Năm Quý Tỵ, Minh Mạng năm thứ 14 (1833), tháng Giêng, xây cất điện Thái Hòa, cổng Ngọ Môn, cửa Nhật Tinh, cửa Nguyệt Anh, lầu Ngủ Phụng, cầu Kim Thủy (hoàng thành Phú Xuân/Huế).
Tàn dư nhà Hậu Lê là Lê Duy Lương tự xưng Đại Lê Hòang Tôn hợp với người cầm đầu nhóm dân địa phương ở các huyện Lạc Thổ, Phụng Hóa, An Hóa là anh em Quách Tất Công, Quách Tất Tế cùng với Lê Duy Nhiên, Đinh Thế Giá, Đinh Thế Đức, Đinh Công Trịnh nổi dậy chống lại triều đình, đưa quân bao vây, đánh phá Hưng Hóa.
Tháng 3 âl, ở Ninh Bình Lê Duy Lương và anh em Quách Tất Công bao vây thành phủ Thiên Quan; nhóm Đinh Thế Đức xâm chiếm nhiều châu ở Đà Bắc (thuộc Hưng Hóa), vây hãm đồn Vạn Pha. Trấn thủ Hưng Hóa là Ngô Huy Tóan báo nguy về trung ương.
Minh Mạng sai lãnh binh Hưng Hóa Phạm Văn Điển, phó lãnh binh Nam Định Lương Văn Liễu, thủy sư Bắc thành (Hà Nội) Nguyễn Văn Quyền hợp binh đi bình định Hưng Hóa: nhóm nổi lọan bỏ chạy tứ tán khắp nơi.
Tả Quân Minh Nghĩa vệ úy Nguyễn Hữu Khôi (tức Lê Văn Khôi), nguyên là người Bắc Thành, trước đây nổi dậy chống triều đình ở Cao Bằng, bị truy đuổi chạy vào
Thanh Hóa rồi ra đầu thú với Lê Văn Duyệt trong khi Lê Văn Duyệt đang đi thanh tra ở Thanh Hóa, được Ông Duyệt nhận làm con nuôi rồi mang về Gia Định đề đạt lần lần lên đến chức Vệ Úy.
Sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, Minh Mạng bãi bỏ chức vụ tổng đốc Gia Định rồi chia Gia Định thành 6 tỉnh: Biên Hòa (Đồng Nai), Gia Định (Phiên An), Mỹ Tho (Định Tường), Vĩnh Long (trước gọi là Vĩnh Thanh/ Long Hồ), Châu Đốc (An Giang), Hà Tiên, mỗi tỉnh bổ nhiệm một tổng trấn để cai trị. Tỉnh Gia Định do Nguyễn Văn Quế làm tổng trấn, Bạch Xuân Nguyên làm bố chánh và Nguyễn Chương Đạt làm án sát .
Trước đó, Minh Mạng không hài lòng Lê Văn Duyệt vì Ông nầy bao che những dân theo đạo Ky Tô giáo và những người Pháp của tiên triều còn ở lại Việt Nam; nhưng vì Duyệt là bậc khai quốc công thần của hòang đế Gia Long cho nên hồi Duyệt còn sống, Minh Mạng để yên. Nay Ông Duyệt đã mất, Minh Mạng ngầm sai Bạch Xuân Nguyên điều tra để hạ uy tính Ông Duyệt. Trong khi làm nhiệm vụ truy xét, Bạch Xuân Nguyên vì ganh ghét, kết tội phó Vệ Úy Nguyễn Hữu Khôi là tham ô dưới sự bao che của Lê Văn Duyệt. Khôi bị cách chức, triệu hồi về kinh đô Phú Xuân để chờ lệnh.
Tháng 5âl năm Quý Tỵ (1833) Nguyễn Hữu Khôi hô hào những người gốc Bắc Thành đang sinh sống ở Gia Định cùng nổi dậy chống lại nhà cầm quyền Gia Định, giết bố chánh Bạch Xuân Nguyên và tổng trấn Nguyễn Văn Quế, chỉ một mình án sát Nguyễn Xuân Đạt chạy thóat . Thừa thắng, Khôi cùng thuộc hạ đánh chiếm Biên Hòa. Đa số các quan của triều đình trong thành Gia Định (Phiên An) đều đầu phục theo Khôi.
Khôi tự xưng nguyên sóai, giao cho các hàng tướng Thái Công Triều, Lê Đắc Lực chỉ huy trung quân; Nguyễn văn Đà, Nguyễn Văn Thông (người Bắc Thành) chỉ huy tiền quân; Lưu Tín, Trần Văn Tha chỉ huy thủy quân. Tất cả hàng tướng khác đều được Khôi giao phó chức vụ chỉ huy.
Quân binh của Thái Công Triều và các hàng tướng của Khôi lần lượt chiếm Mỹ Tho (Định Tường), Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
Quân triều đình do quân vụ đạo Ninh Bình Tạ Quang Cự và Tham Tán Hòang Đăng Thận chỉ huy bắt sông chủ chốt nổi dậy Lê Duy Lương cùng với Lê Duy Nhiên, giải về kinh trị tội.
Quân triều đình do Thự Tuần phủ tỉnh Biên Hòa là Võ Quýnh tái chiếm tỉnh Biên Hòa.
Trong khi đó, án sát Cao Bằng Phạm Đình Trạc truy bắt được con của Nguyễn Hữu Khôi là Nguyễn Hữu Báu, Nguyễn Hữu Hổ cùng với em trai của Khôi là Nguyễn Hữu Lư và 11 thân thuộc khác của Khôi. Ở Quảng Nam, quân triều đình cũng bắt được vợ con của Lưu Tín (hàng tướng của Khôi).
Tháng 7 âl, tri châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang là Nồng Văn Vân, anh vợ của Khôi, tự xưng Tiết Chế thượng tướng quân nổi dậy chống triều đình.
Minh Mạng cách chức và thâu phẩm hàm của Nguyễn Xuân Quế và Bạch Xuân Nguyên dù 2 ngươi nầy đã bị Khôi giết chết.
Quân của Khôi lại phản công vây đánh Biên Hòa, giết chết tướng trú phòng của triều đình là Tôn Thất Gia.
Tháng 8 âl, hàng tướng Thái Công Triều lại trở về với triều đình, dẫn quân triều đình truy kích quân binh của Khôi .
Lần lượt quân triều đình tái chiếm các tỉnh Vĩnh Long, An Giang. Tỉnh Biên Hòa cũng đựợc Trương Ming Giảng tái chiếm
Khôi cho hạ thuộc sang Chantaboun bên nước Xiêm yêu cầu tiếp viện và cùng một lúc mời gọi sư huynh Tabert trở về Gia Định để lôi kéo sự ủng hộ của khối người theo đạo công giáo nhưng kẻ hạ thuộc nầy bị bắt ở Hà Tiên vào lúc Hà Tiên được quân triều đình tái chiếm. Khôi lại liên lạc móc nối với một tu sĩ tên là Marchand đang trốn lánh ở Trà Vinh về Gia Định để giúp Khôi trong việc lôi kéo dân chúng chống lại triều đình.
Khôi ở bên trong thành cầm cự với quân triều đình chờ viện quân Xiêm La .
Tháng 12 âl, quân Xiêm La đem quân thủy bộ chia thành nhiều hướng sang đánh Việt Nam:
-Quân Xiêm hợp cùng quân Vạn Tượng đánh phá đạo Quảng Tri.
- Uy hiếp phủ Trấn Tỉnh ở Nghệ An.
-Uy hiếp Chân Lâp.
-Đánh phá, Châu Đốc và An Giang .
Tuy nhiên, mục tiêu chính của quân Xiêm là đánh Chân Lập và Gia Định còn những mặt khác chỉ nhằm phân tán lực lượng quân binh của triều đình Việt Nam.
Tiếp theo:
Minh Mạng đưa quân triều đình đi chận đánh quân Xiêm các nơi:
- Phía Tây Nam (vùng An Giang) có các tướng Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân.
- Phía Tây Bắc (vùng Cam Lộ, Quảng Trị), có tướng Lê Văn Thụy.
- Mặt trận Nghệ An do tướng Phạm Văn Điển lãnh trách nhiệm.
- Ở mặt trận Trấn Ninh có tướng Nguyễn Văn Xuân chỉ huy.
Trong khi triều đình đang đối phó với lọan Nguyễn Hữu Khôi ở Gia Định và đánh đuổi quân Xiêm ở phía Nam thì ở Bắc Hà, Nồng Văn Vân (anh vợ của Khôi), cầm đầu nhóm bộ tộc thiểu số địa phương nổi dậy chống triều đình ở Tuyên Quang, chiếm châu Bạch Thông thuộc tỉnh Thái Nguyên, bao vây Cao Bằng, Lạng Sơn.
Cuối năm Quý Tỵ (1833), tướng triều đình Tạ Quang Cự tái chiếm Lạng Sơn và Cao Bằng. Quân của 2 tướng Lê Văn Đức và Nguyễng Công Trứ xâm nhập vào căn cứ địa Vân Trung (Bào Lạc) của nhóm nổi lọan, Nồng Văn Vân kéo quân binh vượt biên giới trốn sang Tàu rồi từ đó lại quay trở về Việt Nam tiếp tục đánh phá.
Năm Giáp Ngọ, Minh Mạng năm thứ 15 (1834), tháng Giêng, Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đánh lui quân Xiêm ở sông Cổ Hổ, tái chiếm Hà Tiên rồi tiến qua Chân Lập tiêu diệt quân Xiêm, lấy lại thành Nam Vang (PnomPenh) giao lại cho vua Nặc Ong Chân. Các nơi khác, giặc Xiêm đều bị đẩy lui ra khỏi bờ cõi nước Việt Nam.
Từ Gia Định, biết được quân Xiêm đại bại khắp nơi, Nguyễn Hữu Khôi lo buồn rồi nhuốm bệnh, chết. Nhóm nổi lọan tôn con của Khôi là Cú mới được 8 tuổi làm nguyên sóai cùng với Nguyễn Văn Trắm nắm quyền chỉ huy để tiếp tục chống trả với quân triều đình.
Tháng 4 âl (1834), quân triều đình do tướng Nguyễn Văn Trọng thống lãnh, hợp quân vây đánh thành Gia Định nhưng bị tổn thất nặng nề; 2 tướng thất trận Tống Phúc Lương, Lê Đăng Dinh bị Minh Mạng cách chức.
Tháng 7 âl (1834), Minh Mạng ban hành 10 điều huấn vụ áp dụng cho cả nước: 1- Giữ gìn luân lý, 2- Chánh tâm thuật, 3- Chăm bản nghiệp, 4- Chuộng tiêt kiệm, 5- Hậu phong tục, 6- Dạy giỗ con em, 7- Học theo đạo chánh, 8- Răn điều gian dâm, 9- Giữ phép luật trong nước, 10- Làm điều thiện.
Suốt dọc các vùng giáp giới Trung Quốc lọan lạc nổi lên đánh phá khắp nơi, mạnh nhất là nhóm Nồng Văn Vân và Nồng Văn Sĩ ở các vùng Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Sơn Tây, Hưng Hóa, Nghệ An đều có bạo lọan chống triều đình nhưng bị quân triều đình dẹp yên.
Tháng 9 âl (1834), Minh Mạng lệnh cho bộ Lễ lập ra cơ quan Tứ Dịch quán ở kinh đô (trường dạy học thông dịch nhiều thứ tiếng ngọai quốc).
Tháng 12 âl (1834), Lập Viện Cơ Mât.
Thưởng cho dân chúng có công điềm chỉ những ai lén lút tiếp tế cho nhóm nổi lọan Nguyễn Hữu Khôi.
Tướng triều đình Tạ Quang Cự hành quân bình định các vùng căn cứ của nhóm nổi lọan ở Cao Bằng, tịch thu nhiều súng thần công và súng điểu thương, óng phun lửa, thuốc súng và nhiều thứ khí giới khác .
Vua nước Chân Lập Nặc Ong Chân mất không con trai nối nghiệp. Minh Mạng cho quan triều đình Việt Nam gốc Chân Lập là Trà Long và La Kiên lãnh quyền cai trị Chân Lập dưới quyền kiểm sóat của quan đô hộ Việt Nam là Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương. Theo lời đề nghị của Trương Minh Giảng, Minh mạng chấp thuận đặt một người Chân Lập bản xứ là Nhâm Vu cùng nắm quyền nhiếp chính cai trị , chia nước Chân Lập thành 33 phủ;
Năm Ât Mùi, Minh Mạng năm thứ 16, tháng 3 âl (1835), xây đắp thành Trấn Tây để cho quân binh bảo hộ của Việt
Nam trú đóng, bờ thành cao 9 thước 9 tấc, bề dầy chân thành 1 trượng 8 thước, tường thành dầy 3 thước 6 tấc, 4 hào thành phía ngòai mỗi hào rộng 3 trượng 1 thước 5 tấc; riêng hào trước cửa thành rộng 5 trượng 8 thước 5 tấc. Tất cả hào lũy đều sâu 1 trượng.
Cũng trong tháng 3 âl năm nầy (1835), quân binh của 2 tướng triều đình ở Tuyên Quang là Phạm Văn Điển, Lê Văn Đức vây bắt Nồng Văn Vân từ bên lãnh thổ Trung Quốc quay về Xã An Quảng trốn lánh trong rừng. Quân triều đình dùng lửa đốt rừng, Vân bị chết cháy, đầu bị chém gửi về kinh đô báo tin chiến thắng.
Tháng 6 âl, sau khi dẹp yên biến lọan nhiều nơi ngòai Bắc Hà, Nguyễn Công Trứ tình nguyện cầm quân phá thành Phiên An (Gia Định) hiện còn dưới sự kiểm sóat của nhóm nổi lọan Nguyễn Hữu Khôi. Minh Mạng không chấp thuận.
Tháng 7 âl năm Ất Tỵ (1835), quân triều đình do hai tướng Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Xuân thống lãnh tấn công và hạ được thành Phiên An (Gia Định). Tất cả quân binh trong thành đều bị bắt sống gồm 1831 người. Riêng những người chủ chốt tiếp tục cầm đầu cuộc nổi lọan của Nguyễn Hữu Khôi thì bị đóng củi giải ra kinh đô Phú Xuân trị tội bằng hình phạt cắt da, xẻo thịt (hình phạt lăng trì). Trong số nầy có tu sĩ Marchand, một người Tàu tên là Mạch Tấn Giai và con trai của Khôi. Đối với 1831 người bị bắt đều bị giết rồi đem chôn tập thể vào một hố rộng, ở một nơi mà ngày nay gọi là Đồng Mả Ngụy.
LÝ LỊCH CỦA LÊ VĂN KHÔI
Tên tuổi của Lê Văn Khôi đươc sử sách của Quốc sử quán triều Nguyễn đề cập tới một cách gián tiếp ngay sau khi Ông Lê Văn Duyệt mất vào tháng 7 âl, năm Nhâm Thìn (1832). Sách Quốc Triều Chánh biên viết :" Tháng 7, Chưởng tả quân lãnh Gia Định Tổng Trấn Lê Văn Duyệt mất, truy tặng chức Tá Vận Công Thần Đặc Tấn Tráng Võ Tướng Quân Tả Quân Đô Thống Phủ Chưởng phủ Sự Thái Bảo Quận Công, thụy là Oai Nghi. . . .Rồi sắc cho (ra lệnh) 2 vệ Tả quân đi thú ở Gia Định triệt về Kinh; vệ quân Minh Nghĩa triệt về nguyên tịch (tức là trở về nơi xuất phát) tỉnh Quảng Nghĩa, còn cơ An Thuận chờ khi nào chôn cất Ông Duyệt xong rồi sẽ về Kinh ".
Vệ quân Minh Nghĩa là đòan binh đội hộ vệ riêng của Lê Văn Duyệt do Tả quân Minh Nghĩa Vệ Úy Lê Văn Khôi chỉ huy. Còn đòan vệ binh An Thuận cũng sẽ trở về An Thuận sau khi chôn cất xong Ông Duyệt. Rõ ràng là từ thời Gia Long, qua đến những năm đầu của thời Minh Mạng, nước Việt Nam mặc dù gọi là thống nhất nhưng trên thực tế ở Nam Hà, từ Quảng Ngãi trở vào là vùng lãnh thổ cai trị của Tả quân Lê Văn Duyệt mà người phương Tây thời đó gọi là "Phó Vương Lê Văn Duyệt" ( Le Vice Roy). Uy quyền của Lê Văn Duyệt lúc đó chỉ thua kém hòang đế Gia Long một bậc, có quân đội riêng do ông Duyệt tuyển chọn từ 2 vùng Quảng Ngãi và An Thuận; Ông có tòan quyền chém trước tâu sau "tiền trãm hậu tấu".
Sau khi lên ngôi, Minh Mạng muốn tập trung hết quyền hành về mình và "phó vương" Lê Văn Duyệt là một trở ngại lớn lao cho Minh Mạng thực hành ý định đó. Theo một tác giả người Pháp M. Gaultier thì: "Khi Ông Duyệt còn sống, Minh Mạng ngòai mặt vẫn phải làm ngơ đối với cung cách cai trị của ông Duyệt ở Gia Định nhưng trong lòng thì Minh Mạng lại cảm thấy tức bực lo âu vì thấy trong Gia Định các xứ họ đạo Kitô giáo càng ngày càng lan tràn nhanh chóng và ông Duyệt đã dựa vào khối hậu thuẩn của nhóm ngườ theo đạo để cai trị. Minh Mạng luôn luôn chờ đợi cơ hội thuân lợi để kéo dân chúng trong Gia Định trở về nguồn gốc An Nam đích thật của họ (Gaultier.M, Minh Mạng, nhàxuất bản La Rose, Paris. 1935, trang 109, 110)". Sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên của Quốc sử quán triều Nguyễn viết rằng Ông Duyệt là một cái đuôi quá lớn khó thể cựa quậy, " vĩ đại chi họan: đuôi lớn thi hại cho thân": có ý nói kẻ bề tôi mạnh thì người bề trên không chế ngự đươc.
Minh Mạng không những e dè Lê Văn Duyệt mà còn ghét Ông Duyệt nữa. Lý do thù ghét nầy tương tựa như những lý do thù ghét mà Lê Thánh Tông ngày xưa đã vinh vào để giết hại những đại thần của tiên triều: những đại thần nầy bị hại vì không chịu ủng hộ ông vua hiện tại khi ông nầy được chỉ định tôn lập làm người chính thức kế vị ngôi vua. Sử sách của triều Nguyễn ghi lại việc tôn lập hòang tử Đảm (con trai dòng vợ thứ Trần thị của Gia Long, tức vua Minh Mạng sau nầy ) như sau :
"Tháng 2 âl (năm Giáp Tuất/ Gia Long năm thứ 12/ 1814) Hòang hậu Tống thị băng. (ghi chú của sọan giả: bà nầy chỉ được tuyên xưng là hòang hậu sau khi Gia Long mất bởi vì lúc Gia Long còn sống không có người vợ nào của ông được đặt lên chức hòang hậu chính thức). Nguyên trước hòang tử thứ 4 mới 3 tuổi, ngài khiến Hòang hậu nuôi làm con . Bà đòi văn khế . Ngài sai Lê Văn Duyệt viết một tờ giao cho bà. Đến bây giờ gặp việc tang bà hòang hậu, Đình thần bàn cho hòang tôn Đán - con của Đông Cung hòang tử quá cố Nguyễn Phúc Cảnh, tức là Mỹ Đàng - đứng chủ việc tế tự. Ngài dụ rằng: "Hòang tử thứ 4 đã làm con Hòang hậu, chủ tự là phải, không nên nệ lễ `Đích tôn thừa trọng' . Nguyễn Văn Thành nói: "Vậy thời trong văn tế khó xưng hô lắm". Ngài dạy rằng:" Con vâng cha mà tế mẹ, danh chính ngôn thuận, việc gì mà không được". Lúc ấy bàn định mới xong. (Đích tôn thừa trọng: nếu con trai cả chết thì con trai cả của người chết được nối nghiệp).
Trong số Đình thần bàn bạc, nhất định là phải có mặt Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành là người chủ chốt đại diện cho nhóm đình thần nầy. Ngày đó, Minh Mạng đã hơn 20 tuổi, thừa đủ trí khôn để nhận thức những ai không ủng hộ mình qua cuộc bàn bạc của nhóm dình thần nhân lúc mẹ nuôi của Minh Mạng qua đời.
Như vậy, những "mối nguy trầm trọng" cho ngai vàng của Minh Mạng có thể là:
1- Nguyễn Văn Thành
2- Vợ và con cháu của cố Đông cung hòang thái tử Nguyễn Phúc Cảnh.
3- Lê Văn Duyệt
* Đa số dư luận đều cho rằng Thành chết vì bài thơ ngong cuồng của đứa con trai mình (vụ án Nguyễn Văn Thuyên). Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa đưa đến việc Thành phải uống thuốc độc là sự nghi kỵ và thất sủng của Gia Long đối với Thành : Gia Long cho rằng Thành chống đối việc lập hòang tử Đảm làm Đông cung chẳng qua là vì Thành muốn có vua nhỏ tuổi kế vị sau khi Gia Long qua đời để Thành có thể lộng quyền khống chế.
Một điểm cần lưu ý ở đây: trong các triều đại phong kiến ngày trước, cứ mỗi lần có một vụ giết hại công thần thì thường được sử cũ luồn lách viết tránh đi và để cho những nạn nhân "tự xứ bằng cách tự treo cổ hay tự uống thuốc độc" (trong khi bị bắt giam mà lại có sẵn dây thừng hoặc thuốc độc để tự xử) rồi sau đó tô vẻ bằng những trò hối hận, truy phong cho người bị giết oan, nhằm mục đích che đậy "kẻ sát nhân ném đá dấu tay" khỏi bị mang tiếng với hậu thế. Ở đây, Gia Long xử tội chết Thành bằng hình phạt uống thuốc độc nhưng sử quán triều Nguyễn lại viết rằng vì Thành muốn tỏ ra mình là kẻ trung quân cho nên Thành tự tử bằng thuốc độc và sau đó Gia Long cũng hối hận thương tiếc.
Một điểm khác cũng đáng được lưu ý: Nguyễn Văn Thành là chúa tể Bắc Hà, Lê Văn Duyệt là chúa tể Nam Hà, có thể hai người là 2 con cọp không thể sống chung trong một giang sơn nhưng cũng có thể chính sử quán triều Nguyễn đã cố tình đỗ tội cho Lê Văn Duyệt gây ra cái chết của Nguyễn Văn Thành: sử sách cũ đều cho rằng vì Duyệt ghét Thành cho nên mới dùng bài thơ ngông của con trai Thành để tố cáo Thành.
* Nguy cơ thứ hai có thể lam lung lay ngôi vua của Minh Mạng là vợ và con cháu của cố Đông cung hòang thái tử Nguyễn Phúc Cảnh tức là chị dâu và cháu của Minh Mạng trong số đó hòang tôn Đán- con trai của Nguyễn Phúc Cảnh- là mối lo thường xuyên của Minh Mạng vì Đán là dòng chính thất, được đình thần cựu trào ủng hộ nối ngôi hòang đế Gia Long. Minh Mạng sau khi lên ngôi vua đã đối xử những người nầy ra sao?
Có dư luận đã tham chiếu vào sách của người Pháp viết sử Việt Nam là Maybon, Ch.B để viết rằng Minh Mạng đã sát hại vợ con của hòang tử Cảnh để tuyệt đường hậu họan. Cũng có dư luận lại cho rằng việc Minh Mạng giết chị dâu là bà vợ của hòang tử Cảnh và các cháu chỉ là sự đồn đãi vô căn cứ.
Tuy nhiên, trong sách Abrégé de l' Histoire d' Annam của Alfred Shreiner có đọan viết như sau:
"Comme Administrateur, Minh Mạng voulait tout centraliser. Ne tenant aucun compte des aspirations, des particularités de race, des antipathies entre Cochinchinois et Tonkinois, il appliqua partout le même système d'administration dure et coercitive. Le Cambodge fut organisé en deux provinces Nam Vang (Phnom-Penh) et Gò Sặt (Pursat).
A ces travaux d'organisation vinrent se joindre des soucis d'intérieur. Les fils du prince Cảnh pouvaient s'ériger en dangereux rivaux. Leur perte fut resolu : "Minh Mạng, dit-on, eut des relations avec la veuve de son frère et la rendit enceinte. Quant la grossesse fut apparente, il la condamna à mort pour inceste, elle et ses deux fils, ses propes neveux. Il leur accorda cependant la faveur de choisir le genre de mort ." (J.B Trương Vỉnh Ký).
Après ses neveux, il compta se débarasser des deux man darins qui avaient prié Gia Long de nommer un de ses petits-fils comme successeur. Les deux compagnons d'armes de son père avaient d'ailleurs une liberté d' allure et de l'angage qui le gênaient. Ils se trovaient alors tous deux à Huế ils etaient allés, dit Pétrus Ký, à l' occasion de l' avénement au trône de Minh Mạng .
Tạm dịch: Là người cai trị, Minh Mạng muốn rằng mọi quyền lực phải tập trung vào tay mình. Ông không cần lý gì tới những nguyện vọng, những sự khác biệt về tộc giống, những điều kỳ thị Nam Kỳ-Bắc Kỳ, Ông cho áp dụng khắp mọi nơi một cơ chế hành chánh cứng rắn và có tính cách bó buộc. Nước Cambodge (Cao Miên/Kampuchea) bị chia thành 2 tỉnh Nam Vang (Phnom-Penh) và Gò Sặt (Pursat).
Trong cuộc cải tổ hành chánh nầy, Minh Mạng lại phải đương đầu với những sự lo âu từ trong nội bộ của triều đình. Những người con trai của hòang tử Cảnh có thể trở thành những kẻ đối địch nguy hiểm.Nhưng rồi sự mất tích của họ đã giải quyết được vấn đề: người ta đồn rằng, Minh Mạng có những liên hệ bất chính với chị dâu góa bụa và khiến cho bà nầy mang thai .Khi không còn có thể che dấu được cái bào thai một ngày một lớn, Minh Mạng bèn vu tội cho bà nầy đã phạm tội ngọai tình rồi xử tội chết cả người mẹ và 2 người con trai : Minh Mạng đã ra lệnh giết 2 đứa cháu ruột thịt. Tuy nhiên, Minh Mạng cho họ được hưởng ân huệ tự lựa chọn cách chết cho mình.(1) (J.B Trương Vĩnh Ký)."
(1) Tức là chọn một trong 3 thứ: dao ngắn, thuốc độc, dây vãi thắt cổ mà thời xưa gọi 3 hình phạt nầy là Tam Ban Triều Điển.
Vào tháng 10 năm 1928, tác giả người Pháp Le R.P Delvaux Des Missions de France viết một bài với tựa đề là L'Ambassade de Minh Mạng à Louis Philipe 1839-1841 trong đó có một đọan viết như sau :
"La violance de Minh Mạng ne fit que s'accroitre. Il fit mourir les fils du prince Cảnh et leur mère susceptible de devenir des rivaux dangereux. Il songea ensuite à se débarasser des deux généraux qui avaient demandé à Gia Long son éloignement du trônẹ Nguyễn Văn Thiềng (tức Nguyễn Văn Thành), la pacificateur des Tây Sơn, succomba sous la fosse accusation de haute trahisọn Le fameux Tả quân, Lê Văn Duyệt déjoua l'intrigue; mais après sa mort en 1831, le roi fit profaner son tombeau, ce qui amena la revolte de Khôi en Basse Cochinchine" .
Tạm dịch: Bạo lực của Minh Mạng càng lúc càng gia tăng . Ông ta ra lệnh giết các con trai của hòang tử Cảnh và mẹ của 2 người con nầy vì họ là mối nguy cơ trở thành những phần tử đối địch nguy hiểm. Tiếp đến, Minh mạng tìm cách lọai trừ 2 viên đại tướng đã yêu cầu Gia Long đừng truyền chức vị hòang tử nối ngôi cho ông ta. Người có công bình định Tây Sơn là tướng Nguyễn Văn Thiềng (Thành) đã gụt xuống vì bị vu cáo khép tội phản quốc . Chính vị Tả Quân lừng danh Lê Văn Duyệt đã tố cáo âm mưu phản lọan đó; tuy vậy, sau khi Lê Văn Duyệt mất, Minh Mạng đã ra lệnh sang bằng lăng mộ của ông ta, đưa tới biến cố nổi lọan của Khôi ở Nam Kỳ.
Bài viết trên được viết vào tháng 10 năm 1928 tức là hơn 20 năm sau so với sách của Alfred Shreiner phát hành vào năm 1906. Như vậy có thể suy định rằng tác giả của bài viết đó cũng chỉ tham chiếu vào những tin tức rất giới hạn có sẵn từ trước để lặp lại mà thôi.
* Sau khi đã lọai trừ hai đứa cháu mình, Minh Mạng liền nghĩ ngay đến việc hạ bệ những quan thần đã chống đối việc vua cha Gia Long chọn lựa Minh Mạng làm người chính thức thừa kế ngôi vị hòang đế, những người đã yêu cầu Gia Long chọn một trong 2 đứa cháu đích tôn, con của hòang tử Cảnh thay vì chọn Minh Mạng.
Ngòai ra, hai viên cận tướng của vua cha đã tỏ ra khinh nhờn, nghênh ngang lấn lối, nói năng trịch thượng khiến Minh Mạng cảm thấy xấu hổ truớc các quan thần trong triều, mà theo Pérus Ký thì chuyện đó xảy ra khi 2 viên đại thần nầy ra kinh đô Huế để dự lễ tấn phong hòang tử của Minh Mạng
Khi viết những biến cố lịch sử kể trên, Alfred Shreiner đã tham chiếu sách của Pétrus Trương Vĩnh Ký, có thể là sách Cours d' histoire annamite (Sách Sử Ký An Nam), xuất bản ở Sài Gòn năm 1879. Như vậy, việc lang chạ của Minh Mạng với chị dâu mình chỉ là chuyện " người ta đồn rằng"chứ không có tài liệu chứng ming chính xác nhưng chúng ta, những người hậu sinh không vì thế mà bỏ qua để làm sáng tỏ vấn đề bởi vì trong lịch sử các triều đại phong kiến đã xảy ra nhiều trường hợp ẩn khúc nhơ nhớp giống như thế.
Riêng việc Minh Mạng xấu hổ vì cách đi đứng nghênh ngang, ăn nói trịch thượng của Lê Văn Duyệt thì Minh Mạng đã kể tội ra một cách tách bạch. Sau khi dẹp yên lọan Lê Văn Khôi, Minh Mạng xuống chiếu truy tội Lê Văn Duyệt . Kể lại vụ án nầy, sách Đại Nam Chính Biên Liệt truyện có ghi lại lời Dụ của Minh Mạng đưa xuống Hội đồng Nội Các xét xử vụ án, trong đó có đọan viết Minh Mạng hài tội Duyệt như sau:
"Vua dụ Nội Các rằng:" Lê Văn Duyệt xuất thân từ kẻ yêm họan (tức quan bị cắt bỏ bỏ bộ phận sinh dục), vốn là một tên hầu hạ trong nhà.Đến lúc gặp vận số trung hưng, rồng mây hội ngộ, đánh dẹp được quân Tây Sơn cho nên được dự phần công lao. Đức Hòang thái thượng của ta vì nghỉ tới hắn thuở nhỏ sai khiến trong nội cung cho nên đem lòng tín cẩn, đã bao nhiêu lần ban ơn cho hắn lãnh quyền làm tướng . Không ngờ bọn chúng (ý bao gồm cả Nguyễn Văn Thành) đa số là bọn bất lương, càng lúc càng sinh ra kiêu căng, manh tâm phản nghịch, hành động càn dỡ, ăn nối hỗn hào. Lúc cha ta còn sống thì lòng gian manh của hắn chư dám lộ ra. Đên khi ta lên ngôi, vì cựu thần không còn mấy người hơn nữa vì nghĩ tình hắn đã tuổi già cho nên cũng tạm thời khoan thứ, cho hắn có dịp suy nghĩ mà chừa bỏ tật xấu để công danh của hắn được vẹn tòan . Không ngờ hắn lòng như rắn rết độc địa, dạ như giống chó sói hung dữ, càng ngày càng kênh kiệu khinh mạn, dám nói xấu trều đình trước mặt mọi người để khoe tài riêng của mịnh . . . . . . . .Lê văn Khôi là quân vô lọai lại được hắn đề đạt đến chức vệ úy, đem tên nầy phục vụ dưới cờ để làm tay sai tâm phúc. . . .kết bè đảng, chứa chấp dung túng tù phạm bị đưa vào khổ sai ở Nam Kỳ. . . . . . .Đến độ hắn tuyên bố với người ta rằng hắn được phong vương cấp đất chứ không phải chỉ là một tổng trấn tầm thường như những người khác. Mồ mả của cha, của em hắn cũng tiếm gọi là lăng; đối với người khác thì tự xưng là Cô, tập cho bộ hạ luôn chỉ biết tuân lệnh Lê Văn Duyệt và coi triều đình như không có . . . . . . . . ."
*Riêng lý lịch của Khôi sử quán triều Nguyễn viết như sau: "Nguyên Tả quân Minh Nghĩa Vệ Úy Lê Văn Khôi (nguyên trước triều đình cho nó theo giòng Nguyễn Hựu, nay vì nó bạo nghịch phải cải theo họ Lê Văn Duyệt) ".
Theo đọan văn nầy thì chính là triều đình dã ban cho Khôi họ Nguyễn. Triều đình ở đây chỉ có thể là triều đình nhà Nguyễn Gia Long. Việc ban họ của vua cho bầy tôi lập được công trạng lớn là một thó'i lệ thường thấy trong các triều đình phong kiến Việt Nam và được áp dụng nhiều nhất ở thời đại Lê Lợi.
Như vậy, Khôi chưa bao giờ mang họ Lê trước ngày Khôi nổi lọan hay nói khác đi Khôi không phải là con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt như dư luận xưa nay thường nói.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là:
1. Khôi là ai ?
2. Họ thật của Khôi là gì ?
3. Khôi gặp Lê Văn Duyệt ở đâu và lập được công trạng gì để được Gia Long ban cho mang họ Nguyễn ?
1/ KHÔI LÀ AI ?
Sử quán triều Nguyễn cho biết rằng, trong khi Khôi đang khởi động cuộc nổi dậy ở Gia Định thì ở Bắc Hà chính quyền ở Cao Bằng là án sát Phạm Đình Trạc bắt được con của Khôi tên là Lê Văn Báo và em ruột của Khôi tên là Lê Văn Hổ cùng với 11 người thân thuộc khác.
Cũng trong thời gian nầy, đầu lĩnh của châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang là Nông Văn Vân- anh vợ của Khôi cũng nổi dậy chống triều đình Minh Mạng.
Ở Thái Nguyên, em của Nồng Văn Vân là Nồng Văn Sĩ cũng hưởng ứng nổi dậy chống lại triều đình.
Ở Lạng Sơn, Nguyễn Khắc Hòa phối hợp với nhóm nổi dậy ở Cao Bằng do em của Khôi tên là Lê Văn Liệu đưa hơn 10,000 quân bao vây thành Lạng Sơn. Trong số hàng quân nầy có 3,000 thợ mỏ người Tàu ở vùng biên giới được em trai của Khôi chiêu mộ đi theo.
Ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Sơn Tây, . . . chỗ nào cũng có nổi dậy chống triều đình. Do đó, có thể suy diễn rằng cuộc nổi dậy của Khôi ở miền Nam đã chăm ngòi cho việc nổi lọan trên cùng khắp đất nước. Đặc biệt, với những cuộc nổi lọan ở các vùng biên giới Việt Nam-Trung Quốc người ta có thể nói đó là những cuộc nổi dậy của Khôi ở phía Bắc Hà và như vậy thì quy mô cuộc nổi dậy của Khôi có tính cách tòan diện khắp nước Việt Nam chứ không riêng gì ở Gia Đinh.
Tới đây, người ta có thể thấy được một điểm: Gia Đình thân tộc của Khôi đều là người thuộc vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang (chị ruột của Khôi là vợ của Nồng Văn Vân ở Tuyên Quang, em trai của Khôi tên là Liệu ở Lạng Sơn ), hay nói khác đi Khôi là người từ Bắc Hà, ở mạn Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Tuy nhiên họ thực của Khôi là gì thì vẫn vô tung tích.
2/ HỌ THẬT CUẢ KHÔI LÀ GÌ?
"Nguyên Tả quân Minh Nghĩa Vệ Úy Lê Văn Khôi (nguyên trước triều đình cho nó theo giòng Nguyễn Hựu, nay vì nó bạo nghịch phải cải theo họ Lê Văn Duyệt) ". Đây là lối viết của sử quán triều Nguyễn. Lối viết nầy gây cho nhiều người hiểu lầm rằng Khôi là con nuôi của Duyệt vì thế khi ghép tội Khôi, Minh Mạng mới gán cho Khôi họ Lê của Lê Văn Duyệt. Tuy nhiên, cứ cho rằng Khôi được nhận làm con nuôi của Lê Văn Duyệt và mang họ Lê của Lê Văn Duyệt, thế nhưng tại sao anh , em, của Khôi ở Cao Bằng, Lạng Sơn cũng mang họ Lê ?
Để trả lời câu hỏi nầy Việt Sử Tân Khảo đưa ra hai nghi vấn:
1-Nếu họ thật của Khôi không phải là họ Lê thì phải chăng Khôi thuộc về dòng giõi họ Mạc tàn dư?
2-. Phải chăng góc tích Khôi thuộc một trong các sắc tộc ở vùng biên giới Việt Nam-Trung Quốc ?
Về nghi vấn thứ 1, vùng Cao Bằng, Lạng Sơn là vùng ẩn náu của họ Mạc tàn dư vào thời họ Trịnh làm mưa làm gió ở Bắc Hà. Từ các vùng đó với sự yểm trợ của dân cư người Tàu ở biên giới, họ Mạc thường đem quân về đánh phá, gây rối các chính quyền hiện đang cầm quyền cai trị của họ Trịnh ở Bắc Hà khiến cho họ Trịnh phải sai ông tổ của họ Nguyễn là Nguyễn Hòang cầm binh đi bình định và dẹp yên. Rất có thể gia đình họ Mạc của Khôi ngày đó đã đầu hàng và giúp Nguyễn Hòang dẹp yên lọan lạc do họ Mạc tàn dư gây ra cho nên được Hòang bao che cho mang họ Nguyễn để che mắt họ Trịnh. Đây chỉ là một sự suy đóan không có căn bản nhưng vẫn được nêu lên để rộng đường dư luận.
Về nghi vấn thứ 2, cho rằng Lê Văn Khôi thuộc một trong các sắc tộc ở vùng biên giới Việt Nam-Trung Quốc ?
Trong sách Cours d' Histoire annamite (Sách Lịch Sử của An Nam), Trương Vĩnh Ký, gọi là Lê Văn Khôi.
Alfred Shreiner trích dẫn tên một giáo sư dạy Hán Văn ở Bến Tre tên là Hồ Đăng Đàng cho rằng Khôi không phải là một người An Nam, gốc gác của Khôi là từ một bộ tộc người Mọi Đá Vách. Lúc còn niên thiếu, Khôi bị Lê Văn Duyệt bắt làm tù binh trong một chiến dịch hành quân tảo thanh nhiều cuộc nổi lọan của nhóm bộ tộc Mọi Đá Vách . Lê Văn Duyệt mang Khôi về nuôi nấng trong nhà và đặt tên là Lê Văn Khôi . Quốc sử quan triều Nguyễn cũng có ghi chép về những cuộc nổi lọan của bộ tộc Mọi Đá Vách:
" Tháng 4 âl, năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 16 (1816), Mọi Đá Vách ở Quảng Nghĩa lại nhiểu hại bgòai biên, Trấn thủ Phan Tấn Hòang bị đánh thụa Ngài (Gia Long) nghe tin, Khiến Lê Văn Duyệt đem quân tới đánh. Duyệt đến thời mọi chạy trốn cả. . .đòi Duyệt về ".
Tại sao Gia Long không sai những người khác đi bình định các cuộc nổi dậy của nhóm sắc tộc Mọi Đá Vách mà lại cử Lê Văn Duyệt ? Bởi vì Lê Văn Duyệt gốc người Quảng Nghĩa, biết rõ dân tộc Mọi Vách Đá ở vùng nầy và họ cũng nghe uy danh lẫy lừng của ông cho nên khi ông vừa trở về nơi sinh quán của mình "để dẹp lọan" thì giặc lọan ở đó chưa đánh đã bỏ chạy. Tuy nhiên, có phải là giặc vì sợ uy danh của Duyệt mà bỏ chạy? Hay là vì gốc gác của Duyệt cũng cùng tộc giống với họ cho nên Duyệt chỉ cần giải thích, giổ ngọt thì họ nghe theo, không cần dùng tới vũ lực? Từ sự suy diễn nầy lại đưa tới một suy diễn khác: Ngày trước, để thưởng công trạng của Duyệt, có thể Gia Long đã ban cho Duyệt quốc tính họ Nguyễn với chữ lót Hựu, Nguyễn Hựu Duyệt nhưng khi hài tội Duyệt, Minh Mạng chỉ gọi tên họ gốc của Duyệt là Lê mà không đề cặp đến việc thu hồi quốc tính Nguyễn Hựu của Duyệt bởi vì quốc tính nầy là của vua cha Gia Long ban cho Duyệt cho nên Minh Mạng đã tránh né không dám đề cặp tới vì sợ phạm tội bất mục, bất hiếu .Riêng trường hợp của Khôi là trường hợp "ăn theo", là con nuôi của Duyệt cho nên cũng được mang họ Nguyễn Hựu và trong sử sách của nhà Nguyễn cũng chỉ viết một đọan ghi chú ngắn gọn, -có thể chỉ là một cách gọi của các sử thần trong khi chép sử- như sau: " . . .( nguyên trước triều đình cho nó theo giòng công tính Nguyễn Hựu, nay vì nó bạn nghịch phải cả theo họ Lê Văn Duyệt) ". Và một khi các sử thần của nhà Nguyễn đã ghép Khôi vào họ Lê thì khi viết về anh, em trai và con trai của Khôi thì nhũng người nầy cũng phải mang họ Lê như Khôi.
Như vậy, họ thật của Khôi không phải là họ Lê mà cũng không phải là quốc tính họ Nguyễn Hựu của Gia Long đã ban cho Duyệt mà Khôi là kẻ được hưởng theo, nhưng Khôi có thể là người thuộc một tộc họ thiểu số nào đó ở vùng biên giới Hoa Việt:
Cũng trong sách của Alfred Shreiner có trích dẫn một đọan viết về lý lịch của Khôi như sau : "Khi cuộc nổi lọan của Khôi bùng nổ ra ở Nam Hà thì anh của Khôi (le frère de Khôi chứ không phải là le beau frère de Khôi: frère là anh ruột ; beau frère là anh rể, chồng của chị ruột) là Bế Văn Vân (không phải làm Nồng Văn Vân) cũng nổi lọan ở Bắc Hà ". Người anh nầy ngày trước đã được thống tướng Trung Quân Nguyễn Văn Thiềng (tức Nguyễn Văn Thành) nhận làm con nuôi và cho mang họ Nguyễn, gọi là Nguyễn Văn Vân.
Theo thân phụ của Tổng đốc Trương Minh Giảng, ông Trương Minh Ký (không phải là Pétrus Trương Vĩnh Ký), người đã từng trải qua nhiều biến cố quan trọng trong thời kỳ đó, thì Khôi là người Bắc Hà, là phó chủ tướng của nhóm giặc Phan Bá Vành . Phan Bá Vành có một thời đánh phá vùng Sơn Tây, Lê Văn Duyệt được cử đi đánh dẹp, Khôi ra có ý định ra đầu hàng về với Duyệt. Khôi bèn chiêu dụ Phan Bá Vành đi theo nhưng không được, liền giết Vành và đem nhóm nổi loạn dưới quyền ra đầu hàng Lê Văn Duyệt và được Duyệt đối xử như con ruột ".
Nếu đúng như vừa kể thì, anh em Khôi chính gốc là họ Bế, Bế Văn Vân, Bế Văn Khôi được Trung Quân Nguyễn Văn Thành cho mang họ Nguyễn và đổi gọi là Nguyễn Văn Vân, Nguyễn Hựu Khôi.
Riêng Alfred Shreiner còn cho rằng tên Nùng Văn Vân mà Pétrus Trương Vĩnh Ký dùng là không chính xác bởi vì chữ Nùng là một từ dùng để chỉ một danh vị giống như Sire, Seigneur . . .(Đức Ông, Đức Ngài. . .) Có thể A. Shreiner có ý muốn nói chữ Nùng là tên dùng để chỉ sắc tộc người Nùng chăng? Còn bảo rằng Nùng là một danh xưng theo Shreiner thì không có gì làm căn cứ .
Đa số sử sách cũ và mới đều gọi là Nồng Văn Vân hoặc Nông Văn Vân. Ngày nay vẫn còn họ Nông Văn ở miền Bắc.
Tàn dư nhà Hậu Lê là Lê Duy Lương tự xưng Đại Lê Hòang Tôn hợp với người cầm đầu nhóm dân địa phương ở các huyện Lạc Thổ, Phụng Hóa, An Hóa là anh em Quách Tất Công, Quách Tất Tế cùng với Lê Duy Nhiên, Đinh Thế Giá, Đinh Thế Đức, Đinh Công Trịnh nổi dậy chống lại triều đình, đưa quân bao vây, đánh phá Hưng Hóa.
Tháng 3 âl, ở Ninh Bình Lê Duy Lương và anh em Quách Tất Công bao vây thành phủ Thiên Quan; nhóm Đinh Thế Đức xâm chiếm nhiều châu ở Đà Bắc (thuộc Hưng Hóa), vây hãm đồn Vạn Pha. Trấn thủ Hưng Hóa là Ngô Huy Tóan báo nguy về trung ương.
Minh Mạng sai lãnh binh Hưng Hóa Phạm Văn Điển, phó lãnh binh Nam Định Lương Văn Liễu, thủy sư Bắc thành (Hà Nội) Nguyễn Văn Quyền hợp binh đi bình định Hưng Hóa: nhóm nổi lọan bỏ chạy tứ tán khắp nơi.
Tả Quân Minh Nghĩa vệ úy Nguyễn Hữu Khôi (tức Lê Văn Khôi), nguyên là người Bắc Thành, trước đây nổi dậy chống triều đình ở Cao Bằng, bị truy đuổi chạy vào
Thanh Hóa rồi ra đầu thú với Lê Văn Duyệt trong khi Lê Văn Duyệt đang đi thanh tra ở Thanh Hóa, được Ông Duyệt nhận làm con nuôi rồi mang về Gia Định đề đạt lần lần lên đến chức Vệ Úy.
Sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, Minh Mạng bãi bỏ chức vụ tổng đốc Gia Định rồi chia Gia Định thành 6 tỉnh: Biên Hòa (Đồng Nai), Gia Định (Phiên An), Mỹ Tho (Định Tường), Vĩnh Long (trước gọi là Vĩnh Thanh/ Long Hồ), Châu Đốc (An Giang), Hà Tiên, mỗi tỉnh bổ nhiệm một tổng trấn để cai trị. Tỉnh Gia Định do Nguyễn Văn Quế làm tổng trấn, Bạch Xuân Nguyên làm bố chánh và Nguyễn Chương Đạt làm án sát .
Trước đó, Minh Mạng không hài lòng Lê Văn Duyệt vì Ông nầy bao che những dân theo đạo Ky Tô giáo và những người Pháp của tiên triều còn ở lại Việt Nam; nhưng vì Duyệt là bậc khai quốc công thần của hòang đế Gia Long cho nên hồi Duyệt còn sống, Minh Mạng để yên. Nay Ông Duyệt đã mất, Minh Mạng ngầm sai Bạch Xuân Nguyên điều tra để hạ uy tính Ông Duyệt. Trong khi làm nhiệm vụ truy xét, Bạch Xuân Nguyên vì ganh ghét, kết tội phó Vệ Úy Nguyễn Hữu Khôi là tham ô dưới sự bao che của Lê Văn Duyệt. Khôi bị cách chức, triệu hồi về kinh đô Phú Xuân để chờ lệnh.
Tháng 5âl năm Quý Tỵ (1833) Nguyễn Hữu Khôi hô hào những người gốc Bắc Thành đang sinh sống ở Gia Định cùng nổi dậy chống lại nhà cầm quyền Gia Định, giết bố chánh Bạch Xuân Nguyên và tổng trấn Nguyễn Văn Quế, chỉ một mình án sát Nguyễn Xuân Đạt chạy thóat . Thừa thắng, Khôi cùng thuộc hạ đánh chiếm Biên Hòa. Đa số các quan của triều đình trong thành Gia Định (Phiên An) đều đầu phục theo Khôi.
Khôi tự xưng nguyên sóai, giao cho các hàng tướng Thái Công Triều, Lê Đắc Lực chỉ huy trung quân; Nguyễn văn Đà, Nguyễn Văn Thông (người Bắc Thành) chỉ huy tiền quân; Lưu Tín, Trần Văn Tha chỉ huy thủy quân. Tất cả hàng tướng khác đều được Khôi giao phó chức vụ chỉ huy.
Quân binh của Thái Công Triều và các hàng tướng của Khôi lần lượt chiếm Mỹ Tho (Định Tường), Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
Quân triều đình do quân vụ đạo Ninh Bình Tạ Quang Cự và Tham Tán Hòang Đăng Thận chỉ huy bắt sông chủ chốt nổi dậy Lê Duy Lương cùng với Lê Duy Nhiên, giải về kinh trị tội.
Quân triều đình do Thự Tuần phủ tỉnh Biên Hòa là Võ Quýnh tái chiếm tỉnh Biên Hòa.
Trong khi đó, án sát Cao Bằng Phạm Đình Trạc truy bắt được con của Nguyễn Hữu Khôi là Nguyễn Hữu Báu, Nguyễn Hữu Hổ cùng với em trai của Khôi là Nguyễn Hữu Lư và 11 thân thuộc khác của Khôi. Ở Quảng Nam, quân triều đình cũng bắt được vợ con của Lưu Tín (hàng tướng của Khôi).
Tháng 7 âl, tri châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang là Nồng Văn Vân, anh vợ của Khôi, tự xưng Tiết Chế thượng tướng quân nổi dậy chống triều đình.
Minh Mạng cách chức và thâu phẩm hàm của Nguyễn Xuân Quế và Bạch Xuân Nguyên dù 2 ngươi nầy đã bị Khôi giết chết.
Quân của Khôi lại phản công vây đánh Biên Hòa, giết chết tướng trú phòng của triều đình là Tôn Thất Gia.
Tháng 8 âl, hàng tướng Thái Công Triều lại trở về với triều đình, dẫn quân triều đình truy kích quân binh của Khôi .
Lần lượt quân triều đình tái chiếm các tỉnh Vĩnh Long, An Giang. Tỉnh Biên Hòa cũng đựợc Trương Ming Giảng tái chiếm
Khôi cho hạ thuộc sang Chantaboun bên nước Xiêm yêu cầu tiếp viện và cùng một lúc mời gọi sư huynh Tabert trở về Gia Định để lôi kéo sự ủng hộ của khối người theo đạo công giáo nhưng kẻ hạ thuộc nầy bị bắt ở Hà Tiên vào lúc Hà Tiên được quân triều đình tái chiếm. Khôi lại liên lạc móc nối với một tu sĩ tên là Marchand đang trốn lánh ở Trà Vinh về Gia Định để giúp Khôi trong việc lôi kéo dân chúng chống lại triều đình.
Khôi ở bên trong thành cầm cự với quân triều đình chờ viện quân Xiêm La .
Tháng 12 âl, quân Xiêm La đem quân thủy bộ chia thành nhiều hướng sang đánh Việt Nam:
-Quân Xiêm hợp cùng quân Vạn Tượng đánh phá đạo Quảng Tri.
- Uy hiếp phủ Trấn Tỉnh ở Nghệ An.
-Uy hiếp Chân Lâp.
-Đánh phá, Châu Đốc và An Giang .
Tuy nhiên, mục tiêu chính của quân Xiêm là đánh Chân Lập và Gia Định còn những mặt khác chỉ nhằm phân tán lực lượng quân binh của triều đình Việt Nam.
Tiếp theo:
Minh Mạng đưa quân triều đình đi chận đánh quân Xiêm các nơi:
- Phía Tây Nam (vùng An Giang) có các tướng Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân.
- Phía Tây Bắc (vùng Cam Lộ, Quảng Trị), có tướng Lê Văn Thụy.
- Mặt trận Nghệ An do tướng Phạm Văn Điển lãnh trách nhiệm.
- Ở mặt trận Trấn Ninh có tướng Nguyễn Văn Xuân chỉ huy.
Trong khi triều đình đang đối phó với lọan Nguyễn Hữu Khôi ở Gia Định và đánh đuổi quân Xiêm ở phía Nam thì ở Bắc Hà, Nồng Văn Vân (anh vợ của Khôi), cầm đầu nhóm bộ tộc thiểu số địa phương nổi dậy chống triều đình ở Tuyên Quang, chiếm châu Bạch Thông thuộc tỉnh Thái Nguyên, bao vây Cao Bằng, Lạng Sơn.
Cuối năm Quý Tỵ (1833), tướng triều đình Tạ Quang Cự tái chiếm Lạng Sơn và Cao Bằng. Quân của 2 tướng Lê Văn Đức và Nguyễng Công Trứ xâm nhập vào căn cứ địa Vân Trung (Bào Lạc) của nhóm nổi lọan, Nồng Văn Vân kéo quân binh vượt biên giới trốn sang Tàu rồi từ đó lại quay trở về Việt Nam tiếp tục đánh phá.
Năm Giáp Ngọ, Minh Mạng năm thứ 15 (1834), tháng Giêng, Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đánh lui quân Xiêm ở sông Cổ Hổ, tái chiếm Hà Tiên rồi tiến qua Chân Lập tiêu diệt quân Xiêm, lấy lại thành Nam Vang (PnomPenh) giao lại cho vua Nặc Ong Chân. Các nơi khác, giặc Xiêm đều bị đẩy lui ra khỏi bờ cõi nước Việt Nam.
Từ Gia Định, biết được quân Xiêm đại bại khắp nơi, Nguyễn Hữu Khôi lo buồn rồi nhuốm bệnh, chết. Nhóm nổi lọan tôn con của Khôi là Cú mới được 8 tuổi làm nguyên sóai cùng với Nguyễn Văn Trắm nắm quyền chỉ huy để tiếp tục chống trả với quân triều đình.
Tháng 4 âl (1834), quân triều đình do tướng Nguyễn Văn Trọng thống lãnh, hợp quân vây đánh thành Gia Định nhưng bị tổn thất nặng nề; 2 tướng thất trận Tống Phúc Lương, Lê Đăng Dinh bị Minh Mạng cách chức.
Tháng 7 âl (1834), Minh Mạng ban hành 10 điều huấn vụ áp dụng cho cả nước: 1- Giữ gìn luân lý, 2- Chánh tâm thuật, 3- Chăm bản nghiệp, 4- Chuộng tiêt kiệm, 5- Hậu phong tục, 6- Dạy giỗ con em, 7- Học theo đạo chánh, 8- Răn điều gian dâm, 9- Giữ phép luật trong nước, 10- Làm điều thiện.
Suốt dọc các vùng giáp giới Trung Quốc lọan lạc nổi lên đánh phá khắp nơi, mạnh nhất là nhóm Nồng Văn Vân và Nồng Văn Sĩ ở các vùng Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Sơn Tây, Hưng Hóa, Nghệ An đều có bạo lọan chống triều đình nhưng bị quân triều đình dẹp yên.
Tháng 9 âl (1834), Minh Mạng lệnh cho bộ Lễ lập ra cơ quan Tứ Dịch quán ở kinh đô (trường dạy học thông dịch nhiều thứ tiếng ngọai quốc).
Tháng 12 âl (1834), Lập Viện Cơ Mât.
Thưởng cho dân chúng có công điềm chỉ những ai lén lút tiếp tế cho nhóm nổi lọan Nguyễn Hữu Khôi.
Tướng triều đình Tạ Quang Cự hành quân bình định các vùng căn cứ của nhóm nổi lọan ở Cao Bằng, tịch thu nhiều súng thần công và súng điểu thương, óng phun lửa, thuốc súng và nhiều thứ khí giới khác .
Vua nước Chân Lập Nặc Ong Chân mất không con trai nối nghiệp. Minh Mạng cho quan triều đình Việt Nam gốc Chân Lập là Trà Long và La Kiên lãnh quyền cai trị Chân Lập dưới quyền kiểm sóat của quan đô hộ Việt Nam là Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương. Theo lời đề nghị của Trương Minh Giảng, Minh mạng chấp thuận đặt một người Chân Lập bản xứ là Nhâm Vu cùng nắm quyền nhiếp chính cai trị , chia nước Chân Lập thành 33 phủ;
Năm Ât Mùi, Minh Mạng năm thứ 16, tháng 3 âl (1835), xây đắp thành Trấn Tây để cho quân binh bảo hộ của Việt
Nam trú đóng, bờ thành cao 9 thước 9 tấc, bề dầy chân thành 1 trượng 8 thước, tường thành dầy 3 thước 6 tấc, 4 hào thành phía ngòai mỗi hào rộng 3 trượng 1 thước 5 tấc; riêng hào trước cửa thành rộng 5 trượng 8 thước 5 tấc. Tất cả hào lũy đều sâu 1 trượng.
Cũng trong tháng 3 âl năm nầy (1835), quân binh của 2 tướng triều đình ở Tuyên Quang là Phạm Văn Điển, Lê Văn Đức vây bắt Nồng Văn Vân từ bên lãnh thổ Trung Quốc quay về Xã An Quảng trốn lánh trong rừng. Quân triều đình dùng lửa đốt rừng, Vân bị chết cháy, đầu bị chém gửi về kinh đô báo tin chiến thắng.
Tháng 6 âl, sau khi dẹp yên biến lọan nhiều nơi ngòai Bắc Hà, Nguyễn Công Trứ tình nguyện cầm quân phá thành Phiên An (Gia Định) hiện còn dưới sự kiểm sóat của nhóm nổi lọan Nguyễn Hữu Khôi. Minh Mạng không chấp thuận.
Tháng 7 âl năm Ất Tỵ (1835), quân triều đình do hai tướng Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Xuân thống lãnh tấn công và hạ được thành Phiên An (Gia Định). Tất cả quân binh trong thành đều bị bắt sống gồm 1831 người. Riêng những người chủ chốt tiếp tục cầm đầu cuộc nổi lọan của Nguyễn Hữu Khôi thì bị đóng củi giải ra kinh đô Phú Xuân trị tội bằng hình phạt cắt da, xẻo thịt (hình phạt lăng trì). Trong số nầy có tu sĩ Marchand, một người Tàu tên là Mạch Tấn Giai và con trai của Khôi. Đối với 1831 người bị bắt đều bị giết rồi đem chôn tập thể vào một hố rộng, ở một nơi mà ngày nay gọi là Đồng Mả Ngụy.
LÝ LỊCH CỦA LÊ VĂN KHÔI
Tên tuổi của Lê Văn Khôi đươc sử sách của Quốc sử quán triều Nguyễn đề cập tới một cách gián tiếp ngay sau khi Ông Lê Văn Duyệt mất vào tháng 7 âl, năm Nhâm Thìn (1832). Sách Quốc Triều Chánh biên viết :" Tháng 7, Chưởng tả quân lãnh Gia Định Tổng Trấn Lê Văn Duyệt mất, truy tặng chức Tá Vận Công Thần Đặc Tấn Tráng Võ Tướng Quân Tả Quân Đô Thống Phủ Chưởng phủ Sự Thái Bảo Quận Công, thụy là Oai Nghi. . . .Rồi sắc cho (ra lệnh) 2 vệ Tả quân đi thú ở Gia Định triệt về Kinh; vệ quân Minh Nghĩa triệt về nguyên tịch (tức là trở về nơi xuất phát) tỉnh Quảng Nghĩa, còn cơ An Thuận chờ khi nào chôn cất Ông Duyệt xong rồi sẽ về Kinh ".
Vệ quân Minh Nghĩa là đòan binh đội hộ vệ riêng của Lê Văn Duyệt do Tả quân Minh Nghĩa Vệ Úy Lê Văn Khôi chỉ huy. Còn đòan vệ binh An Thuận cũng sẽ trở về An Thuận sau khi chôn cất xong Ông Duyệt. Rõ ràng là từ thời Gia Long, qua đến những năm đầu của thời Minh Mạng, nước Việt Nam mặc dù gọi là thống nhất nhưng trên thực tế ở Nam Hà, từ Quảng Ngãi trở vào là vùng lãnh thổ cai trị của Tả quân Lê Văn Duyệt mà người phương Tây thời đó gọi là "Phó Vương Lê Văn Duyệt" ( Le Vice Roy). Uy quyền của Lê Văn Duyệt lúc đó chỉ thua kém hòang đế Gia Long một bậc, có quân đội riêng do ông Duyệt tuyển chọn từ 2 vùng Quảng Ngãi và An Thuận; Ông có tòan quyền chém trước tâu sau "tiền trãm hậu tấu".
Sau khi lên ngôi, Minh Mạng muốn tập trung hết quyền hành về mình và "phó vương" Lê Văn Duyệt là một trở ngại lớn lao cho Minh Mạng thực hành ý định đó. Theo một tác giả người Pháp M. Gaultier thì: "Khi Ông Duyệt còn sống, Minh Mạng ngòai mặt vẫn phải làm ngơ đối với cung cách cai trị của ông Duyệt ở Gia Định nhưng trong lòng thì Minh Mạng lại cảm thấy tức bực lo âu vì thấy trong Gia Định các xứ họ đạo Kitô giáo càng ngày càng lan tràn nhanh chóng và ông Duyệt đã dựa vào khối hậu thuẩn của nhóm ngườ theo đạo để cai trị. Minh Mạng luôn luôn chờ đợi cơ hội thuân lợi để kéo dân chúng trong Gia Định trở về nguồn gốc An Nam đích thật của họ (Gaultier.M, Minh Mạng, nhàxuất bản La Rose, Paris. 1935, trang 109, 110)". Sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên của Quốc sử quán triều Nguyễn viết rằng Ông Duyệt là một cái đuôi quá lớn khó thể cựa quậy, " vĩ đại chi họan: đuôi lớn thi hại cho thân": có ý nói kẻ bề tôi mạnh thì người bề trên không chế ngự đươc.
Minh Mạng không những e dè Lê Văn Duyệt mà còn ghét Ông Duyệt nữa. Lý do thù ghét nầy tương tựa như những lý do thù ghét mà Lê Thánh Tông ngày xưa đã vinh vào để giết hại những đại thần của tiên triều: những đại thần nầy bị hại vì không chịu ủng hộ ông vua hiện tại khi ông nầy được chỉ định tôn lập làm người chính thức kế vị ngôi vua. Sử sách của triều Nguyễn ghi lại việc tôn lập hòang tử Đảm (con trai dòng vợ thứ Trần thị của Gia Long, tức vua Minh Mạng sau nầy ) như sau :
"Tháng 2 âl (năm Giáp Tuất/ Gia Long năm thứ 12/ 1814) Hòang hậu Tống thị băng. (ghi chú của sọan giả: bà nầy chỉ được tuyên xưng là hòang hậu sau khi Gia Long mất bởi vì lúc Gia Long còn sống không có người vợ nào của ông được đặt lên chức hòang hậu chính thức). Nguyên trước hòang tử thứ 4 mới 3 tuổi, ngài khiến Hòang hậu nuôi làm con . Bà đòi văn khế . Ngài sai Lê Văn Duyệt viết một tờ giao cho bà. Đến bây giờ gặp việc tang bà hòang hậu, Đình thần bàn cho hòang tôn Đán - con của Đông Cung hòang tử quá cố Nguyễn Phúc Cảnh, tức là Mỹ Đàng - đứng chủ việc tế tự. Ngài dụ rằng: "Hòang tử thứ 4 đã làm con Hòang hậu, chủ tự là phải, không nên nệ lễ `Đích tôn thừa trọng' . Nguyễn Văn Thành nói: "Vậy thời trong văn tế khó xưng hô lắm". Ngài dạy rằng:" Con vâng cha mà tế mẹ, danh chính ngôn thuận, việc gì mà không được". Lúc ấy bàn định mới xong. (Đích tôn thừa trọng: nếu con trai cả chết thì con trai cả của người chết được nối nghiệp).
Trong số Đình thần bàn bạc, nhất định là phải có mặt Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành là người chủ chốt đại diện cho nhóm đình thần nầy. Ngày đó, Minh Mạng đã hơn 20 tuổi, thừa đủ trí khôn để nhận thức những ai không ủng hộ mình qua cuộc bàn bạc của nhóm dình thần nhân lúc mẹ nuôi của Minh Mạng qua đời.
Như vậy, những "mối nguy trầm trọng" cho ngai vàng của Minh Mạng có thể là:
1- Nguyễn Văn Thành
2- Vợ và con cháu của cố Đông cung hòang thái tử Nguyễn Phúc Cảnh.
3- Lê Văn Duyệt
* Đa số dư luận đều cho rằng Thành chết vì bài thơ ngong cuồng của đứa con trai mình (vụ án Nguyễn Văn Thuyên). Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa đưa đến việc Thành phải uống thuốc độc là sự nghi kỵ và thất sủng của Gia Long đối với Thành : Gia Long cho rằng Thành chống đối việc lập hòang tử Đảm làm Đông cung chẳng qua là vì Thành muốn có vua nhỏ tuổi kế vị sau khi Gia Long qua đời để Thành có thể lộng quyền khống chế.
Một điểm cần lưu ý ở đây: trong các triều đại phong kiến ngày trước, cứ mỗi lần có một vụ giết hại công thần thì thường được sử cũ luồn lách viết tránh đi và để cho những nạn nhân "tự xứ bằng cách tự treo cổ hay tự uống thuốc độc" (trong khi bị bắt giam mà lại có sẵn dây thừng hoặc thuốc độc để tự xử) rồi sau đó tô vẻ bằng những trò hối hận, truy phong cho người bị giết oan, nhằm mục đích che đậy "kẻ sát nhân ném đá dấu tay" khỏi bị mang tiếng với hậu thế. Ở đây, Gia Long xử tội chết Thành bằng hình phạt uống thuốc độc nhưng sử quán triều Nguyễn lại viết rằng vì Thành muốn tỏ ra mình là kẻ trung quân cho nên Thành tự tử bằng thuốc độc và sau đó Gia Long cũng hối hận thương tiếc.
Một điểm khác cũng đáng được lưu ý: Nguyễn Văn Thành là chúa tể Bắc Hà, Lê Văn Duyệt là chúa tể Nam Hà, có thể hai người là 2 con cọp không thể sống chung trong một giang sơn nhưng cũng có thể chính sử quán triều Nguyễn đã cố tình đỗ tội cho Lê Văn Duyệt gây ra cái chết của Nguyễn Văn Thành: sử sách cũ đều cho rằng vì Duyệt ghét Thành cho nên mới dùng bài thơ ngông của con trai Thành để tố cáo Thành.
* Nguy cơ thứ hai có thể lam lung lay ngôi vua của Minh Mạng là vợ và con cháu của cố Đông cung hòang thái tử Nguyễn Phúc Cảnh tức là chị dâu và cháu của Minh Mạng trong số đó hòang tôn Đán- con trai của Nguyễn Phúc Cảnh- là mối lo thường xuyên của Minh Mạng vì Đán là dòng chính thất, được đình thần cựu trào ủng hộ nối ngôi hòang đế Gia Long. Minh Mạng sau khi lên ngôi vua đã đối xử những người nầy ra sao?
Có dư luận đã tham chiếu vào sách của người Pháp viết sử Việt Nam là Maybon, Ch.B để viết rằng Minh Mạng đã sát hại vợ con của hòang tử Cảnh để tuyệt đường hậu họan. Cũng có dư luận lại cho rằng việc Minh Mạng giết chị dâu là bà vợ của hòang tử Cảnh và các cháu chỉ là sự đồn đãi vô căn cứ.
Tuy nhiên, trong sách Abrégé de l' Histoire d' Annam của Alfred Shreiner có đọan viết như sau:
"Comme Administrateur, Minh Mạng voulait tout centraliser. Ne tenant aucun compte des aspirations, des particularités de race, des antipathies entre Cochinchinois et Tonkinois, il appliqua partout le même système d'administration dure et coercitive. Le Cambodge fut organisé en deux provinces Nam Vang (Phnom-Penh) et Gò Sặt (Pursat).
A ces travaux d'organisation vinrent se joindre des soucis d'intérieur. Les fils du prince Cảnh pouvaient s'ériger en dangereux rivaux. Leur perte fut resolu : "Minh Mạng, dit-on, eut des relations avec la veuve de son frère et la rendit enceinte. Quant la grossesse fut apparente, il la condamna à mort pour inceste, elle et ses deux fils, ses propes neveux. Il leur accorda cependant la faveur de choisir le genre de mort ." (J.B Trương Vỉnh Ký).
Après ses neveux, il compta se débarasser des deux man darins qui avaient prié Gia Long de nommer un de ses petits-fils comme successeur. Les deux compagnons d'armes de son père avaient d'ailleurs une liberté d' allure et de l'angage qui le gênaient. Ils se trovaient alors tous deux à Huế ils etaient allés, dit Pétrus Ký, à l' occasion de l' avénement au trône de Minh Mạng .
Tạm dịch: Là người cai trị, Minh Mạng muốn rằng mọi quyền lực phải tập trung vào tay mình. Ông không cần lý gì tới những nguyện vọng, những sự khác biệt về tộc giống, những điều kỳ thị Nam Kỳ-Bắc Kỳ, Ông cho áp dụng khắp mọi nơi một cơ chế hành chánh cứng rắn và có tính cách bó buộc. Nước Cambodge (Cao Miên/Kampuchea) bị chia thành 2 tỉnh Nam Vang (Phnom-Penh) và Gò Sặt (Pursat).
Trong cuộc cải tổ hành chánh nầy, Minh Mạng lại phải đương đầu với những sự lo âu từ trong nội bộ của triều đình. Những người con trai của hòang tử Cảnh có thể trở thành những kẻ đối địch nguy hiểm.Nhưng rồi sự mất tích của họ đã giải quyết được vấn đề: người ta đồn rằng, Minh Mạng có những liên hệ bất chính với chị dâu góa bụa và khiến cho bà nầy mang thai .Khi không còn có thể che dấu được cái bào thai một ngày một lớn, Minh Mạng bèn vu tội cho bà nầy đã phạm tội ngọai tình rồi xử tội chết cả người mẹ và 2 người con trai : Minh Mạng đã ra lệnh giết 2 đứa cháu ruột thịt. Tuy nhiên, Minh Mạng cho họ được hưởng ân huệ tự lựa chọn cách chết cho mình.(1) (J.B Trương Vĩnh Ký)."
(1) Tức là chọn một trong 3 thứ: dao ngắn, thuốc độc, dây vãi thắt cổ mà thời xưa gọi 3 hình phạt nầy là Tam Ban Triều Điển.
Vào tháng 10 năm 1928, tác giả người Pháp Le R.P Delvaux Des Missions de France viết một bài với tựa đề là L'Ambassade de Minh Mạng à Louis Philipe 1839-1841 trong đó có một đọan viết như sau :
"La violance de Minh Mạng ne fit que s'accroitre. Il fit mourir les fils du prince Cảnh et leur mère susceptible de devenir des rivaux dangereux. Il songea ensuite à se débarasser des deux généraux qui avaient demandé à Gia Long son éloignement du trônẹ Nguyễn Văn Thiềng (tức Nguyễn Văn Thành), la pacificateur des Tây Sơn, succomba sous la fosse accusation de haute trahisọn Le fameux Tả quân, Lê Văn Duyệt déjoua l'intrigue; mais après sa mort en 1831, le roi fit profaner son tombeau, ce qui amena la revolte de Khôi en Basse Cochinchine" .
Tạm dịch: Bạo lực của Minh Mạng càng lúc càng gia tăng . Ông ta ra lệnh giết các con trai của hòang tử Cảnh và mẹ của 2 người con nầy vì họ là mối nguy cơ trở thành những phần tử đối địch nguy hiểm. Tiếp đến, Minh mạng tìm cách lọai trừ 2 viên đại tướng đã yêu cầu Gia Long đừng truyền chức vị hòang tử nối ngôi cho ông ta. Người có công bình định Tây Sơn là tướng Nguyễn Văn Thiềng (Thành) đã gụt xuống vì bị vu cáo khép tội phản quốc . Chính vị Tả Quân lừng danh Lê Văn Duyệt đã tố cáo âm mưu phản lọan đó; tuy vậy, sau khi Lê Văn Duyệt mất, Minh Mạng đã ra lệnh sang bằng lăng mộ của ông ta, đưa tới biến cố nổi lọan của Khôi ở Nam Kỳ.
Bài viết trên được viết vào tháng 10 năm 1928 tức là hơn 20 năm sau so với sách của Alfred Shreiner phát hành vào năm 1906. Như vậy có thể suy định rằng tác giả của bài viết đó cũng chỉ tham chiếu vào những tin tức rất giới hạn có sẵn từ trước để lặp lại mà thôi.
* Sau khi đã lọai trừ hai đứa cháu mình, Minh Mạng liền nghĩ ngay đến việc hạ bệ những quan thần đã chống đối việc vua cha Gia Long chọn lựa Minh Mạng làm người chính thức thừa kế ngôi vị hòang đế, những người đã yêu cầu Gia Long chọn một trong 2 đứa cháu đích tôn, con của hòang tử Cảnh thay vì chọn Minh Mạng.
Ngòai ra, hai viên cận tướng của vua cha đã tỏ ra khinh nhờn, nghênh ngang lấn lối, nói năng trịch thượng khiến Minh Mạng cảm thấy xấu hổ truớc các quan thần trong triều, mà theo Pérus Ký thì chuyện đó xảy ra khi 2 viên đại thần nầy ra kinh đô Huế để dự lễ tấn phong hòang tử của Minh Mạng
Khi viết những biến cố lịch sử kể trên, Alfred Shreiner đã tham chiếu sách của Pétrus Trương Vĩnh Ký, có thể là sách Cours d' histoire annamite (Sách Sử Ký An Nam), xuất bản ở Sài Gòn năm 1879. Như vậy, việc lang chạ của Minh Mạng với chị dâu mình chỉ là chuyện " người ta đồn rằng"chứ không có tài liệu chứng ming chính xác nhưng chúng ta, những người hậu sinh không vì thế mà bỏ qua để làm sáng tỏ vấn đề bởi vì trong lịch sử các triều đại phong kiến đã xảy ra nhiều trường hợp ẩn khúc nhơ nhớp giống như thế.
Riêng việc Minh Mạng xấu hổ vì cách đi đứng nghênh ngang, ăn nói trịch thượng của Lê Văn Duyệt thì Minh Mạng đã kể tội ra một cách tách bạch. Sau khi dẹp yên lọan Lê Văn Khôi, Minh Mạng xuống chiếu truy tội Lê Văn Duyệt . Kể lại vụ án nầy, sách Đại Nam Chính Biên Liệt truyện có ghi lại lời Dụ của Minh Mạng đưa xuống Hội đồng Nội Các xét xử vụ án, trong đó có đọan viết Minh Mạng hài tội Duyệt như sau:
"Vua dụ Nội Các rằng:" Lê Văn Duyệt xuất thân từ kẻ yêm họan (tức quan bị cắt bỏ bỏ bộ phận sinh dục), vốn là một tên hầu hạ trong nhà.Đến lúc gặp vận số trung hưng, rồng mây hội ngộ, đánh dẹp được quân Tây Sơn cho nên được dự phần công lao. Đức Hòang thái thượng của ta vì nghỉ tới hắn thuở nhỏ sai khiến trong nội cung cho nên đem lòng tín cẩn, đã bao nhiêu lần ban ơn cho hắn lãnh quyền làm tướng . Không ngờ bọn chúng (ý bao gồm cả Nguyễn Văn Thành) đa số là bọn bất lương, càng lúc càng sinh ra kiêu căng, manh tâm phản nghịch, hành động càn dỡ, ăn nối hỗn hào. Lúc cha ta còn sống thì lòng gian manh của hắn chư dám lộ ra. Đên khi ta lên ngôi, vì cựu thần không còn mấy người hơn nữa vì nghĩ tình hắn đã tuổi già cho nên cũng tạm thời khoan thứ, cho hắn có dịp suy nghĩ mà chừa bỏ tật xấu để công danh của hắn được vẹn tòan . Không ngờ hắn lòng như rắn rết độc địa, dạ như giống chó sói hung dữ, càng ngày càng kênh kiệu khinh mạn, dám nói xấu trều đình trước mặt mọi người để khoe tài riêng của mịnh . . . . . . . .Lê văn Khôi là quân vô lọai lại được hắn đề đạt đến chức vệ úy, đem tên nầy phục vụ dưới cờ để làm tay sai tâm phúc. . . .kết bè đảng, chứa chấp dung túng tù phạm bị đưa vào khổ sai ở Nam Kỳ. . . . . . .Đến độ hắn tuyên bố với người ta rằng hắn được phong vương cấp đất chứ không phải chỉ là một tổng trấn tầm thường như những người khác. Mồ mả của cha, của em hắn cũng tiếm gọi là lăng; đối với người khác thì tự xưng là Cô, tập cho bộ hạ luôn chỉ biết tuân lệnh Lê Văn Duyệt và coi triều đình như không có . . . . . . . . ."
*Riêng lý lịch của Khôi sử quán triều Nguyễn viết như sau: "Nguyên Tả quân Minh Nghĩa Vệ Úy Lê Văn Khôi (nguyên trước triều đình cho nó theo giòng Nguyễn Hựu, nay vì nó bạo nghịch phải cải theo họ Lê Văn Duyệt) ".
Theo đọan văn nầy thì chính là triều đình dã ban cho Khôi họ Nguyễn. Triều đình ở đây chỉ có thể là triều đình nhà Nguyễn Gia Long. Việc ban họ của vua cho bầy tôi lập được công trạng lớn là một thó'i lệ thường thấy trong các triều đình phong kiến Việt Nam và được áp dụng nhiều nhất ở thời đại Lê Lợi.
Như vậy, Khôi chưa bao giờ mang họ Lê trước ngày Khôi nổi lọan hay nói khác đi Khôi không phải là con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt như dư luận xưa nay thường nói.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là:
1. Khôi là ai ?
2. Họ thật của Khôi là gì ?
3. Khôi gặp Lê Văn Duyệt ở đâu và lập được công trạng gì để được Gia Long ban cho mang họ Nguyễn ?
1/ KHÔI LÀ AI ?
Sử quán triều Nguyễn cho biết rằng, trong khi Khôi đang khởi động cuộc nổi dậy ở Gia Định thì ở Bắc Hà chính quyền ở Cao Bằng là án sát Phạm Đình Trạc bắt được con của Khôi tên là Lê Văn Báo và em ruột của Khôi tên là Lê Văn Hổ cùng với 11 người thân thuộc khác.
Cũng trong thời gian nầy, đầu lĩnh của châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang là Nông Văn Vân- anh vợ của Khôi cũng nổi dậy chống triều đình Minh Mạng.
Ở Thái Nguyên, em của Nồng Văn Vân là Nồng Văn Sĩ cũng hưởng ứng nổi dậy chống lại triều đình.
Ở Lạng Sơn, Nguyễn Khắc Hòa phối hợp với nhóm nổi dậy ở Cao Bằng do em của Khôi tên là Lê Văn Liệu đưa hơn 10,000 quân bao vây thành Lạng Sơn. Trong số hàng quân nầy có 3,000 thợ mỏ người Tàu ở vùng biên giới được em trai của Khôi chiêu mộ đi theo.
Ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Sơn Tây, . . . chỗ nào cũng có nổi dậy chống triều đình. Do đó, có thể suy diễn rằng cuộc nổi dậy của Khôi ở miền Nam đã chăm ngòi cho việc nổi lọan trên cùng khắp đất nước. Đặc biệt, với những cuộc nổi lọan ở các vùng biên giới Việt Nam-Trung Quốc người ta có thể nói đó là những cuộc nổi dậy của Khôi ở phía Bắc Hà và như vậy thì quy mô cuộc nổi dậy của Khôi có tính cách tòan diện khắp nước Việt Nam chứ không riêng gì ở Gia Đinh.
Tới đây, người ta có thể thấy được một điểm: Gia Đình thân tộc của Khôi đều là người thuộc vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang (chị ruột của Khôi là vợ của Nồng Văn Vân ở Tuyên Quang, em trai của Khôi tên là Liệu ở Lạng Sơn ), hay nói khác đi Khôi là người từ Bắc Hà, ở mạn Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Tuy nhiên họ thực của Khôi là gì thì vẫn vô tung tích.
2/ HỌ THẬT CUẢ KHÔI LÀ GÌ?
"Nguyên Tả quân Minh Nghĩa Vệ Úy Lê Văn Khôi (nguyên trước triều đình cho nó theo giòng Nguyễn Hựu, nay vì nó bạo nghịch phải cải theo họ Lê Văn Duyệt) ". Đây là lối viết của sử quán triều Nguyễn. Lối viết nầy gây cho nhiều người hiểu lầm rằng Khôi là con nuôi của Duyệt vì thế khi ghép tội Khôi, Minh Mạng mới gán cho Khôi họ Lê của Lê Văn Duyệt. Tuy nhiên, cứ cho rằng Khôi được nhận làm con nuôi của Lê Văn Duyệt và mang họ Lê của Lê Văn Duyệt, thế nhưng tại sao anh , em, của Khôi ở Cao Bằng, Lạng Sơn cũng mang họ Lê ?
Để trả lời câu hỏi nầy Việt Sử Tân Khảo đưa ra hai nghi vấn:
1-Nếu họ thật của Khôi không phải là họ Lê thì phải chăng Khôi thuộc về dòng giõi họ Mạc tàn dư?
2-. Phải chăng góc tích Khôi thuộc một trong các sắc tộc ở vùng biên giới Việt Nam-Trung Quốc ?
Về nghi vấn thứ 1, vùng Cao Bằng, Lạng Sơn là vùng ẩn náu của họ Mạc tàn dư vào thời họ Trịnh làm mưa làm gió ở Bắc Hà. Từ các vùng đó với sự yểm trợ của dân cư người Tàu ở biên giới, họ Mạc thường đem quân về đánh phá, gây rối các chính quyền hiện đang cầm quyền cai trị của họ Trịnh ở Bắc Hà khiến cho họ Trịnh phải sai ông tổ của họ Nguyễn là Nguyễn Hòang cầm binh đi bình định và dẹp yên. Rất có thể gia đình họ Mạc của Khôi ngày đó đã đầu hàng và giúp Nguyễn Hòang dẹp yên lọan lạc do họ Mạc tàn dư gây ra cho nên được Hòang bao che cho mang họ Nguyễn để che mắt họ Trịnh. Đây chỉ là một sự suy đóan không có căn bản nhưng vẫn được nêu lên để rộng đường dư luận.
Về nghi vấn thứ 2, cho rằng Lê Văn Khôi thuộc một trong các sắc tộc ở vùng biên giới Việt Nam-Trung Quốc ?
Trong sách Cours d' Histoire annamite (Sách Lịch Sử của An Nam), Trương Vĩnh Ký, gọi là Lê Văn Khôi.
Alfred Shreiner trích dẫn tên một giáo sư dạy Hán Văn ở Bến Tre tên là Hồ Đăng Đàng cho rằng Khôi không phải là một người An Nam, gốc gác của Khôi là từ một bộ tộc người Mọi Đá Vách. Lúc còn niên thiếu, Khôi bị Lê Văn Duyệt bắt làm tù binh trong một chiến dịch hành quân tảo thanh nhiều cuộc nổi lọan của nhóm bộ tộc Mọi Đá Vách . Lê Văn Duyệt mang Khôi về nuôi nấng trong nhà và đặt tên là Lê Văn Khôi . Quốc sử quan triều Nguyễn cũng có ghi chép về những cuộc nổi lọan của bộ tộc Mọi Đá Vách:
" Tháng 4 âl, năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 16 (1816), Mọi Đá Vách ở Quảng Nghĩa lại nhiểu hại bgòai biên, Trấn thủ Phan Tấn Hòang bị đánh thụa Ngài (Gia Long) nghe tin, Khiến Lê Văn Duyệt đem quân tới đánh. Duyệt đến thời mọi chạy trốn cả. . .đòi Duyệt về ".
Tại sao Gia Long không sai những người khác đi bình định các cuộc nổi dậy của nhóm sắc tộc Mọi Đá Vách mà lại cử Lê Văn Duyệt ? Bởi vì Lê Văn Duyệt gốc người Quảng Nghĩa, biết rõ dân tộc Mọi Vách Đá ở vùng nầy và họ cũng nghe uy danh lẫy lừng của ông cho nên khi ông vừa trở về nơi sinh quán của mình "để dẹp lọan" thì giặc lọan ở đó chưa đánh đã bỏ chạy. Tuy nhiên, có phải là giặc vì sợ uy danh của Duyệt mà bỏ chạy? Hay là vì gốc gác của Duyệt cũng cùng tộc giống với họ cho nên Duyệt chỉ cần giải thích, giổ ngọt thì họ nghe theo, không cần dùng tới vũ lực? Từ sự suy diễn nầy lại đưa tới một suy diễn khác: Ngày trước, để thưởng công trạng của Duyệt, có thể Gia Long đã ban cho Duyệt quốc tính họ Nguyễn với chữ lót Hựu, Nguyễn Hựu Duyệt nhưng khi hài tội Duyệt, Minh Mạng chỉ gọi tên họ gốc của Duyệt là Lê mà không đề cặp đến việc thu hồi quốc tính Nguyễn Hựu của Duyệt bởi vì quốc tính nầy là của vua cha Gia Long ban cho Duyệt cho nên Minh Mạng đã tránh né không dám đề cặp tới vì sợ phạm tội bất mục, bất hiếu .Riêng trường hợp của Khôi là trường hợp "ăn theo", là con nuôi của Duyệt cho nên cũng được mang họ Nguyễn Hựu và trong sử sách của nhà Nguyễn cũng chỉ viết một đọan ghi chú ngắn gọn, -có thể chỉ là một cách gọi của các sử thần trong khi chép sử- như sau: " . . .( nguyên trước triều đình cho nó theo giòng công tính Nguyễn Hựu, nay vì nó bạn nghịch phải cả theo họ Lê Văn Duyệt) ". Và một khi các sử thần của nhà Nguyễn đã ghép Khôi vào họ Lê thì khi viết về anh, em trai và con trai của Khôi thì nhũng người nầy cũng phải mang họ Lê như Khôi.
Như vậy, họ thật của Khôi không phải là họ Lê mà cũng không phải là quốc tính họ Nguyễn Hựu của Gia Long đã ban cho Duyệt mà Khôi là kẻ được hưởng theo, nhưng Khôi có thể là người thuộc một tộc họ thiểu số nào đó ở vùng biên giới Hoa Việt:
Cũng trong sách của Alfred Shreiner có trích dẫn một đọan viết về lý lịch của Khôi như sau : "Khi cuộc nổi lọan của Khôi bùng nổ ra ở Nam Hà thì anh của Khôi (le frère de Khôi chứ không phải là le beau frère de Khôi: frère là anh ruột ; beau frère là anh rể, chồng của chị ruột) là Bế Văn Vân (không phải làm Nồng Văn Vân) cũng nổi lọan ở Bắc Hà ". Người anh nầy ngày trước đã được thống tướng Trung Quân Nguyễn Văn Thiềng (tức Nguyễn Văn Thành) nhận làm con nuôi và cho mang họ Nguyễn, gọi là Nguyễn Văn Vân.
Theo thân phụ của Tổng đốc Trương Minh Giảng, ông Trương Minh Ký (không phải là Pétrus Trương Vĩnh Ký), người đã từng trải qua nhiều biến cố quan trọng trong thời kỳ đó, thì Khôi là người Bắc Hà, là phó chủ tướng của nhóm giặc Phan Bá Vành . Phan Bá Vành có một thời đánh phá vùng Sơn Tây, Lê Văn Duyệt được cử đi đánh dẹp, Khôi ra có ý định ra đầu hàng về với Duyệt. Khôi bèn chiêu dụ Phan Bá Vành đi theo nhưng không được, liền giết Vành và đem nhóm nổi loạn dưới quyền ra đầu hàng Lê Văn Duyệt và được Duyệt đối xử như con ruột ".
Nếu đúng như vừa kể thì, anh em Khôi chính gốc là họ Bế, Bế Văn Vân, Bế Văn Khôi được Trung Quân Nguyễn Văn Thành cho mang họ Nguyễn và đổi gọi là Nguyễn Văn Vân, Nguyễn Hựu Khôi.
Riêng Alfred Shreiner còn cho rằng tên Nùng Văn Vân mà Pétrus Trương Vĩnh Ký dùng là không chính xác bởi vì chữ Nùng là một từ dùng để chỉ một danh vị giống như Sire, Seigneur . . .(Đức Ông, Đức Ngài. . .) Có thể A. Shreiner có ý muốn nói chữ Nùng là tên dùng để chỉ sắc tộc người Nùng chăng? Còn bảo rằng Nùng là một danh xưng theo Shreiner thì không có gì làm căn cứ .
Đa số sử sách cũ và mới đều gọi là Nồng Văn Vân hoặc Nông Văn Vân. Ngày nay vẫn còn họ Nông Văn ở miền Bắc.