Các nhà thương thuyết từ 34 nước đã tập trung tại Miami nhằm tìm cách giải quyết những bất đồng để có thể trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới.
Nếu các cuộc đàm phán thành công, và nếu khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ trở thành hiện thực như lịch trình vào tháng Giêng năm 2005, khu vực mậu dịch này sẽ bao gồm 800 triệu người dân của toàn bộ các nước của châu lục này, trừ Cuba.
Tổng sản lượng kinh tế của khu vực này, khi đó, có thể đạt đến mức 14 tỉ tỉ đôla một năm.
Tuy nhiên, để đạt được điều đó, các cuộc đàm phán phải đạt được những tiến bộ vượt bậc. Trong khi đó, những bất đồng sâu sắc vẫn còn đó, đặc biệt giữa hai đồng chủ toạ là Mỹ và Brazil.
Cả hai quốc gia này, một là cường quốc kinh tế của Bắc Mỹ, một là nền kinh tế lớn nhất của Nam Mỹ, đều mong muốn đạt được một thoả thuận.
Thật không may mắn, điều mà mỗi bên mong muốn lại dường như sẽ bao hàm việc loại bỏ sự tham gia của bên kia.
Thêm vào đó, với hàng ngàn người phản đối muốn vào Miami trước khi các cuộc đàm phán diễn ra, cho dù có an ninh chặt chẽ, có vẻ làm tình hình trở nên rất đáng lo ngại.
Bài học Cancun
Tình hình thực ra cũng khá hơn rất nhiều so với hồi tháng Chín, khi các cuộc đàm phán của Tổ chức Mậu dịch Thế giới, WTO, đổ vỡ tại Cancun, Mexico.
Khi đó, Brazil là một trong ba nước dẫn đầu, cùng Trung Quốc và Ấn Độ, của liên minh các nước đang phát triển, G21, tìm cách chống lại những áp lực của thế giới phát triển.
Trong số những lời chỉ trích, các nước đang phát triển G21 nói Mỹ, Nhật Bản và châu Âu gây áp lực đòi có thêm những nhượng bộ về đầu tư và dịch vụ, cho dù đã lờ đi những lời hứa mà họ đã đưa ra cho thế giới đang phát triển.
Vấn đề quan trọng nhất gây ra thất bại của Cancun là nông nghiệp: cả ba đại gia Mỹ, Nhật và EU đều có các liều thuốc là các mức trợ giá, thuế và các rào cản để bảo vệ cho nông dân của họ trong khi các nước đang phát triển muốn sản phẩm của họ phải vào được những thị trường này, vốn là nguồn cung cấp thu nhập chính cho xuất khẩu nông nghiệp của họ.
Một cuộc hội nghị thượng đỉnh của 14 nước đã được tổ chức vào đầu tháng này, và có vẻ đã giúp giải quyết phần nào các chia rẽ giữa Mỹ và Brazil, và cả hai phía hiện đều tỏ ra lạc quan một cách thận trọng.
Kết quả của cuộc hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ có tác động rất quan trọng không chỉ tới các nước thuộc khối mậu dịch tự do châu Mỹ, mà còn tới cả thế giới đang phát triển và cơ chế mậu dịch toàn cầu nói chung. (BBC)
Nếu các cuộc đàm phán thành công, và nếu khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ trở thành hiện thực như lịch trình vào tháng Giêng năm 2005, khu vực mậu dịch này sẽ bao gồm 800 triệu người dân của toàn bộ các nước của châu lục này, trừ Cuba.
Tổng sản lượng kinh tế của khu vực này, khi đó, có thể đạt đến mức 14 tỉ tỉ đôla một năm.
Tuy nhiên, để đạt được điều đó, các cuộc đàm phán phải đạt được những tiến bộ vượt bậc. Trong khi đó, những bất đồng sâu sắc vẫn còn đó, đặc biệt giữa hai đồng chủ toạ là Mỹ và Brazil.
Cả hai quốc gia này, một là cường quốc kinh tế của Bắc Mỹ, một là nền kinh tế lớn nhất của Nam Mỹ, đều mong muốn đạt được một thoả thuận.
Thật không may mắn, điều mà mỗi bên mong muốn lại dường như sẽ bao hàm việc loại bỏ sự tham gia của bên kia.
Thêm vào đó, với hàng ngàn người phản đối muốn vào Miami trước khi các cuộc đàm phán diễn ra, cho dù có an ninh chặt chẽ, có vẻ làm tình hình trở nên rất đáng lo ngại.
Bài học Cancun
Tình hình thực ra cũng khá hơn rất nhiều so với hồi tháng Chín, khi các cuộc đàm phán của Tổ chức Mậu dịch Thế giới, WTO, đổ vỡ tại Cancun, Mexico.
Khi đó, Brazil là một trong ba nước dẫn đầu, cùng Trung Quốc và Ấn Độ, của liên minh các nước đang phát triển, G21, tìm cách chống lại những áp lực của thế giới phát triển.
Trong số những lời chỉ trích, các nước đang phát triển G21 nói Mỹ, Nhật Bản và châu Âu gây áp lực đòi có thêm những nhượng bộ về đầu tư và dịch vụ, cho dù đã lờ đi những lời hứa mà họ đã đưa ra cho thế giới đang phát triển.
Vấn đề quan trọng nhất gây ra thất bại của Cancun là nông nghiệp: cả ba đại gia Mỹ, Nhật và EU đều có các liều thuốc là các mức trợ giá, thuế và các rào cản để bảo vệ cho nông dân của họ trong khi các nước đang phát triển muốn sản phẩm của họ phải vào được những thị trường này, vốn là nguồn cung cấp thu nhập chính cho xuất khẩu nông nghiệp của họ.
Một cuộc hội nghị thượng đỉnh của 14 nước đã được tổ chức vào đầu tháng này, và có vẻ đã giúp giải quyết phần nào các chia rẽ giữa Mỹ và Brazil, và cả hai phía hiện đều tỏ ra lạc quan một cách thận trọng.
Kết quả của cuộc hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ có tác động rất quan trọng không chỉ tới các nước thuộc khối mậu dịch tự do châu Mỹ, mà còn tới cả thế giới đang phát triển và cơ chế mậu dịch toàn cầu nói chung. (BBC)