“Khi nhìn vào Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Người, chúng ta như nhìn thấy trong một tấm gương những đau khổ của nhân loại, và chúng ta tìm được câu trả lời của Thiên Chúa cho mầu nhiệm sự dữ, đau khổ và sự chết.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 16 tháng 4 năm 2014 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC nói về Thập Giá và Tuần Thánh.
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay, ở giữa Tuần Thánh, phụng vụ trình bày cho chúng ta một tình tiết đau buồn: câu chuyện về sự phản bội của Giuđa, kẻ đi tìm các nhà lãnh đạo Công Nghị Do Thái để mặc cả và nộp Thầy mình cho họ. “Các ông trả tôi bao nhiêu nếu tôi trao Người cho các ông?" Từ lúc đó Chúa Giêsu có một giá. Hành động bi thảm này đánh dấu sự khởi đầu của Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, một quãng đường đau đớn mà Người đã chọn với sự tự do tuyệt đối. Chính Người đã nói rõ rằng: “Tôi hy sinh mạng sống mình... Không ai lấy nó đi từ Tôi: chính Tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy” (Ga 10:17-18 ). Và như vậy, với sự phản bội này bắt đầu con đường nhục nhã và lột trần của Chúa Giêsu như thể Người bị bán ở chợ: người này giá ba mươi đồng bạc.... Một khi đã đi trên quãng đường nhục nhã và lột trần, Chúa Giêsu đi cho đến cùng.
Chúa Giêsu đạt đến sự sỉ nhục hoàn toàn với “cái chết thập giá.” Nó còn tồi tệ hơn cái chết vì là cái chết dành riêng cho các nô lệ và các tội phạm. Chúa Giêsu đã được người ta coi như một ngôn sứ, nhưng Người đã chết như một tội nhân. Khi nhìn vào Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Người, chúng ta như nhìn thấy trong một tấm gương những đau khổ của nhân loại, và chúng ta tìm được câu trả lời của Thiên Chúa cho mầu nhiệm sự dữ, đau khổ và sự chết. Biết bao lần chúng ta cảm thấy kinh hoàng về những sự dữ và đau khổ vây quanh mính và tự hỏi, “Tại sao Thiên Chúa cho phép điều ấy xảy ra?' Thật là một nỗi đau thương sâu xa cho chúng ta thấy sự đau khổ và sự chết, đặc biệt là của những người vô tội! Khi chúng ta thấy các trẻ em đau khổ, là một vết thương trong tâm hồn: mầu nhiệm sự dữ. Và Chúa Giêsu nhận lấy tất cả sự dữ này, tất cả đau khổ này trên chính mình Người. Tuần này thật tốt cho tất cả chúng ta để nhìn vào Cây Thánh Giá, hôn những vết thương của Chúa Giêsu, hôn lên Cây Thánh Giá. Người mang trên vai tất cả đau khổ của nhân loại, nó được bao phủ trong khổ nạn này.
Chúng ta trông mong Thiên Chúa, trong sự toàn năng của Ngài, đánh bại bất công, sự dữ, tội lỗi và đau khổ bằng một cuộc chiến thắng khải hoàn thần diệu. Thay vào đó, Thiên Chúa cho chúng ta thấy một chiến thắng khiêm tốn, bị coi như là thất bại trước mắt loài người. Chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa chiến thắng trong thất bại! Thực ra, Con Thiên Chúa trên thập giá có vẻ như một người bị đánh bại: đau khổ, bị phản bội, bị xỉ nhục, và cuối cùng bị chết. Nhưng Chúa Giêsu cho phép sự dữ hoành hành trên Người và Người mang nó trên mình để chiến thắng nó. Cuộc Khổ Nạn của Người không phải là một tai nạn; cái chết của Người - cái chết ấy - đã được “viết” trước. Thật sự chúng ta không tìm thấy nhiều giải thích. Nó là một mầu nhiệm gây hoang mang, mầu nhiệm của sự khiêm tốn cao vời của Thiên Chúa: “Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài” (Ga 3:16). Trong tuần này, chúng ta suy nghĩ rất nhiều về nỗi đau của Chúa Giêsu và tự nhủ: đó là cho tôi. Ngay cả khi tôi là người duy nhất trên thế gian, Người sẽ làm điều ấy. Người đã làm cho tôi. Chúng ta hãy hôn Thánh Giá và nói: “Cho con, cảm ơn Chúa Giêsu, cho con.”
Khi tất cả dường như bị thất bại, khi không còn ai vì chúng đánh “chủ chăn, và đàn chiên sẽ bị phân tán” (Mt 26:31 ), thì chính khi đó Thiên Chúa can thiệp với quyền năng Phục Sinh. Sự Sống Lại của Chúa Giêsu không phải là kết thúc tốt đẹp của một câu chuyện thần tiên, không phải là kết thúc có hậu của một cuốn phim, nhưng là sự can thiệp của Thiên Chúa Cha, và ở nơi mà niềm hy vọng của con người bị xụp đổ. Vào lúc mà tất cả dường như bị mất hết, trong lúc đớn đau, trong đó nhiều người cảm thấy cần phải xuống khỏi thập giá, chính là lúc gần sự sống lại nhất. Đêm trở nên tối hơn ngay trước khi buổi sáng bắt đầu, trước khi ánh sáng bắt đầu. Trong lúc đen tối nhất thì Thiên Chúa can thiệp và sống lại.
Chúa Giêsu, Đấng đã chọn đi qua quãng đường này, mời gọi chúng ta đi theo Người trong cùng cuộc hành trình nhục nhã của Người. Khi trong giây phút nào đó của cuộc sống, chúng ta thấy không có cách nào thoát ra khỏi những khó khăn của mình, khi chúng ta chìm vào bóng tối dày đặc, chính là giây phút nhục nhằn và bị lột trần hoàn toàn của chúng ta, giờ mà trong đó chúng ta cảm nghiệm rằng mình yếu đuối và tội lỗi. Thực ra chính khi đó, vào lúc đó, chúng ta không được che giấu thất bại của mình, nhưng mở lòng ra cách tin tưởng để hy vọng vào Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã làm. Anh chị em thân mến, thật tốt cho chúng ta trong tuần này khi cầm Cây Thánh Giá trong tay và hôn kính Thánh Giá rất nhiều lần, rất nhiều lần, và thưa: “con cám ơn Chúa, lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa.” Ước gì được như vậy.
http://giaoly.org/vn/
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay, ở giữa Tuần Thánh, phụng vụ trình bày cho chúng ta một tình tiết đau buồn: câu chuyện về sự phản bội của Giuđa, kẻ đi tìm các nhà lãnh đạo Công Nghị Do Thái để mặc cả và nộp Thầy mình cho họ. “Các ông trả tôi bao nhiêu nếu tôi trao Người cho các ông?" Từ lúc đó Chúa Giêsu có một giá. Hành động bi thảm này đánh dấu sự khởi đầu của Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, một quãng đường đau đớn mà Người đã chọn với sự tự do tuyệt đối. Chính Người đã nói rõ rằng: “Tôi hy sinh mạng sống mình... Không ai lấy nó đi từ Tôi: chính Tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy” (Ga 10:17-18 ). Và như vậy, với sự phản bội này bắt đầu con đường nhục nhã và lột trần của Chúa Giêsu như thể Người bị bán ở chợ: người này giá ba mươi đồng bạc.... Một khi đã đi trên quãng đường nhục nhã và lột trần, Chúa Giêsu đi cho đến cùng.
Chúa Giêsu đạt đến sự sỉ nhục hoàn toàn với “cái chết thập giá.” Nó còn tồi tệ hơn cái chết vì là cái chết dành riêng cho các nô lệ và các tội phạm. Chúa Giêsu đã được người ta coi như một ngôn sứ, nhưng Người đã chết như một tội nhân. Khi nhìn vào Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Người, chúng ta như nhìn thấy trong một tấm gương những đau khổ của nhân loại, và chúng ta tìm được câu trả lời của Thiên Chúa cho mầu nhiệm sự dữ, đau khổ và sự chết. Biết bao lần chúng ta cảm thấy kinh hoàng về những sự dữ và đau khổ vây quanh mính và tự hỏi, “Tại sao Thiên Chúa cho phép điều ấy xảy ra?' Thật là một nỗi đau thương sâu xa cho chúng ta thấy sự đau khổ và sự chết, đặc biệt là của những người vô tội! Khi chúng ta thấy các trẻ em đau khổ, là một vết thương trong tâm hồn: mầu nhiệm sự dữ. Và Chúa Giêsu nhận lấy tất cả sự dữ này, tất cả đau khổ này trên chính mình Người. Tuần này thật tốt cho tất cả chúng ta để nhìn vào Cây Thánh Giá, hôn những vết thương của Chúa Giêsu, hôn lên Cây Thánh Giá. Người mang trên vai tất cả đau khổ của nhân loại, nó được bao phủ trong khổ nạn này.
Chúng ta trông mong Thiên Chúa, trong sự toàn năng của Ngài, đánh bại bất công, sự dữ, tội lỗi và đau khổ bằng một cuộc chiến thắng khải hoàn thần diệu. Thay vào đó, Thiên Chúa cho chúng ta thấy một chiến thắng khiêm tốn, bị coi như là thất bại trước mắt loài người. Chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa chiến thắng trong thất bại! Thực ra, Con Thiên Chúa trên thập giá có vẻ như một người bị đánh bại: đau khổ, bị phản bội, bị xỉ nhục, và cuối cùng bị chết. Nhưng Chúa Giêsu cho phép sự dữ hoành hành trên Người và Người mang nó trên mình để chiến thắng nó. Cuộc Khổ Nạn của Người không phải là một tai nạn; cái chết của Người - cái chết ấy - đã được “viết” trước. Thật sự chúng ta không tìm thấy nhiều giải thích. Nó là một mầu nhiệm gây hoang mang, mầu nhiệm của sự khiêm tốn cao vời của Thiên Chúa: “Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài” (Ga 3:16). Trong tuần này, chúng ta suy nghĩ rất nhiều về nỗi đau của Chúa Giêsu và tự nhủ: đó là cho tôi. Ngay cả khi tôi là người duy nhất trên thế gian, Người sẽ làm điều ấy. Người đã làm cho tôi. Chúng ta hãy hôn Thánh Giá và nói: “Cho con, cảm ơn Chúa Giêsu, cho con.”
Khi tất cả dường như bị thất bại, khi không còn ai vì chúng đánh “chủ chăn, và đàn chiên sẽ bị phân tán” (Mt 26:31 ), thì chính khi đó Thiên Chúa can thiệp với quyền năng Phục Sinh. Sự Sống Lại của Chúa Giêsu không phải là kết thúc tốt đẹp của một câu chuyện thần tiên, không phải là kết thúc có hậu của một cuốn phim, nhưng là sự can thiệp của Thiên Chúa Cha, và ở nơi mà niềm hy vọng của con người bị xụp đổ. Vào lúc mà tất cả dường như bị mất hết, trong lúc đớn đau, trong đó nhiều người cảm thấy cần phải xuống khỏi thập giá, chính là lúc gần sự sống lại nhất. Đêm trở nên tối hơn ngay trước khi buổi sáng bắt đầu, trước khi ánh sáng bắt đầu. Trong lúc đen tối nhất thì Thiên Chúa can thiệp và sống lại.
Chúa Giêsu, Đấng đã chọn đi qua quãng đường này, mời gọi chúng ta đi theo Người trong cùng cuộc hành trình nhục nhã của Người. Khi trong giây phút nào đó của cuộc sống, chúng ta thấy không có cách nào thoát ra khỏi những khó khăn của mình, khi chúng ta chìm vào bóng tối dày đặc, chính là giây phút nhục nhằn và bị lột trần hoàn toàn của chúng ta, giờ mà trong đó chúng ta cảm nghiệm rằng mình yếu đuối và tội lỗi. Thực ra chính khi đó, vào lúc đó, chúng ta không được che giấu thất bại của mình, nhưng mở lòng ra cách tin tưởng để hy vọng vào Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã làm. Anh chị em thân mến, thật tốt cho chúng ta trong tuần này khi cầm Cây Thánh Giá trong tay và hôn kính Thánh Giá rất nhiều lần, rất nhiều lần, và thưa: “con cám ơn Chúa, lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa.” Ước gì được như vậy.
http://giaoly.org/vn/