SUY NIỆM
Tin Mừng theo Thánh Mác-cô 10:17-30 - Chúa nhật 28 TN B -2003-10-12
Thời xưa, sự giàu có được đánh giá trên những của cải tích trữ. Có nhiều vàng, có nhiều của quí là giàu có. Thời nay, kinh tế phát triển toàn cầu, giầu có được đánh giá trên khả năng phát triển. Vàng chôn một chỗ không có lợi. Tiền giữ trong hộp chỉ có cơ nguy mục nát, không có lợi. Người bôn ba làm giàu thời nay có thể nại cớ rằng mình đâu chỉ có tích trữ kho tàng, nhưng mình có tạo việc làm đấy chứ. Tạo việc làm là làm ích cho xã hội rồi. Ngay cái việc tiêu xài cũng một phần làm ích cho kinh tế phát triển. Kinh tế phát triển, nhiều người được nhờ.
Vậy lời của Chúa Giê-su: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” có ý nghĩa nhắn gửi gì cho người thời nay? Lời Chúa có cản trở việc phát triển kinh tế không?
Muốn trả lời cho đến nơi, cần phải viết dài. Nhưng một cách vắn tắt đơn giản, ta có thể thấy như thế này. Lực thúc đẩy gốc để phát triển kinh tế là lòng ham lợi nhuận. Các nhà kinh tế, khi muốn cho người ta bỏ tiền ra phát triển một dự án kinh tế, phải đưa ra được những con số lời hấp dẫn, lúc đó dự án mới có cơ may được góp vốn và được thực hiện. Nhưng ham lợi nhuận không có nghĩa là tham lam. Ham lợi nhuận để có thể tạo ra lợi nhuận là qui luật đòi buộc của phát triển kinh tế. Không có lợi nhuận, kinh tế sẽ không hấp dẫn, sẽ không được góp vốn, sẽ ăn mòn tiền gốc và sẽ khánh kiệt.
Dĩ nhiên trong phát triển kinh tế muôn mặt, muôn người, có hiện diện những tham lam bất chính. Những tham lam này cản trở không cho kinh tế phát triển một cách trong sáng để có lợi cho nhiều người, và cuối cùng sẽ làm cho kinh tế chung lụn bại.
Người Ki-tô hữu phải chọn con đường phát triển kinh tế ngay chính. Rõ ràng như thế. Nhưng chính trong việc phát triển ngay chính này. Người Ki-tô còn được Chúa kêu gọi luôn luôn tỉnh thức để sắm cho mình kho tàng trên trời. Sắm như thế nào? Chúa Giê-su nói rõ: “Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo khó.”
Thời nay, lời này có thể được hiểu rộng hơn. Hãy coi các của vật chất chỉ là phương tiện. Ta có cuộc sống vật chất. Đúng. Ta phải lo đời sống vật chất một cách chăm chỉ, chứ không được lười biếng. Đúng. Nhưng ta đừng để sự lo toan vật chất bóp nghẹt tâm hồn, chận lối Nước Trời. Làm sao ta làm được? “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa …, mọi sự đều có thể.”
Người tín hữu luôn luôn ý thức Chúa đang ở với mình, sẽ sẵn sàng mở rộng lòng ra đón nhận ơn soi sáng và sức mạnh thúc đẩy để có thể làm kinh tế cho thích hợp với tinh thần Nước Trời và sẵn sàng chia sẻ với người nghèo khó. Kinh tế là môi trường lớn và thường xuyên mà người tín hưũ dấn thân biến đổi bằng chính thái độ sống tinh thần thanh thản của Nước Trời, nơi mình và nơi bạn bè mình, rồi lan ra những người khác.Kinh tế cũng là môi trường để tín hữu đưa ra chứng từ rõ nhất về cái tâm của mình luôn cố gắng theo đuổi nước trời. Nói một cách đơn giản. Đồng tiền liền khúc ruột. Sẵn sàng hy sinh trong đồng tiền, sẵn sàng cắt khúc ruột, đó là cách nói với chính mình rằng mình trông cậy vào Chúa và để Chúa lo liệu. Từ đó, một cách tự nhiên, sức mạnh của lời chứng phó thác sẽ lan tỏa đến người người khác.
Tin Mừng theo Thánh Mác-cô 10:17-30 - Chúa nhật 28 TN B -2003-10-12
Thời xưa, sự giàu có được đánh giá trên những của cải tích trữ. Có nhiều vàng, có nhiều của quí là giàu có. Thời nay, kinh tế phát triển toàn cầu, giầu có được đánh giá trên khả năng phát triển. Vàng chôn một chỗ không có lợi. Tiền giữ trong hộp chỉ có cơ nguy mục nát, không có lợi. Người bôn ba làm giàu thời nay có thể nại cớ rằng mình đâu chỉ có tích trữ kho tàng, nhưng mình có tạo việc làm đấy chứ. Tạo việc làm là làm ích cho xã hội rồi. Ngay cái việc tiêu xài cũng một phần làm ích cho kinh tế phát triển. Kinh tế phát triển, nhiều người được nhờ.
Vậy lời của Chúa Giê-su: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” có ý nghĩa nhắn gửi gì cho người thời nay? Lời Chúa có cản trở việc phát triển kinh tế không?
Muốn trả lời cho đến nơi, cần phải viết dài. Nhưng một cách vắn tắt đơn giản, ta có thể thấy như thế này. Lực thúc đẩy gốc để phát triển kinh tế là lòng ham lợi nhuận. Các nhà kinh tế, khi muốn cho người ta bỏ tiền ra phát triển một dự án kinh tế, phải đưa ra được những con số lời hấp dẫn, lúc đó dự án mới có cơ may được góp vốn và được thực hiện. Nhưng ham lợi nhuận không có nghĩa là tham lam. Ham lợi nhuận để có thể tạo ra lợi nhuận là qui luật đòi buộc của phát triển kinh tế. Không có lợi nhuận, kinh tế sẽ không hấp dẫn, sẽ không được góp vốn, sẽ ăn mòn tiền gốc và sẽ khánh kiệt.
Dĩ nhiên trong phát triển kinh tế muôn mặt, muôn người, có hiện diện những tham lam bất chính. Những tham lam này cản trở không cho kinh tế phát triển một cách trong sáng để có lợi cho nhiều người, và cuối cùng sẽ làm cho kinh tế chung lụn bại.
Người Ki-tô hữu phải chọn con đường phát triển kinh tế ngay chính. Rõ ràng như thế. Nhưng chính trong việc phát triển ngay chính này. Người Ki-tô còn được Chúa kêu gọi luôn luôn tỉnh thức để sắm cho mình kho tàng trên trời. Sắm như thế nào? Chúa Giê-su nói rõ: “Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo khó.”
Thời nay, lời này có thể được hiểu rộng hơn. Hãy coi các của vật chất chỉ là phương tiện. Ta có cuộc sống vật chất. Đúng. Ta phải lo đời sống vật chất một cách chăm chỉ, chứ không được lười biếng. Đúng. Nhưng ta đừng để sự lo toan vật chất bóp nghẹt tâm hồn, chận lối Nước Trời. Làm sao ta làm được? “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa …, mọi sự đều có thể.”
Người tín hữu luôn luôn ý thức Chúa đang ở với mình, sẽ sẵn sàng mở rộng lòng ra đón nhận ơn soi sáng và sức mạnh thúc đẩy để có thể làm kinh tế cho thích hợp với tinh thần Nước Trời và sẵn sàng chia sẻ với người nghèo khó. Kinh tế là môi trường lớn và thường xuyên mà người tín hưũ dấn thân biến đổi bằng chính thái độ sống tinh thần thanh thản của Nước Trời, nơi mình và nơi bạn bè mình, rồi lan ra những người khác.Kinh tế cũng là môi trường để tín hữu đưa ra chứng từ rõ nhất về cái tâm của mình luôn cố gắng theo đuổi nước trời. Nói một cách đơn giản. Đồng tiền liền khúc ruột. Sẵn sàng hy sinh trong đồng tiền, sẵn sàng cắt khúc ruột, đó là cách nói với chính mình rằng mình trông cậy vào Chúa và để Chúa lo liệu. Từ đó, một cách tự nhiên, sức mạnh của lời chứng phó thác sẽ lan tỏa đến người người khác.