Lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 18 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự nghi thức trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, trước sự hiện diện của hơn 8 ngàn tín hữu, đông đảo các vị Hồng Y và Giám Mục đang có mặt tại Vatican.
Trước đó trong ngày, Cha Federico Lombardi, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, nói trong một cuộc họp báo rằng việc cử hành cuộc khổ nạn của Chúa chúng ta là phụng vụ giáo hoàng duy nhất trong năm khi Đức Giáo Hoàng chủ sự nhưng không trình bày những ý tưởng của ngài. Thay vào đó, các bài giảng được trình bày bởi vị giảng thuyết viên phủ giáo hoàng, hiện nay Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino
Sau bài Thương Khó, Cha Cantalamessa đã diễn giảng về đề tài “Trong số họ cũng có Giuđa, kẻ phản bội”.
Các sách Tin Mừng đều đồng thanh nói về một động lực rất trần tục khiến Giuđa phản bội: đó là tiền bạc. Đề nghị của ông với các trưởng tế thật là rõ ràng: ‘Các ông định cho tôi bao nhiêu, nếu tôi giao nạp Người cho các ông? Và các trưởng tế ấn định số tiền là 30 đồng bạc’” (Mt 26,15).
Tuy nhiên, cha phân tích các nguyên do sâu xa hơn khiến Giuđa phản bội bán Thầy, mặc dù ông đã được chọn từ đầu trong số 12 Tông Đồ.
Trong câu chuyện lịch sử giữa Thiên Chúa và con người, có nhiều câu chuyện nhỏ về những người nam nữ tham gia vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu như những tia sáng hay như những bóng đen. Một trong những nhân vật bi thảm nhất là Giuđa Iscariot. Câu chuyện phản bộ của Giuđa là một trong số ít các sự kiện được đồng thanh nhấn mạnh bởi tất cả bốn sách Phúc Âm và phần còn lại của Tân Ước. Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi cũng suy tư rất nhiều về sự kiện này và chúng ta sẽ thiếu sót nếu không làm như thế. Câu chuyện này có nhiều điều để nói với chúng ta.
Giuđa không phải là kẻ phản bội ngay từ lúc lọt lòng mẹ, cũng chẳng phải là kẻ phản bội vào thời điểm Chúa chọn ông. Giuđa đã trở thành kẻ phản bội. Chúng ta đang đứng trước thảm kịch đen tối nhất của sự tự do con người.
Mới gần đây thôi người ta cố trình bày những yếu tố ý thức hệ để biện minh cho hành động phản bội của Giuđa kiểu như Brutus đã giết Julius Caesar để cứu nền Cộng Hòa La Mã. Nhiều phim ảnh và tiểu thuyết đã được tung ra theo chiều hướng này. Chúng có thể có một giá trị văn học hay nghệ thuật nào đó nhưng tuyệt nhiên chẳng có một chứng cứ lịch sử nào.
Nhắc lại lời Chúa Giêsu đã nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ: các con không thể vừa phụng sự Thiên Chúa vừa phụng sự tiền bạc” (Mt 6,24), cha Cantalamessa nói tiền bạc chính là “vị thần hữu hình”, khác với Thiên Chúa chân thực là Đấng vô hình. Kinh thánh dạy rằng “Tất cả đều có thể đối với những ai tin” (Mc 9,23), nhưng thế gian nói rằng “Tất cả đều có thể đối với những ai có tiền”. Kinh Thánh cũng dạy rằng “Sự gắn bó với tiền bạc là căn cội gây ra mọi sự ác” (1 Tm 6,10). Đằng sau mỗi tai ương của xã hội chúng ta ít nhiều đều có dính đến chữ tiền. Điều gì ở đàng sau việc buôn bán ma túy đang hủy hoại bao nhiêu sinh mạng, nạn khai thác mại dâm, hiện tượng các tổ chức bất lương mafia khác nhau, nạn tham ô chính trị, sự sản xuất và buôn bán vũ khí, và thậm chí cả điều kinh khủng là bán các cơ phận lấy từ các trẻ em? Và phải chăng cuộc khủng hoảng tài chánh mà thế giới đã trải qua và đất nước này còn đang phải gánh chịu, phần lớn cũng vì sự ham hố tiền bạc của một số người?
Cha Cantalamessa nhắc nhớ rằng chính Giuđa cũng đã bắt đầu tiến trình phản bội bằng cách rút lén một số tiền từ quĩ chung. Cha nhắc lại lời Chúa Giêsu cảnh giác trong dụ ngôn về người giàu có chỉ lo tích trữ của cải và cảm thấy nhờ đó ông ta được bảo đảm trong phần còn lại của cuộc sống: “Hỡi kẻ ngu dại, chính đêm hôm nay, linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại, và những gì ngươi đã chuẩn bị sẽ thuộc về ai?” (Lc 12,20).
Vị giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng cay đắng nhận xét: “Sự phản bội của Giuđa vẫn còn tiếp tục trong lịch sử và người bị phản bội vẫn luôn là Chúa Giêsu. Giuđa đã bán Đầu, và các đồ đệ của hắn thì bán thân mình, vì những người nghèo là chi thể của Chúa Kitô.
Ngài cảnh cáo thêm: Người ta cũng có thể phản bội Chúa Giêsu vì những bù đắp không phải là 30 đồng bạc: vợ chồng phản bội nhau, thừa tác viên của Chúa bất trung với bậc của mình, hoặc chăn dắt đoàn chiên để mưu lợi cho mình. Kẻ nào phản bội lương tâm thì cũng phản bội Chúa Giêsu..
Trong phần kết luận, bàn về một thắc mắc được nhiều người tranh cãi, đó là số phần của Giuđa đi về đâu, cha Cantalamessa cảnh giác mọi người đừng quyết đoán về số phận một người nào: “Giáo Hội cam kết với chúng ta rằng một người được phong thánh đang ở trong hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng Giáo Hội không biết chắc chắn ai là người đang ở trong hỏa ngục”.
Cha nhắc nhở các tín hữu “hãy gieo mình vào vòng tay rộng mở của Đấng Chịu Đóng Đinh” trong niềm tín thác. Phêrô và Giuđa đều phản bội Chúa, nhưng có một sự khác biệt: Phêrô đã tín thác nơi lượng từ bi của Chúa Kitô, còn Giuđa thì không! Tội lớn nhất của Giuđa không phải là đã phản bội Chúa Giêsu, nhưng vì đã nghi ngờ lòng từ bi của Chúa”. Nếu chúng ta đã bắt chước Giuđa, người hơn người kém, trong sự phản bội, thì chúng ta đừng bắt chước ông ta trong sự thiếu tín thác nơi sự tha thứ. Có một bí tích trong đó chắc chắn chúng ta có thể cảm nghiệm được lòng từ bi của Chúa Kitô, đó chính là bí tích hòa giải”.
Lễ nghi được tiếp nối với 10 lời nguyện cho các nhu cầu của Công Giáo và mọi thành phần trong nhân loại. Kế đến là nghi thức tôn thờ Thánh Giá và phần hiệp lễ.
Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh không phải là một Thánh Lễ, do đó Thánh Thể không được thánh hiến. Tuy nhiên, Mình Thánh Chúa đã được trao cho các tín hữu bởi hàng chục linh mục. Sau khi Đức Giáo Hoàng đọc lời chúc bình an, phụng vụ đã kết thúc trong im lặng theo như là truyền thống Phụng Vụ của Giáo Hội trong ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh.
Sau bài Thương Khó, Cha Cantalamessa đã diễn giảng về đề tài “Trong số họ cũng có Giuđa, kẻ phản bội”.
Các sách Tin Mừng đều đồng thanh nói về một động lực rất trần tục khiến Giuđa phản bội: đó là tiền bạc. Đề nghị của ông với các trưởng tế thật là rõ ràng: ‘Các ông định cho tôi bao nhiêu, nếu tôi giao nạp Người cho các ông? Và các trưởng tế ấn định số tiền là 30 đồng bạc’” (Mt 26,15).
Tuy nhiên, cha phân tích các nguyên do sâu xa hơn khiến Giuđa phản bội bán Thầy, mặc dù ông đã được chọn từ đầu trong số 12 Tông Đồ.
Trong câu chuyện lịch sử giữa Thiên Chúa và con người, có nhiều câu chuyện nhỏ về những người nam nữ tham gia vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu như những tia sáng hay như những bóng đen. Một trong những nhân vật bi thảm nhất là Giuđa Iscariot. Câu chuyện phản bộ của Giuđa là một trong số ít các sự kiện được đồng thanh nhấn mạnh bởi tất cả bốn sách Phúc Âm và phần còn lại của Tân Ước. Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi cũng suy tư rất nhiều về sự kiện này và chúng ta sẽ thiếu sót nếu không làm như thế. Câu chuyện này có nhiều điều để nói với chúng ta.
Giuđa không phải là kẻ phản bội ngay từ lúc lọt lòng mẹ, cũng chẳng phải là kẻ phản bội vào thời điểm Chúa chọn ông. Giuđa đã trở thành kẻ phản bội. Chúng ta đang đứng trước thảm kịch đen tối nhất của sự tự do con người.
Mới gần đây thôi người ta cố trình bày những yếu tố ý thức hệ để biện minh cho hành động phản bội của Giuđa kiểu như Brutus đã giết Julius Caesar để cứu nền Cộng Hòa La Mã. Nhiều phim ảnh và tiểu thuyết đã được tung ra theo chiều hướng này. Chúng có thể có một giá trị văn học hay nghệ thuật nào đó nhưng tuyệt nhiên chẳng có một chứng cứ lịch sử nào.
Nhắc lại lời Chúa Giêsu đã nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ: các con không thể vừa phụng sự Thiên Chúa vừa phụng sự tiền bạc” (Mt 6,24), cha Cantalamessa nói tiền bạc chính là “vị thần hữu hình”, khác với Thiên Chúa chân thực là Đấng vô hình. Kinh thánh dạy rằng “Tất cả đều có thể đối với những ai tin” (Mc 9,23), nhưng thế gian nói rằng “Tất cả đều có thể đối với những ai có tiền”. Kinh Thánh cũng dạy rằng “Sự gắn bó với tiền bạc là căn cội gây ra mọi sự ác” (1 Tm 6,10). Đằng sau mỗi tai ương của xã hội chúng ta ít nhiều đều có dính đến chữ tiền. Điều gì ở đàng sau việc buôn bán ma túy đang hủy hoại bao nhiêu sinh mạng, nạn khai thác mại dâm, hiện tượng các tổ chức bất lương mafia khác nhau, nạn tham ô chính trị, sự sản xuất và buôn bán vũ khí, và thậm chí cả điều kinh khủng là bán các cơ phận lấy từ các trẻ em? Và phải chăng cuộc khủng hoảng tài chánh mà thế giới đã trải qua và đất nước này còn đang phải gánh chịu, phần lớn cũng vì sự ham hố tiền bạc của một số người?
Cha Cantalamessa nhắc nhớ rằng chính Giuđa cũng đã bắt đầu tiến trình phản bội bằng cách rút lén một số tiền từ quĩ chung. Cha nhắc lại lời Chúa Giêsu cảnh giác trong dụ ngôn về người giàu có chỉ lo tích trữ của cải và cảm thấy nhờ đó ông ta được bảo đảm trong phần còn lại của cuộc sống: “Hỡi kẻ ngu dại, chính đêm hôm nay, linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại, và những gì ngươi đã chuẩn bị sẽ thuộc về ai?” (Lc 12,20).
Vị giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng cay đắng nhận xét: “Sự phản bội của Giuđa vẫn còn tiếp tục trong lịch sử và người bị phản bội vẫn luôn là Chúa Giêsu. Giuđa đã bán Đầu, và các đồ đệ của hắn thì bán thân mình, vì những người nghèo là chi thể của Chúa Kitô.
Ngài cảnh cáo thêm: Người ta cũng có thể phản bội Chúa Giêsu vì những bù đắp không phải là 30 đồng bạc: vợ chồng phản bội nhau, thừa tác viên của Chúa bất trung với bậc của mình, hoặc chăn dắt đoàn chiên để mưu lợi cho mình. Kẻ nào phản bội lương tâm thì cũng phản bội Chúa Giêsu..
Trong phần kết luận, bàn về một thắc mắc được nhiều người tranh cãi, đó là số phần của Giuđa đi về đâu, cha Cantalamessa cảnh giác mọi người đừng quyết đoán về số phận một người nào: “Giáo Hội cam kết với chúng ta rằng một người được phong thánh đang ở trong hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng Giáo Hội không biết chắc chắn ai là người đang ở trong hỏa ngục”.
Cha nhắc nhở các tín hữu “hãy gieo mình vào vòng tay rộng mở của Đấng Chịu Đóng Đinh” trong niềm tín thác. Phêrô và Giuđa đều phản bội Chúa, nhưng có một sự khác biệt: Phêrô đã tín thác nơi lượng từ bi của Chúa Kitô, còn Giuđa thì không! Tội lớn nhất của Giuđa không phải là đã phản bội Chúa Giêsu, nhưng vì đã nghi ngờ lòng từ bi của Chúa”. Nếu chúng ta đã bắt chước Giuđa, người hơn người kém, trong sự phản bội, thì chúng ta đừng bắt chước ông ta trong sự thiếu tín thác nơi sự tha thứ. Có một bí tích trong đó chắc chắn chúng ta có thể cảm nghiệm được lòng từ bi của Chúa Kitô, đó chính là bí tích hòa giải”.
Lễ nghi được tiếp nối với 10 lời nguyện cho các nhu cầu của Công Giáo và mọi thành phần trong nhân loại. Kế đến là nghi thức tôn thờ Thánh Giá và phần hiệp lễ.
Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh không phải là một Thánh Lễ, do đó Thánh Thể không được thánh hiến. Tuy nhiên, Mình Thánh Chúa đã được trao cho các tín hữu bởi hàng chục linh mục. Sau khi Đức Giáo Hoàng đọc lời chúc bình an, phụng vụ đã kết thúc trong im lặng theo như là truyền thống Phụng Vụ của Giáo Hội trong ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh.