Trong hai ngày 8-9 tháng 12 sắp tới, tại Hà Nội, UNESCO sẽ tổ chức một hội thảo về ngăn ngừa nạn buôn lậu cổ vật.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Cục phó Cục di sản thuộc Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam, cho biết chi tiết:
“Chúng tôi phối hợp với trụ sở UNESCO ở Hà Nội tổ chức hội thảo triển khai công ước của UNESCO năm 1970 ngăn chặn và cấm thất thoát và chuyển quyề̀n sở hữu cổ vật trái phép.”
“Theo Luật di sản văn hóa quy định, nhà nước không cấm việc buôn bán cổ vật, nhưng nguồn gốc cổ vật ấy phải hợp pháp. Những cổ vật bất hợp pháp sẽ bị xử lý theo các luật như luật dân sự, luật tố tụng hình sự.”
Giữa năm nay, Việt Nam đưa một số lượng cổ vật lớn sang triển lãm tạI bảo tàng ở Bỉ (triển lãm ‘Việt Nam-Quá khứ và Hiện tại”). Đây là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam cho phép mang cổ vật ra nước ngoàI.
Thế nhưng, từ lâu ở Việt Nam đã có một thị trường buôn cổ vật ngầm và nạn chảy máu cổ vật là điều nhức nhối đối với những người làm văn hóa.
Năm ngoái chứng kiến việc trục vớt cổ vật từ một con tàu đắm Trung Hoa thời thế kỷ 17 tại Bình Thuận.
Dự kiến nhiều ngàn cổ vật khai quật từ con tàu sẽ được bán đấu giá tại Úc đầu năm tới.
Tuy vậy, theo tìm hiểu của đàI BBC, một số món đồ lấy từ chính con tàu này hiện có thể được mua từ những nhà buôn ở Bangkok, Hồng Kông, Manila và Jakarta.
Chúng đã được đem ra khỏi Việt Nam một cách bất hợp pháp.
Hợp tác
TạI hội thảo do UNESCO tổ chức lần này ở Hà Nội, sẽ có nhiều cơ quan nước ngoàI và trong nước tham dự, từ đạI diện Bộ ngoạI giao Việt Nam cho đến Interpol.
Ông Etienne Clement, trưởng đại diện UNESCO ở Campuchia, là một trong các tác giả của cuốn hướng dẫn thực hiện công ước UNESCO. Ông sẽ đến thuyết trình trong hội thảo ở Hà Nội lần này.
“Khó khăn chủ chốt là thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan. Nhân viên bảo tàng thì không quen làm việc với cảnh sát. Còn cảnh sát thì không biết phân biệt đâu là hàng giả, đâu là cổ vật thật. Tại nhiều nước, các cơ quan này hoàn toàn tách rời nhau.”
“Những người làm văn hóa, đặc biệt là nhân viên bảo tàng và các nhà khảo cổ học không có quan hệ làm việc với cảnh sát và hải quan. Vì vậy, một hội thảo như ở Hà Nội lần này cố gắng giải thích là cần có sự hợp tác giữa các ngành với nhau.”
Lo ngại
Thời gian qua, đã xảy ra tình trạng trộm cắp cổ vật, đặc biệt là các pho tượng cổ ở các đình chùa.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Cục di sản, hiện nay việc bảo vệ các ngôi chùa giao cho người trong chùa và một số viên chức địa phương quản lý:
“Theo luật, về việc trông nom cổ vật, thì trách nhiệm đầu tiên là những người trông nom, thứ hai là chính quyền địa phương. Đã quy định trách nhiệm rõ ràng. Người làm công việc tín ngưỡng thì phải trông nom các di sản ở đấy. Còn lại là chính quyền địa phương cũng phải có những phương án để bảo vệ các di sản văn hóa."
Vừa qua, một tờ báo trong nước, tờ Lao Động, có bàI nói rằng nhiều di tích được xếp hạng, như đình chùa, “chỉ phó mặc cho sư sãI, cho những thiện nam tín nữ phần nhiều là già cả ở địa phương trông nom không công, thì làm sao có thể bảo vệ được trước nạn đạo tặc cổ vật ngày càng liều lĩnh như hiện nay?”
BàI báo này ra vào lúc ông Bộ trưởng Văn hóa-Thông tin trả lờI chất vấn trong phiên họp Quốc hộI, xung quanh nhiều vấn đề, trong đó có việc di tích xuống cấp, nạn cổ vật bị đánh cắp.
Nó cho thấy đang có nhiều lo ngạI về việc gìn giữ di sản văn hóa ở Việt Nam - một điều cũng gặp ở một số nước láng giềng.
Ví dụ ở Campuchia
Trong thế kỷ Chín đến 15, Campuchia phát triển như một trung tâm nghệ thuật, và kể từ đó di sản này đã hứng chịu xóI mòn vì di tích chôn vùI trong rừng rậm và vì sự thèm khát của loàI người.
Trong ba thập niên chiến tranh kể từ những năm 1960, trớ trêu thay, việc đào xới cổ vật diễn ra rất chậm vì các khu vực tại Campuchia quá nguy hiểm trong tình hình chiến sự, bom mìn.
Nhưng từ khi hòa bình lập lại trong thập niên 90, nạn “chảy máu” cổ vật ngày càng gia tăng. Và khi món đồ đã vượt qua biên giớI thì rất khó quay về, theo lờI ông Etienne Clement:
“Khi một món đồ đã vượt qua biên giới, rất khó tìm lại trừ khi người ta có hình chụp món đồ đó trước khi nó bị đánh cắp. Bằng cách đó, cảnh sát nước này có thể liên lạc với cảnh sát nước khác. Mà như thế họ phải trao đổi hình ảnh, có nghĩa là phải có sự liên hệ với nhau giữa các nước.”
“Ở đây lại có vấn đề là cần có hệ thống máy móc hiện đại, một điều mà nhiều nước không có. Ví dụ, cảnh sát tại Campuchia trang bị rất kém về vi tính, nên họ không thể chuyển một bức hình sang cơ quan nước khác thật nhanh chóng.”
Nâng cao nhận thức
Từ những kinh nghiệm đó, người đại diện của UNESCO sẽ khuyến nghị điều gì trong hội thảo ở Hà Nội lần này?
“Khuyến nghị của tôi là cần có một sự hợp tác tốt, để các nhân viên bảo tàng thường xuyên gặp hải quan, lực lượng kiểm soát biên giới, và cảnh sát. Khuyến nghị thứ hai là thiết lập một hệ thống liên lạc bằng vi tính với các nước láng giềng, và với các cơ quan như Interpol.”
Và một điều quan trọng khác là làm sao nâng cao nhận thức của toàn xã hội.
Vừa qua, phát hiện gây choáng về quy mô di tícch hoàng thành Thăng Long nơi quảng trường Ba Đình đã thu hút sự chú ý của quảng đại công chúng.
Từ sự chú ý đặc biệt đã dẫn đến các giải pháp bảo vệ tương ứng.
Nhưng rải rác trên nhiều nơi ở Việt Nam là những di tích, có thể tồn tại lặng lẽ hơn, nhưng đối diện trước các nguy cơ mà có thể sự chú ý dành cho chúng không phải lúc nào cũng nhiều.
Hội thảo của UNESCO là một nỗ lực nâng cao nhận thức đối với vấn đề gìn giữ di sản, như lời ông Etienne Clement:
“Vấn đề ở đây là phải xây dựng nhận thức tại một đất nước. Ở một đất nước có người nghèo, họ có thể tham gia vào các hoạt động phạm pháp. Nhưng ngoài ra còn đủ loại người khác có thể liên quan. Chẳng hạn, khách du lịch có thể đến xem mà cũng có thể mua đồ."
"Những người bán buôn, bán các cổ vật mà có thể biết hoặc không biết về nguồn gốc của chúng. Có những viên chức lờ đi tình trạng này. Như thế, người ta cũng phải chú ý xây dựng nhận thức tại một đất nước.”(BBC)
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Cục phó Cục di sản thuộc Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam, cho biết chi tiết:
“Chúng tôi phối hợp với trụ sở UNESCO ở Hà Nội tổ chức hội thảo triển khai công ước của UNESCO năm 1970 ngăn chặn và cấm thất thoát và chuyển quyề̀n sở hữu cổ vật trái phép.”
“Theo Luật di sản văn hóa quy định, nhà nước không cấm việc buôn bán cổ vật, nhưng nguồn gốc cổ vật ấy phải hợp pháp. Những cổ vật bất hợp pháp sẽ bị xử lý theo các luật như luật dân sự, luật tố tụng hình sự.”
Giữa năm nay, Việt Nam đưa một số lượng cổ vật lớn sang triển lãm tạI bảo tàng ở Bỉ (triển lãm ‘Việt Nam-Quá khứ và Hiện tại”). Đây là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam cho phép mang cổ vật ra nước ngoàI.
Thế nhưng, từ lâu ở Việt Nam đã có một thị trường buôn cổ vật ngầm và nạn chảy máu cổ vật là điều nhức nhối đối với những người làm văn hóa.
Năm ngoái chứng kiến việc trục vớt cổ vật từ một con tàu đắm Trung Hoa thời thế kỷ 17 tại Bình Thuận.
Dự kiến nhiều ngàn cổ vật khai quật từ con tàu sẽ được bán đấu giá tại Úc đầu năm tới.
Tuy vậy, theo tìm hiểu của đàI BBC, một số món đồ lấy từ chính con tàu này hiện có thể được mua từ những nhà buôn ở Bangkok, Hồng Kông, Manila và Jakarta.
Chúng đã được đem ra khỏi Việt Nam một cách bất hợp pháp.
Hợp tác
TạI hội thảo do UNESCO tổ chức lần này ở Hà Nội, sẽ có nhiều cơ quan nước ngoàI và trong nước tham dự, từ đạI diện Bộ ngoạI giao Việt Nam cho đến Interpol.
Ông Etienne Clement, trưởng đại diện UNESCO ở Campuchia, là một trong các tác giả của cuốn hướng dẫn thực hiện công ước UNESCO. Ông sẽ đến thuyết trình trong hội thảo ở Hà Nội lần này.
“Khó khăn chủ chốt là thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan. Nhân viên bảo tàng thì không quen làm việc với cảnh sát. Còn cảnh sát thì không biết phân biệt đâu là hàng giả, đâu là cổ vật thật. Tại nhiều nước, các cơ quan này hoàn toàn tách rời nhau.”
“Những người làm văn hóa, đặc biệt là nhân viên bảo tàng và các nhà khảo cổ học không có quan hệ làm việc với cảnh sát và hải quan. Vì vậy, một hội thảo như ở Hà Nội lần này cố gắng giải thích là cần có sự hợp tác giữa các ngành với nhau.”
Lo ngại
Thời gian qua, đã xảy ra tình trạng trộm cắp cổ vật, đặc biệt là các pho tượng cổ ở các đình chùa.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Cục di sản, hiện nay việc bảo vệ các ngôi chùa giao cho người trong chùa và một số viên chức địa phương quản lý:
“Theo luật, về việc trông nom cổ vật, thì trách nhiệm đầu tiên là những người trông nom, thứ hai là chính quyền địa phương. Đã quy định trách nhiệm rõ ràng. Người làm công việc tín ngưỡng thì phải trông nom các di sản ở đấy. Còn lại là chính quyền địa phương cũng phải có những phương án để bảo vệ các di sản văn hóa."
Vừa qua, một tờ báo trong nước, tờ Lao Động, có bàI nói rằng nhiều di tích được xếp hạng, như đình chùa, “chỉ phó mặc cho sư sãI, cho những thiện nam tín nữ phần nhiều là già cả ở địa phương trông nom không công, thì làm sao có thể bảo vệ được trước nạn đạo tặc cổ vật ngày càng liều lĩnh như hiện nay?”
BàI báo này ra vào lúc ông Bộ trưởng Văn hóa-Thông tin trả lờI chất vấn trong phiên họp Quốc hộI, xung quanh nhiều vấn đề, trong đó có việc di tích xuống cấp, nạn cổ vật bị đánh cắp.
Nó cho thấy đang có nhiều lo ngạI về việc gìn giữ di sản văn hóa ở Việt Nam - một điều cũng gặp ở một số nước láng giềng.
Ví dụ ở Campuchia
Trong thế kỷ Chín đến 15, Campuchia phát triển như một trung tâm nghệ thuật, và kể từ đó di sản này đã hứng chịu xóI mòn vì di tích chôn vùI trong rừng rậm và vì sự thèm khát của loàI người.
Trong ba thập niên chiến tranh kể từ những năm 1960, trớ trêu thay, việc đào xới cổ vật diễn ra rất chậm vì các khu vực tại Campuchia quá nguy hiểm trong tình hình chiến sự, bom mìn.
Nhưng từ khi hòa bình lập lại trong thập niên 90, nạn “chảy máu” cổ vật ngày càng gia tăng. Và khi món đồ đã vượt qua biên giớI thì rất khó quay về, theo lờI ông Etienne Clement:
“Khi một món đồ đã vượt qua biên giới, rất khó tìm lại trừ khi người ta có hình chụp món đồ đó trước khi nó bị đánh cắp. Bằng cách đó, cảnh sát nước này có thể liên lạc với cảnh sát nước khác. Mà như thế họ phải trao đổi hình ảnh, có nghĩa là phải có sự liên hệ với nhau giữa các nước.”
“Ở đây lại có vấn đề là cần có hệ thống máy móc hiện đại, một điều mà nhiều nước không có. Ví dụ, cảnh sát tại Campuchia trang bị rất kém về vi tính, nên họ không thể chuyển một bức hình sang cơ quan nước khác thật nhanh chóng.”
Nâng cao nhận thức
Từ những kinh nghiệm đó, người đại diện của UNESCO sẽ khuyến nghị điều gì trong hội thảo ở Hà Nội lần này?
“Khuyến nghị của tôi là cần có một sự hợp tác tốt, để các nhân viên bảo tàng thường xuyên gặp hải quan, lực lượng kiểm soát biên giới, và cảnh sát. Khuyến nghị thứ hai là thiết lập một hệ thống liên lạc bằng vi tính với các nước láng giềng, và với các cơ quan như Interpol.”
Và một điều quan trọng khác là làm sao nâng cao nhận thức của toàn xã hội.
Vừa qua, phát hiện gây choáng về quy mô di tícch hoàng thành Thăng Long nơi quảng trường Ba Đình đã thu hút sự chú ý của quảng đại công chúng.
Từ sự chú ý đặc biệt đã dẫn đến các giải pháp bảo vệ tương ứng.
Nhưng rải rác trên nhiều nơi ở Việt Nam là những di tích, có thể tồn tại lặng lẽ hơn, nhưng đối diện trước các nguy cơ mà có thể sự chú ý dành cho chúng không phải lúc nào cũng nhiều.
Hội thảo của UNESCO là một nỗ lực nâng cao nhận thức đối với vấn đề gìn giữ di sản, như lời ông Etienne Clement:
“Vấn đề ở đây là phải xây dựng nhận thức tại một đất nước. Ở một đất nước có người nghèo, họ có thể tham gia vào các hoạt động phạm pháp. Nhưng ngoài ra còn đủ loại người khác có thể liên quan. Chẳng hạn, khách du lịch có thể đến xem mà cũng có thể mua đồ."
"Những người bán buôn, bán các cổ vật mà có thể biết hoặc không biết về nguồn gốc của chúng. Có những viên chức lờ đi tình trạng này. Như thế, người ta cũng phải chú ý xây dựng nhận thức tại một đất nước.”(BBC)