Những ai muốn học biết những mầu nhiệm nơi Thiên Chúa thì cần phải biết quỳ gối, vì Thiên Chúa mạc khải nhiều hơn cho những tâm hồn khiêm nhường. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong thánh lễ sáng Thứ Ba 02 tháng 12 tại nhà nguyện Santa Marta.
Đôi mắt người nghèo dễ nhìn ra Chúa Kitô nhất và qua Ngài, họ nhìn thấy thiên nhan Chúa. Còn những người khác muốn thấu hiểu mầu nhiệm này bằng tư duy con người thì cần phải “quỳ gối”, trong một thái độ khiêm nhường, nếu không “họ sẽ không hiểu được gì cả.”
Bài giảng của Đức Thánh Cha đã dựa trên đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca được đọc trong ngày nói về mối liên hệ của Chúa Kitô với Chúa Cha, cả trong tán tụng và tri ân Ngài.
Chúa Giêsu cho chúng ta biết về Chúa Cha, mạc khải cho chúng ta biết cuộc sống nội tâm của Ngài. Và những ai sẽ được Chúa Cha mạc khải cho? “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con tán tụng Cha, vì Cha đã giấu kín không cho những bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn”. Chỉ có những ai có tâm hồn như trẻ thơ mới có khả năng đón nhận được mạc khải này. Đó là những tâm hồn khiêm nhường trong lòng, hiền lành, những người cảm thấy cần phải cầu nguyện, để mở lòng ra với Thiên Chúa, những người muốn trở nên nghèo hèn trước mặt Chúa; chỉ những ai muốn sống các mối phúc thật với một tinh thần nghèo khó”.
Do đó, nghèo chính là ân sủng mở ra cánh cửa đến với mầu nhiệm Thiên Chúa. Ân sủng này đôi khi vắng bóng nơi những nhà thần học dành trọn cuộc đời để nghiên cứu.
“Nhiều người có khả năng hiểu biết khoa học, thần học rất tốt, con số đó đông lắm. Nhưng nếu họ không thực hành thần học này trên đầu gối của mình, nghĩa là với một thái độ khiêm nhường như trẻ thơ, họ sẽ không hiểu bất cứ điều gì. Việc nghiên cứu sẽ cho họ biết nhiều điều, nhưng họ sẽ không hiểu bất cứ điều gì. Chỉ những ai có tinh thần nghèo khó thì mới có khả năng đón nhận mạc khải của Chúa Cha qua Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không như một viên thuyền trưởng, một tư lệnh quân đội, một kẻ cai trị quyền lực. Không! Ngài giống như một chồi lộc. Như chúng ta nghe trong bài đọc thứ Nhất: “Một chồi non sẽ trổ sinh từ gốc Jesse”. Ngài là một chồi non khiêm tốn, nhẹ nhàng, và hiền lành, đến với ai hiền lành và khiêm nhường để mang lại ơn cứu độ cho người bệnh tật, kẻ nghèo hèn, và người bị áp bức.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng mầu nhiệm nơi Chúa Giêsu là mầu nhiệm khiêm nhường. Đó là mầu nhiệm mang đến “ơn cứu độ cho những người nghèo, mang lại sự an ủi vui mừng cho người đau yếu, kẻ tội lỗi và những ai hoạn nạn.”
Trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy nài xin Chúa đem chúng ta đến gần hơn với mầu nhiệm của Ngài và để làm được điều đó chúng ta hãy sống con đường khiêm tốn, hiền lành, khó nghèo, với cảm thức mình là kẻ tội lỗi để Chúa đến và cứu chúng ta, giải thoát chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này.
Đôi mắt người nghèo dễ nhìn ra Chúa Kitô nhất và qua Ngài, họ nhìn thấy thiên nhan Chúa. Còn những người khác muốn thấu hiểu mầu nhiệm này bằng tư duy con người thì cần phải “quỳ gối”, trong một thái độ khiêm nhường, nếu không “họ sẽ không hiểu được gì cả.”
Bài giảng của Đức Thánh Cha đã dựa trên đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca được đọc trong ngày nói về mối liên hệ của Chúa Kitô với Chúa Cha, cả trong tán tụng và tri ân Ngài.
Chúa Giêsu cho chúng ta biết về Chúa Cha, mạc khải cho chúng ta biết cuộc sống nội tâm của Ngài. Và những ai sẽ được Chúa Cha mạc khải cho? “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con tán tụng Cha, vì Cha đã giấu kín không cho những bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn”. Chỉ có những ai có tâm hồn như trẻ thơ mới có khả năng đón nhận được mạc khải này. Đó là những tâm hồn khiêm nhường trong lòng, hiền lành, những người cảm thấy cần phải cầu nguyện, để mở lòng ra với Thiên Chúa, những người muốn trở nên nghèo hèn trước mặt Chúa; chỉ những ai muốn sống các mối phúc thật với một tinh thần nghèo khó”.
Do đó, nghèo chính là ân sủng mở ra cánh cửa đến với mầu nhiệm Thiên Chúa. Ân sủng này đôi khi vắng bóng nơi những nhà thần học dành trọn cuộc đời để nghiên cứu.
“Nhiều người có khả năng hiểu biết khoa học, thần học rất tốt, con số đó đông lắm. Nhưng nếu họ không thực hành thần học này trên đầu gối của mình, nghĩa là với một thái độ khiêm nhường như trẻ thơ, họ sẽ không hiểu bất cứ điều gì. Việc nghiên cứu sẽ cho họ biết nhiều điều, nhưng họ sẽ không hiểu bất cứ điều gì. Chỉ những ai có tinh thần nghèo khó thì mới có khả năng đón nhận mạc khải của Chúa Cha qua Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không như một viên thuyền trưởng, một tư lệnh quân đội, một kẻ cai trị quyền lực. Không! Ngài giống như một chồi lộc. Như chúng ta nghe trong bài đọc thứ Nhất: “Một chồi non sẽ trổ sinh từ gốc Jesse”. Ngài là một chồi non khiêm tốn, nhẹ nhàng, và hiền lành, đến với ai hiền lành và khiêm nhường để mang lại ơn cứu độ cho người bệnh tật, kẻ nghèo hèn, và người bị áp bức.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng mầu nhiệm nơi Chúa Giêsu là mầu nhiệm khiêm nhường. Đó là mầu nhiệm mang đến “ơn cứu độ cho những người nghèo, mang lại sự an ủi vui mừng cho người đau yếu, kẻ tội lỗi và những ai hoạn nạn.”
Trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy nài xin Chúa đem chúng ta đến gần hơn với mầu nhiệm của Ngài và để làm được điều đó chúng ta hãy sống con đường khiêm tốn, hiền lành, khó nghèo, với cảm thức mình là kẻ tội lỗi để Chúa đến và cứu chúng ta, giải thoát chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này.