Tường trình với báo chí về việc di chuyển cô Nina Phạm lên Maryland, một thông cáo cuả bệnh viện Presbyterian ở Dallas viết rằng một phần trong những lý do phải đưa cô qua một nơi khác là vì có đến 75 nhân viên cuả bệnh viện đang bị "bất khả dụng" (sidelined) vì biến cố Ebola ở đây.

Một số đang phải lánh mặt tại tư gia (furloughed), một số khác vẫn đi làm tuỳ theo mức độ mà họ đã tiếp xúc với ông Duncan.

Thông cáo nói trên viết tiếp rằng sự di chuyển là việc tốt nhất mà bệnh viên, nhân viên, y tá, bác sĩ và cộng đồng có thể làm trong lúc này...

"để chúng tôi có cơ hội chuẩn bị cho những biến cố kế tiếp."

Biến cố kế tiếp?



Phải chăng họ có ý nói đến trường hợp cuả nữ bác sĩ Wendy Chung là quan chức cao cấp nhất trong vùng chịu trách nhiệm phòng ngừa nạn dịch tễ (Dallas top health epidemiologist)?

Bác sĩ Chung đã có mặt bên giường bệnh cuả ông Duncan trong khi cân nhắc quyết định cách ly ông ta. Cô Nina, y tá trực lúc đó, đã ghi chép sự việc này trên y bạ cuả ông Duncan.

Theo bác sĩ Barry Rosenthal, khoa trưởng khoa cấp cứu cuả đại học y khoa Winthrop-University ở Mineola, NY, thì một bác sĩ chuyên gia về dịch tễ không cần phải đi vào một khu cách ly để nói chuyện với bệnh nhân.

Tuy nhiên, lúc đó bác sĩ Wendy Chung là người có trách nhiệm phải quyết định có nên tuyên bố trường hợp dịch tễ hay không, và bà đã muốn đợi một chuyên viên khác về dịch tễ đến để tham khảo.

Vị thẩm phán cuả quận Dallas là quan toà Clay Jenkins, người có trách nhiệm điều động tình trạng khẩn cấp trong khu vực, cho biết ông và bác sĩ Chung đã làm viêc sát cánh với nhau trong suốt thời gian vừa qua. Ông nói rằng những biến cố thì dồn dập và căng thẳng đến nỗi họ phải mang ghế bố tới nhà thương để cho bác sĩ Chung và những quan chức khác tạm nghỉ.

Những cố gắng cuả báo chí xin phỏng vấn bác sĩ Chung đều vô hiệu. Tuy nhiên một email cuả bà cho biết:

"Vâng, tôi đã có mặt bên cạnh những bác sĩ và y tá để chăm sóc cho bệnh nhân (ông Duncan). Hiện nay tôi đang thi hành những thủ tục 'canh chừng' dành cho những nhân viên y tế có cùng một mức độ tiếp xúc như tôi".

Phải đợi qua 21 ngày thì những nguy cơ bị truyền nhiễm mới qua khòi. Mới đây, theo tin cuả đài Fox, một y tá khác lo thử nghiệm ông Duncan cũng đã bị giữ lại trên một chiếc tàu du hành Carnival ở Galveston dù cho cô ta đã qua 19 ngày bình yên vô sự. (Tin mới nhất: kết quả thử nghiệm máu cho biết cô không bị bệnh).

Cho đến nay, các thông cáo cuả chính phủ đều nói rằng chỉ có những nhân viên cuả bệnh viện Presbyterian mới có nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp cuả bác sĩ Wendy Chung có thể là lần đầu tiên một quan chức chính quyền ở bên ngoài bị lây nhiễm.

Và nếu thế thì đó là thêm một tin đáng buồn nữa cho cộng đồng Á Châu vùng Dallas - Ft Worth.

Nhìn về một chút tia sáng vui tươi mới loé lên, cô Nina Phạm, sau khi di chuyển về Maryland, đã được 'nâng cấp' từ tình trạng 'tốt' lên tình trạng 'khá.'

Trong lúc chuẩn bị rời bệnh viện Presbyterian để đi Maryland, vị bác sĩ diều trị là BS Gary Weinstein đã thâu một video 'tạm biệt'. Video cho thấy Nina có vẻ thoải mái và, dù biết rằng mình đang bước vào một đọan đường gian khổ mà cô đã trải nghiệm khi chăm sóc cho ông Duncan, cô vẫn giữ được một tinh thần vui sống, 'hài hước'.

Cô nói: "Nào mọi ngươì cùng đi Maryland nhé" (Come to Maryland, everybody)

-"Đi Maryland mà Quậy với nhau chứ" (Party, Party in Maryland.)

Video kết thúc với nhiều nước mắt. Nina nói: "I love you guys,'' (Tôi yêu mến các bạn.)

Và BS Weinstein kết thúc: "We love you, Nina,'' (chúng tôi yêu mến Nina lắm.)

Video đã được bệnh viện cho phổ biến như sau: