So sánh khác biệt
Đám đông nghe Đức Kitô giảng giải và họ xì xào, bàn tán với nhau. Ngài là ai mà 'Giáo lí thì mới mẻ và người dạy lại có quyền' c.27. Người ta không thể so sánh nếu không biết. Như thế đám đông so sánh với lời giảng của ai? Thưa đó chính là giáo huấn của các Kinh Sư. Các vị này thường dựa vào luật lệ và truyền thống để buộc tín hữu giữ luật hết sức nghiêm ngặt. Đức Kitô vạch ra sai lầm của họ khi họ đặt truyền thống trên Lời Chúa:
Các ông lấy truyền thống đã truyền lại cho nhau mà huỷ bỏ lời của Thiên Chúa Mk 7,13
Các Kinh Sư và Luật Sĩ còn buộc người ta nhiều luật lệ khắt khe. Đức Kitô mô tả họ là những kẻ giả hình vì họ chất những ánh nặng trên vai người ta còn chính họ lại sống ngoài luật lệ, không tuân giữ lề luật Mt 23.
Giáo huấn của thánh Gioan Tiền Hô đưa ra đã mới và giáo huấn của Đức Kitô còn mới hơn. Gioan Tiền Hô kêu gọi thống hối và lời kêu gọi của Gioan kèm theo đe doạ và hình phạt; trong khi giáo huấn của Đức Kitô kêu gọi 'thống hối và tin vào Tin Mừng' mà không kèm theo đe dọa cũng không phải thống hối rập khuôn theo nguyên tắc lề luật truyền lại.
Mới mẻ
Thưa mới mẻ bởi Đức Kitô dậy từ sự khôn ngoan của riêng cá nhân Ngài. Kinh Thánh có lần nhắc rõ thời ẩn dật Đức Kitô
‘ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa Lc 2,40
Lời giảng dậy mới mẻ đến độ thính giả nghe đầy kinh ngạc lên tiếng hỏi nhau:
Ông ta được khôn ngoan như vậy nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế nghĩa là làm sao? Mc 6,2
Lời giảng mới mẻ bởi giáo huấn của Ngài cởi trói, giải thoát họ khỏi bị luật lệ ràng buộc chặt chẽ đến độ con người trở thành nô lệ cho lề luật. Giáo huấn của Đức Kitô làm cho việc tôn thờ Thiên Chúa trở nên nhẹ nhàng, vui thích, chứ không bị bó buộc như xưa. Giáo huấn của Đức Kitô mới mẻ khai sáng họ nhận biết Thiên Chúa là Đấng từ bi và thương xót. Tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn, xoá tan mọi lỗi bất trung, bất tín họ phạm; lòng Chúa xót thương vô bờ và lượng từ bi Chúa dành cho tất cả, không loại trừ ai. Đây là những điều mới mẻ.
Uy quyền ra sao?
Đức Kitô dậy có uy quyền bởi Ngài là Con Thiên Chúa và mặc khải một Thiên Chúa uy quyền nhưng rất mực yêu thương. Các Kinh Sư và Luật Sĩ cũng như Biệt Phái rất muốn tìm cơ hội bắt Đức Kitô nhưng lại sợ uy quyền Ngài. Giáo huấn theo truyền thống và nhờ vào uy quyền truyền thống để áp dụng luật; Đức Kitô không dựa vào truyền thống nhưng dựa vào tình yêu Thiên Chúa để giảng dậy. Chính Đức Kitô xác định điều này khi Thượng Tế và Kinh Sư chất vấn quyền của Ngài. Khi chữa lành người bệnh liệt giường Đức Kitô cho biết uy quyền của Ngài không nhắm vào trói buộc, ra hình phạt nhưng chú trọng vào tha thứ, ân xá và hoà giải một khi chấp nhận hoán cải.
Để các ông biết, ở dưới đất này Con Người có quyền tha tội. Đức Kitô bảo người bại liệt: Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà’ Mk 2,11
Đức Kitô có quyền xoá bỏ tội lỗi ta. Ngài có quyền trên quỷ ô uế và thần dữ bắt chúng vâng phục. Ngài ra lệnh cho chúng và chúng sợ hãi la lớn tiếng
Tôi biết ông là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa Mk 1,24
Một uy quyền khác cho biết Đức Kitô có toàn quyền trên thế giới thiên nhiên khi các tông đồ sợ hãi thuyền chìm giữa biển vì sóng to, gió lớn. Họ kêu cầu và Ngài truyền lệnh cho sóng gió bão bùng ngưng lại.
Điều giảng dậy thì mới mẻ cộng với quy quyền không phải cho Đức kitô mà cho chúng ta, cho nhân loại.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Đám đông nghe Đức Kitô giảng giải và họ xì xào, bàn tán với nhau. Ngài là ai mà 'Giáo lí thì mới mẻ và người dạy lại có quyền' c.27. Người ta không thể so sánh nếu không biết. Như thế đám đông so sánh với lời giảng của ai? Thưa đó chính là giáo huấn của các Kinh Sư. Các vị này thường dựa vào luật lệ và truyền thống để buộc tín hữu giữ luật hết sức nghiêm ngặt. Đức Kitô vạch ra sai lầm của họ khi họ đặt truyền thống trên Lời Chúa:
Các ông lấy truyền thống đã truyền lại cho nhau mà huỷ bỏ lời của Thiên Chúa Mk 7,13
Các Kinh Sư và Luật Sĩ còn buộc người ta nhiều luật lệ khắt khe. Đức Kitô mô tả họ là những kẻ giả hình vì họ chất những ánh nặng trên vai người ta còn chính họ lại sống ngoài luật lệ, không tuân giữ lề luật Mt 23.
Giáo huấn của thánh Gioan Tiền Hô đưa ra đã mới và giáo huấn của Đức Kitô còn mới hơn. Gioan Tiền Hô kêu gọi thống hối và lời kêu gọi của Gioan kèm theo đe doạ và hình phạt; trong khi giáo huấn của Đức Kitô kêu gọi 'thống hối và tin vào Tin Mừng' mà không kèm theo đe dọa cũng không phải thống hối rập khuôn theo nguyên tắc lề luật truyền lại.
Mới mẻ
Thưa mới mẻ bởi Đức Kitô dậy từ sự khôn ngoan của riêng cá nhân Ngài. Kinh Thánh có lần nhắc rõ thời ẩn dật Đức Kitô
‘ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa Lc 2,40
Lời giảng dậy mới mẻ đến độ thính giả nghe đầy kinh ngạc lên tiếng hỏi nhau:
Ông ta được khôn ngoan như vậy nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế nghĩa là làm sao? Mc 6,2
Lời giảng mới mẻ bởi giáo huấn của Ngài cởi trói, giải thoát họ khỏi bị luật lệ ràng buộc chặt chẽ đến độ con người trở thành nô lệ cho lề luật. Giáo huấn của Đức Kitô làm cho việc tôn thờ Thiên Chúa trở nên nhẹ nhàng, vui thích, chứ không bị bó buộc như xưa. Giáo huấn của Đức Kitô mới mẻ khai sáng họ nhận biết Thiên Chúa là Đấng từ bi và thương xót. Tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn, xoá tan mọi lỗi bất trung, bất tín họ phạm; lòng Chúa xót thương vô bờ và lượng từ bi Chúa dành cho tất cả, không loại trừ ai. Đây là những điều mới mẻ.
Uy quyền ra sao?
Đức Kitô dậy có uy quyền bởi Ngài là Con Thiên Chúa và mặc khải một Thiên Chúa uy quyền nhưng rất mực yêu thương. Các Kinh Sư và Luật Sĩ cũng như Biệt Phái rất muốn tìm cơ hội bắt Đức Kitô nhưng lại sợ uy quyền Ngài. Giáo huấn theo truyền thống và nhờ vào uy quyền truyền thống để áp dụng luật; Đức Kitô không dựa vào truyền thống nhưng dựa vào tình yêu Thiên Chúa để giảng dậy. Chính Đức Kitô xác định điều này khi Thượng Tế và Kinh Sư chất vấn quyền của Ngài. Khi chữa lành người bệnh liệt giường Đức Kitô cho biết uy quyền của Ngài không nhắm vào trói buộc, ra hình phạt nhưng chú trọng vào tha thứ, ân xá và hoà giải một khi chấp nhận hoán cải.
Để các ông biết, ở dưới đất này Con Người có quyền tha tội. Đức Kitô bảo người bại liệt: Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà’ Mk 2,11
Đức Kitô có quyền xoá bỏ tội lỗi ta. Ngài có quyền trên quỷ ô uế và thần dữ bắt chúng vâng phục. Ngài ra lệnh cho chúng và chúng sợ hãi la lớn tiếng
Tôi biết ông là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa Mk 1,24
Một uy quyền khác cho biết Đức Kitô có toàn quyền trên thế giới thiên nhiên khi các tông đồ sợ hãi thuyền chìm giữa biển vì sóng to, gió lớn. Họ kêu cầu và Ngài truyền lệnh cho sóng gió bão bùng ngưng lại.
Điều giảng dậy thì mới mẻ cộng với quy quyền không phải cho Đức kitô mà cho chúng ta, cho nhân loại.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org