Theo tin BBC, một hội nghị rộng lớn nhằm tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp đã kéo dài 3 năm ở Syria từng gây ra cái chết cho 100,000 người đang diễn ra tại Thụy Sĩ.
Chính phủ Syria và phe đối lập cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh Genève II cùng với các đồng minh quốc tế của họ.
Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon nói với các đại biểu rằng họ đang đối diện với “một thách đố khủng khiếp”, nhưng đây là một cơ may để “tạo ra một khởi đầu mới”.
Tuy nhiên, các phóng viên nói người ta không mong sớm có khai thông lớn lao. Vấn đề then chốt mà không bên nào chịu nhúc nhích là tương lai của TT Bashar al-Assad. Các dị biệt cũng đã được bóc trần vào hôm trước hội nghị thượng đỉnh, khi một phúc trình được công bố nhằm tố cáo chính phủ Syria tội tra tấn và xử tử hàng loạt.
Các cuọc thương thuyết trực tiếp sẽ bắt đầu tại Genève vào hôm thứ Sáu. Đây sẽ là lần đầu tiên Chính Phủ Syria và phe đối lập gặp nhau mặt đối mặt kể từ khi cuộc tranh chấp khởi đầu, một cuộc tranh chấp, thêm vào số tử vong, còn khiến hàng triệu người Syria phả rời cư.
‘Nâng cao hy vọng’
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh, trong đó, khoảng 40 ngoại trưởng sẽ lên tiếng, Ông Ban thúc giục các bên dấn thân “một cách nghiêm chỉnh và xây dựng” vào các cuộc thương thảo. Ông nói: “Chúng ta biết rằng tiến tới điểm này vốn đã là một đoạn đường khó khăn rồi. Chúng ta đã để mất nhiều thì giờ qúy giá và rất nhiều sinh mạng. Xin cho tôi được nói thẳng, các thách đố trước mặt qúy vị và trước mặt tất cả chúng ta thật khủng khiếp. Nhưng sự hiện diện của qúy vị ở đây nâng cao hy vọng của chúng ta”.
Ông nói rằng thảm họa tại Syria hết sức bao trùm với việc phớt lờ hết sức rộng lớn đối với luật nhân đạo, nhưng người Syria vẫn “đoàn kết trong tình yêu quê hương của họ”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng các cuộc thương thảo “sẽ không đơn giản, sẽ không nhanh chóng”, nhưng “trên vai mọi tham dự viên, đang có một trách nhiệm lịch sử”.
Ông cũng nhắc lại chủ trương trước sau như một của ông rằng Iran, nước đã bị rút lại lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh, phải được tham dự hội nghị này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng cuộc nổi dậy từng khởi diễn như một diễn trình hòa bình, nhưng rồi “thảm họa thay, chế độ Assad đã đáp ứng hết cuộc biểu tình hòa bình này tới cuộc biểu tình hòa bình nọ bằng bạo lực mỗi ngày mỗi gia tăng”. Ông cho hay sẽ “không hề có triển vọng” hòa bình trong khi Ông Assad còn tại quyền.
Trong một nhận định đầy giận dữ, ngoại trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố rằng một số quốc gia tham dự các cuộc thương thảo hòa bình trước đây vốn khuyến khích chủ nghĩa khủng bố và “tay họ dính đầy máu nhân dân Syria”. Ông cho hay các lân bang của Syria đã “nổi lửa” trên xứ sở ông và “đem vào những tên khủng bố từ khắp mọi nơi trên thế giới. Quốc gia độc lập Syria sẽ làm tất cả những gì cần thiết để tự bảo vệ mình”.
‘Kiên nhẫn và kiên tâm’
Phóng viên ngoại giao của BBC là Bridget Kendall cho hay: tổng thư ký LHQ không muốn các cuộc thương thảo hòa bình của ông rơi vào trận võ mồm, nên quan tâm chính của LHQ là tạo được một thứ đối thoại khởi đầu nào đó về các biện pháp có thể giúp đỡ được nhân dân Syria đang bị vây khốn.
Cô cho hay đang có lời đồn là sẽ có những cuộc ngừng bắn địa phương và các cơ quan nhân đạo có thể lui tới những khu đang vị vây khốn, nhưng đây là điều khó có thể xẩy ra vào lúc này, vì không chắc gì chính phủ Assad đã chịu nhượng bộ, và phái đoàn đối lập ít có ảnh hưởng đối với nhiều nhóm đối lập đang chiến đấu ở Syria.
Các phái đoàn quốc tế tại Genève II cho biết ít có hy vọng có khai thông, và ta chỉ nên coi các cuộc thương thảo như là bước đầu của diễn trình.
Một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói với Hãng Agence France-Presse rằng “mọi người cần hiểu rằng đây là bước đầu của một diễn trình… Và do đó, tuyệt đối đòi phải kiên nhẫn và kiên tâm”.
Ngoại Trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tuyên bố: “Chúng ta cần có những mong ước chừng mực. Chúng ta sẽ không thấy hòa bình chiến thắng trong những cuộc thảo luận này”.
Ông Muallem trước đó cho biết Damascus “cam kết hoạt động cho sự thành công của hội nghị này nên đây là bước đầu tiên trên đường tiến tới cuộc đối thoại giữa người Syria trên đất Syria”.
Vào đầu tuần này, LHQ rút lại lời mời Iran tham dự hội nghị, vì cho hay nước này miệng thì chấp nhận Thông Cáo Chhung Genève, tức kế hoạch đạt tới một cơ chế cai trị chuyển tiếp cho Syria được thỏa thuận trong một hội nghị năm 2012 do LHQ bảo trợ, nhưng sau đó đã không chịu ký thự.
Tổng thống Iran Hasan Rouhani, hôm thứ Hai, cho hay “thiếu các tay chơi có ảnh hưởng tại hội nghị” có nghĩa khó “thành công trong việc diệt trừ chủ nghĩa khủng bố… và khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng Syria của nó”.
Còn truyền thông nhà nước thi cho rằng theo ông, "hội nghị Genève đã thất bại ngay trước khi bắt đầu”.
'Xêda'
Một phúc trình bởi ba cựu công tố viên tội ác chiến tranh, được công bố hôm thứ Ba, tố cáo Syria tra tấn và xử tử có hệ thống khoảng 11,000 tù nhân kể từ ngày có cuộc nổi dậy vào tháng Ba, 2011.
Phúc trình này dựa vào chứng cớ của một nhiếp ảnh viên quân cảnh đào ngũ, chỉ được gọi là Xêda, là người cùng với nhiều người khác đã lén đưa khoảng 55,000 hình ảnh kỹ thuật số về những tù nhân bị giết ra khỏi Syria.
Hoa Kỳ và LHQ phản ứng một cách “kinh tởm” đối với các cáo buộc này. Nhưng phát ngôn viên của Syria thì cho hay phúc trình này không có một chút khả tín nào vì nó được đặt hàng bởi Qatar, là nước tài trợ cho một nhóm bạo loạn.
Tưởng cũng nên biết rằng khi các phái đoàn vừa tới Montreux, phe đối lập chính là Liên Minh Quốc Gia và Chính Phủ Syria nhanh chóng trình bày nghị trình của họ về tương lai của Ông Assad.
Hãng thông tấn Sana của Syria nói rằng Ngoại Trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố: “Các vấn đề liên quan tới tổng thống và chế độ là lằn ranh đỏ đối với nhân dân Syria. Không ai được đụng tới tổng thống”.
Badr Jamous, tổng thư ký của Liên Minh Quốc Gia, nói với Reuters rằng: “chúng tôi sẽ không chấp nhận ít hơn việc loại bỏ tên tội phạm Bashar al-Assad và thay đổi chế độ và buộc các tên sát nhân phải chịu tính sổ”.
Chính phủ Syria và phe đối lập cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh Genève II cùng với các đồng minh quốc tế của họ.
Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon nói với các đại biểu rằng họ đang đối diện với “một thách đố khủng khiếp”, nhưng đây là một cơ may để “tạo ra một khởi đầu mới”.
Tuy nhiên, các phóng viên nói người ta không mong sớm có khai thông lớn lao. Vấn đề then chốt mà không bên nào chịu nhúc nhích là tương lai của TT Bashar al-Assad. Các dị biệt cũng đã được bóc trần vào hôm trước hội nghị thượng đỉnh, khi một phúc trình được công bố nhằm tố cáo chính phủ Syria tội tra tấn và xử tử hàng loạt.
Các cuọc thương thuyết trực tiếp sẽ bắt đầu tại Genève vào hôm thứ Sáu. Đây sẽ là lần đầu tiên Chính Phủ Syria và phe đối lập gặp nhau mặt đối mặt kể từ khi cuộc tranh chấp khởi đầu, một cuộc tranh chấp, thêm vào số tử vong, còn khiến hàng triệu người Syria phả rời cư.
‘Nâng cao hy vọng’
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh, trong đó, khoảng 40 ngoại trưởng sẽ lên tiếng, Ông Ban thúc giục các bên dấn thân “một cách nghiêm chỉnh và xây dựng” vào các cuộc thương thảo. Ông nói: “Chúng ta biết rằng tiến tới điểm này vốn đã là một đoạn đường khó khăn rồi. Chúng ta đã để mất nhiều thì giờ qúy giá và rất nhiều sinh mạng. Xin cho tôi được nói thẳng, các thách đố trước mặt qúy vị và trước mặt tất cả chúng ta thật khủng khiếp. Nhưng sự hiện diện của qúy vị ở đây nâng cao hy vọng của chúng ta”.
Ông nói rằng thảm họa tại Syria hết sức bao trùm với việc phớt lờ hết sức rộng lớn đối với luật nhân đạo, nhưng người Syria vẫn “đoàn kết trong tình yêu quê hương của họ”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng các cuộc thương thảo “sẽ không đơn giản, sẽ không nhanh chóng”, nhưng “trên vai mọi tham dự viên, đang có một trách nhiệm lịch sử”.
Ông cũng nhắc lại chủ trương trước sau như một của ông rằng Iran, nước đã bị rút lại lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh, phải được tham dự hội nghị này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng cuộc nổi dậy từng khởi diễn như một diễn trình hòa bình, nhưng rồi “thảm họa thay, chế độ Assad đã đáp ứng hết cuộc biểu tình hòa bình này tới cuộc biểu tình hòa bình nọ bằng bạo lực mỗi ngày mỗi gia tăng”. Ông cho hay sẽ “không hề có triển vọng” hòa bình trong khi Ông Assad còn tại quyền.
Trong một nhận định đầy giận dữ, ngoại trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố rằng một số quốc gia tham dự các cuộc thương thảo hòa bình trước đây vốn khuyến khích chủ nghĩa khủng bố và “tay họ dính đầy máu nhân dân Syria”. Ông cho hay các lân bang của Syria đã “nổi lửa” trên xứ sở ông và “đem vào những tên khủng bố từ khắp mọi nơi trên thế giới. Quốc gia độc lập Syria sẽ làm tất cả những gì cần thiết để tự bảo vệ mình”.
‘Kiên nhẫn và kiên tâm’
Phóng viên ngoại giao của BBC là Bridget Kendall cho hay: tổng thư ký LHQ không muốn các cuộc thương thảo hòa bình của ông rơi vào trận võ mồm, nên quan tâm chính của LHQ là tạo được một thứ đối thoại khởi đầu nào đó về các biện pháp có thể giúp đỡ được nhân dân Syria đang bị vây khốn.
Cô cho hay đang có lời đồn là sẽ có những cuộc ngừng bắn địa phương và các cơ quan nhân đạo có thể lui tới những khu đang vị vây khốn, nhưng đây là điều khó có thể xẩy ra vào lúc này, vì không chắc gì chính phủ Assad đã chịu nhượng bộ, và phái đoàn đối lập ít có ảnh hưởng đối với nhiều nhóm đối lập đang chiến đấu ở Syria.
Các phái đoàn quốc tế tại Genève II cho biết ít có hy vọng có khai thông, và ta chỉ nên coi các cuộc thương thảo như là bước đầu của diễn trình.
Một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói với Hãng Agence France-Presse rằng “mọi người cần hiểu rằng đây là bước đầu của một diễn trình… Và do đó, tuyệt đối đòi phải kiên nhẫn và kiên tâm”.
Ngoại Trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tuyên bố: “Chúng ta cần có những mong ước chừng mực. Chúng ta sẽ không thấy hòa bình chiến thắng trong những cuộc thảo luận này”.
Ông Muallem trước đó cho biết Damascus “cam kết hoạt động cho sự thành công của hội nghị này nên đây là bước đầu tiên trên đường tiến tới cuộc đối thoại giữa người Syria trên đất Syria”.
Vào đầu tuần này, LHQ rút lại lời mời Iran tham dự hội nghị, vì cho hay nước này miệng thì chấp nhận Thông Cáo Chhung Genève, tức kế hoạch đạt tới một cơ chế cai trị chuyển tiếp cho Syria được thỏa thuận trong một hội nghị năm 2012 do LHQ bảo trợ, nhưng sau đó đã không chịu ký thự.
Tổng thống Iran Hasan Rouhani, hôm thứ Hai, cho hay “thiếu các tay chơi có ảnh hưởng tại hội nghị” có nghĩa khó “thành công trong việc diệt trừ chủ nghĩa khủng bố… và khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng Syria của nó”.
Còn truyền thông nhà nước thi cho rằng theo ông, "hội nghị Genève đã thất bại ngay trước khi bắt đầu”.
'Xêda'
Một phúc trình bởi ba cựu công tố viên tội ác chiến tranh, được công bố hôm thứ Ba, tố cáo Syria tra tấn và xử tử có hệ thống khoảng 11,000 tù nhân kể từ ngày có cuộc nổi dậy vào tháng Ba, 2011.
Phúc trình này dựa vào chứng cớ của một nhiếp ảnh viên quân cảnh đào ngũ, chỉ được gọi là Xêda, là người cùng với nhiều người khác đã lén đưa khoảng 55,000 hình ảnh kỹ thuật số về những tù nhân bị giết ra khỏi Syria.
Hoa Kỳ và LHQ phản ứng một cách “kinh tởm” đối với các cáo buộc này. Nhưng phát ngôn viên của Syria thì cho hay phúc trình này không có một chút khả tín nào vì nó được đặt hàng bởi Qatar, là nước tài trợ cho một nhóm bạo loạn.
Tưởng cũng nên biết rằng khi các phái đoàn vừa tới Montreux, phe đối lập chính là Liên Minh Quốc Gia và Chính Phủ Syria nhanh chóng trình bày nghị trình của họ về tương lai của Ông Assad.
Hãng thông tấn Sana của Syria nói rằng Ngoại Trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố: “Các vấn đề liên quan tới tổng thống và chế độ là lằn ranh đỏ đối với nhân dân Syria. Không ai được đụng tới tổng thống”.
Badr Jamous, tổng thư ký của Liên Minh Quốc Gia, nói với Reuters rằng: “chúng tôi sẽ không chấp nhận ít hơn việc loại bỏ tên tội phạm Bashar al-Assad và thay đổi chế độ và buộc các tên sát nhân phải chịu tính sổ”.