Chúa Nhật II THƯỜNG NIÊN (B)
I Samuen 3: 3b-10, 19; Tv. 39: 2-4, 7-10; I Cr. 6: 13c-15a, 17-20; Gioan 1: 35-42

TRỞ NÊN MÔN ĐỆ CHÚA TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY

Thánh Gioan Tẩy Giả được giới thiệu rất sớm trong phúc âm của thánh Gioan tông đồ. "Có người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan. Ông đến để làm chứng về ánh sáng để mọi người nhờ ông mà tin..." (Ga 1:6). Hôm nay ông Gioan Tẩy Giả đã hoàn thành sứ mệnh của ông ta khi ông ta chỉ cho 2 môn đệ của ông ta về phía Chúa Giêsu "Đây là Chiên Thiên Chúa".

Tôi tự hỏi hai môn đệ ông Gioan Tẩy Giả nghĩ gì khi họ nghe ông ta nói về Chúa Giêsu vừa đi qua "Đây là Chiên Thiên Chúa"? Các môn đệ đó đã biết theo truyền thống là con chiên đã bị giết để tế lễ trong Đền Thờ rồi bị quăng ra ngoài hoang địa vì con chiên đó đã đầy tội lỗi của cộng đoàn đã nuôi nó. Con chiên cũng được nói đến trong sách Xuất Hành trong việc cử hành nghi lễ Vượt Qua (Xh 12) Các lễ nghi nhắc lại ngày dân Israel thoát cảnh nô lệ ở Ai Cập. Con chiên được tế lễ và cứu dân chúng khỏi Thần Sứ sự chết - như Chúa Giêsu hiến tế Ngài trên cây thánh giá. Con chiên được ăn trong lễ Vượt Qua - như thân xác Chúa Giêsu sẽ được ban cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly. Sách Khải Huyền cũng nói đến con chiên thắng trận.

Vậy thì, nếu hai môn đệ đã chọn theo ông Tẩy Giả khi thấy ông ta chỉ về Chúa Giêsu và nói "Chiên Thiên Chúa: thì họ đã biết được những khó khăn sẽ đến và cả sự thắng trận khi họ chọn "đi theo" Chúa Giêsu lúc Chúa Giêsu mời gọi họ các ông" hãy đến mà xem" là một lời hứa sẽ thay đổi đời họ.

Ông An-rê và môn đệ kia (theo truyền thống được cho là ông Gioan) đến gần Chúa Giêsu. Họ theo Chúa Giêsu cho đén khi Chúa Giêsu quay lại hỏi họ "Các anh tìm gì thế?" Chúa Giêsu không mất thời gian, Ngài đi thẳng vào vấn đề. Ngài không hỏi, "Các anh là ai?" "Tên của anh là gì?" Nhưng "Anh đang tìm gì?" Họ trả lời bằng cách bắt đầu với từ "Rabbi", mà Thánh Gioan nói với chúng ta có nghĩa là "Thầy" câu trả lời là "Thưa Rabbi (nghĩa là thưa Thầy) Thầy ở đâu?". Trong câu hỏi đó có ý muốn biết lối sống của Chúa Giêsu và lời Ngài sẽ dạy và chia sẻ với họ.

Chúa Giêsu đặt câu hỏi với chúng ta "anh em tìm gì?". Ngài hỏi một câu cặn kẻ, để chúng ta nghĩ đến cốt lõi đời sống của chúng ta. Những giá trị căn bản của chúng ta là gì? Chúng ta tìm những giá trị đó ở đâu? Những giá trị đó có dựa trên nền tảng Chúa Giêsu và lời giảng dạy của Ngài hay không? Và nó có ảnh hưởng ra sao đến lối sống của chúng ta? Những lựa chọn hằng ngày của chúng ta có phản ảnh được Đấng mà chúng ta đang đi theo hay không?

Theo Chúa Giêsu là cả một cuộc đời để nghe, để học hỏi, và để hành động. Và khi cần, để ăn năn hối cãi. Thời gian học tập này có thể là ý thánh Gioan nghĩ khi Chúa Giêsu mời gọi hai môn đệ đi tìm. "Hãy đến mà xem". Hai ông đó đi theo Chúa Giêsu và ở lại với Ngài. Trong ba phúc âm Nhất Lãm Chúa Giêsu đi tìm các môn đệ. Trong phúc âm thánh Gioan các môn đệ đi tìm Chúa Giêsu. Vậy đâu là sự thật? Cả hai loại phúc âm đều có sự thật. Tuỳ lúc và tuỳ trường hợp khác nhau, chúng ta nghe Chúa Giêsu gọi hãy theo Ngài. Đó có thể là một lời gọi căn bản để thay đổi chiều hướng lối sống của chúng ta. Hay là, lời mời gọi để đáp lại một cách riêng biệt cho việc gì cần phải làm hôm nay.

Lúc khác, như các môn đệ, chúng ta cảm thấy lòng mơ ước khát khao tìm Thiên Chúa và chúng ta lên đường tìm kiếm.(Lòng mơ ước khát khao này được diễn tả trong thánh vịnh 63 và 42). Chúng ta có thể quyết định đi với người nào mà chúng ta biết là khôn ngoan hiểu điều chúng ta nóng lòng khao khát. Hay hoặc chúng ta đọc một quyển sách khuyên chúng ta làm việc đó. Hoặc nữa, chúng ta dự một dịp tỉnh tâm, hay đi bộ một chặng đường dài dể suy gẩm. Trong những lúc này chúng ta cùng với các môn đệ đã hỏi: "Thưa Ráp-bi... Thầy ở đâu?". Theo cách này hay cách khác, việc chúng ta mong ước tìm tòi kết quả đến việc chọn ở lại lâu hơn với Chúa Giêsu để chúng ta có thể học hỏi nơi Chúa Giêsu "cư ngụ".

Khi hai người tìm tòi hỏi Chúa Giê su "Thưa Thầy, Thầy ở đâu?", thánh Gioan dùng từ "MENEIN" là từ dùng trong chương 15 nói về Cây Nho Thật và cành nho. Trong chương đó Chúa Giêsu hứa là "ai ở lại trong Thầy" và người đó sẽ ở lại trong tình thương của Chúa Giêsu và tình thương của Chúa Cha. Phúc âm của thánh Gioan có những ý nghĩa sâu đậm hơn là ý nghĩa ngoài hình dáng của từ ngữ. Khi Chúa Giêsu trả lời câu hỏi của hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả "anh em hãy đến mà xem", Chúa Giê su không chỉ nói đến nhà nơi Ngài sống. Chúa Giêsu mời gọi họ đến để cảm nghiệm với Ngài một cách sâu đậm hơn - để tìm hiểu nơi Ngài sinh sống với Thiên Chúa.

Chúng ta thường nghĩ đến những dịp đặc biệt bằng cách nhắc đến ngày giờ dịp đó đã xãy ra. Thánh Gioan nói với chúng ta "lúc đó vào khoảng giờ thứ mười" khi Chúa Giêsu bảo hai môn đệ "đến mà xem". Tôi tự hỏi hai ông An-rê và Gioan đã lập đi lập lại bao nhiêu lần câu chuyện họ gặp Chúa Kitô lần đầu tiên và kết luận là "lúc đó vào khoảng giờ thứ mười"? Chúng ta không cần biết việc mời gọi đó xãy vào giờ nào. Nhưng đối với hai môn đệ đó thì lúc đó rất quan trọng vì giờ đó bắt đầu chặng đường đi đã thay đổi mãi mãi đời sống các ông. Họ cho chúng ta biết giờ nào các ông được mời đến ở lại với Chúa Giêsu và bởi thế phúc âm nhấn mạnh tầm quan trọng của giờ đó đối với hai ông. Thánh Gioan hình như cũng muốn nhấn mạnh lời mời gọi đó kéo dài suốt cả đời chúng ta. Lời mời đi theo Chúa Kitô và "ở lại" với Ngài đã là, hay là dịp chúng ta thay đổi đời sống.

Những người đọc phúc âm thánh Gioan nhớ không có cảnh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho Chúa Giê su. Ba phúc âm Nhất Lãm kể việc Chúa Giê su chịu phép rửa có tầng trời mở ra, Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán rằng "Đây là Con yêu dấu của Ta" Phúc âm thánh Gioan chỉ có việc ông Gioan Tẩy Giả làm chứng bản tính Chúa Giê su thôi. Ông ta nói "Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn". Không có những dấu chỉ đặc biệt nào để chứng nhận lời làm chứng đó. Hôm sau Chúa Giê su đi ngang qua và Gioan Tẩy Giả chỉ Chúa Giêsu cho hai môn đệ của ông ta: Đó là Người. Hai môn đệ tin Gioan Tẩy Giả là người làm chứng thật sự và họ chấp nhận lời nói của Gioan Tẩy Giả. Thật là một việc đơn sơ: một người làm chứng đáng tin tưởng mặc dù không có dấu chỉ chứng thật cho việc làm chứng đó, người đó làm chứng điều ông ta đã trông thấy và nghe. Ai tin ông ta , chấp nhận lời ông ta và thay đổi đời sống của người đó theo việc làm chừng đó.

Cha mẹ muốn các con mình tin Chúa Giê su và sống đức tin. Chúng ta muốn bạn bè và những người chúng ta biết cùng chia sẻ đức tin và cùng chấp nhận đời sống Thiên Chúa ban cho chúng ta. Giáo Hội là cộng đoàn của các đệ tử Chúa Giêsu đã "ở lại " và đã "trông thấy" Chúa Giêsu ở đâu. Nhiệm vụ của chúng ta, từng cá nhân, và bởi Giáo Hội kêu gọi chúng ta theo Chúa Giêsu, là phải mời người khác "hãy dến và sẽ trông thấy". Người khác sẽ đến để biết Chúa Giêsu qua sự làm chứng của chúng ta về Ngài.

Sẽ không có dấu chỉ nào từ trời để giúp lời chứng của chúng ta. Nhưng nếu, như Gioan Tẩy Giả, lời chứng của chúng ta trung trực tỏ bằng chứng Thần Khí đã thổi hơi trên chúng ta, thì lời chứng mỏng manh của chúng ta sẽ nên mạnh mẻ để thu hút người khác "đến mà xem".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



2nd SUNDAY (B) -
I Samuel 3: 3b-10, 19; Ps. 40: 2-4, 7-10; I Cor. 6: 13c-15a, 17-20; John 1: 35-42


John the evangelist introduced the Baptist very early in his gospel. "There was a man named John sent by God, who came as a witness to testify to the light, so that through him all people might believe…." (1:6). Today the Baptist is fulfilling his mission as he points his disciples in Jesus’ direction, "Behold, the Lamb of God."

I wonder what went through the minds of John’s disciples when they heard him refer to Jesus, who was passing by – "Behold, the Lamb of God"? They knew from their tradition that the lamb was slaughtered in the Temple and was sent into the wilderness after having been loaded with the sins of the community that had raised
it. The lamb is also a reference to the book of Exodus which recalls the Passover lamb (Ex 12) and the ritual that celebrated the Israelites’ liberation from the Egyptians. The lamb was sacrificed and saved the people from the Angel of death – as Jesus will do on the cross. It will be consumed at the Passover meal – as the body of Jesus will be offered to his disciples at the Last Supper. The book of Revelation also presents the victorious lamb.

So, if the two disciples choose to follow the one the Baptist is pointing out and naming "the Lamb of God," they are already receiving hints of the difficulties that lie ahead and also the ultimate victory they will have in choosing to "stay" with Jesus. Jesus’ invitation to the disciples, "Come and you will see," was a promise and would be a life-changing event for them.

Andrew and the other disciple, traditionally thought to be John, first made tentative steps towards Jesus. They follow him for a while until Jesus turns and asks them, "What you looking for?" Jesus doesn’t waste time, he gets to the core of the issue. He doesn’t ask, "Who are you?" "What are your names?" But, "What are you looking for?" The disciples’ response to Jesus’ question begins with the title "Rabbi," which John tells us means "Teacher". The disciples ask where Jesus is "staying" and, implied in their question, is the desire for the life Jesus will teach and share with them.

Jesus’ question is put to us. "What are you looking for?" He is asking a root question, getting us to focus on the core of our lives. What are our priorities? Where did we get them? Are they based on Jesus and his teaching? If so, how do they affect the course of our lives? Do our daily choices reflect the one we have chosen to follow?

Following Jesus takes a lifetime of listening, learning, acting and, when necessary, repenting. This period of learning may be what John is suggesting when Jesus invites the searchers to, "Come and you will see." They go with the Teacher and stay with him. In the synoptic Gospels Jesus goes in search of disciples. In John the disciples search for Jesus. So where’s the truth? It’s in both descriptions. At times and in different circumstances, we hear Jesus’ call to follow him. It might be a fundamental call to change the direction of our lives. Or, the invitation may be to respond in a specific way to something we must do today.

At other times, like the disciples, we experience a longing or hunger for God and so we go searching. (This longing is expressed in Psalms like 63 and 42.) We may decide to talk with someone we know to be wise concerning our restlessness. Or, we pick up a book that has been recommended to us. Perhaps we go on a retreat, or take long walks to mull things over. At these times we join the disciples who asked Jesus, "Rabbi… where are you staying?" In one form or another our longing and searching result in our choosing to spend more time with Jesus so we can learn where he "stays."

When the two searchers ask Jesus, "Where are you staying?" the word John uses for staying ("menein") is the same word he uses in chapter 15 in the parable of the vine and the branches. There Jesus promises that those who "stay," or "remain" in him will have the indwelling of Jesus and his Father. John’s gospel has deeper layers than the mere physical meaning of the words. When Jesus responds to the Baptist’s disciples, "Come and you will see," he is not speaking of the house where he lives. He is inviting them to come to experience him on a deeper level – to discover where he has life with God.

We tend to remember special moments by recalling the date and the time they happen. John tells us, "It was about four in the afternoon," when the disciples received their invitation from Jesus. I wonder how many times Andrew and John repeated the story of their first encounter with Christ and concluded their witness with, "It was about four in the afternoon"? We don’t need to know the time of the day the call happened. But for Andrew and John that moment was very important because it began the journey that would forever change their lives. By giving us the time they were invited to go and stay with Jesus and so the gospel is underlining the importance of that moment for the disciples. The evangelist also seems to be suggesting the importance of the call each of us has received. It may not have been at a particular moment but, even if we experienced the call spread out over our lifetime, the invitation to go with Christ and "stay" with him has been, or should be, life-altering.

The reader of John’s Gospel will note there is no scene when John the Baptist baptizes Jesus. The Synoptics narrate Jesus’ baptism replete with the skies opening; the Holy Spirit descending in the form of a dove; the voice from heaven declaring Jesus to be, "My beloved Son." But, in John’s Gospel, what we have is the Baptist testifying to Jesus’ identity. There aren’t any special signs or wonders to back up his testimony. Jesus passes by and John points him out to his disciples. That’s it. They trust John to be a reliable witness and they accept his testimony about Jesus. It’s as simple as that: a reliable person, without visible proofs, testifies to what he has seen and heard. Those who trust him take him at his word and change their lives accordingly.

Parents want their children to believe in Jesus and practice their faith. We want our friends and those we know to share our faith and receive the life it gives us. The church is a community of Jesus’ disciples who have "stayed" with and have "seen" where he lives. Our responsibility, as individuals and as a church called to follow Jesus, is to invite others to "Come and you will see." People will come to know Jesus through our witness and testimony about him.

There will be no special signs from heaven to back up what we say but if, like John the Baptist, our life has integrity and shows signs that the Spirit has been breathed upon us, then our often fragile testimony will be more than enough to attract others to "Come and see."