Theo hiệp ước quốc tế Trung Quốc vừa ký tại New York đầu tuần này, lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đến sức khỏe phải chiếm ít nhất 30% bề mặt của bao thuốc lá.

Chưa biết rõ chừng nào Trung Quốc mới phê chuẩn hiệp ước này. Nhưng một khi có hiệu lực, việc làm giảm tác hại của thuốc lá trên hơn 350 triệu người hút thuốc, chiếm một phần tư dân số, sẽ là một công việc rất nặng nề.

Bất cứ ỏ đâu chúng ta đều cảm nhận được sự đam mê thuốc lá của người dân Trung Quốc: nhà hàng mập mờ khói ̣ thuốc, người dân chủ yếu là đàn ông phì phèo thuốc lá trên xe buýt tại các vùng nông thôn.

Các nhà chống hút thuốc lá nói vấn đề này ngày càng trở nên tồi tệ. Tuy nhiên bây giờ, ít nhất Trung Quốc đang chuẩn bị các phương pháp ngăn chặn tác hại của thuốc lá như theo cam kết của hàng chục các quốc gia khác.

Đầu tuần này, Trung Quốc đã ký một hiệp ước quốc tế sẽ được kết luận vào năm nay, hiệp ước sơ bộ về kiểm soát thuốc lá, cam kết là Trung Quốc sẽ tăng đáng kể diện tích của lời cảnh báo sức khỏe trên bề mặt bao thuốc và sẽ ngăn quảng cáo thuốc lá. Hiện tại lời cảnh báo sức khỏe này vẫn chưa nổi trội trên bao thuốc lá.

Chưa biết rõ là chừng nào Bắc Kinh sẽ phê chuẩn hiệp ước này. Chỉ có vài nước ký hiệp ước đã thực hiện thỏa thuận này. Nhưng dù có làm như thế thì việc làm giảm tác hại của thuốc lá đến sức khỏe của con người vẫn là một trọng trách to lớn, nặng nề.

Tại Trung Quốc, có ít nhất 2000 người chết mỗi ngày vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, và giới truyền thông chính thức nói, đến năm 2050 con số này sẽ tăng vọt lên bốn lần.

Trong khi đó, ngành sản xuất thuốc lá đồ sộ của Trung Quốc là một nguồn thuế quan trọng cho nhà nước và các công ty thuốc lá phương tây đang cố gắng mở rộng thị trường Trung Quốc.

Nhưng nhóm ủng hộ hiệp ước này nhấn mạnh khả năng của phương cách toàn cầu và họ nhắc tới các câu chuyện về các quốc gia phát triển và đang phát triển mà đã thành công trong việc ngăn chặn lượng thuốc lá trong nước. (BBC)