Anh em nhà Castro vốn là người Công Giáo, nhưng đã bỏ đạo. Một cựu sinh viên Giáo Hoàng Học Viện Piô X ở Đà Lạt “ngày xưa” vừa chia sẻ với anh em một câu chuyện “cũng xưa” liên quan tới anh em Nhà này.
Một trong các cựu giáo sư của Học Viện trên là Cha Enrique San Pedro, Dòng Tên, sinh tại Havana, Cuba năm 1924, trước Fidel Castro 2 năm. Nhưng thiếu thời, cùng học một lớp với Fidel tại một ngôi trường của Dòng Tên. Cha chịu chức linh mục năm 1957, lúc Fidel đang say mê mở cuộc chiến tranh du kích (1956-1959) và ngày 16 tháng Hai, năm 1959, là thủ tướng chính phủ lâm thời xã hội chủ nghĩa Cuba. Sau khi Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, Cha Pedro cùng các nhà truyền giáo Dòng Tên đều bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Rời đất nước mà ngài từng nhận là quê hương thứ hai trên, Cha qua Hoa Kỳ và định cư tại Florida, dạy học ở đó cũng như làm giáo sư thỉnh giảng tại hai chủng viện miền và của Dòng Tên. “Máu” truyền giáo lại đưa đẩy ngài qua Fiji trong các năm 1978-1980. Đến năm 1986, ngài được bổ nhiệm là giám mục phụ tá của Tổng Giáo Phận Galveston-Houston. Đến ngày 13 tháng 8, năm 1991, ngài được cử làm giám mục phó của giáo phận Brownsville, Texas; và ngày 30 tháng 11, năm đó, ngài kế nhiệm làm giám mục thứ tư của giáo phận Brownsville. Rất tiếc là ngày 17 tháng 7, năm 1994, ngài qua đời.
Người cựu sinh viên của Học Viện kể lại: lúc ngài còn là giám mục phụ tá của Houston, ngài có tâm sự: Fidel Castro đã nhiều lần theo đuổi em gái của ngài mà không thành công. Nếu cuộc theo đuổi ấy mà thành công, thì bản đồ chính trị của Cuba đã khác xa rồi.
Nhưng cách Thiên Chúa hành động kể là khôn lường. Người em của Fidel, là Raul vừa tới thăm Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican.
Theo tin Đài BBC, Raul Castro hết lời ca tụng Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì đã làm trung gian trong việc phục hồi các liên hệ giữa Cuba và Hoa Kỳ, được công bố hồi tháng 12 vừa qua.
Lúc kết thúc cuộc hội kiến tại Vatican, Raul Castro nói rằng ông cám ơn Đức Giáo Hoàng vì sự đóng góp của ngài trong việc xích lại gần nhau có tính lịch sử nói trên.
Các cuộc thương thuyết mật để kết thúc hơn 5 thập niên thù nghịch đã được diễn tiến bên trong Vatican.
Đức Phanxicô sẽ thăm Cuba vào tháng Chín này, trên đường đi Hoa Kỳ. Ông Castro cho hay: “Tôi rất sung sướng. Tôi tới đây để cám ơn ngài về những gì ngài đã làm để bắt đầu giải quyết các nan đề của Hoa Kỳ và của Cuba”.
Nhà lãnh tụ Cộng Sản này dừng chân tại Vatican sau khi tham dự Ngày Chiến Thắng Thế Chiến II tại Mạc Tư Khoa.
Sau cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng, ông Castro nói rằng ông có ấn tượng sâu sắc về cuộc hội kiến ở Vatican đến nỗi ông có thể sẽ trở lại với niềm tin mà trong đó ông đã được sinh ra.
Ông ca ngợi sự khôn ngoan của Đức Giáo Hoàng và nói thêm rằng “Tôi sẽ cầu nguyện trở lại và quay về với Giáo Hội nếu Đức Giáo Hoàng tiếp tục đường lối này”.
Một điều cũng đáng lưu ý là Tòa Thánh duy trì liên hệ ngoại giao với Cuba từ cuộc cách mạng năm 1959 đến nay.
Theo phân tích của Đài BBC, cho là Castro “nói đùa” như trên đi chăng nữa, lời nói của ông cho thấy liên hệ giữa Cuba và Vatican đã tiến xa biết bao. Phần lớn nhờ Đức Phanxicô. Trước nhất là việc ngài làm dịu các căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Cuba 18 tháng trước đây, và gần đây quyết định thăm Cuba trước khi vào thăm Hoa Kỳ vào tháng Chín sắp tới.
Dù thế, tờ nhật báo Granma của nhà nước Cuba đã cắt bỏ các nhận định của Ông Castro nói về khả năng ông có thể trở về với Giáo Hội. Điều này đủ cho thấy căng thẳng vẫn còn đó.
Tuy nhiên, ai cũng phải nhận cảm tình ông Castro dành cho Đức Phanxicô là điều chân thực. Sau 50 phút yết kiến riêng, ông nói với các ký giả: “Đức Giáo Hoàng là một tu sĩ Dòng Tên, còn tôi, xét theo một phương diện nào đó, tôi cũng là người Dòng Tên, vì tôi từng học tại các trường Dòng Tên”. Về câu nói: ông có thể trở về với Giáo Hội, ông xác nhận “tôi muốn nói thật điều tôi đã nói”.
Một trong các cựu giáo sư của Học Viện trên là Cha Enrique San Pedro, Dòng Tên, sinh tại Havana, Cuba năm 1924, trước Fidel Castro 2 năm. Nhưng thiếu thời, cùng học một lớp với Fidel tại một ngôi trường của Dòng Tên. Cha chịu chức linh mục năm 1957, lúc Fidel đang say mê mở cuộc chiến tranh du kích (1956-1959) và ngày 16 tháng Hai, năm 1959, là thủ tướng chính phủ lâm thời xã hội chủ nghĩa Cuba. Sau khi Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, Cha Pedro cùng các nhà truyền giáo Dòng Tên đều bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Rời đất nước mà ngài từng nhận là quê hương thứ hai trên, Cha qua Hoa Kỳ và định cư tại Florida, dạy học ở đó cũng như làm giáo sư thỉnh giảng tại hai chủng viện miền và của Dòng Tên. “Máu” truyền giáo lại đưa đẩy ngài qua Fiji trong các năm 1978-1980. Đến năm 1986, ngài được bổ nhiệm là giám mục phụ tá của Tổng Giáo Phận Galveston-Houston. Đến ngày 13 tháng 8, năm 1991, ngài được cử làm giám mục phó của giáo phận Brownsville, Texas; và ngày 30 tháng 11, năm đó, ngài kế nhiệm làm giám mục thứ tư của giáo phận Brownsville. Rất tiếc là ngày 17 tháng 7, năm 1994, ngài qua đời.
Người cựu sinh viên của Học Viện kể lại: lúc ngài còn là giám mục phụ tá của Houston, ngài có tâm sự: Fidel Castro đã nhiều lần theo đuổi em gái của ngài mà không thành công. Nếu cuộc theo đuổi ấy mà thành công, thì bản đồ chính trị của Cuba đã khác xa rồi.
Nhưng cách Thiên Chúa hành động kể là khôn lường. Người em của Fidel, là Raul vừa tới thăm Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican.
Theo tin Đài BBC, Raul Castro hết lời ca tụng Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì đã làm trung gian trong việc phục hồi các liên hệ giữa Cuba và Hoa Kỳ, được công bố hồi tháng 12 vừa qua.
Lúc kết thúc cuộc hội kiến tại Vatican, Raul Castro nói rằng ông cám ơn Đức Giáo Hoàng vì sự đóng góp của ngài trong việc xích lại gần nhau có tính lịch sử nói trên.
Các cuộc thương thuyết mật để kết thúc hơn 5 thập niên thù nghịch đã được diễn tiến bên trong Vatican.
Đức Phanxicô sẽ thăm Cuba vào tháng Chín này, trên đường đi Hoa Kỳ. Ông Castro cho hay: “Tôi rất sung sướng. Tôi tới đây để cám ơn ngài về những gì ngài đã làm để bắt đầu giải quyết các nan đề của Hoa Kỳ và của Cuba”.
Nhà lãnh tụ Cộng Sản này dừng chân tại Vatican sau khi tham dự Ngày Chiến Thắng Thế Chiến II tại Mạc Tư Khoa.
Sau cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng, ông Castro nói rằng ông có ấn tượng sâu sắc về cuộc hội kiến ở Vatican đến nỗi ông có thể sẽ trở lại với niềm tin mà trong đó ông đã được sinh ra.
Ông ca ngợi sự khôn ngoan của Đức Giáo Hoàng và nói thêm rằng “Tôi sẽ cầu nguyện trở lại và quay về với Giáo Hội nếu Đức Giáo Hoàng tiếp tục đường lối này”.
Một điều cũng đáng lưu ý là Tòa Thánh duy trì liên hệ ngoại giao với Cuba từ cuộc cách mạng năm 1959 đến nay.
Theo phân tích của Đài BBC, cho là Castro “nói đùa” như trên đi chăng nữa, lời nói của ông cho thấy liên hệ giữa Cuba và Vatican đã tiến xa biết bao. Phần lớn nhờ Đức Phanxicô. Trước nhất là việc ngài làm dịu các căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Cuba 18 tháng trước đây, và gần đây quyết định thăm Cuba trước khi vào thăm Hoa Kỳ vào tháng Chín sắp tới.
Dù thế, tờ nhật báo Granma của nhà nước Cuba đã cắt bỏ các nhận định của Ông Castro nói về khả năng ông có thể trở về với Giáo Hội. Điều này đủ cho thấy căng thẳng vẫn còn đó.
Tuy nhiên, ai cũng phải nhận cảm tình ông Castro dành cho Đức Phanxicô là điều chân thực. Sau 50 phút yết kiến riêng, ông nói với các ký giả: “Đức Giáo Hoàng là một tu sĩ Dòng Tên, còn tôi, xét theo một phương diện nào đó, tôi cũng là người Dòng Tên, vì tôi từng học tại các trường Dòng Tên”. Về câu nói: ông có thể trở về với Giáo Hội, ông xác nhận “tôi muốn nói thật điều tôi đã nói”.