nhận phần lỗi của mình.
Với cuộc thăm viếng Sarajevo chỉ một ngày, Đức Giáo Hoàng muốn giúp một tay đẩy mạnh các cố gắng của Liên Hiệp Âu Châu nhằm đem thay đổi lại cho một đất nước vẫn còn nhiều thương tích của cuộc chiến tranh từng lấy đi 100,000 sinh mệnh sau khi tách khỏi Yugoslavia.
Tháng Tư năm 1997, khi thăm viếng thành phố Sarajevo tan hoang và đầy tuyết lạnh, chỉ non hai năm sau khi chấm dứt chiến tranh, vị giáo hoàng hồi ấy là Đức Gioan Phaolô II đã khẩn khoản xin họ hãy “can đảm tha thứ” và hòa giải.
Nhưng 18 năm sau, Bosnia vẫn còn chia rẽ về chính trị dựa trên yếu tố sắc tộc và vẫn còn lẽo đẽo theo sau các nước thuộc Yugoslavia cũ trên đường hội nhập với Tây Âu.
Cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ diễn ra vài ngày sau khi Liên Hiệp Âu Châu cho thi hành hiệp ước thân hữu gần gũi hơn với Bosnia, bước đầu tiên hướng tới việc tiếp nhận nước này vào tổ chức của mình và là cố gắng nhằm giải quyết nạn nghèo đói và thối nát vốn là nguyên nhân của những bất ổn hồi tháng Hai năm 2014.
Fikret Novalic, thủ tướng của Liên Bang Bosniak-Croat, một trong hai thực thể trong vùng, cùng với Cộng Hòa Serb, lập thành xứ sở này, cho hay cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng cộng với cố gắng của Liên Hiệp Âu Châu “có thể là thành phần của hành động phối hợp có tính quốc tế này đối với Bosnia”.
Về thỏa hiệp của Liên Hiệp Âu Châu, có hiệu lực từ ngày 1 tháng Sáu, nhằm tháo khoán các ngân khoản để đổi lại các cải tổ chính trị và kinh tế, Novalic cho rằng “Bosnia một lần nữa lại đang nổi bật… và chúng tôi hiểu đây là cơ hội cho chúng tôi dự phần vào thế giới hiện đại".
Hàng chục ngàn người sẽ tham dự Thánh Lễ ngoài trời do Đức Phanxicô cử hành tại Vận Động Trường Kosevo. Một thợ khắc gỗ người Bosnia và là một tín hữu Hồi Giáo ngoan đạo đã thực hiện chiếc ghế ngồi cho Đức Giáo Hoàng và từ chối không lấy tiền công do một giáo xứ quyên góp để trả cho ông.
Trong một cuộc gặp gỡ liên tôn, Đức Giáo Hoàng sẽ nhấn mạnh tới vai trò của các tín ngưỡng khác nhau trong việc khắc phục chia rẽ.
Theo Reuters, người Công Giáo mà phần lớn là người Croat, chiếm khoảng 15 phần trăm dân số 3.8 triệu người của Bosnia. Người Croat chia sẻ quyền lực với người Hồi Giáo Bosnia trong Liên Bang Bosnia, được tạo lập cùng với Cộng Hòa Serb, dưới thỏa hiệp Dayton do Mỹ môi giới, một thỏa hiệp phân chia việc cai trị theo một hệ thống kềnh càng dựa trên chỉ tiêu sắc tộc vốn chịu ảnh hưởng của chính sách duy quốc gia.
Tuy nhiên, các lời kêu gọi hoà giải và sáng kiến của Liên Hiệp Âu Châu đang gặp trở ngại do nhiều đe dọa từ phía Cộng Hòa Serb muốn ly khai. Các đe doạ này đang được các hành động của Nga tại các nước thuộc Xô Viết cũ khuyến khích và có nhiều dấu chỉ cho thấy Điện Cẩm Linh đang dòm ngó khu vực Balkan.
Một số người Công Giáo Croat cũng cho thấy họ muốn có thực thể riêng của họ giống người Serb theo Chính Thống Giáo vậy.
Nhưng, trong một thông điệp Video, Đức Phanxicô kêu gọi người Công Giáo “đứng bên cạnh các đồng công dân của anh chị em như những chứng nhân đức tin và tình yêu Thiên Chúa và làm việc cho một xã hội đang tiến bước hướng tới hoà bình trong tình bằng hữu và hợp tác hỗ tương”.
Theo Reuters, Ivo Markovic, một tu sĩ Dòng Phanxicô và là một giáo sư thần học cho hay ngài sợ không ai lưu ý tới thông điệp của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói: “các chính khách của chúng tôi không hề có khả năng lắng nghe và hiểu Đức GH Phanxicô; họ chỉ có thể lạm dụng đức tin và Thiên Chúa theo cách mà họ vẫn làm ngay từ đầu”.
Dino Abazovic, một giảng sư về xã hội học tôn giáo tại Đại Học Sarajevo nói với Reuters rằng “Đã đến lúc họ đưa ra các quyết định đúng đắn bất kể cuộc viếng thăm của một nhân vật quan trọng như thế này, nếu không, đây lại chỉ là một cuộc viếng thăm theo nghi lễ nữa, sẽ bị lãng quên mà thôi… và bị cất vào kho lịch sử”.
Dân số Công Giáo chỉ còn một nửa
Theo đài Phát Thanh Vatican, một ngày trước cuộc tông du Sarajevo của Đức Phanxicô, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức HY Parolin, cho biết hậu quả của chiến tranh Bosnia khá nặng nề. Cụ thể: dân số Công Giáo, đầu thập niên 1990, là 800,000 nay chỉ còn một nửa.
Ở một số giáo xứ, chỉ còn lại một ít gia đình, và phần lớn các tín hữu đều trọng tuổi cả. Ngài cũng cho hay vì nạn thất nghiệp cao và thiếu cơ hội, nên nhiều người trẻ tiếp tục di cư; hiện tượng này gia trọng với việc giảm dân số nói chung, ảnh hưởng cả tới cộng đồng Công Giáo vốn đang nhỏ dần.
Đức Hồng Y Parolin cũng đề cập tới “tính phức tạp của hệ thống chính trị của xứ này” trong đó, quyền lực được chia sẻ giữa đại diện của nhiều nguồn gốc sắc tộc khác nhau: Bosnia, Serb và Croat.
Trên bình diện hành chánh, các đại diện duy trì sinh hoạt cho Liên Bang Bosnia, Cộng Hòa Serb và Quận Brčko. Chức tổng thống của xứ sở thì luân phiên giữa ba cộng đồng, cứ mỗi 8 tháng. Hiện nay chức vụ này do người Serb đảm nhiệm. Cả ba nhà lãnh đạo sẽ cùng gặp gỡ Đức Phanxicô vào buổi sáng Thứ Bẩy này.
Đức HY Parolin nhấn mạnh rằng sự phức tạp của hệ thống này có nghĩa; điều cần là phải đạt cho bằng được sự bình đẳng ở mọi bình diện: chính trị, văn hóa và xã hội,cho mọi công dân, trong khi phải thừa nhận các căn tính đặc thù của họ, bất kể con số. Điều này, theo ngài, là một điều kiện có lợi cho hòa bình, và đồng thời, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, nó sẽ nâng đỡ khát vọng tự nhiên của cả nước là được hội nhập vào Liên Hiệp Âu Châu.
Ngài cho hay: với chiều hướng này, “nó có thể là điển hình cho nhiều tình huống vẫn tiếp tục hiện hữu trên thế giới, nơi tính đa dạng không được tiếp hợp và chấp nhận, trở thành lý do tranh chấp và đối nghịch, thay vì cùng thịnh trị”.
Đức HY hy vọng rằng chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng “không những sẽ góp phần vào ích chung và cải thiện tình thế của xứ sở, mà còn là lời mời gọi gửi tới mọi người và mọi quốc gia để họ tìm lại được các lý lẽ cho hòa bình, hòa giải và tiến bộ, bất kể đó là lý lẽ nhân bản, thiêng liêng hay vật chất”.
Quan tâm tới những người ở bên lề
Susy Hodges của Đài Phát Thanh Vatican thưa chuyện với Đức Ông Marto Zovkic, một linh mục Công Giáo thuộc tổng giáo phận Sarajevo, để biết phản ứng của người Bosnia đối với chuyến viếng thăm vào ngày mai của Đức Phanxicô.
Đức Ông Zovkic cho rằng Đức GH Phanxicô rất “nổi tiếng tại xứ sở hỗn hợp về sắc tộc và tôn giáo này” vì ngài hay quan tâm tới “những người ở bên lề và những người gặp nan đề về xã hội”. Đức Ông cho rằng cuộc viếng thăm này được mọi người dân Bosnia hoan nghinh bất kể thống thuộc tôn giáo và sắc tộc nào.
Được hỏi về tình hình hoà giải sau nhiều kinh hoàng của nạn “thanh toán sắc tộc”, Đức Ông cho hay: dù Bosnia đang sống trong hòa bình và người dân thuộc các nhóm sắc tộc khác nhau không còn “bắn nhau nữa”, nhưng theo Đức Ông, họ vẫn “chưa đạt được sự hoà giải trọn vẹn”. Lý do đơn giản: người ta thường chỉ biết đổ lỗi, chứ không chịu thừa nhận phần lỗi của mình.