Dấu chỉ thứ ba
Ezêkiên 47:1-9, 12
Thánh Vịnh 46:2-3, 5-6, 8-9
Gioan 5:1-16
Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay mô tả dấu chỉ thứ ba, việc chữa lành cho người mắc bệnh tê liệt, để chúng ta có thể tin vào Đức Giêsu Kitô và tin vào đời sống vĩnh cửu. Phép lạ chữa lành được kèm theo bởi dẫn chứng tới nước và việc tha tội.
Trong bài đọc một, Ezêkiên có thị kiến về nước đổ ra từ đền thánh Chúa. Điều này nhắc đến giòng sông chẩy ra từ đến thánh đầu tiên là Vườn Địa Đàng (Sáng Thế 2:10), và hướng về Giêrusalem Mới và “giòng sông có nước hằng sống” (Khải Huyền 22:1). Giòng sông của Ezêkiên chẩy ra từ bàn thờ Chúa: giòng sông trong Sách Khải Huyền chẩy ra từ ngai vàng Thiên Chúa và Con Chiên. Trong Sách Khải Huyền, sự phân biệt giữa ngai Thiên Chúa trong đền thờ và ngai Thiên Chúa trên Trời đã không còn nữa. Đây là một phần lý do tại sao không cần có một đền thánh riêng tại Giêrusalem Mới.
Giòng sông trong Ezêkiên chẩy vào Biển Chết: “nước chẩy vào biển, thành nước mặn”. Thiên Đàng trong sách Sáng Thế được phục hồi và cải tiến: dọc theo bờ sông không những chỉ có một cây sự sống mà tất cả những vườn trồng cây này. Và khi giòng sông chẩy vào Biển Chết thì biến thành một biển đầy sự sống.
Nước là một chủ đề quan trọng trong Phúc Âm Thánh Gioan. Chúa Giêsu bảo Nicôđêmô là điều kiện để được vào Nước Trời là phải được tái sinh bằng nước rửa và Thánh Thần. Sau đó Chúa Giêsu ban tặng quà nước hằng sống cho thiếu phụ Samaria. Ai uống nước này sẽ không bao giờ khát nữa. Hôm nay chúng ta nghe đọc về điều Chúa Giêsu thực hiện cho người bệnh là hắn đã hy vọng được tiếp nhận nước chữa lành. Chương 7 cho thấy Chúa Giêsu tuyên bố vào ngày Lễ các Hòm Bia: “Nếu có ai khát, hay để cho người đó đến với Ta và uống " (Gioan 7:37-39). Chương 9 kể rằng Chúa Giêsu ra lệnh cho người bẩm sinh mù lòa rửa mặt trong hồ Siloa: “Tất cả chương này trở thành một dẫn giải về Phép Rửa, giúp cho chúng ta nhìn thấy. Chúa Kitô là đấng ban ánh sáng, và Người mở mắt chúng ta qua việc chiêm ngắm Bí Tích (J. Ratzinger, Giêsu Thành Nazareth, 242). Vào bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đổ nước vào chậu và rửa chân cho các môn đệ. Cuối cùng, khi cạnh sườn Chúa Giêsu bị đâm thâu, thì nước và máu chẩy ra” (Gioan 19:34). Thân thể Chúa Giêsu phục sinh, Đền Thánh Mới, sẽ trở thành nguồn nước hằng sống và đời sống vĩnh cửu cho chúng ta.
Chúa Giêsu là Môisen mới, ban bánh từ trời và nước từ tảng đá. Người là bánh thật và là đá ban sự sống (1 Cor 10:3). Con người khao khát sự sống và điều này được Thiên Chúa cho thỏa lòng. “Đức tin nơi Giêsu là cách chúng ta uống nước hằng sống, là phương cách chúng ta uống lấy sự sống không còn bị đe dọa bởi thần chết " (J. Ratzinger, Giêsu Thành Nazareth, 245).
Chúa Giêsu chữa lành người mắc bệnh tê liệt trên thân thể anh ta, nhưng cũng ra lệnh cho anh không được phạm tội nữa. Bị tê liệt về tinh thần còn tệ hại hơn là tê liệt về thể xác. Chúng ta có thể nhìn vào đời sống chúng ta hôm nay, xem chúng ta bị tê liệt chỗ nào, và xin Chúa Giêsu chữa lành chúng ta. Việc chữa lành này, sau Phép Rửa, xẩy ra trong bí tích Hòa Giải, khi chúng ta giống như người mắc bệnh tê liệt, chúng ta thưa với Chúa Giêsu với lòng thống hối về những tội đã phạm đối với Chúa và đối với anh em, những gì làm cho chúng ta bệnh hoạn và ngăn không cho chúng ta đi theo Chúa mật thiết hơn. Trong bí tích này, chúng ta sẽ được nghe nói y như người tê liệt: Hãy đứng giậy vác chiếu và bước đi ".
Ezêkiên 47:1-9, 12
Thánh Vịnh 46:2-3, 5-6, 8-9
Gioan 5:1-16
Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay mô tả dấu chỉ thứ ba, việc chữa lành cho người mắc bệnh tê liệt, để chúng ta có thể tin vào Đức Giêsu Kitô và tin vào đời sống vĩnh cửu. Phép lạ chữa lành được kèm theo bởi dẫn chứng tới nước và việc tha tội.
Trong bài đọc một, Ezêkiên có thị kiến về nước đổ ra từ đền thánh Chúa. Điều này nhắc đến giòng sông chẩy ra từ đến thánh đầu tiên là Vườn Địa Đàng (Sáng Thế 2:10), và hướng về Giêrusalem Mới và “giòng sông có nước hằng sống” (Khải Huyền 22:1). Giòng sông của Ezêkiên chẩy ra từ bàn thờ Chúa: giòng sông trong Sách Khải Huyền chẩy ra từ ngai vàng Thiên Chúa và Con Chiên. Trong Sách Khải Huyền, sự phân biệt giữa ngai Thiên Chúa trong đền thờ và ngai Thiên Chúa trên Trời đã không còn nữa. Đây là một phần lý do tại sao không cần có một đền thánh riêng tại Giêrusalem Mới.
Giòng sông trong Ezêkiên chẩy vào Biển Chết: “nước chẩy vào biển, thành nước mặn”. Thiên Đàng trong sách Sáng Thế được phục hồi và cải tiến: dọc theo bờ sông không những chỉ có một cây sự sống mà tất cả những vườn trồng cây này. Và khi giòng sông chẩy vào Biển Chết thì biến thành một biển đầy sự sống.
Nước là một chủ đề quan trọng trong Phúc Âm Thánh Gioan. Chúa Giêsu bảo Nicôđêmô là điều kiện để được vào Nước Trời là phải được tái sinh bằng nước rửa và Thánh Thần. Sau đó Chúa Giêsu ban tặng quà nước hằng sống cho thiếu phụ Samaria. Ai uống nước này sẽ không bao giờ khát nữa. Hôm nay chúng ta nghe đọc về điều Chúa Giêsu thực hiện cho người bệnh là hắn đã hy vọng được tiếp nhận nước chữa lành. Chương 7 cho thấy Chúa Giêsu tuyên bố vào ngày Lễ các Hòm Bia: “Nếu có ai khát, hay để cho người đó đến với Ta và uống " (Gioan 7:37-39). Chương 9 kể rằng Chúa Giêsu ra lệnh cho người bẩm sinh mù lòa rửa mặt trong hồ Siloa: “Tất cả chương này trở thành một dẫn giải về Phép Rửa, giúp cho chúng ta nhìn thấy. Chúa Kitô là đấng ban ánh sáng, và Người mở mắt chúng ta qua việc chiêm ngắm Bí Tích (J. Ratzinger, Giêsu Thành Nazareth, 242). Vào bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đổ nước vào chậu và rửa chân cho các môn đệ. Cuối cùng, khi cạnh sườn Chúa Giêsu bị đâm thâu, thì nước và máu chẩy ra” (Gioan 19:34). Thân thể Chúa Giêsu phục sinh, Đền Thánh Mới, sẽ trở thành nguồn nước hằng sống và đời sống vĩnh cửu cho chúng ta.
Chúa Giêsu là Môisen mới, ban bánh từ trời và nước từ tảng đá. Người là bánh thật và là đá ban sự sống (1 Cor 10:3). Con người khao khát sự sống và điều này được Thiên Chúa cho thỏa lòng. “Đức tin nơi Giêsu là cách chúng ta uống nước hằng sống, là phương cách chúng ta uống lấy sự sống không còn bị đe dọa bởi thần chết " (J. Ratzinger, Giêsu Thành Nazareth, 245).
Chúa Giêsu chữa lành người mắc bệnh tê liệt trên thân thể anh ta, nhưng cũng ra lệnh cho anh không được phạm tội nữa. Bị tê liệt về tinh thần còn tệ hại hơn là tê liệt về thể xác. Chúng ta có thể nhìn vào đời sống chúng ta hôm nay, xem chúng ta bị tê liệt chỗ nào, và xin Chúa Giêsu chữa lành chúng ta. Việc chữa lành này, sau Phép Rửa, xẩy ra trong bí tích Hòa Giải, khi chúng ta giống như người mắc bệnh tê liệt, chúng ta thưa với Chúa Giêsu với lòng thống hối về những tội đã phạm đối với Chúa và đối với anh em, những gì làm cho chúng ta bệnh hoạn và ngăn không cho chúng ta đi theo Chúa mật thiết hơn. Trong bí tích này, chúng ta sẽ được nghe nói y như người tê liệt: Hãy đứng giậy vác chiếu và bước đi ".