Kiếp Người Như Vó Câu Dồn
Tâm tình của tháng 11, tháng nhớ đến Các Đẳng Linh Hồn, Mẹ Giáo Hội nhẹ nhàng mời gọi con cái mình dừng lại trong chút nghĩ suy, nghĩ suy về sự đời và nghĩ suy về sự người. Và kìa! Có ai đó khi suy nghĩ về sự đời họ phải thốt lên: “Sự đời như thể phù vân, can qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười”. Và nơi ai kia, khi nghĩ về sự người, họ cũng cho rằng : “Đời người như áng phù vân, Sáng còn tối mất, lựa lần mà chị”. Xin được góp nhặt một vài suy tư nho nhỏ, để cùng chung chia với nhịp sống đạo đức hướng về các Đẳng Linh Hồn.
Thời gian
Khi suy nghĩ về thời gian, suy nghĩ về kiếp người, một người “kinh bang tế thế”(trị nước, giúp đời) như Cao Bá Quát phải thừa nhận : “Ba vạn sau nghìn ngày là mấy”(100 năm là mấy).
Quả thật, người ta thường cho rằng, thời gian là món quà của cuộc sống. Cũng thế, trong tiếng Anh, thời gian của giây phút hiện tại được gọi là Present, cũng có nghĩa là món quà… Nhưng nếu chỉ dừng lại ở “món quà” thì hình như chỉ đi vào ngõ cụt, không đi tới đâu.
Thiện chí mời gọi ta bước tiếp trên dòng kiếm tìm. Vậy món quà ấy ai là chủ nhân, ai là người ban tặng và ai là người sáng tạo? Như vậy, thời gian còn là một mầu nhiệm, vì thời gian không phải con người làm ra, hay do khoa học tổng hợp lên…
Chỉ có trong thơ ca mới nói: “ tôi muốn tắt nắng đi…tôi muốn buộc gió lại..” Làm sao ta có thể tắt được nắng, làm chi có chuyện buộc gió lại; cũng như con người nào có thể ngừng được thời gian. Vì thời gian là quà tặng nhưng không, quà tặng do ân huệ của Thiên Chúa. Con người chỉ đưa tay ra đón nhận với lòng khiêm tốn mà thôi.
Và như vậy bạn cũng đừng nên cao rạo rằng: “ Bàn tay bạn làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm…”. Bạn đâu có làm nên được tất cả, bạn chỉ cộng tác đôi chút công sức thôi chứ. Ai cho ban sức khỏe, thì giờ và điều kiện….Bạn có thể làm ra được thời gian? Bạn có thể làm cho “Mặt trời mọc lên rồi lại lặn xuống, trở về chỗ cũ nơi nó lại mọc lên.”(Gv1,3). Bạn nên nhớ, bạn là một kiếp người. Mà đã là kiếp người thì có: “ một thời để chào đời, một thời để lìa thế”(Gv 3,2).
Mau Qua của kiếp người
Cùng với thời gian, con người bị cuốn trôi theo dòng chảy của nó. Khi suy tư về kiếp chóng qua mau tàn của con người, tác giả Vịnh ca sánh ví: “Ấy con người khác chi hơi thở, vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu(Tv 144,4). “Bóng câu” là gì vậy? Thưa là bóng của một con ngựa câu(ngựa mới lớn) nó chạy vụt qua rất nhanh.
Như trong Hán văn cổ hay nói : “Bóng câu qua cửa sổ” nghĩa là Bóng con ngựa chạy ngang qua cửa sổ rất nhanh, không thể thấy kịp. Cũng vậy, lời bài hát cầu hồn có đoạn: “Như vó câu dồn tựa thoáng mây bay…”. “Vó câu dồn”, đó là một cụm từ hình tượng và ẩn thanh. Khi ngựa câu chạy nhanh, tiếng vó đập xuống nền đường một cách rất dồn dập, khiến cho tiếng kêu lộp cộp vội vàng hơn. Vì thế, ví đời người trôi qua cũng nhanh như vậy, như là bóng câu, như vó câu và như hơi thở…
Cũng vậy, khi nói về kiếp mau qua ấy của con người, có ai đó còn ví von: đời như mây trôi khi kết khi hợp, đời như hoa phù dung sớm nở tối tàn và đời như làn khói trước một cơn gió biến tan... Triết lý nhà Phật cho rằng: “ cuộc đời sắc sắc không không”. Nghĩa là có đó rồi lại không đó, cuộc đời như ảo ảnh là vậy. Sự khôn ngoan của tác giả Vịnh ca một lần nữa soi sáng cho chúng ta:
“Nào phàm nhân sống mãi được sao
mà chẳng phải đến ngày tận số? (Tv 49,10)
Sự chết quả là thầy dạy của chúng ta. Sự chết làm cho người đạo đức thêm hy vọng, mời gọi người tội lỗi quay về nẻo chính đường ngay và dập tắt sự sống đời thế tạm.
Có một câu chuyện kể rằng: Một vị hoàng thượng Ấn Độ, cho vời một Thiền sư có tiếng trong đất nước đến gặp ngài. Gặp vị Thiền sư, hoàng thượng này hỏi rất nhiều chuyện. Nào là chuyện thế gian, nào là chuyện thế ngay…. Sau cùng, vị hoàng thượng ấy bèn hỏi một câu cuối cùng: “Xin Thiền sư cho biết, điều gì làm cho Thiền sư thấy lạ nhất trong cuộc đời này?” Vị Thiền sư trả lời: Tâu bệ hạ, điều mà hạ thần thấy lạ nhất trong cuộc đời này là “ai cũng phải chết cả, mà họ cứ sống như không bao giờ phải chết!”. Vị hoàng thượng bèn ôm lấy Thiền sư và nói : ta cũng nghĩ như ngươi.
Quả thế, nếu như ai cũng luôn ý thức mình phải chết thì họ sẽ xa tránh dịp tội dễ dàng . Một số vị thánh trong Giáo Hội dùng sọ người để suy ngắm về sự chết, như thánh Thánh Sác-lơ Bôrômêô, thánh Giêrônimô…
Ngày xưa khi học Giáo lý, ông bà Quản Giáo dạy thiếu nhi của mình thuộc nằm lòng về tứ chung, tức bốn sự sau hết. Bốn sự sau hết đó là: chết, phán xét, Thiên Đàng và Hỏa ngục.
Con người do bản tính : “hay sai lỗi và dễ quyên lãng”. Cho nên, Chúa Giêsu đã thiết lập hẳn Bí Tích giải tội để không mệt mỏi tha thứ cho con người. Giáo Hội dành riêng tháng 11 để kính nhớ các Đẳng Linh Hồn, đây cũng là lời nhắc nhở của Mẹ Giáo Hội cho ta luôn ý thức “một cõi đi về”.
Trong Phụng Vụ Giờ Kinh, Giáo Hội hằng cất cao Vịnh ca 49. Vịnh ca ấy mời gọi con người hướng suy tư về tứ chung:
“Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết,
kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong,
bỏ lại tài sản mình cho người khác…”
Ý thức được sự mau qua của thời gian, chóng tàn của kiếp sống con người, còn giúp chúng ta có cơ hội tăng thêm lòng tin, sự phó thác và lẽ cậy trông. Chúng ta cũng được gọi mời nghĩ về ta cũng như nghĩ về tha nhân. Hơn bao giờ hết, tôi có bổn phận nghĩ đến những người đã ra đi trước tôi, để cầu nguyện cùng, cầu nguyện với và cầu nguyện cho họ.
Người sẽ chết cầu nguyện cho người đã chết
Khi còn là một chú Đệ tử, cha Giám đốc Gioan Hoan Nguyễn Hữu Vịnh dạy chúng tôi rằng:
“Đời Tu hai đích nhắm luôn
Làm vinh Danh Chúa, cứu hồn người ta”.
Ngài hằng gọi mời và khuyến khích chúng tôi nhớ đến các Đẳng Linh Hồn. Họ là Bố Mẹ, Ông Bà, Tổ Tiên…chúng ta. Ngài chỉ vẽ ra những thiện ích giúp cầu nguyện hiệu quả cho các Đẳng.
“Cứu Hồn Luyện Ngục: Cầu Kinh,
Thánh Lễ, Bố Thí, Hãm Mình, Ơn Tha.
Cứu hồn trong lửa Luyện Tội gồm có 5 việc: đó là đọc kinh, tham dự Thánh Lễ, hy sinh hãm mình, làm phúc cho người, và nhận lãnh các Ân xá để nhường lại cho các Đẳng Linh Hồn.
Tôi còn nhớ, năm Triết I của tôi tại Đại Chủng Viện Xuân Bích- Huế, cha Giám đốc G.B. Nguyễn Văn Đán, Ngài dạy chúng tôi bộ môn: Phụng Vụ Nhập Môn. Cha kể cho chúng tôi nghe câu chuyện, khi dựng nhà thờ Phát Diệm, cụ Sáu vốn là người sùng kính các Linh Hồn, để đưa các cây cột lim to, nặng vào vị trí cách nhẹ nhàng thì mọi người phải nhất tề phải hô to: “Lạy các đẳng linh hồn, xin nâng lên giúp con”. Và cứ như thế, các hàng cột chẳng những dựng được lên nhẹ nhàng mà còn an toàn nữa. Cha giáo Đán kể tiếp: Cụ Sáu sùng kính các Đẳng Linh Hồn cách riêng, Ngài khuyên các giáo hữu của Ngài, khi bước chân đến nhà thờ để đọc kinh, tham dự Thánh Lễ, giáo hữu không được chuyện vãn, thay vì nói chuyện thì đọc kinh từ tư gia cho đến nhà thờ…để cầu cho các Đẳng.
Lậy Chúa, xin cho các Đẳng Linh Hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ầy.
Tusĩ Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh CSC.
Tâm tình của tháng 11, tháng nhớ đến Các Đẳng Linh Hồn, Mẹ Giáo Hội nhẹ nhàng mời gọi con cái mình dừng lại trong chút nghĩ suy, nghĩ suy về sự đời và nghĩ suy về sự người. Và kìa! Có ai đó khi suy nghĩ về sự đời họ phải thốt lên: “Sự đời như thể phù vân, can qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười”. Và nơi ai kia, khi nghĩ về sự người, họ cũng cho rằng : “Đời người như áng phù vân, Sáng còn tối mất, lựa lần mà chị”. Xin được góp nhặt một vài suy tư nho nhỏ, để cùng chung chia với nhịp sống đạo đức hướng về các Đẳng Linh Hồn.
Thời gian
Khi suy nghĩ về thời gian, suy nghĩ về kiếp người, một người “kinh bang tế thế”(trị nước, giúp đời) như Cao Bá Quát phải thừa nhận : “Ba vạn sau nghìn ngày là mấy”(100 năm là mấy).
Quả thật, người ta thường cho rằng, thời gian là món quà của cuộc sống. Cũng thế, trong tiếng Anh, thời gian của giây phút hiện tại được gọi là Present, cũng có nghĩa là món quà… Nhưng nếu chỉ dừng lại ở “món quà” thì hình như chỉ đi vào ngõ cụt, không đi tới đâu.
Thiện chí mời gọi ta bước tiếp trên dòng kiếm tìm. Vậy món quà ấy ai là chủ nhân, ai là người ban tặng và ai là người sáng tạo? Như vậy, thời gian còn là một mầu nhiệm, vì thời gian không phải con người làm ra, hay do khoa học tổng hợp lên…
Chỉ có trong thơ ca mới nói: “ tôi muốn tắt nắng đi…tôi muốn buộc gió lại..” Làm sao ta có thể tắt được nắng, làm chi có chuyện buộc gió lại; cũng như con người nào có thể ngừng được thời gian. Vì thời gian là quà tặng nhưng không, quà tặng do ân huệ của Thiên Chúa. Con người chỉ đưa tay ra đón nhận với lòng khiêm tốn mà thôi.
Và như vậy bạn cũng đừng nên cao rạo rằng: “ Bàn tay bạn làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm…”. Bạn đâu có làm nên được tất cả, bạn chỉ cộng tác đôi chút công sức thôi chứ. Ai cho ban sức khỏe, thì giờ và điều kiện….Bạn có thể làm ra được thời gian? Bạn có thể làm cho “Mặt trời mọc lên rồi lại lặn xuống, trở về chỗ cũ nơi nó lại mọc lên.”(Gv1,3). Bạn nên nhớ, bạn là một kiếp người. Mà đã là kiếp người thì có: “ một thời để chào đời, một thời để lìa thế”(Gv 3,2).
Mau Qua của kiếp người
Cùng với thời gian, con người bị cuốn trôi theo dòng chảy của nó. Khi suy tư về kiếp chóng qua mau tàn của con người, tác giả Vịnh ca sánh ví: “Ấy con người khác chi hơi thở, vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu(Tv 144,4). “Bóng câu” là gì vậy? Thưa là bóng của một con ngựa câu(ngựa mới lớn) nó chạy vụt qua rất nhanh.
Như trong Hán văn cổ hay nói : “Bóng câu qua cửa sổ” nghĩa là Bóng con ngựa chạy ngang qua cửa sổ rất nhanh, không thể thấy kịp. Cũng vậy, lời bài hát cầu hồn có đoạn: “Như vó câu dồn tựa thoáng mây bay…”. “Vó câu dồn”, đó là một cụm từ hình tượng và ẩn thanh. Khi ngựa câu chạy nhanh, tiếng vó đập xuống nền đường một cách rất dồn dập, khiến cho tiếng kêu lộp cộp vội vàng hơn. Vì thế, ví đời người trôi qua cũng nhanh như vậy, như là bóng câu, như vó câu và như hơi thở…
Cũng vậy, khi nói về kiếp mau qua ấy của con người, có ai đó còn ví von: đời như mây trôi khi kết khi hợp, đời như hoa phù dung sớm nở tối tàn và đời như làn khói trước một cơn gió biến tan... Triết lý nhà Phật cho rằng: “ cuộc đời sắc sắc không không”. Nghĩa là có đó rồi lại không đó, cuộc đời như ảo ảnh là vậy. Sự khôn ngoan của tác giả Vịnh ca một lần nữa soi sáng cho chúng ta:
“Nào phàm nhân sống mãi được sao
mà chẳng phải đến ngày tận số? (Tv 49,10)
Sự chết quả là thầy dạy của chúng ta. Sự chết làm cho người đạo đức thêm hy vọng, mời gọi người tội lỗi quay về nẻo chính đường ngay và dập tắt sự sống đời thế tạm.
Có một câu chuyện kể rằng: Một vị hoàng thượng Ấn Độ, cho vời một Thiền sư có tiếng trong đất nước đến gặp ngài. Gặp vị Thiền sư, hoàng thượng này hỏi rất nhiều chuyện. Nào là chuyện thế gian, nào là chuyện thế ngay…. Sau cùng, vị hoàng thượng ấy bèn hỏi một câu cuối cùng: “Xin Thiền sư cho biết, điều gì làm cho Thiền sư thấy lạ nhất trong cuộc đời này?” Vị Thiền sư trả lời: Tâu bệ hạ, điều mà hạ thần thấy lạ nhất trong cuộc đời này là “ai cũng phải chết cả, mà họ cứ sống như không bao giờ phải chết!”. Vị hoàng thượng bèn ôm lấy Thiền sư và nói : ta cũng nghĩ như ngươi.
Quả thế, nếu như ai cũng luôn ý thức mình phải chết thì họ sẽ xa tránh dịp tội dễ dàng . Một số vị thánh trong Giáo Hội dùng sọ người để suy ngắm về sự chết, như thánh Thánh Sác-lơ Bôrômêô, thánh Giêrônimô…
Ngày xưa khi học Giáo lý, ông bà Quản Giáo dạy thiếu nhi của mình thuộc nằm lòng về tứ chung, tức bốn sự sau hết. Bốn sự sau hết đó là: chết, phán xét, Thiên Đàng và Hỏa ngục.
Con người do bản tính : “hay sai lỗi và dễ quyên lãng”. Cho nên, Chúa Giêsu đã thiết lập hẳn Bí Tích giải tội để không mệt mỏi tha thứ cho con người. Giáo Hội dành riêng tháng 11 để kính nhớ các Đẳng Linh Hồn, đây cũng là lời nhắc nhở của Mẹ Giáo Hội cho ta luôn ý thức “một cõi đi về”.
Trong Phụng Vụ Giờ Kinh, Giáo Hội hằng cất cao Vịnh ca 49. Vịnh ca ấy mời gọi con người hướng suy tư về tứ chung:
“Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết,
kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong,
bỏ lại tài sản mình cho người khác…”
Ý thức được sự mau qua của thời gian, chóng tàn của kiếp sống con người, còn giúp chúng ta có cơ hội tăng thêm lòng tin, sự phó thác và lẽ cậy trông. Chúng ta cũng được gọi mời nghĩ về ta cũng như nghĩ về tha nhân. Hơn bao giờ hết, tôi có bổn phận nghĩ đến những người đã ra đi trước tôi, để cầu nguyện cùng, cầu nguyện với và cầu nguyện cho họ.
Người sẽ chết cầu nguyện cho người đã chết
Khi còn là một chú Đệ tử, cha Giám đốc Gioan Hoan Nguyễn Hữu Vịnh dạy chúng tôi rằng:
“Đời Tu hai đích nhắm luôn
Làm vinh Danh Chúa, cứu hồn người ta”.
Ngài hằng gọi mời và khuyến khích chúng tôi nhớ đến các Đẳng Linh Hồn. Họ là Bố Mẹ, Ông Bà, Tổ Tiên…chúng ta. Ngài chỉ vẽ ra những thiện ích giúp cầu nguyện hiệu quả cho các Đẳng.
“Cứu Hồn Luyện Ngục: Cầu Kinh,
Thánh Lễ, Bố Thí, Hãm Mình, Ơn Tha.
Cứu hồn trong lửa Luyện Tội gồm có 5 việc: đó là đọc kinh, tham dự Thánh Lễ, hy sinh hãm mình, làm phúc cho người, và nhận lãnh các Ân xá để nhường lại cho các Đẳng Linh Hồn.
Tôi còn nhớ, năm Triết I của tôi tại Đại Chủng Viện Xuân Bích- Huế, cha Giám đốc G.B. Nguyễn Văn Đán, Ngài dạy chúng tôi bộ môn: Phụng Vụ Nhập Môn. Cha kể cho chúng tôi nghe câu chuyện, khi dựng nhà thờ Phát Diệm, cụ Sáu vốn là người sùng kính các Linh Hồn, để đưa các cây cột lim to, nặng vào vị trí cách nhẹ nhàng thì mọi người phải nhất tề phải hô to: “Lạy các đẳng linh hồn, xin nâng lên giúp con”. Và cứ như thế, các hàng cột chẳng những dựng được lên nhẹ nhàng mà còn an toàn nữa. Cha giáo Đán kể tiếp: Cụ Sáu sùng kính các Đẳng Linh Hồn cách riêng, Ngài khuyên các giáo hữu của Ngài, khi bước chân đến nhà thờ để đọc kinh, tham dự Thánh Lễ, giáo hữu không được chuyện vãn, thay vì nói chuyện thì đọc kinh từ tư gia cho đến nhà thờ…để cầu cho các Đẳng.
Lậy Chúa, xin cho các Đẳng Linh Hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ầy.
Tusĩ Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh CSC.