Ký giả Moira SHAW của AFP, từ Hồng Kông, gửi bản tường trình từng phút Thánh Lễ phong chân phúc cho 124 vị tử đạo Đại Hàn.
Thánh Lễ kết thúc lúc 3 giờ 10 phút giờ quốc tế. Trong bài giảng lễ tại quảng trường Gwanghwamun, Đức GH Phanxicô đã gửi tới đoàn chiên của ngài một thách đố: ngài hỏi họ xem họ sẵn sàng chết cho các giá trị nào trong xã hội duy vật chất và hoàn cầu hóa này.
Vị nổi bật nhất trong số các vị được phong chân phúc hôm nay là một nhà qúy tộc thế kỷ 18, tên Phaolô Yun Ji-chung, người đã trở thành vị tử đạo Công Giáo đều tiên của Đại Hàn khi ngài bị xử tử năm 1791 sau khi va chạm với các viên chức theo Khổng Giáo.
Theo Giáo Hội, khoảng 10,000 người Đại Hàn tử vì đạo trong 100 năm đầu sau khi Đạo Công Giáo du nhập vào Bán Đảo Đại Hàn vào năm 1784.
Cuộc thăm viếng của Đức GH Phanxicô phần lớn nhằm vào việc thúc đẩy một thời đại phát triển mới của Đạo Công Giáo tại Á Châu, nơi Giáo Hội đang gặt hái được nhiều thành quả ngoạn mục.
Sau đây là diễn tiến Thánh Lễ phong chân phúc:
00.31 giờ quốc tế: Có tới 1 triệu người đang tụ tập tại Hán Thành để cử hành việc phong chân phúc cho 124 vị tử đạo Đại Hàn tiên khởi, do Đức GH Phanxicô chủ tọa. Thánh lễ này là điểm trung tâm của cuộc viếng thăm Nam Hàn 5 ngày của ngài. Đây là cuộc thăm viếng thăm Á Châu lần đầu tiên của một vị giáo hoàng trong 25 năm nay.
00.40 giờ quốc tế: An ninh chặt chẽ: Khi đoàn người Công Giáo kéo nhau hàng trăm ngàn tới Quảng Trường Gwanghwamun ở Hán Thành để dự lễ phong chân phúc, thì cảnh sát đã triển khai một hàng rào an ninh chặt chẽ quanh khu vực. Các biện pháp đề phòng an ninh bao gồm đặt các ổ súng bắn lẻ trên các nóc nhà chung quanh Quảng Trường nơi Thánh Lễ ngoài trời đang sắp diễn ra và có khoảng 30,000 cảnh sát thi hành nhiệm vụ.
00:47 giờ quốc tế: các tín hữu sốt sắng. Một số tín hữu Công Giáo bắt đầu tới địa điểm hành lễ từ 3 giờ 30 sáng giờ địa phương. Ba giờ trước biến cố, dự trù diễn ra lúc 10 giờ sáng giờ địa phương tức 0100 giờ quốc tế, đại lộ Gwanghwamun đã chật ních người, trải dài một cây số phía bắc tòa đô chính Hán Thành.
00:51 giờ quốc tế: Đức Giáo Hoàng tới. Dẫn đầu đoàn rước, Đức GH Phanxicô tiến tới một lễ đài khổng lồ dựng ở quảng trường tại Hán Thành nơi ngài sẽ chủ tọa Thánh Lễ phong chân phúc. Hôn bàn thờ theo kiểu truyền thống, sau đó, ngài xông hương bàn thờ.
00:59 giờ quốc tế: Thánh Lễ phong chân phúc bắt đầu. Im lặng trùm phủ Hán Thành mặc dù có sự hiện diện của rất nhiều người khi Đức GH dẫn lời cầu nguyện khởi đầu của Thánh Lễ. Tiếng động duy nhất là của các trực thăng truyền thông và cảnh sát ở trên đầu, để thu hình quang cảnh các đường phố Hán Thành chật ních người, im lặng đứng cầu nguyện. Nhiều phụ nữ trong đám đông trùm đầu bằng chiếc khăn trùm nhỏ, nhẹ, mầu trắng, một dấu hiệu chỉ sự tôn kính, đặc biệt phổ thông tại Á Châu.
01:07 giờ quốc tế: Thỉnh cầu phong chân phúc. Đức GH Phanxicô nói với đám đông rằng ngài chấp thuận lời thỉnh cầu của họ xin phong chân phúc cho 124 vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội Nam Hàn. Đám đông hoan hô và vỗ tay, một âm thanh điếc tai truyền khắp phố xá đô thành.
01:17 giờ quốc tế: Bối cảnh: Trong thập niên 1600, các trước tác của nhà truyền giáo Dòng Tên Matteo Ricci tới Nam Hàn. Vị truyền giáo này gây một ảnh hưởng lớn lao lên xã hội Trung Hoa, nơi ngài được tiếp đón tại hoàng cung. Ngài được kính trọng vì các hiểu biết về khoa học, thiên văn và tóan học của ngài. Đó là lý do chủ yếu tại sao các trước tác của ngài được truyền tới Nam Hàn, lúc ấy vốn là một xã hội nặng về Khổng Giáo. Trong thập niên 1780, một số người Đại Hàn, từng được rửa tội tại Bắc Kinh, trở về quê hương, giúp truyền bá đức tin, nhưng các nhà truyền giáo Công Giáo chỉ tới đây sau năm 1794.
01:26 giờ quốc tế: Tranh chấp về lễ nghi. 124 vị tử đạo được phong chân phúc hôm nay thuộc số bị xử tử ở đầu thế kỷ 19 vì từ chối không chịu từ bỏ đức tin dưới áp lực của chính phủ. Những người đầu tiên trở lại Đạo Công Giáo từ chối việc thực hành các nghi lễ thờ cúng tổ tiên theo truyền thống Khổng Giáo. Giáo Hội hồi đó tin rằng các nghi lễ này thực sự là “việc tôn thờ tổ tiên”. Cuộc tranh luận này sau đó được biết đến dưới danh xưng “Tranh Chấp Lễ Nghi” và là một vấn đề Giáo Hội đã phải đương đầu tại nhiều nước Á Châu, đặc biệt ở Trung Hoa.
01:33 giờ quốc tế: Phong chân phúc. Tước hiệu “chân phúc” được Đức GH ban cho những ai được ngài nhìn nhận là có công lớn đối với Giáo Hội. Một vị nào đó muốn được phong chân phúc và từ đó trở đi được gọi là chân phúc, một phép lạ phải được tin là đã diễn ra do tay vị này hay do lời bầu cử của vị này. Phong chân phúc cũng là một bước tiến tới ngày được phong thánh. Đức GH Gioan Phaolô II từng phong hiển thánh cho 1,300 người trong suốt triều đại của ngài.
01:33 giờ quốc tế: Các bích chương lớn. Các bích trương lớn được treo gần khán đài nơi Đức GH cử hành thánh lễ. Một thánh giá bằng kim loại được dựng phía trên bàn thờ tương phản với điện Gwanghwamun cổ kính ở phía sau.
01:40 giờ quốc tế: Đoàn rước. Khi đang rước quanh công trường, Đức GH bất ngờ dừng lại cạnh một nhóm thân nhân các nạn nhân của thảm họa đắm phà Sewol hồi tháng Tư, họ vốn cắm lều bên ngoài Gwanghwamun cả hàng tuần nay để đẩy mạnh chiến dịch của họ đòi có cuộc điều tra độc lập đối với thảm họa này.
Đức GH ra khỏi chiếc xe của ngài, bước tới chào hỏi các thân nhân; họ khẩn khoản xin ngài hỗ trợ chiến dịch của họ.
Ngài đặc biệt thăm hỏi ông Kim Young-Oh, có con gái chết trong thảm họa này, và là người tuyệt thực hơn một tháng nay. Ông Kim áp trán vào bàn tay Đức GH nhiều lần và trao cho ngài một bức thư.
01:43 giờ quốc tế: “Không được mời”. Thông tín viên của AFP, Lim Chang-Won, đã nói chuyện với một số người không được mời bị giữ ở ngoài vòng đai an ninh: Jang Yon-Jin thuộc Giáo Hội Công Giáo ở Hán Thành, đang cùng chồng và con gái ngồi ở bên ngoài hàng rào cảnh sát: “tôi không được chọn để tham dự biến cố hôm nay nhưng chúng tôi vẫn tới đây để chứng kiến biến cố lịch sử này. Ngài sẽ đem hòa bình cho chúng tôi. Sứ điệp hòa bình của ngài sẽ giúp làm dịu căng thẳng trên Bán Đảo Đại Hàn và tôi hy vọng một ngày nào đó, Đức GH sẽ thăm Bắc Hàn”.
01:45 giờ quốc tế: Đức GH chấp thuận. Đây là bản văn lời Đức GH chính thức chấp thuận thỉnh cầu phong chân phúc: “Ta chấp thuận lời hỉnh cầu của Đức Cha Francis Xavier Ahn Myong-ok, Chủ Tịch Ủy Ban Giám Mục Đặc Biệt cho việc Cổ Vũ Phong Chân Phúc và Phong Hiển Thánh của HĐGM Đại Hàn, cũng như của nhiều hiền huynh giám mục và tín hữu khác, sau khi đã nghe ý kiến của Thánh Bộ Phong Thánh.
"Với thẩm quyền tông truyền của ta, ta quyết định rằng Các Tôi Tớ Đáng Kính của Thiên Chúa là Phaolô Yun Ji-chung và 123 bạn tử đạo, từ nay được xưng là chân phúc, và tùy theo nơi và cung cách do các qui định liên hệ xác định, ngày lễ kính các vị được cử hành vào ngày 29 tháng Năm hàng năm. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
01:48 giờ quốc tế: Cấp cứu. Theo trích dẫn của hãng tin Yonhap, cảnh sát cho hay 15 người đã được đem tới bệnh việc vì các tai nạn và bệnh nhẹ, trong khi 170 người khác được cấp cứu bởi các nhóm thiện nguyện túc trực trong các căn lều chung quanh quảng trường.
01:51 giờ quốc tế: Rất sung sướng. Manoon Suebpila, 65 tuổi, một người Công Giáo từ Thái Lan trong số 500 người đồng hương khác tới Nam Hàn để gặp Đức GH. Họ đứng ngoài hàng rào an ninh, thành thử không nhìn thấy khán đài nhưng họ vẫn cho AFP hay họ rất sung sướng chỉ cần nghe tiếng ngài.
Manoon Subpila nói: “tôi sung sướng được ở đây. Chúng tôi rất nhớ ngài. Chúng tôi muốn được thấy ngài nếu có thể”.
01:55 giờ quốc tế: Các lời nguyện cho hợp nhất. Các lời cầu nguyện cho hòa bình được dâng lên bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Đại Hàn, Trung Hoa, Anh ngữ, nói lên căn tính hoàn cầu của Giáo Hội Công Giáo.
Một thầy giáo Nam Hàn dẫn lời cầu nguyện cho tái thống nhất, nhắc đến sự phân chia Bán Đảo Đại Hàn và các căng thẳng liên tục với Bắc Hàn.
Ít nhất có 10 người Bắc Hàn, những người có can dư vào việc quản trị ngôi thánh đường Công Giáo duy nhất ở nước cộng sản này, được mời tham dự thánh lễ của Đức GH tại Hán Thành. Lời mời này, buồn thay, đã bị từ khước.
02:08 giờ quốc tế: Bài giảng của Đức GH. Trong bài giảng của ngài, Đức GH nhấn mạnh tới lòng can đảm của các vị tử đạo được ngài phong chân phúc hôm nay và các thách thức đang đặt ra cho Giáo Hội bây giờ:
"Không bao lâu sau khi những hạt giống đầu tiên được gieo trên lãnh thổ này, các vị tử đạo và cộng đồng Kitô Giáo đã phải chọn giữa việc theo chân Chúa Giêsu hay theo thế gian.
“Các ngài đã nghe lời Chúa Giêsu cảnh cáo rằng thế gian sẽ ghét bỏ các ngài vì Người (Ga 17:14); các ngài biết cái giá của việc làm môn đệ. Đối với nhiều vị, điều này có nghĩa là bách hại, và sau đó là trốn vào núi, nơi các ngài lập nên các làng Công Giáo.
“Các ngài sẵn sàng chịu các hy sinh lớn lao và để mình bị tước đoạt bất cứ điều gì làm họ xa cách Chúa Kitô: của cải và đất đai, tiếng tốt và danh thơm, vì họ biết rõ chỉ có Chúa Kitô mới là kho tàng thực sự của họ.
"Bởi thế, hiện nay ta thường thấy đức tin của ta bị thế gian thách đố, và trong muôn vàn cách, ta được yêu cầu làm hại đức tin của ta, hạ thấp các đòi hỏi triệt để của Tin Mừng và sống theo tinh thần của thời đại".
02:11 giờ quốc tế: Tiếng kêu của người nghèo. Sống đúng danh thơm của ngài trong tư cách là tiếng nói của người nghèo và người đau khổ, Đức GH Phanxicô nói với đám đông tín hữu rằng các vị tử đạo “thách thức ta suy nghĩ về việc nếu có điều gì ta cần chết cho thì đó là điều gì.
“Gương sáng của các ngài có nhiều điều để nói với ta, là những người sống trong các xã hội, nơi, song song với sự giầu có mênh mông, sự nghèo đói khôn tả vẫn đang âm thầm lớn lên; nơi, tiếng kêu của người nghèo thỉnh thoảng lắm mới được để ý”
02:16 giờ quốc tế: cúi đầu chào bình an. Lúc làm “dấu bình an”, một phần cố hữu của Thánh Lễ, các tín hữu quay lại chào hỏi nhau bằng câu “bình an cho bạn”. Tại Á Châu, Nam Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản, người ta quen với việc tín hữu cúi đầu chào nhau, thay vì bắt tay, là lối thông thường trong các nền văn hóa Tây Phương.
02:23 giờ quốc tế: ảnh hưởng gia tăng. Trong cuộc điều tra dân số gần nhất có bao gồm yếu tố theo tôn giáo năm 2005, gần 30 phần trăm người Nam Hàn tự nhận mình theo Kitô Giáo.
Đa số là Thệ Phản, nhưng người Công Giáo là nhóm tăng nhanh nhất với khoảng 5 triệu 3 trăm ngàn tín hữu, trên 10 phần trăm dân số.
Giles Hewitt, trưởng phòng AFP tại Nam Hàn, nói rằng “tuy thiểu số, nhưng họ đấm mạnh hơn trọng lượng của họ, với người Công Giáo chiếm 60, hay 20 phần trăm, trong tổng số 300 ghế ở quốc hội”.
02:25 giờ quốc tế: Rước lễ. Phân phối Mình Thánh cho đám đông khổng lồ hiện đang diễn ra, với các linh mục phân tán ra các địa điểm dọc theo phố xá nơi các người Công Giáo xếp hàng sẵn để lãnh nhận.
Đức GH cho một số người gần khán đảo rước lễ.
02:30 giờ quốc tế: Cuộc đấu tranh cho dân chủ. Một trong các lý do làm cho Đạo Công Giáo lớn mạnh nhanh chóng tại Nam Hàn là vai trò của Giáo Hội trong cuộc đấu tranh cho dân chủ trong các thập niên 1970 và 1980.
Một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã tự biến mình thành những nhà cổ vũ nhân quyền, đứng lên chống lại chế độ quân sự lúc ấy dù bị đe dọa bắt giam và tù đầy lâu dài. Nhà thờ chính tòa Myeongdong tại Hán Thành là địa điểm tập trung của phong trào phò dân chủ và được sử dụng làm “sào huyệt” cho nhiều nhà tranh đấu đến đây trú ngụ.
Don Baker, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Đại Hàn tại ĐH British Columbia, cho AFP hay: “không còn hoài nghi gì nữa việc trên đã gia tăng hình ảnh của Giáo Hội và giúp lôi cuốn nhiều thành viên mới. Nó làm cho Giáo Hội có dáng dấp Đại Hàn, quan tâm tới các vấn đề Đại Hàn”.
02:37 giờ quốc tế: chiếc bóng Trung Hoa. Đôi khi được ví như “con voi ở trong phòng”, Trung Hoa và các liên hệ nghèo nàn của Giáo Hội với Bắc Kinh đã phủ bóng lên cuộc viếng thăm Nam Hàn của Đức GH.
Dù Trung Hoa đã thực hiện một ngoại lệ hiếm hoi là cho phép Đức GH Phanxicô bay qua không phận của họ trên đường tới Hán Thành, một thứ phép mà họ không cấp cho Đức GH Gioan Phaolô II vào năm 1989, xem ra lời thăm hỏi gửi cho nhà lãnh đạo Trung Hoa “đã không nhận được”.
Các giới chức Vatican đổ lỗi cho vấn đề kỹ thuật đã tạo ra việc này.
Đức GH có ban phép lành của ngài trong một điện văn gửi chủ tịch Trung Hoa, ông Xi Xinping, lợi dụng nghi lễ hễ mỗi lần bay qua không phận nước nào thì gửi cho nguyên thủ nước ấy một điện văn.
Nhưng điện văn trên không bao giờ tới nơi, phát ngôn viên của Đức GH, Cha Lombardi, nói thế.
02:39 giờ quốc tế: Huynh đệ đại đồng. Lại một lần nữa nêu lên vấn đề tái thống nhất Đại Hàn, Đức HY Andrew Yeom Soo-jung của Nam Hàn, nói với đám đông:
“Giáo Hội Công Giáo tại Đại Hàn đã lớn lên bằng máu đào các vị tử đạo và đã chứng minh là gương sáng cho xã hội Đại Hàn bằng cách cổ vũ công lý và nhân quyền. Nên tôi nghĩ rằng việc phong chân phúc hôm nay sẽ là một dịp nhắc nhớ ta phải tạo hòa hợp và hợp nhất không những người Công Giáo Đại Hàn mà thôi mà moi người dân Đại Hàn và mọi dân tộc khác của Á Châu, qua việc trao đổi tình huynh đệ đại đồng”.
02:43 giờ quốc tế: Thánh Lễ kết thúc. Đức GH Phanxicô rời lễ đài trong một đoàn rước gồm hàng giáo sĩ khi Thánh Lễ đã kết thúc. Trong khi các ca đoàn và đám đông còn đang tiếp tục hát và vẫy tay, Đức GH đi về hướng chiếc giáo hoàng xa của ngài.
02:47 giờ quốc tế: Ngập tràn cảm xúc. Một người đàn bà chừng 60 tuổi nói với AFP: “tôi ngập tràn xúc cảm và bắt đầu khóc khi Đức GH đi qua trước mặt. Qủa là giây phút tuyệt vời”.
02:52 giờ quốc tế: Phép lạ vĩ đại. Đức GH Phanxicô sẽ cử hành một Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa Hán Thành cho việc hòa giải giữa Bắc và Nam Hàn, là hai nước, xét về mặt kỹ thuật, vẫn còn đang chiến tranh với nhau vì cuộc tranh chấp 1950-1953 chỉ mới đình chiến chứ chưa có hòa ước.
Đức HY Andrew Yeom Soo-jung của Hán Thành, người từng vượt biên giới qua Bắc Hàn để thăm viếng trong một ngày, nói rằng ngài hy vọng Đức Phanxicô sẽ đem lại “một phép lạ vĩ đại” cho cuộc đối thoại giữa hai miền Bắc Cộng Sản và Nam Tư Bản.
Những người Công Giáo khác cũng hy vọng như thế: Helena Sam, 46 tuổi, một nữ thương gia ở Daejeon nói với AFP: “tôi chỉ hy vọng sứ điệp của Đức GH về hòa bình và hòa giải sẽ được truyền tới anh chị em chúng tôi và tín hữu Công Giáo tại Bắc Hàn”.
02:56 giờ quốc tế: Hơn cả xứng đáng. Kim Jong-Bin, môt phụ nữ từ Uijeongbu, một thành phố vệ tinh phía bắc Hán Thành, nói với AFP: “chúng tôi tới đây rất sớm vào buổi sáng, quả là một cuộc chờ đợi dài, rất dài. Nhưng còn hơn cả xứng đáng. Đây là một dịp cả đời mới có một lần”.
03:03 giờ quốc tế: Ngày Giới Trẻ. Khi đám đông bắt đầu ra về sau khi kết thúc thánh lễ ở Hán Thành, nhiều người mong tới một biến cố lớn khác vào Chúa Nhật: Ngày Giới Trẻ Á Châu. Ngày mai, hàng ngàn bạn trẻ sẽ tụ về Daejeon cho môt cử hành khác, cùng với Đức GH Phanxicô.
Tuổi trẻ khắp vùng, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Ấn Độ v.v… đã tới Nam Hàn dự biến cố này. Trong khi một số người trẻ Trung Hoa ở lục địa đã tới được Nam Hàn, thì nhiều người khác bị ngăn cản không tới được.
Thánh Lễ kết thúc lúc 3 giờ 10 phút giờ quốc tế. Trong bài giảng lễ tại quảng trường Gwanghwamun, Đức GH Phanxicô đã gửi tới đoàn chiên của ngài một thách đố: ngài hỏi họ xem họ sẵn sàng chết cho các giá trị nào trong xã hội duy vật chất và hoàn cầu hóa này.
Vị nổi bật nhất trong số các vị được phong chân phúc hôm nay là một nhà qúy tộc thế kỷ 18, tên Phaolô Yun Ji-chung, người đã trở thành vị tử đạo Công Giáo đều tiên của Đại Hàn khi ngài bị xử tử năm 1791 sau khi va chạm với các viên chức theo Khổng Giáo.
Theo Giáo Hội, khoảng 10,000 người Đại Hàn tử vì đạo trong 100 năm đầu sau khi Đạo Công Giáo du nhập vào Bán Đảo Đại Hàn vào năm 1784.
Cuộc thăm viếng của Đức GH Phanxicô phần lớn nhằm vào việc thúc đẩy một thời đại phát triển mới của Đạo Công Giáo tại Á Châu, nơi Giáo Hội đang gặt hái được nhiều thành quả ngoạn mục.
Sau đây là diễn tiến Thánh Lễ phong chân phúc:
00.31 giờ quốc tế: Có tới 1 triệu người đang tụ tập tại Hán Thành để cử hành việc phong chân phúc cho 124 vị tử đạo Đại Hàn tiên khởi, do Đức GH Phanxicô chủ tọa. Thánh lễ này là điểm trung tâm của cuộc viếng thăm Nam Hàn 5 ngày của ngài. Đây là cuộc thăm viếng thăm Á Châu lần đầu tiên của một vị giáo hoàng trong 25 năm nay.
00.40 giờ quốc tế: An ninh chặt chẽ: Khi đoàn người Công Giáo kéo nhau hàng trăm ngàn tới Quảng Trường Gwanghwamun ở Hán Thành để dự lễ phong chân phúc, thì cảnh sát đã triển khai một hàng rào an ninh chặt chẽ quanh khu vực. Các biện pháp đề phòng an ninh bao gồm đặt các ổ súng bắn lẻ trên các nóc nhà chung quanh Quảng Trường nơi Thánh Lễ ngoài trời đang sắp diễn ra và có khoảng 30,000 cảnh sát thi hành nhiệm vụ.
00:47 giờ quốc tế: các tín hữu sốt sắng. Một số tín hữu Công Giáo bắt đầu tới địa điểm hành lễ từ 3 giờ 30 sáng giờ địa phương. Ba giờ trước biến cố, dự trù diễn ra lúc 10 giờ sáng giờ địa phương tức 0100 giờ quốc tế, đại lộ Gwanghwamun đã chật ních người, trải dài một cây số phía bắc tòa đô chính Hán Thành.
00:51 giờ quốc tế: Đức Giáo Hoàng tới. Dẫn đầu đoàn rước, Đức GH Phanxicô tiến tới một lễ đài khổng lồ dựng ở quảng trường tại Hán Thành nơi ngài sẽ chủ tọa Thánh Lễ phong chân phúc. Hôn bàn thờ theo kiểu truyền thống, sau đó, ngài xông hương bàn thờ.
00:59 giờ quốc tế: Thánh Lễ phong chân phúc bắt đầu. Im lặng trùm phủ Hán Thành mặc dù có sự hiện diện của rất nhiều người khi Đức GH dẫn lời cầu nguyện khởi đầu của Thánh Lễ. Tiếng động duy nhất là của các trực thăng truyền thông và cảnh sát ở trên đầu, để thu hình quang cảnh các đường phố Hán Thành chật ních người, im lặng đứng cầu nguyện. Nhiều phụ nữ trong đám đông trùm đầu bằng chiếc khăn trùm nhỏ, nhẹ, mầu trắng, một dấu hiệu chỉ sự tôn kính, đặc biệt phổ thông tại Á Châu.
01:07 giờ quốc tế: Thỉnh cầu phong chân phúc. Đức GH Phanxicô nói với đám đông rằng ngài chấp thuận lời thỉnh cầu của họ xin phong chân phúc cho 124 vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội Nam Hàn. Đám đông hoan hô và vỗ tay, một âm thanh điếc tai truyền khắp phố xá đô thành.
01:17 giờ quốc tế: Bối cảnh: Trong thập niên 1600, các trước tác của nhà truyền giáo Dòng Tên Matteo Ricci tới Nam Hàn. Vị truyền giáo này gây một ảnh hưởng lớn lao lên xã hội Trung Hoa, nơi ngài được tiếp đón tại hoàng cung. Ngài được kính trọng vì các hiểu biết về khoa học, thiên văn và tóan học của ngài. Đó là lý do chủ yếu tại sao các trước tác của ngài được truyền tới Nam Hàn, lúc ấy vốn là một xã hội nặng về Khổng Giáo. Trong thập niên 1780, một số người Đại Hàn, từng được rửa tội tại Bắc Kinh, trở về quê hương, giúp truyền bá đức tin, nhưng các nhà truyền giáo Công Giáo chỉ tới đây sau năm 1794.
01:26 giờ quốc tế: Tranh chấp về lễ nghi. 124 vị tử đạo được phong chân phúc hôm nay thuộc số bị xử tử ở đầu thế kỷ 19 vì từ chối không chịu từ bỏ đức tin dưới áp lực của chính phủ. Những người đầu tiên trở lại Đạo Công Giáo từ chối việc thực hành các nghi lễ thờ cúng tổ tiên theo truyền thống Khổng Giáo. Giáo Hội hồi đó tin rằng các nghi lễ này thực sự là “việc tôn thờ tổ tiên”. Cuộc tranh luận này sau đó được biết đến dưới danh xưng “Tranh Chấp Lễ Nghi” và là một vấn đề Giáo Hội đã phải đương đầu tại nhiều nước Á Châu, đặc biệt ở Trung Hoa.
01:33 giờ quốc tế: Phong chân phúc. Tước hiệu “chân phúc” được Đức GH ban cho những ai được ngài nhìn nhận là có công lớn đối với Giáo Hội. Một vị nào đó muốn được phong chân phúc và từ đó trở đi được gọi là chân phúc, một phép lạ phải được tin là đã diễn ra do tay vị này hay do lời bầu cử của vị này. Phong chân phúc cũng là một bước tiến tới ngày được phong thánh. Đức GH Gioan Phaolô II từng phong hiển thánh cho 1,300 người trong suốt triều đại của ngài.
01:33 giờ quốc tế: Các bích chương lớn. Các bích trương lớn được treo gần khán đài nơi Đức GH cử hành thánh lễ. Một thánh giá bằng kim loại được dựng phía trên bàn thờ tương phản với điện Gwanghwamun cổ kính ở phía sau.
01:40 giờ quốc tế: Đoàn rước. Khi đang rước quanh công trường, Đức GH bất ngờ dừng lại cạnh một nhóm thân nhân các nạn nhân của thảm họa đắm phà Sewol hồi tháng Tư, họ vốn cắm lều bên ngoài Gwanghwamun cả hàng tuần nay để đẩy mạnh chiến dịch của họ đòi có cuộc điều tra độc lập đối với thảm họa này.
Đức GH ra khỏi chiếc xe của ngài, bước tới chào hỏi các thân nhân; họ khẩn khoản xin ngài hỗ trợ chiến dịch của họ.
Ngài đặc biệt thăm hỏi ông Kim Young-Oh, có con gái chết trong thảm họa này, và là người tuyệt thực hơn một tháng nay. Ông Kim áp trán vào bàn tay Đức GH nhiều lần và trao cho ngài một bức thư.
01:43 giờ quốc tế: “Không được mời”. Thông tín viên của AFP, Lim Chang-Won, đã nói chuyện với một số người không được mời bị giữ ở ngoài vòng đai an ninh: Jang Yon-Jin thuộc Giáo Hội Công Giáo ở Hán Thành, đang cùng chồng và con gái ngồi ở bên ngoài hàng rào cảnh sát: “tôi không được chọn để tham dự biến cố hôm nay nhưng chúng tôi vẫn tới đây để chứng kiến biến cố lịch sử này. Ngài sẽ đem hòa bình cho chúng tôi. Sứ điệp hòa bình của ngài sẽ giúp làm dịu căng thẳng trên Bán Đảo Đại Hàn và tôi hy vọng một ngày nào đó, Đức GH sẽ thăm Bắc Hàn”.
01:45 giờ quốc tế: Đức GH chấp thuận. Đây là bản văn lời Đức GH chính thức chấp thuận thỉnh cầu phong chân phúc: “Ta chấp thuận lời hỉnh cầu của Đức Cha Francis Xavier Ahn Myong-ok, Chủ Tịch Ủy Ban Giám Mục Đặc Biệt cho việc Cổ Vũ Phong Chân Phúc và Phong Hiển Thánh của HĐGM Đại Hàn, cũng như của nhiều hiền huynh giám mục và tín hữu khác, sau khi đã nghe ý kiến của Thánh Bộ Phong Thánh.
"Với thẩm quyền tông truyền của ta, ta quyết định rằng Các Tôi Tớ Đáng Kính của Thiên Chúa là Phaolô Yun Ji-chung và 123 bạn tử đạo, từ nay được xưng là chân phúc, và tùy theo nơi và cung cách do các qui định liên hệ xác định, ngày lễ kính các vị được cử hành vào ngày 29 tháng Năm hàng năm. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
01:48 giờ quốc tế: Cấp cứu. Theo trích dẫn của hãng tin Yonhap, cảnh sát cho hay 15 người đã được đem tới bệnh việc vì các tai nạn và bệnh nhẹ, trong khi 170 người khác được cấp cứu bởi các nhóm thiện nguyện túc trực trong các căn lều chung quanh quảng trường.
01:51 giờ quốc tế: Rất sung sướng. Manoon Suebpila, 65 tuổi, một người Công Giáo từ Thái Lan trong số 500 người đồng hương khác tới Nam Hàn để gặp Đức GH. Họ đứng ngoài hàng rào an ninh, thành thử không nhìn thấy khán đài nhưng họ vẫn cho AFP hay họ rất sung sướng chỉ cần nghe tiếng ngài.
Manoon Subpila nói: “tôi sung sướng được ở đây. Chúng tôi rất nhớ ngài. Chúng tôi muốn được thấy ngài nếu có thể”.
01:55 giờ quốc tế: Các lời nguyện cho hợp nhất. Các lời cầu nguyện cho hòa bình được dâng lên bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Đại Hàn, Trung Hoa, Anh ngữ, nói lên căn tính hoàn cầu của Giáo Hội Công Giáo.
Một thầy giáo Nam Hàn dẫn lời cầu nguyện cho tái thống nhất, nhắc đến sự phân chia Bán Đảo Đại Hàn và các căng thẳng liên tục với Bắc Hàn.
Ít nhất có 10 người Bắc Hàn, những người có can dư vào việc quản trị ngôi thánh đường Công Giáo duy nhất ở nước cộng sản này, được mời tham dự thánh lễ của Đức GH tại Hán Thành. Lời mời này, buồn thay, đã bị từ khước.
02:08 giờ quốc tế: Bài giảng của Đức GH. Trong bài giảng của ngài, Đức GH nhấn mạnh tới lòng can đảm của các vị tử đạo được ngài phong chân phúc hôm nay và các thách thức đang đặt ra cho Giáo Hội bây giờ:
"Không bao lâu sau khi những hạt giống đầu tiên được gieo trên lãnh thổ này, các vị tử đạo và cộng đồng Kitô Giáo đã phải chọn giữa việc theo chân Chúa Giêsu hay theo thế gian.
“Các ngài đã nghe lời Chúa Giêsu cảnh cáo rằng thế gian sẽ ghét bỏ các ngài vì Người (Ga 17:14); các ngài biết cái giá của việc làm môn đệ. Đối với nhiều vị, điều này có nghĩa là bách hại, và sau đó là trốn vào núi, nơi các ngài lập nên các làng Công Giáo.
“Các ngài sẵn sàng chịu các hy sinh lớn lao và để mình bị tước đoạt bất cứ điều gì làm họ xa cách Chúa Kitô: của cải và đất đai, tiếng tốt và danh thơm, vì họ biết rõ chỉ có Chúa Kitô mới là kho tàng thực sự của họ.
"Bởi thế, hiện nay ta thường thấy đức tin của ta bị thế gian thách đố, và trong muôn vàn cách, ta được yêu cầu làm hại đức tin của ta, hạ thấp các đòi hỏi triệt để của Tin Mừng và sống theo tinh thần của thời đại".
02:11 giờ quốc tế: Tiếng kêu của người nghèo. Sống đúng danh thơm của ngài trong tư cách là tiếng nói của người nghèo và người đau khổ, Đức GH Phanxicô nói với đám đông tín hữu rằng các vị tử đạo “thách thức ta suy nghĩ về việc nếu có điều gì ta cần chết cho thì đó là điều gì.
“Gương sáng của các ngài có nhiều điều để nói với ta, là những người sống trong các xã hội, nơi, song song với sự giầu có mênh mông, sự nghèo đói khôn tả vẫn đang âm thầm lớn lên; nơi, tiếng kêu của người nghèo thỉnh thoảng lắm mới được để ý”
02:16 giờ quốc tế: cúi đầu chào bình an. Lúc làm “dấu bình an”, một phần cố hữu của Thánh Lễ, các tín hữu quay lại chào hỏi nhau bằng câu “bình an cho bạn”. Tại Á Châu, Nam Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản, người ta quen với việc tín hữu cúi đầu chào nhau, thay vì bắt tay, là lối thông thường trong các nền văn hóa Tây Phương.
02:23 giờ quốc tế: ảnh hưởng gia tăng. Trong cuộc điều tra dân số gần nhất có bao gồm yếu tố theo tôn giáo năm 2005, gần 30 phần trăm người Nam Hàn tự nhận mình theo Kitô Giáo.
Đa số là Thệ Phản, nhưng người Công Giáo là nhóm tăng nhanh nhất với khoảng 5 triệu 3 trăm ngàn tín hữu, trên 10 phần trăm dân số.
Giles Hewitt, trưởng phòng AFP tại Nam Hàn, nói rằng “tuy thiểu số, nhưng họ đấm mạnh hơn trọng lượng của họ, với người Công Giáo chiếm 60, hay 20 phần trăm, trong tổng số 300 ghế ở quốc hội”.
02:25 giờ quốc tế: Rước lễ. Phân phối Mình Thánh cho đám đông khổng lồ hiện đang diễn ra, với các linh mục phân tán ra các địa điểm dọc theo phố xá nơi các người Công Giáo xếp hàng sẵn để lãnh nhận.
Đức GH cho một số người gần khán đảo rước lễ.
02:30 giờ quốc tế: Cuộc đấu tranh cho dân chủ. Một trong các lý do làm cho Đạo Công Giáo lớn mạnh nhanh chóng tại Nam Hàn là vai trò của Giáo Hội trong cuộc đấu tranh cho dân chủ trong các thập niên 1970 và 1980.
Một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã tự biến mình thành những nhà cổ vũ nhân quyền, đứng lên chống lại chế độ quân sự lúc ấy dù bị đe dọa bắt giam và tù đầy lâu dài. Nhà thờ chính tòa Myeongdong tại Hán Thành là địa điểm tập trung của phong trào phò dân chủ và được sử dụng làm “sào huyệt” cho nhiều nhà tranh đấu đến đây trú ngụ.
Don Baker, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Đại Hàn tại ĐH British Columbia, cho AFP hay: “không còn hoài nghi gì nữa việc trên đã gia tăng hình ảnh của Giáo Hội và giúp lôi cuốn nhiều thành viên mới. Nó làm cho Giáo Hội có dáng dấp Đại Hàn, quan tâm tới các vấn đề Đại Hàn”.
02:37 giờ quốc tế: chiếc bóng Trung Hoa. Đôi khi được ví như “con voi ở trong phòng”, Trung Hoa và các liên hệ nghèo nàn của Giáo Hội với Bắc Kinh đã phủ bóng lên cuộc viếng thăm Nam Hàn của Đức GH.
Dù Trung Hoa đã thực hiện một ngoại lệ hiếm hoi là cho phép Đức GH Phanxicô bay qua không phận của họ trên đường tới Hán Thành, một thứ phép mà họ không cấp cho Đức GH Gioan Phaolô II vào năm 1989, xem ra lời thăm hỏi gửi cho nhà lãnh đạo Trung Hoa “đã không nhận được”.
Các giới chức Vatican đổ lỗi cho vấn đề kỹ thuật đã tạo ra việc này.
Đức GH có ban phép lành của ngài trong một điện văn gửi chủ tịch Trung Hoa, ông Xi Xinping, lợi dụng nghi lễ hễ mỗi lần bay qua không phận nước nào thì gửi cho nguyên thủ nước ấy một điện văn.
Nhưng điện văn trên không bao giờ tới nơi, phát ngôn viên của Đức GH, Cha Lombardi, nói thế.
02:39 giờ quốc tế: Huynh đệ đại đồng. Lại một lần nữa nêu lên vấn đề tái thống nhất Đại Hàn, Đức HY Andrew Yeom Soo-jung của Nam Hàn, nói với đám đông:
“Giáo Hội Công Giáo tại Đại Hàn đã lớn lên bằng máu đào các vị tử đạo và đã chứng minh là gương sáng cho xã hội Đại Hàn bằng cách cổ vũ công lý và nhân quyền. Nên tôi nghĩ rằng việc phong chân phúc hôm nay sẽ là một dịp nhắc nhớ ta phải tạo hòa hợp và hợp nhất không những người Công Giáo Đại Hàn mà thôi mà moi người dân Đại Hàn và mọi dân tộc khác của Á Châu, qua việc trao đổi tình huynh đệ đại đồng”.
02:43 giờ quốc tế: Thánh Lễ kết thúc. Đức GH Phanxicô rời lễ đài trong một đoàn rước gồm hàng giáo sĩ khi Thánh Lễ đã kết thúc. Trong khi các ca đoàn và đám đông còn đang tiếp tục hát và vẫy tay, Đức GH đi về hướng chiếc giáo hoàng xa của ngài.
02:47 giờ quốc tế: Ngập tràn cảm xúc. Một người đàn bà chừng 60 tuổi nói với AFP: “tôi ngập tràn xúc cảm và bắt đầu khóc khi Đức GH đi qua trước mặt. Qủa là giây phút tuyệt vời”.
02:52 giờ quốc tế: Phép lạ vĩ đại. Đức GH Phanxicô sẽ cử hành một Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa Hán Thành cho việc hòa giải giữa Bắc và Nam Hàn, là hai nước, xét về mặt kỹ thuật, vẫn còn đang chiến tranh với nhau vì cuộc tranh chấp 1950-1953 chỉ mới đình chiến chứ chưa có hòa ước.
Đức HY Andrew Yeom Soo-jung của Hán Thành, người từng vượt biên giới qua Bắc Hàn để thăm viếng trong một ngày, nói rằng ngài hy vọng Đức Phanxicô sẽ đem lại “một phép lạ vĩ đại” cho cuộc đối thoại giữa hai miền Bắc Cộng Sản và Nam Tư Bản.
Những người Công Giáo khác cũng hy vọng như thế: Helena Sam, 46 tuổi, một nữ thương gia ở Daejeon nói với AFP: “tôi chỉ hy vọng sứ điệp của Đức GH về hòa bình và hòa giải sẽ được truyền tới anh chị em chúng tôi và tín hữu Công Giáo tại Bắc Hàn”.
02:56 giờ quốc tế: Hơn cả xứng đáng. Kim Jong-Bin, môt phụ nữ từ Uijeongbu, một thành phố vệ tinh phía bắc Hán Thành, nói với AFP: “chúng tôi tới đây rất sớm vào buổi sáng, quả là một cuộc chờ đợi dài, rất dài. Nhưng còn hơn cả xứng đáng. Đây là một dịp cả đời mới có một lần”.
03:03 giờ quốc tế: Ngày Giới Trẻ. Khi đám đông bắt đầu ra về sau khi kết thúc thánh lễ ở Hán Thành, nhiều người mong tới một biến cố lớn khác vào Chúa Nhật: Ngày Giới Trẻ Á Châu. Ngày mai, hàng ngàn bạn trẻ sẽ tụ về Daejeon cho môt cử hành khác, cùng với Đức GH Phanxicô.
Tuổi trẻ khắp vùng, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Ấn Độ v.v… đã tới Nam Hàn dự biến cố này. Trong khi một số người trẻ Trung Hoa ở lục địa đã tới được Nam Hàn, thì nhiều người khác bị ngăn cản không tới được.