Hôn Nhân Ðổ Vỡ Là Cơ Hội Trưởng Thành ? (Bài 2)
LTS: Loạt 6 bài: Hôn Nhân Ðổ Vỡ Là Cơ Hội Trưởng Thành? của tác giả Nguyễn Thị Kim Loan sẽ được đăng vào mỗi ngày thứ Tư hàng tuần. Bài số 1 được đăng vào ngày 8 tháng 10 năm 2003. Kính mời quý độc giả theo dõi. Nếu qúy vi muốn chia sẻ hay góp ý với chị Kim Loan về vấn đề này, xin gửi e-mail về: nguyenkimloan@hotmail.com
Bây giờ ở một mức độ trưởng thành hơn, tôi có thể nhìn lại trường hợp của mình, cũng như chia sẻ với bạn bè cùng cảnh ngộ, và có thể nhìn ra những nguyên nhân ẩn tàng, hay có thể gọi là những vết rạn nứt kín đáo nhưng kéo dài đã đưa một gia đình từ chỗ như có vẻ hạnh phúc cho đến chỗ đổ vỡ.
Vết rạn thứ 1: Hãnh diện về nhau
Tôi nghĩ có nhiều người rất hãnh diện về người yêu của mình, và càng hãnh diện về nhau, càng cảm thấy nhau đáng yêu nhiều hơn nữa. Sau khi lấy nhau người ta vẫn tiếp tục hãnh diện về nhau. Hãnh diện về dung mạo, vóc dáng, tài năng, sự khéo léo, tánh tình dễ thương,v.v… Nói chung là hãnh diện về những gì nổi bật của bạn đời mình.
Còn gì hãnh diện hơn cho người đàn ông khi đi bên cạnh một phụ nữ xinh đẹp mà ai cũng biết ngay đó là người yêu hay vợ của mình. Phải là một người đàn ông có một giá trị hay hấp lực nào đó mới chinh phục được một người đàn bà xinh đẹp như thế chứ. Ngược lại, người đàn bà cũng thường hãnh diện khi người chồng có một giá trị hay đức tính nổi bật nào đó, như thành công, có thế giá, có tài ăn nói, hoặc khéo tay sửa sang nhà cửa, hoặc là người vui vẻ, hiền lành, luôn tỏ ra trân quý vợ mình,v.v… Giá trị của người này làm nổi bật giá trị của người kia, đúng như người ta thường khen những đôi “trai tài gái sắc”, nghĩa là cả hai cùng có những giá trị làm cho nhau nổi bật. Ðiều này không những không có gì sai quấy mà còn tốt đẹp nữa đấy chứ, phải không ạ?
Bây giờ ta thử xét câu “hồng nhan đa truân" xem sao. Người ta thường nghĩ câu này nói lên một định luật khó thoát cho những người phụ nữ đẹp. Trong một dịp đưa các con tôi đi dự một hội chợ trong đó có nhiều trò chơi để trúng giải có thưởng, tôi mới thấy câu này rất thấm thiá cho những người đàn bà đẹp bị cuộc đời bạc đãi. Số là đứa con trai thứ hai của tôi có cái tánh rất giống bố là nếu muốn điều gì thì sẽ nhất định đạt cho bằng được, và điều gì càng thách đố càng không chịu thua. Ơ hội chợ đó, cháu đã chọn những trò chơi khó và chơi một cách say sưa, càng chơi càng thắng, càng thắng càng say sưa hơn…. Giải thưởng là những con thú nhồi bông, thắng được con nào cháu lại đưa cho mẹ giữ dùm để chơi tiếp. Khi chơi chán rồi cháu mới bỏ đi, tôi liền đưa lại cho con mình những con thú vừa thắng được, và rất ngạc nhiên khi thấy con tôi dửng dưng lắc đầu không muốn lấy con nào hết. Tôi chợt hiểu. Con tôi muốn chứng tỏ tài năng của mình bằng cách chơi để thắng, nhưng chính sự hãnh diện (pride) đã làm cho cháu thoả mãn, chứ không phải những con thú nhồi bông (prize) mà cháu thắng được. Có lẽ nhiều người đàn ông đã quyết chiếm được người đẹp mà bao nhiêu chàng trai mơ ước, nhưng chỉ để thắng cuộc và hãnh diện về khả năng chinh phục của mình (pride), chứ không hẳn đã yêu gì người con gái xinh đẹp ấy, vì cô ta chỉ như những con thú nhồi bông xinh đẹp (prize) kia mà thôi.
Tiếng Mỹ có cụm từ “trophy wife”, tạm dịch là “vợ đoạt giải” hay “vợ đoạt cúp” để chỉ sự hãnh diện của người đàn ông lấy được người vợ đẹp tuyệt vời. Như vậy, hãnh diện là cái đích mà người ta nhắm tới, và giải thưởng chỉ là điều phụ thuộc. Tệ hơn nữa, sau khi đoạt được giải thưởng rồi, người ta đâu chịu ngừng ở đó mà sẽ sẵn sàng chứng tỏ khả năng nữa khi có dịp. Bởi vậy những người đàn ông có tiền bạc, danh vọng thường đoạt thêm cúp dài dài, toàn cúp vàng không! Nhiều người đàn ông chẳng có gì ngoài cái miệng nịnh ngọt để chinh phục phụ nữ thì cũng đoạt cúp bạc, cúp đồng, cúp gì cũng là cúp hết mà. Những cái cúp này hễ khi có ai thi được đem ra khoe, bằng không thì để đó cho bám bụi, hoặc nếu có cúp khác ngon lành hơn thì những cái cúp cũ sẽ bị bỏ xó, lăn lóc vào lãng quên!
Ngược lại, nhiều phụ nữ cũng hãnh diện khi chiếm được trái tim của một người đàn ông có tài, thành công, có điạ vị, danh vọng… mà bao nhiêu người phụ nữ khác ao ước có được. Ðành rằng hãnh diện về người đó, nhưng cũng là cách để chứng minh những giá trị hơn người đã giúp mình chinh phục được một người đàn ông như thế.
Vết rạn thứ 2: Cố gắng làm người hoàn hảo trong mắt nhau.
Vì lúc đó chúng tôi thiếu trưởng thành nên chưa chấp nhận một sự thật hiển nhiên là không hề có cái gọi là “hoàn hảo” ở bất cứ ai, vì con người là bất toàn. Cho nên “cố gắng làm người hoàn hảo trong mắt nhau” thường làm cho người ta không dám sống y hệt như con người thật đầy bất toàn của mình. Tôi đã sống như vậy mà không biết. Tôi luôn cố gắng để trở thành người đàn bà hoàn hảo trong mắt chồng, một người vợ ngày càng giỏi giang khéo léo hơn. Cố gắng thăng tiến trong nghề nghiệp, lo chăm sóc nhà cửa con cái, học làm những món ăn độc đáo hơn… Thấy như lý tưởng quá còn gì? Nhưng thực ra tôi đã chỉ nhắm vào việc làm tăng giá trị của chính mình mà thôi. Ngược lại thì người phối ngẫu của tôi lúc đó cũng thế, cũng chỉ nhắm vào việc làm tăng giá trị của chính mình. Chúng tôi không hề biết rằng nhắm vào chính mình nhiều hơn là để ý đến nhau, sống cho chính mình nhiêu hơn là sống cho nhau.
Có lẽ cũng vì vậy mà có nhiều người vợ luôn nhắm vào việc làm tăng giá trị của mình qua việc sửa sắc đẹp, mua sắm nữ trang và quần áo hợp thời hơn… Không chỉ để hơn bạn bè, nhưng cũng để cảm thấy mình có giá trị hơn trong mắt chồng. Những ngưòi chồng cả ngày mê mải với công việc cho đến tối khuya, có lẽ cũng muốn vợ thấy mình là người chồng chăm chỉ và hết mình cho gia đình. Nhưng điều người ta ít thấy được, là mỗi người đều sống cho chính mình nhiều hơn là sống cho nhau, để ý đến chính mình nhiều hơn là để ý đến nhau. Chẳng thế mà có nhiều bà vợ trách chồng: “Em có mặc áo đẹp anh cũng chẳng để ý và khen lấy một câu!”
Vết rạn nứt kín đáo này có thể đưa người ta tới chỗ chỉ xoáy vào những gì có liên quan đến cái tôi, chứ không để ý tới và hiện diện với người phối ngẫu. Dù hai thân xác ở bên cạnh nhau, nhưng tâm trí thì chạy theo chuyện riêng của mình. Thí dụ người vợ nấu bữa cơm thật ngon, chờ bữa ăn có vợ có chồng. Nhưng sắp ăn hoặc đang ăn thì có cú điện thoại và một trong hai người sẽ bỏ dở việc ăn uống để thao thao bất tuyệt trên điện thoại với đầu giây bên kia ở đâu đó. Người phối ngẫu kia sẽ lặng lẽ ăn cho xong bữa và cảm thấy bị lãng quên, nhưng rất khó nói lên tâm trạng của mình, vì người kia vẫn tưởng rằng hai người đang “có mặt” ở bên cạnh nhau!
Vết rạn thứ 3: Muốn thấy ở nhau một con người hoàn hảo
“Muốn thấy ở nhau một con người hoàn hảo” thì có khác nào muốn trở thành …đui mù để không còn thấy được sự bất toàn mà ai cũng có.
Nhưng chúng tôi không tránh được cái mà người Mỹ hay nhắc tới, kêu là midlife crisis, tôi tạm dịch là nguy cơ giữa chừng đời. Vì đúng là tới giữa chừng đời thì thực tế phũ phàng đã đập mạnh vào đôi mắt mù loà của chúng tôi, bắt chúng tôi phải nhìn ra con người bất toàn của nhau. Một người hiện nguyên hình con người bất toàn khi không vượt qua nổi cái bẫy thử lòng chung thủy, khiến người kia “mộng vỡ tan tành” trước sự bất toàn của bạn đời mình. Rồi thêm một người không qua nổi kỳ khảo thí về chấp nhận và tha thứ. Thêm một người không qua nổi bài khảo thí về lòng thành thật và can đảm nhận lỗi. Ðã “muốn thấy ở nhau một con người hoàn hảo” thì làm sao tha thứ cho bất cứ sự bất toàn nào kia chứ? Ðã từng “cố gắng làm người hoàn hảo trong mắt nhau” thì làm sao mà thành thật nhận lỗi được kia chứ ?
Tuy chúng tôi vẫn “cố gắng làm người hoàn hảo trong mắt nhau” và có đứa con thứ tư, nhưng sự cố gắng của người này trở thành mai mỉa, diễu cợt đối với người kia, vì nó khơi dậy sự thất vọng và đau đớn về những khám phá ra sự bất toàn của nhau. Ôi, nếu chúng tôi đã chẳng “muốn thấy ở nhau sự hoàn hảo” thì đâu đến nỗi phải thất vọng đau đớn như thế? Cặp kiếng cũ nhìn mọi điều đều trọn hảo giờ đây được thay thế hoàn toàn bằng cặp kiếng nhìn chỗ nào cũng chỉ thấy thiếu sót và lỗi lầm. Mình hận chính mình vì đã sống bao nhiêu năm bên cạnh một người đầy dẫy thiếu sót và lỗi lầm, thế mà mình lại ngu xuẩn tới độ “muốn thấy ở người ấy sự hoàn hảo”. Và dĩ nhiên chúng tôi không thể nào tiếp tục sống trong tâm trạng dày vò nhau và dày vò chính mình như thế mãi.
(Sau này tôi đã trưởng thành hơn để thấy rõ vấn đề, và bây giờ nếu ai tỏ ra mộ mến tôi thì tôi …run lắm, vì tôi biết mình bất toàn, nên sẽ có ngày cái người mộ mến tôi nhìn ra sự bất toàn của tôi, họ sẽ hận tôi và hận ngay cả họ nữa.)
Hơn thế nữa, hồi nào tới giờ chúng tôi “hãnh diện” với người khác về nhau, chúng tôi muốn cho người khác thấy rằng chúng tôi rất hạnh phúc. Vì luôn tỏ ra như thế nên bây giờ phải đành …tiếp tục tỏ ra cho người khác thấy rằng quí vị chỉ toàn nghe “tin đồn thất thiệt”, chứ chúng tôi vẫn hạnh phúc kia mà. Ôi chao! Sĩ diện! Nào có phải “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay”, mà đúng ra là thiên hạ biết hết mà mình vẫn lừa dối cả chính mình như thể không hề có chuyện gì, cho đến khi dành nhìn nhận sự thật vì đã quá rõ ràng. Thế là chúng tôi đồng ý dọn đi xa, và sau đó một người đã quyết định ra đi một mình tới một nơi xa hơn nữa và không hẹn ngày trở lại.
Tới đây coi như tôi có thể bắt đầu nói về những biến chuyẻn nội tâm sau khi đổ vỡ rồi phải không? (Còn tiếp)
Kỳ tới: Những biến chuyển nội tâm khi mới đổ vỡ
LTS: Loạt 6 bài: Hôn Nhân Ðổ Vỡ Là Cơ Hội Trưởng Thành? của tác giả Nguyễn Thị Kim Loan sẽ được đăng vào mỗi ngày thứ Tư hàng tuần. Bài số 1 được đăng vào ngày 8 tháng 10 năm 2003. Kính mời quý độc giả theo dõi. Nếu qúy vi muốn chia sẻ hay góp ý với chị Kim Loan về vấn đề này, xin gửi e-mail về: nguyenkimloan@hotmail.com
Bây giờ ở một mức độ trưởng thành hơn, tôi có thể nhìn lại trường hợp của mình, cũng như chia sẻ với bạn bè cùng cảnh ngộ, và có thể nhìn ra những nguyên nhân ẩn tàng, hay có thể gọi là những vết rạn nứt kín đáo nhưng kéo dài đã đưa một gia đình từ chỗ như có vẻ hạnh phúc cho đến chỗ đổ vỡ.
Vết rạn thứ 1: Hãnh diện về nhau
Tôi nghĩ có nhiều người rất hãnh diện về người yêu của mình, và càng hãnh diện về nhau, càng cảm thấy nhau đáng yêu nhiều hơn nữa. Sau khi lấy nhau người ta vẫn tiếp tục hãnh diện về nhau. Hãnh diện về dung mạo, vóc dáng, tài năng, sự khéo léo, tánh tình dễ thương,v.v… Nói chung là hãnh diện về những gì nổi bật của bạn đời mình.
Còn gì hãnh diện hơn cho người đàn ông khi đi bên cạnh một phụ nữ xinh đẹp mà ai cũng biết ngay đó là người yêu hay vợ của mình. Phải là một người đàn ông có một giá trị hay hấp lực nào đó mới chinh phục được một người đàn bà xinh đẹp như thế chứ. Ngược lại, người đàn bà cũng thường hãnh diện khi người chồng có một giá trị hay đức tính nổi bật nào đó, như thành công, có thế giá, có tài ăn nói, hoặc khéo tay sửa sang nhà cửa, hoặc là người vui vẻ, hiền lành, luôn tỏ ra trân quý vợ mình,v.v… Giá trị của người này làm nổi bật giá trị của người kia, đúng như người ta thường khen những đôi “trai tài gái sắc”, nghĩa là cả hai cùng có những giá trị làm cho nhau nổi bật. Ðiều này không những không có gì sai quấy mà còn tốt đẹp nữa đấy chứ, phải không ạ?
Bây giờ ta thử xét câu “hồng nhan đa truân" xem sao. Người ta thường nghĩ câu này nói lên một định luật khó thoát cho những người phụ nữ đẹp. Trong một dịp đưa các con tôi đi dự một hội chợ trong đó có nhiều trò chơi để trúng giải có thưởng, tôi mới thấy câu này rất thấm thiá cho những người đàn bà đẹp bị cuộc đời bạc đãi. Số là đứa con trai thứ hai của tôi có cái tánh rất giống bố là nếu muốn điều gì thì sẽ nhất định đạt cho bằng được, và điều gì càng thách đố càng không chịu thua. Ơ hội chợ đó, cháu đã chọn những trò chơi khó và chơi một cách say sưa, càng chơi càng thắng, càng thắng càng say sưa hơn…. Giải thưởng là những con thú nhồi bông, thắng được con nào cháu lại đưa cho mẹ giữ dùm để chơi tiếp. Khi chơi chán rồi cháu mới bỏ đi, tôi liền đưa lại cho con mình những con thú vừa thắng được, và rất ngạc nhiên khi thấy con tôi dửng dưng lắc đầu không muốn lấy con nào hết. Tôi chợt hiểu. Con tôi muốn chứng tỏ tài năng của mình bằng cách chơi để thắng, nhưng chính sự hãnh diện (pride) đã làm cho cháu thoả mãn, chứ không phải những con thú nhồi bông (prize) mà cháu thắng được. Có lẽ nhiều người đàn ông đã quyết chiếm được người đẹp mà bao nhiêu chàng trai mơ ước, nhưng chỉ để thắng cuộc và hãnh diện về khả năng chinh phục của mình (pride), chứ không hẳn đã yêu gì người con gái xinh đẹp ấy, vì cô ta chỉ như những con thú nhồi bông xinh đẹp (prize) kia mà thôi.
Tiếng Mỹ có cụm từ “trophy wife”, tạm dịch là “vợ đoạt giải” hay “vợ đoạt cúp” để chỉ sự hãnh diện của người đàn ông lấy được người vợ đẹp tuyệt vời. Như vậy, hãnh diện là cái đích mà người ta nhắm tới, và giải thưởng chỉ là điều phụ thuộc. Tệ hơn nữa, sau khi đoạt được giải thưởng rồi, người ta đâu chịu ngừng ở đó mà sẽ sẵn sàng chứng tỏ khả năng nữa khi có dịp. Bởi vậy những người đàn ông có tiền bạc, danh vọng thường đoạt thêm cúp dài dài, toàn cúp vàng không! Nhiều người đàn ông chẳng có gì ngoài cái miệng nịnh ngọt để chinh phục phụ nữ thì cũng đoạt cúp bạc, cúp đồng, cúp gì cũng là cúp hết mà. Những cái cúp này hễ khi có ai thi được đem ra khoe, bằng không thì để đó cho bám bụi, hoặc nếu có cúp khác ngon lành hơn thì những cái cúp cũ sẽ bị bỏ xó, lăn lóc vào lãng quên!
Ngược lại, nhiều phụ nữ cũng hãnh diện khi chiếm được trái tim của một người đàn ông có tài, thành công, có điạ vị, danh vọng… mà bao nhiêu người phụ nữ khác ao ước có được. Ðành rằng hãnh diện về người đó, nhưng cũng là cách để chứng minh những giá trị hơn người đã giúp mình chinh phục được một người đàn ông như thế.
Vết rạn thứ 2: Cố gắng làm người hoàn hảo trong mắt nhau.
Vì lúc đó chúng tôi thiếu trưởng thành nên chưa chấp nhận một sự thật hiển nhiên là không hề có cái gọi là “hoàn hảo” ở bất cứ ai, vì con người là bất toàn. Cho nên “cố gắng làm người hoàn hảo trong mắt nhau” thường làm cho người ta không dám sống y hệt như con người thật đầy bất toàn của mình. Tôi đã sống như vậy mà không biết. Tôi luôn cố gắng để trở thành người đàn bà hoàn hảo trong mắt chồng, một người vợ ngày càng giỏi giang khéo léo hơn. Cố gắng thăng tiến trong nghề nghiệp, lo chăm sóc nhà cửa con cái, học làm những món ăn độc đáo hơn… Thấy như lý tưởng quá còn gì? Nhưng thực ra tôi đã chỉ nhắm vào việc làm tăng giá trị của chính mình mà thôi. Ngược lại thì người phối ngẫu của tôi lúc đó cũng thế, cũng chỉ nhắm vào việc làm tăng giá trị của chính mình. Chúng tôi không hề biết rằng nhắm vào chính mình nhiều hơn là để ý đến nhau, sống cho chính mình nhiêu hơn là sống cho nhau.
Có lẽ cũng vì vậy mà có nhiều người vợ luôn nhắm vào việc làm tăng giá trị của mình qua việc sửa sắc đẹp, mua sắm nữ trang và quần áo hợp thời hơn… Không chỉ để hơn bạn bè, nhưng cũng để cảm thấy mình có giá trị hơn trong mắt chồng. Những ngưòi chồng cả ngày mê mải với công việc cho đến tối khuya, có lẽ cũng muốn vợ thấy mình là người chồng chăm chỉ và hết mình cho gia đình. Nhưng điều người ta ít thấy được, là mỗi người đều sống cho chính mình nhiều hơn là sống cho nhau, để ý đến chính mình nhiều hơn là để ý đến nhau. Chẳng thế mà có nhiều bà vợ trách chồng: “Em có mặc áo đẹp anh cũng chẳng để ý và khen lấy một câu!”
Vết rạn nứt kín đáo này có thể đưa người ta tới chỗ chỉ xoáy vào những gì có liên quan đến cái tôi, chứ không để ý tới và hiện diện với người phối ngẫu. Dù hai thân xác ở bên cạnh nhau, nhưng tâm trí thì chạy theo chuyện riêng của mình. Thí dụ người vợ nấu bữa cơm thật ngon, chờ bữa ăn có vợ có chồng. Nhưng sắp ăn hoặc đang ăn thì có cú điện thoại và một trong hai người sẽ bỏ dở việc ăn uống để thao thao bất tuyệt trên điện thoại với đầu giây bên kia ở đâu đó. Người phối ngẫu kia sẽ lặng lẽ ăn cho xong bữa và cảm thấy bị lãng quên, nhưng rất khó nói lên tâm trạng của mình, vì người kia vẫn tưởng rằng hai người đang “có mặt” ở bên cạnh nhau!
Vết rạn thứ 3: Muốn thấy ở nhau một con người hoàn hảo
“Muốn thấy ở nhau một con người hoàn hảo” thì có khác nào muốn trở thành …đui mù để không còn thấy được sự bất toàn mà ai cũng có.
Nhưng chúng tôi không tránh được cái mà người Mỹ hay nhắc tới, kêu là midlife crisis, tôi tạm dịch là nguy cơ giữa chừng đời. Vì đúng là tới giữa chừng đời thì thực tế phũ phàng đã đập mạnh vào đôi mắt mù loà của chúng tôi, bắt chúng tôi phải nhìn ra con người bất toàn của nhau. Một người hiện nguyên hình con người bất toàn khi không vượt qua nổi cái bẫy thử lòng chung thủy, khiến người kia “mộng vỡ tan tành” trước sự bất toàn của bạn đời mình. Rồi thêm một người không qua nổi kỳ khảo thí về chấp nhận và tha thứ. Thêm một người không qua nổi bài khảo thí về lòng thành thật và can đảm nhận lỗi. Ðã “muốn thấy ở nhau một con người hoàn hảo” thì làm sao tha thứ cho bất cứ sự bất toàn nào kia chứ? Ðã từng “cố gắng làm người hoàn hảo trong mắt nhau” thì làm sao mà thành thật nhận lỗi được kia chứ ?
Tuy chúng tôi vẫn “cố gắng làm người hoàn hảo trong mắt nhau” và có đứa con thứ tư, nhưng sự cố gắng của người này trở thành mai mỉa, diễu cợt đối với người kia, vì nó khơi dậy sự thất vọng và đau đớn về những khám phá ra sự bất toàn của nhau. Ôi, nếu chúng tôi đã chẳng “muốn thấy ở nhau sự hoàn hảo” thì đâu đến nỗi phải thất vọng đau đớn như thế? Cặp kiếng cũ nhìn mọi điều đều trọn hảo giờ đây được thay thế hoàn toàn bằng cặp kiếng nhìn chỗ nào cũng chỉ thấy thiếu sót và lỗi lầm. Mình hận chính mình vì đã sống bao nhiêu năm bên cạnh một người đầy dẫy thiếu sót và lỗi lầm, thế mà mình lại ngu xuẩn tới độ “muốn thấy ở người ấy sự hoàn hảo”. Và dĩ nhiên chúng tôi không thể nào tiếp tục sống trong tâm trạng dày vò nhau và dày vò chính mình như thế mãi.
(Sau này tôi đã trưởng thành hơn để thấy rõ vấn đề, và bây giờ nếu ai tỏ ra mộ mến tôi thì tôi …run lắm, vì tôi biết mình bất toàn, nên sẽ có ngày cái người mộ mến tôi nhìn ra sự bất toàn của tôi, họ sẽ hận tôi và hận ngay cả họ nữa.)
Hơn thế nữa, hồi nào tới giờ chúng tôi “hãnh diện” với người khác về nhau, chúng tôi muốn cho người khác thấy rằng chúng tôi rất hạnh phúc. Vì luôn tỏ ra như thế nên bây giờ phải đành …tiếp tục tỏ ra cho người khác thấy rằng quí vị chỉ toàn nghe “tin đồn thất thiệt”, chứ chúng tôi vẫn hạnh phúc kia mà. Ôi chao! Sĩ diện! Nào có phải “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay”, mà đúng ra là thiên hạ biết hết mà mình vẫn lừa dối cả chính mình như thể không hề có chuyện gì, cho đến khi dành nhìn nhận sự thật vì đã quá rõ ràng. Thế là chúng tôi đồng ý dọn đi xa, và sau đó một người đã quyết định ra đi một mình tới một nơi xa hơn nữa và không hẹn ngày trở lại.
Tới đây coi như tôi có thể bắt đầu nói về những biến chuyẻn nội tâm sau khi đổ vỡ rồi phải không? (Còn tiếp)
Kỳ tới: Những biến chuyển nội tâm khi mới đổ vỡ