Chủ đích chuyến đi Strasbourg của Đức Phanxicô là nói chuyện với hai cơ chế đầu não của Liên Hiệp Âu Châu, đó là Quốc Hội Âu Châu và Hội Đồng Âu Châu. Xem ra ngài được đón tiếp nồng hậu và chân tình hơn tại cơ chế đầu với chủ tịch Martin Schultz lúc nào cũng tươi cười niềm nở và rất gần gũi với ngài. Điều này xét ra cũng là chuyện bình thường vì chính ông là người hai lần tới Vatican để hội kiến và mời Đức Phanxicô qua thăm hai cơ chế này. Ông có thêm một lý do để cởi mở hơn với Đức Phanxicô đó là tiếng Đức, dù ông nói được khá nhiều ngôn ngữ, trong đó, tiếng Pháp cũng không thua gì tiếng Đức, tiếng mẹ đẻ của ông. Ông đã dùng ngôn ngữ này chào mừng Đức Phanxicô tại phòng họp Quốc Hội Âu Châu. Trong khi tại Hội Đồng Âu Châu, ngài phải nghe lời chào mừng bằng tiếng Anh.
Có lẽ vì thế, ngài cũng nói nhiều với Quốc Hội Âu Châu hơn với Hội Đồng Âu Châu. Thực vậy, theo John Allen, bài diễn văn tại cơ chế đầu dài tới 3,500 chữ trong khi với cơ chế sau, bài diễn văn ngắn hơn vào khoảng 3,100 chữ. Nói thế thôi, chứ thực ra cả hai bài diễn văn đều có cùng một cung giọng như nhau của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nghĩa là đã được soạn từ lâu.
Nhằm nối kết
Theo Đài Phát Thanh Vatican, cả hai bài nói chuyên trên đều đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau: nhân phẩm, Âu Châu phải tìm lại sinh khí cũng như các giá trị nòng cốt của mình, di dân, thất nghiệp và tình liên đới.
Đài này có phỏng vấn Đức Cha William Kenney, phát ngôn viên của HĐGM Anh và Wales, về các bài nói chuyện trên. Đức Cha cho hay: hai bài diễn văn đều rất chói sáng ở chỗ nói lên niềm hy vọng giữa rất nhiều nan đề của Âu Châu. Điều đáng lưu ý nhất, theo Đức Cha Kenney là lời Đức Phanxicô kêu gọi Âu Châu tìm lại “các giá trị nòng cốt”.
Đức Cha cũng cho hay: nhận xét được báo chí lưu ý nhất là mô tả của Đức GH về Âu Châu, coi nó như một bà già hốc hác, mất hết sinh khí và mầu mỡ. Đức Cha cho rằng đây là một lời chỉ trích rất thích đáng, nhưng nói chung, đây là các bài nói chuyện nhằm nối kết.
Tương đồng và khác biệt
Theo John L. Allen Jr., trong cuộc họp báo trên đường từ Strasbourg trở lại Rôma, Đức Phanxicô đã được một nhà báo khoác cho nhãn hiệu “Dân Chủ Xã Hội” căn cứ vào hai bài diễn văn của ngài tại QHAC và HĐAC, trong đó ngài chỉ trích các công ty đa quốc. Dĩ nhiên ngài không chấp nhận nhãn hiệu này, cho hay: ngài chỉ theo Tin Mừng và giáo huấn xã hội của Giáo Hội mà thôi.
Nhưng sao lại là Dân Chủ Xã Hội? Ta biết kiểu nói này dùng để chỉ khuynh hướng trung tả tại Âu Châu. Ở Mỹ đó chính là khuynh hướng Dân Chủ. Một kiểu nói hàm ý: Đức Phanxicô đã bác bỏ khuynh hướng khuynh hữu của thời Bênêđícô XVI. Theo John Allen, nếu chỉ căn cứ vào hai bài diễn văn tại Strasbourg, thì kiểu nói này có hơi phiến diện, chỉ mới đọc có nửa bài diễn văn của ngài mà thôi.
Nhà báo này cho hay Đức Phanxicô khá ít lời lâu nay, nhưng riêng tại Strasbourg, ngài nói tới 6,600 chữ trong hai bài diễn văn: trong tổng số gần 4 tiếng đồng hồ tại đây, trung bình mỗi phút, ngài nói tới 28 chữ. Nhiều người nói đùa: các nghị viên Âu Châu chỉ giỏi về nghề đọc diễn văn, nên việc Đức Phanxicô “lắm lời” ở đây thật đúng lúc!
Cả hai bài diễn văn vì thế khá “đậm đặc”, đề cập tới thật nhiều vấn đề. Xét về nhiều mặt, chúng gần gũi nhất với kiểu nói vốn gán cho Đức Bênêđíctô XVI, bắt đầu với những nguyên tắc cao qúy và trừu tượng rồi mới đi dần xuống các kết luận chuyên biệt.
Xét cả trong nội dung, người ta cũng thấy các bài diễn văn của Đức Phanxicô tại Strasbourg rất giống với các nội dung được Đức Bênêđíctô XVI nêu ra. Đến nỗi, nghe chúng, người ta tưởng đang lắng nghe vị giáo hoàng tiền nhiệm. Ngoài những kiểu nói quen thuộc của Đức Bênêđíctô XVI như “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối” ra, ta còn thấy những điểm sau:
• Muốn lành mạnh, Âu Châu cần có Thiên Chúa “Một Âu Châu không còn cởi mở đối với chiều kích siêu việt của sự sống là một Âu Châu có nguy cơ dần dần đánh mất linh hồn của mình…”
• Phá thai là điển hình của một nền văn hóa Tây Phương coi hữu thể nhân bản “chỉ như các con chốt trong một cỗ máy”. Những hữu thể ngài muốn nói tới chính là: “người bệnh sắp chết, người già bị bỏ rơi không ai chăm sóc, trẻ em bị giết ngay trong bụng mẹ…”
• Âu Châu cần chấm dứt việc bác bỏ căn tính Kitô Giáo của mình: “Lịch sử hai ngàn năm vốn nối kết Âu Châu với Kitô Giáo… Một Âu Châu có khả năng biết đánh giá các căn cội tôn giáo của mình… sẽ càng được miễn dịch khỏi nhiều hình thức của chủ nghĩa quá khích hiện đang lan tràn trên thế giới ngày nay, một hậu quả do việc trống vắng các lý tưởng tạo ra, điều ta đang chứng kiến hiện nay tại Tây Phương”.
• Âu Châu thế tục đang mất hết sinh khí. Đức Phanxicô nói rằng thế giới ngày nay càng ngày càng bớt qui Âu Châu nhiều hơn; Âu Châu đang cho người ta cảm tưởng trở nên già cỗi và phờ phạc, càng ngày càng không đóng được vai trò dẫn đạo của mình. Một phần, vì Âu Châu muốn xa lánh việc sinh sản, nó đã trở thành một bà nội hết còn sinh nở và đầy sức sống nữa.
Nếu Đức Bênêđíctô XVI là người tới Strasbourg để nói những lời trên, thì chắc người ta sẽ đánh đi hàng tít này: “Đức Giáo Hoàng chỉ trích Âu Châu đã đánh mất mọi giá trị”.
Nhưng người tới Strasbourg là Đức Phanxicô, vị giáo hoàng được truyền thông coi như người phi qui tắc (maverick), cấp tiến, nên các yếu tố trên phần lớn đã “được” làm ngơ nhường chỗ cho những nhận định của ngài về di dân, lao đông, môi trường, thi đua vũ trang, và buôn bán người. Bởi thế các hàng tít lớn thường là “Đức Phanxicô yêu cầu Âu Châu chăm sóc người nghèo”.
Có lẽ những dòng được trích dẫn nhiều hơn hết là những dòng ngài nói tới làn sóng di dân liều mạng vượt Địa Trung Hải tới Âu Châu: “Chúng ta không thể để Địa Trung Hải trở thành một nghĩa địa bao la!”.
Đức Bênêđíctô XVI cũng nói những lời tương tự nhưng điểm khác nhau là các cơ sở truyền thông hiện nay tin rằng Đức Phanxicô thực sự muốn nói những điều ấy cho nên lời nói của ngài được nhiều người lưu ý.
Chứ thực ra, Đức Bênêđíctô XVI có một nghị trình xã hội cũng được lòng dân như Đức Phanxicô vậy. John Allen cho hay: ông chú về phía cha của Đức Bênêđíctô XVI, tên là Georg Razinger, là một nhân vật nổi tiếng của Bavaria trong thế kỷ 19, nổi tiếng bênh vực người nghèo. Hai lần được cử làm dân biểu lập pháp tại Bavaria và liên bang, ông giúp thành lập ra đảng chính trị tên là Bauerbund, đại diện quyền lợi nông dân nghèo tranh đấu chống lại quyền lợi tư bản. Mục tiêu chính là một hệ thống trợ giúp để đề phòng nông dân nghèo và tiểu thương khỏi trở thành nạn nhân của những chu kỳ thăng trầm trong việc làm ăn của họ.
Thành thử, Đức Bênêđíctô XVI vốn là người rất hoài nghi chính sách buôn bán tự do của chủ nghĩa tư bản. Năm 2007, khi thăm Ba Tây, ngài coi chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản đều là “các ý thức hệ thất bại”, một ngôn từ vốn được Đức Phanxicô năng sử dụng.
Sự khác nhau giữa hai vị, vì thế, chỉ có tính biểu kiến (perception) nhiều hơn là bản chất. Tuy nhiên, tính biểu kiến này rất có ý nghĩa. Trong một bài báo trước, John Allen, sau khi trích dẫn câu Đức Phanxicô hỏi Âu Châu rằng “Sinh lực của qúy vị ở đâu? Chủ nghĩa lý tưởng từng linh hứng và làm lịch sử của qúy vị nên cao thượng hiện đang ở đâu?”, nhận định rằng: “dù chỉ mới đặt chân lên đây chưa đầy 4 tiếng đồng hồ, sự hiện diện của Đức Phanxicô xem ra đã trở thành lịch sử theo nghĩa Tân Thế Giới đang gặp Cổ Lục Địa”.
Ít lý thuyết hơn
John Thavis cũng cho rằng cuộc thăm viếng QH và HĐ Âu Châu của Đức Phanxicô có nhiều điểm tương đồng với hai vị tiền nhiệm: những bài diễn văn hùng hồn, lên tiếng bênh vực các giá trị tôn giáo và tâm linh, kêu gọi hợp tác, đả kích nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối và nguy cơ quên mất Thiên Chúa.
Tuy nhiên có nhiều khác biệt đáng kể: Đức Phanxicô không dừng ở quá khứ. Đối với hai Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, Âu Châu hiện đang từ bỏ căn tính Kitô Giáo của mình. Các ngài lên án khuynh hướng biến Âu Châu thành phi Kitô Giáo và qui lỗi việc này cho chủ nghĩa duy thế tục. Các ngài phát động chiến dịch nhằm “tân phúc âm hóa” lục địa này, mạnh mẽ ủng hộ sự thống nhất của Âu Châu, miễn là phải duy trì các giá trị Kitô Giáo làm chất keo nối kết xã hội lại với nhau.
Đức Phanxicô không chú trọng tới cuộc chiến trí thức chống lại chủ nghĩa duy thế tục, cũng không cố gắng phục hồi ảnh hưởng văn hóa và chính trị của Giáo Hội tại Âu Châu. Ngài cũng không trình bày các Kitô hữu như các nạn nhân bị người duy thế tục kỳ thị. Đức Bênêđíctô từng phê phán điều ngài gọi là sự thù nghịch và thiên kiến chống Kitô Giáo ở Âu Châu, coi nó như vấn đề tự do tôn giáo. Đức Phanxicô không theo con đường này. Ngài nói tới việc tôn giáo và xã hội cùng được kêu gọi “soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau”. Ngôn ngữ của ngài ít có tính kết án hơn.
Đức GH Phanxicô không ngần ngại gọi đích danh các vấn đề của Âu Châu, nhưng các vấn đề này thường có tính tức khắc và cụ thể, như nạn thất nghiệp của người trẻ, các khó khăn của di dân và nỗi cô đơn của người lớn tuổi, chứ không hẳn là các luận điểm triết lý. Giống như mọi khi, ngài không coi kinh tế là nhân tố duy nhất tạo ra các khó khăn cho cuộc sống hiện nay. Ngài coi nền văn hóa vứt bỏ có tính duy tiêu thụ là một trong các đe dọa lớn nhất đối với nhân phẩm, và đã nói với các nhà lãnh đạo Âu Châu như thế. Đó là những điều, theo ngài, dễ lọt tai người nghe hiện nay hơn các lý luận trí thức về chủ nghĩa duy thế tục.
Thavis cho rằng Đức Phanxicô chú trọng tới việc bắc cầu hơn là thắng các tranh luận triết lý.
Có lẽ vì thế, ngài cũng nói nhiều với Quốc Hội Âu Châu hơn với Hội Đồng Âu Châu. Thực vậy, theo John Allen, bài diễn văn tại cơ chế đầu dài tới 3,500 chữ trong khi với cơ chế sau, bài diễn văn ngắn hơn vào khoảng 3,100 chữ. Nói thế thôi, chứ thực ra cả hai bài diễn văn đều có cùng một cung giọng như nhau của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nghĩa là đã được soạn từ lâu.
Nhằm nối kết
Theo Đài Phát Thanh Vatican, cả hai bài nói chuyên trên đều đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau: nhân phẩm, Âu Châu phải tìm lại sinh khí cũng như các giá trị nòng cốt của mình, di dân, thất nghiệp và tình liên đới.
Đài này có phỏng vấn Đức Cha William Kenney, phát ngôn viên của HĐGM Anh và Wales, về các bài nói chuyện trên. Đức Cha cho hay: hai bài diễn văn đều rất chói sáng ở chỗ nói lên niềm hy vọng giữa rất nhiều nan đề của Âu Châu. Điều đáng lưu ý nhất, theo Đức Cha Kenney là lời Đức Phanxicô kêu gọi Âu Châu tìm lại “các giá trị nòng cốt”.
Đức Cha cũng cho hay: nhận xét được báo chí lưu ý nhất là mô tả của Đức GH về Âu Châu, coi nó như một bà già hốc hác, mất hết sinh khí và mầu mỡ. Đức Cha cho rằng đây là một lời chỉ trích rất thích đáng, nhưng nói chung, đây là các bài nói chuyện nhằm nối kết.
Tương đồng và khác biệt
Theo John L. Allen Jr., trong cuộc họp báo trên đường từ Strasbourg trở lại Rôma, Đức Phanxicô đã được một nhà báo khoác cho nhãn hiệu “Dân Chủ Xã Hội” căn cứ vào hai bài diễn văn của ngài tại QHAC và HĐAC, trong đó ngài chỉ trích các công ty đa quốc. Dĩ nhiên ngài không chấp nhận nhãn hiệu này, cho hay: ngài chỉ theo Tin Mừng và giáo huấn xã hội của Giáo Hội mà thôi.
Nhưng sao lại là Dân Chủ Xã Hội? Ta biết kiểu nói này dùng để chỉ khuynh hướng trung tả tại Âu Châu. Ở Mỹ đó chính là khuynh hướng Dân Chủ. Một kiểu nói hàm ý: Đức Phanxicô đã bác bỏ khuynh hướng khuynh hữu của thời Bênêđícô XVI. Theo John Allen, nếu chỉ căn cứ vào hai bài diễn văn tại Strasbourg, thì kiểu nói này có hơi phiến diện, chỉ mới đọc có nửa bài diễn văn của ngài mà thôi.
Nhà báo này cho hay Đức Phanxicô khá ít lời lâu nay, nhưng riêng tại Strasbourg, ngài nói tới 6,600 chữ trong hai bài diễn văn: trong tổng số gần 4 tiếng đồng hồ tại đây, trung bình mỗi phút, ngài nói tới 28 chữ. Nhiều người nói đùa: các nghị viên Âu Châu chỉ giỏi về nghề đọc diễn văn, nên việc Đức Phanxicô “lắm lời” ở đây thật đúng lúc!
Cả hai bài diễn văn vì thế khá “đậm đặc”, đề cập tới thật nhiều vấn đề. Xét về nhiều mặt, chúng gần gũi nhất với kiểu nói vốn gán cho Đức Bênêđíctô XVI, bắt đầu với những nguyên tắc cao qúy và trừu tượng rồi mới đi dần xuống các kết luận chuyên biệt.
Xét cả trong nội dung, người ta cũng thấy các bài diễn văn của Đức Phanxicô tại Strasbourg rất giống với các nội dung được Đức Bênêđíctô XVI nêu ra. Đến nỗi, nghe chúng, người ta tưởng đang lắng nghe vị giáo hoàng tiền nhiệm. Ngoài những kiểu nói quen thuộc của Đức Bênêđíctô XVI như “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối” ra, ta còn thấy những điểm sau:
• Muốn lành mạnh, Âu Châu cần có Thiên Chúa “Một Âu Châu không còn cởi mở đối với chiều kích siêu việt của sự sống là một Âu Châu có nguy cơ dần dần đánh mất linh hồn của mình…”
• Phá thai là điển hình của một nền văn hóa Tây Phương coi hữu thể nhân bản “chỉ như các con chốt trong một cỗ máy”. Những hữu thể ngài muốn nói tới chính là: “người bệnh sắp chết, người già bị bỏ rơi không ai chăm sóc, trẻ em bị giết ngay trong bụng mẹ…”
• Âu Châu cần chấm dứt việc bác bỏ căn tính Kitô Giáo của mình: “Lịch sử hai ngàn năm vốn nối kết Âu Châu với Kitô Giáo… Một Âu Châu có khả năng biết đánh giá các căn cội tôn giáo của mình… sẽ càng được miễn dịch khỏi nhiều hình thức của chủ nghĩa quá khích hiện đang lan tràn trên thế giới ngày nay, một hậu quả do việc trống vắng các lý tưởng tạo ra, điều ta đang chứng kiến hiện nay tại Tây Phương”.
• Âu Châu thế tục đang mất hết sinh khí. Đức Phanxicô nói rằng thế giới ngày nay càng ngày càng bớt qui Âu Châu nhiều hơn; Âu Châu đang cho người ta cảm tưởng trở nên già cỗi và phờ phạc, càng ngày càng không đóng được vai trò dẫn đạo của mình. Một phần, vì Âu Châu muốn xa lánh việc sinh sản, nó đã trở thành một bà nội hết còn sinh nở và đầy sức sống nữa.
Nếu Đức Bênêđíctô XVI là người tới Strasbourg để nói những lời trên, thì chắc người ta sẽ đánh đi hàng tít này: “Đức Giáo Hoàng chỉ trích Âu Châu đã đánh mất mọi giá trị”.
Nhưng người tới Strasbourg là Đức Phanxicô, vị giáo hoàng được truyền thông coi như người phi qui tắc (maverick), cấp tiến, nên các yếu tố trên phần lớn đã “được” làm ngơ nhường chỗ cho những nhận định của ngài về di dân, lao đông, môi trường, thi đua vũ trang, và buôn bán người. Bởi thế các hàng tít lớn thường là “Đức Phanxicô yêu cầu Âu Châu chăm sóc người nghèo”.
Có lẽ những dòng được trích dẫn nhiều hơn hết là những dòng ngài nói tới làn sóng di dân liều mạng vượt Địa Trung Hải tới Âu Châu: “Chúng ta không thể để Địa Trung Hải trở thành một nghĩa địa bao la!”.
Đức Bênêđíctô XVI cũng nói những lời tương tự nhưng điểm khác nhau là các cơ sở truyền thông hiện nay tin rằng Đức Phanxicô thực sự muốn nói những điều ấy cho nên lời nói của ngài được nhiều người lưu ý.
Chứ thực ra, Đức Bênêđíctô XVI có một nghị trình xã hội cũng được lòng dân như Đức Phanxicô vậy. John Allen cho hay: ông chú về phía cha của Đức Bênêđíctô XVI, tên là Georg Razinger, là một nhân vật nổi tiếng của Bavaria trong thế kỷ 19, nổi tiếng bênh vực người nghèo. Hai lần được cử làm dân biểu lập pháp tại Bavaria và liên bang, ông giúp thành lập ra đảng chính trị tên là Bauerbund, đại diện quyền lợi nông dân nghèo tranh đấu chống lại quyền lợi tư bản. Mục tiêu chính là một hệ thống trợ giúp để đề phòng nông dân nghèo và tiểu thương khỏi trở thành nạn nhân của những chu kỳ thăng trầm trong việc làm ăn của họ.
Thành thử, Đức Bênêđíctô XVI vốn là người rất hoài nghi chính sách buôn bán tự do của chủ nghĩa tư bản. Năm 2007, khi thăm Ba Tây, ngài coi chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản đều là “các ý thức hệ thất bại”, một ngôn từ vốn được Đức Phanxicô năng sử dụng.
Sự khác nhau giữa hai vị, vì thế, chỉ có tính biểu kiến (perception) nhiều hơn là bản chất. Tuy nhiên, tính biểu kiến này rất có ý nghĩa. Trong một bài báo trước, John Allen, sau khi trích dẫn câu Đức Phanxicô hỏi Âu Châu rằng “Sinh lực của qúy vị ở đâu? Chủ nghĩa lý tưởng từng linh hứng và làm lịch sử của qúy vị nên cao thượng hiện đang ở đâu?”, nhận định rằng: “dù chỉ mới đặt chân lên đây chưa đầy 4 tiếng đồng hồ, sự hiện diện của Đức Phanxicô xem ra đã trở thành lịch sử theo nghĩa Tân Thế Giới đang gặp Cổ Lục Địa”.
Ít lý thuyết hơn
John Thavis cũng cho rằng cuộc thăm viếng QH và HĐ Âu Châu của Đức Phanxicô có nhiều điểm tương đồng với hai vị tiền nhiệm: những bài diễn văn hùng hồn, lên tiếng bênh vực các giá trị tôn giáo và tâm linh, kêu gọi hợp tác, đả kích nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối và nguy cơ quên mất Thiên Chúa.
Tuy nhiên có nhiều khác biệt đáng kể: Đức Phanxicô không dừng ở quá khứ. Đối với hai Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, Âu Châu hiện đang từ bỏ căn tính Kitô Giáo của mình. Các ngài lên án khuynh hướng biến Âu Châu thành phi Kitô Giáo và qui lỗi việc này cho chủ nghĩa duy thế tục. Các ngài phát động chiến dịch nhằm “tân phúc âm hóa” lục địa này, mạnh mẽ ủng hộ sự thống nhất của Âu Châu, miễn là phải duy trì các giá trị Kitô Giáo làm chất keo nối kết xã hội lại với nhau.
Đức Phanxicô không chú trọng tới cuộc chiến trí thức chống lại chủ nghĩa duy thế tục, cũng không cố gắng phục hồi ảnh hưởng văn hóa và chính trị của Giáo Hội tại Âu Châu. Ngài cũng không trình bày các Kitô hữu như các nạn nhân bị người duy thế tục kỳ thị. Đức Bênêđíctô từng phê phán điều ngài gọi là sự thù nghịch và thiên kiến chống Kitô Giáo ở Âu Châu, coi nó như vấn đề tự do tôn giáo. Đức Phanxicô không theo con đường này. Ngài nói tới việc tôn giáo và xã hội cùng được kêu gọi “soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau”. Ngôn ngữ của ngài ít có tính kết án hơn.
Đức GH Phanxicô không ngần ngại gọi đích danh các vấn đề của Âu Châu, nhưng các vấn đề này thường có tính tức khắc và cụ thể, như nạn thất nghiệp của người trẻ, các khó khăn của di dân và nỗi cô đơn của người lớn tuổi, chứ không hẳn là các luận điểm triết lý. Giống như mọi khi, ngài không coi kinh tế là nhân tố duy nhất tạo ra các khó khăn cho cuộc sống hiện nay. Ngài coi nền văn hóa vứt bỏ có tính duy tiêu thụ là một trong các đe dọa lớn nhất đối với nhân phẩm, và đã nói với các nhà lãnh đạo Âu Châu như thế. Đó là những điều, theo ngài, dễ lọt tai người nghe hiện nay hơn các lý luận trí thức về chủ nghĩa duy thế tục.
Thavis cho rằng Đức Phanxicô chú trọng tới việc bắc cầu hơn là thắng các tranh luận triết lý.