Nếu chúng ta mở cửa cuộc sống và con tim cho các anh chị em bé nhỏ nhất, thì khi đó cả cái chết của chúng ta cũng sẽ trở thành một cánh cửa dẫn chúng ta bước vào trời, vào quê hương diễm phúc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 60.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 27-11-2013. Sau khi chào mọi người Đức Thánh Cha khen ngợi tín hữu can đảm vì đứng trong trời lạnh tại quảng trường. Từ mấy ngày nay trời Roma rất lạnh và có gió buốt.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài ”chết trong Chúa Kitô”. Ngài nói:
Giữa chúng ta có một kiểu nhìn sai lầm về cái chết. Cái chết liên quan tới tất cả chúng ta và cật vấn chúng ta một cách sâu xa, đặc biệt khi nó đụng chạm tới chúng ta từ gần, hay khi nó đánh trúng những người bé nhỏ, không được bênh đỡ trong một cách thế gây gương mù gương xấu. Đối với tôi câu hỏi đã luôn luôn đánh động tôi đó là: Tại sao các trẻ em đau khổ? Tại sao các trẻ em chết? Nếu được hiểu như là việc kết thúc mọi sự, cái chết khiến cho chúng ta hoảng sợ, nó đánh chúng ta ngã gục trên đất, nó biến thành sự đe dọa, bẻ gẫy mọi tương quan và cắt đứt mọi con đường. Điều này xảy ra, khi chúng ta coi cuộc sống như một thời gian khép kín trong hai cực: sinh ra và chết đi; khi chúng ta không tin nơi một chân trời vượt xa hơn chân trời hiện tại; khi người ta sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu. Quan niệm này về cái chết là quan niệm đặc biệt của tư tưởng vô thần, giải thích cuộc sống như là một hiện diện tình cờ trong thế giới và như một con đường tiến về hư không. Nhưng cũng có một chủ thuyết vô thần thực tiễn, chỉ sống cho các lợi lộc riêng tư và các sự vật trần gian. Nếu chúng ta để cho quan niệm sai lầm này về cái chết nắm bắt, thì chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc che dấu cái chết, khước từ nó, hay tầm thường hóa nó, để nó không làm cho chúng ta sợ.
Nhưng trái tim con người, ước mong vô tận mà chúng ta tất cả đều có, nỗi nhớ nhung vĩnh cửu mà tất cả chúng ta đều có, nổi loạn đối với giải pháp giả này. Như thế, đâu là ý nghĩa kitô của cái chết? Nếu chúng ta nhìn vào các lúc khổ đau của cuộc sống, khi chúng ta đã mất đi một người thân - cha mẹ, một người anh chị em, một người phối ngẫu, một đứa con, một người bạn - chúng ta nhận ra rằng cả trong thảm cảnh mất mát ấy, cả khi bị xâu xé vì sự chia lìa, từ con tim vang lên một xác tín rằng nó không thể là hết tất cả, rằng thiện ích đã cho và đã nhận đã không uổng công. Có một bản năng mạnh mẽ trong chúng ta, nói với chúng ta rằng cuộc sống của chúng ta không kết thúc với cái chết. Điều này thật đó: cuộc sống của chúng ta không kết thúc với cái chết!.
Nỗi khát khao sự sống đó đã tìm thấy câu trả lời đáng tin cậy nơi sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Sự sống lại của Chúa Giêsu không chỉ trao ban sự chắc chắn của sự sống bên kia cái chết, mà cũng còn soi sáng chính mầu nhiệm cái chết của từng người trong chúng ta nữa. Nếu chúng ta sống hiệp nhất với Chúa Giêsu, trung thành với Ngài, chúng ta sẽ có khả năng đương đầu với việc bước qua cái chết với niềm hy vọng và sự thanh thản. Thật thế Giáo Hội cầu nguyện rằng: ”Nếu sự chắc chắn phải chết khiến cho chúng con buồn sầu, thì lời hứa sự bất tử mai sau ủi an chúng con”. Đây thật là một lời cầu đẹp của Giáo Hội! Một người hướng tới chết như đã sống. Nếu cuộc sống của tôi đã là một lộ trình bước đi với Chúa, tin tưởng nơi lòng thương xót của Ngài, tôi sẽ được chuẩn bị chấp nhận giây phút cuối cùng của cuộc đời dương thế như là sự phó thác vĩnh viễn trong bàn tay tiếp nhận của Người, trong khi chờ đợi chiêm ngưỡng gương mặt Ngài diện đối diện. Đây là điều đẹp nhất có thể xảy ra: chiêm ngưỡng mặt đối mặt gương mặt tuyệt vời của Chúa. Nhưng trông thấy Ngài như Ngài là: xinh đẹp, tràn đầy ánh sáng, tràn đầy tình yêu, tràn đầy sự dịu hiền. Chúng ta đi tới điểm này: đó là tìm được Chúa.
Trong chân trời này chúng ta hiểu lời Chúa Giêsu mời gọi hãy luôn luôn sẵn sàng và tỉnh thức. Khi biết rằng cuộc sống trên trần gian này được ban cho chúng ta cũng là để chuẩn bị cuộc sống khác, cuộc sống với Thiên Chúa Cha ở trên trời. Và Đức Thánh Cha chỉ cho thấy có một con đường chắc chắn như sau:
Và có một con đường chắc chắn cho điều này: đó là tự chuẩn bị tốt cho cái chết, bằng cách ở gần Chúa Giêsu. Đó là sự chắc chắn. Tôi chuẩn bị mình cho cái chết băng cách ở gần Chúa Giêsu. Và chúng ta ở gần Chúa Giêsu như thế nào? Với lời cầu nguyện, trong các Bí Tích và cả trong việc thực thi bác ái nữa. Chúng ta hãy nhớ rằng Chúa hiện diện nơi các người yếu đuối và cần được trợ giúp. Ngài đã đồng hóa chính mình với họ, trong dụ ngôn nổi tiếng của sự phán xét sau hết, khi Ngài nói: ”Ta đói các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho Ta uống, Ta là khách lạ các con đã tiếp đón, Ta trần truồng các con đã cho mặc, Ta đau yếu các con đã viếng thăm, Ta ở tù các con đã đến tìm ... Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây là các con đã làm cho chính Ta” (Mt 25,35-36).
Vì thế một con đường chắc chắn là phục hồi ý nghĩa của tình bác ái kitô và của sự chia sẻ huynh đệ, lo lắng cho các vết thương trên thân xác và trong tinh thần của tha nhân. Tình liên đới trong việc cảm thương nổi khổ đau và trao ban hy vọng là tiền đề và là điều kiện để nhận được gia tài Nước Trời được chuẩn bị cho chúng ta. Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ cái chết.
Xin anh chị em hãy nghĩ tới điều đó nhé! Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ chết. Anh chị em có đồng ý không? Chúng ta hãy cùng nhau nói lên đièu đó để không quên: Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ chết. Một lần nữa nào: Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ chết. Bởi vì họ nhìn thẳng mặt nó nơi các vết thương của các anh chị em khác và thắng vượt nó với tình yêu của Chúa Giêsu Kitô.
Nếu chúng ta mở cửa cuộc sống và con tim cho các anh chị em bé nhỏ nhất, thì khi đó cả cái chết của chúng ta cũng sẽ trở thành một cánh cửa dẫn chúng ta bước vào trời, vào quê hương diễm phúc, nơi chúng ta hướng tới bằng cách khát khao ở luôn mãi với Thiên Chúa là Cha chúng ta, với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, cũng như từ Á châu như đoàn hành hương Philippines, và từ châu Mỹ Latinh như các đoàn hành hương Mêhicô, Guatemala, Argentina. Ngài đã chào đặc biệt hàng ngàn tín hữu Ucraine cùng với Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shcevchuk, các Giám mục và tín hữu Công Giáo Hy Lạp hành hương tới mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô trong Năm Đức Tin và nhân kỷ niệm năm mươi năm di đời xác thánh Giosaphat trong Đền thờ thánh Phêrô. Gương của thánh nhân hiến mạng sống cho Chúa Giêsu và cho sự hiệp nhất của Giáo Hội là lời mời gọi tất cả mọi người dấn thân mỗi ngày cho tình hiệp thông giữa các tín hữu.
Chào các bạn trẻ Đức Thánh Cha khích lệ họ chuẩn bị tâm lòng đón Chúa Giêsu Cứu Thế. Ngài nhắn nhủ các anh chị em bệnh nhân dâng các khổ đau cho Chúa để mọi người nhận biết nơi lễ Giáng Sinh cuộc gặp gỡ của Chúa Kitô với bản tính nhân loại yếu hèn. Đức Thánh Cha khuyên các cặp vợ chồng mới cưới sống đời hôn nhân như phản ánh tình yêu của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cũng đã chào, ôm hôn và ủy lạo rất nhiều người tàn tật ngồi trên xe lăn và chào các trẻ em bị bệnh chậm trí. Ngài cũng dừng xe xuống chào một đám học sinh gân cổ réo gọi tên ngài, khiến cho các em vô cùng sung sướng, níu kéo không muốn để cho ngài đi.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 60.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 27-11-2013. Sau khi chào mọi người Đức Thánh Cha khen ngợi tín hữu can đảm vì đứng trong trời lạnh tại quảng trường. Từ mấy ngày nay trời Roma rất lạnh và có gió buốt.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài ”chết trong Chúa Kitô”. Ngài nói:
Giữa chúng ta có một kiểu nhìn sai lầm về cái chết. Cái chết liên quan tới tất cả chúng ta và cật vấn chúng ta một cách sâu xa, đặc biệt khi nó đụng chạm tới chúng ta từ gần, hay khi nó đánh trúng những người bé nhỏ, không được bênh đỡ trong một cách thế gây gương mù gương xấu. Đối với tôi câu hỏi đã luôn luôn đánh động tôi đó là: Tại sao các trẻ em đau khổ? Tại sao các trẻ em chết? Nếu được hiểu như là việc kết thúc mọi sự, cái chết khiến cho chúng ta hoảng sợ, nó đánh chúng ta ngã gục trên đất, nó biến thành sự đe dọa, bẻ gẫy mọi tương quan và cắt đứt mọi con đường. Điều này xảy ra, khi chúng ta coi cuộc sống như một thời gian khép kín trong hai cực: sinh ra và chết đi; khi chúng ta không tin nơi một chân trời vượt xa hơn chân trời hiện tại; khi người ta sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu. Quan niệm này về cái chết là quan niệm đặc biệt của tư tưởng vô thần, giải thích cuộc sống như là một hiện diện tình cờ trong thế giới và như một con đường tiến về hư không. Nhưng cũng có một chủ thuyết vô thần thực tiễn, chỉ sống cho các lợi lộc riêng tư và các sự vật trần gian. Nếu chúng ta để cho quan niệm sai lầm này về cái chết nắm bắt, thì chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc che dấu cái chết, khước từ nó, hay tầm thường hóa nó, để nó không làm cho chúng ta sợ.
Nhưng trái tim con người, ước mong vô tận mà chúng ta tất cả đều có, nỗi nhớ nhung vĩnh cửu mà tất cả chúng ta đều có, nổi loạn đối với giải pháp giả này. Như thế, đâu là ý nghĩa kitô của cái chết? Nếu chúng ta nhìn vào các lúc khổ đau của cuộc sống, khi chúng ta đã mất đi một người thân - cha mẹ, một người anh chị em, một người phối ngẫu, một đứa con, một người bạn - chúng ta nhận ra rằng cả trong thảm cảnh mất mát ấy, cả khi bị xâu xé vì sự chia lìa, từ con tim vang lên một xác tín rằng nó không thể là hết tất cả, rằng thiện ích đã cho và đã nhận đã không uổng công. Có một bản năng mạnh mẽ trong chúng ta, nói với chúng ta rằng cuộc sống của chúng ta không kết thúc với cái chết. Điều này thật đó: cuộc sống của chúng ta không kết thúc với cái chết!.
Nỗi khát khao sự sống đó đã tìm thấy câu trả lời đáng tin cậy nơi sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Sự sống lại của Chúa Giêsu không chỉ trao ban sự chắc chắn của sự sống bên kia cái chết, mà cũng còn soi sáng chính mầu nhiệm cái chết của từng người trong chúng ta nữa. Nếu chúng ta sống hiệp nhất với Chúa Giêsu, trung thành với Ngài, chúng ta sẽ có khả năng đương đầu với việc bước qua cái chết với niềm hy vọng và sự thanh thản. Thật thế Giáo Hội cầu nguyện rằng: ”Nếu sự chắc chắn phải chết khiến cho chúng con buồn sầu, thì lời hứa sự bất tử mai sau ủi an chúng con”. Đây thật là một lời cầu đẹp của Giáo Hội! Một người hướng tới chết như đã sống. Nếu cuộc sống của tôi đã là một lộ trình bước đi với Chúa, tin tưởng nơi lòng thương xót của Ngài, tôi sẽ được chuẩn bị chấp nhận giây phút cuối cùng của cuộc đời dương thế như là sự phó thác vĩnh viễn trong bàn tay tiếp nhận của Người, trong khi chờ đợi chiêm ngưỡng gương mặt Ngài diện đối diện. Đây là điều đẹp nhất có thể xảy ra: chiêm ngưỡng mặt đối mặt gương mặt tuyệt vời của Chúa. Nhưng trông thấy Ngài như Ngài là: xinh đẹp, tràn đầy ánh sáng, tràn đầy tình yêu, tràn đầy sự dịu hiền. Chúng ta đi tới điểm này: đó là tìm được Chúa.
Trong chân trời này chúng ta hiểu lời Chúa Giêsu mời gọi hãy luôn luôn sẵn sàng và tỉnh thức. Khi biết rằng cuộc sống trên trần gian này được ban cho chúng ta cũng là để chuẩn bị cuộc sống khác, cuộc sống với Thiên Chúa Cha ở trên trời. Và Đức Thánh Cha chỉ cho thấy có một con đường chắc chắn như sau:
Và có một con đường chắc chắn cho điều này: đó là tự chuẩn bị tốt cho cái chết, bằng cách ở gần Chúa Giêsu. Đó là sự chắc chắn. Tôi chuẩn bị mình cho cái chết băng cách ở gần Chúa Giêsu. Và chúng ta ở gần Chúa Giêsu như thế nào? Với lời cầu nguyện, trong các Bí Tích và cả trong việc thực thi bác ái nữa. Chúng ta hãy nhớ rằng Chúa hiện diện nơi các người yếu đuối và cần được trợ giúp. Ngài đã đồng hóa chính mình với họ, trong dụ ngôn nổi tiếng của sự phán xét sau hết, khi Ngài nói: ”Ta đói các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho Ta uống, Ta là khách lạ các con đã tiếp đón, Ta trần truồng các con đã cho mặc, Ta đau yếu các con đã viếng thăm, Ta ở tù các con đã đến tìm ... Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây là các con đã làm cho chính Ta” (Mt 25,35-36).
Vì thế một con đường chắc chắn là phục hồi ý nghĩa của tình bác ái kitô và của sự chia sẻ huynh đệ, lo lắng cho các vết thương trên thân xác và trong tinh thần của tha nhân. Tình liên đới trong việc cảm thương nổi khổ đau và trao ban hy vọng là tiền đề và là điều kiện để nhận được gia tài Nước Trời được chuẩn bị cho chúng ta. Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ cái chết.
Xin anh chị em hãy nghĩ tới điều đó nhé! Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ chết. Anh chị em có đồng ý không? Chúng ta hãy cùng nhau nói lên đièu đó để không quên: Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ chết. Một lần nữa nào: Ai thực thi lòng thương xót thì không sợ chết. Bởi vì họ nhìn thẳng mặt nó nơi các vết thương của các anh chị em khác và thắng vượt nó với tình yêu của Chúa Giêsu Kitô.
Nếu chúng ta mở cửa cuộc sống và con tim cho các anh chị em bé nhỏ nhất, thì khi đó cả cái chết của chúng ta cũng sẽ trở thành một cánh cửa dẫn chúng ta bước vào trời, vào quê hương diễm phúc, nơi chúng ta hướng tới bằng cách khát khao ở luôn mãi với Thiên Chúa là Cha chúng ta, với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, cũng như từ Á châu như đoàn hành hương Philippines, và từ châu Mỹ Latinh như các đoàn hành hương Mêhicô, Guatemala, Argentina. Ngài đã chào đặc biệt hàng ngàn tín hữu Ucraine cùng với Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shcevchuk, các Giám mục và tín hữu Công Giáo Hy Lạp hành hương tới mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô trong Năm Đức Tin và nhân kỷ niệm năm mươi năm di đời xác thánh Giosaphat trong Đền thờ thánh Phêrô. Gương của thánh nhân hiến mạng sống cho Chúa Giêsu và cho sự hiệp nhất của Giáo Hội là lời mời gọi tất cả mọi người dấn thân mỗi ngày cho tình hiệp thông giữa các tín hữu.
Chào các bạn trẻ Đức Thánh Cha khích lệ họ chuẩn bị tâm lòng đón Chúa Giêsu Cứu Thế. Ngài nhắn nhủ các anh chị em bệnh nhân dâng các khổ đau cho Chúa để mọi người nhận biết nơi lễ Giáng Sinh cuộc gặp gỡ của Chúa Kitô với bản tính nhân loại yếu hèn. Đức Thánh Cha khuyên các cặp vợ chồng mới cưới sống đời hôn nhân như phản ánh tình yêu của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cũng đã chào, ôm hôn và ủy lạo rất nhiều người tàn tật ngồi trên xe lăn và chào các trẻ em bị bệnh chậm trí. Ngài cũng dừng xe xuống chào một đám học sinh gân cổ réo gọi tên ngài, khiến cho các em vô cùng sung sướng, níu kéo không muốn để cho ngài đi.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.