Với cuộc thăm viếng Assisi ngày 4 tháng Mười vừa qua và việc công bố Thượng Hội Đồng Giám Mục bàn về gia đình và hôn nhân, cảm tình và ngưỡng mộ dành cho Đức Phanxicô càng lên cao hơn nữa. Tuy nhiên, song song với cảm tình và sự ngưỡng mộ ấy, Đức Phanxicô đang càng ngày càng phải đối diện hơn với hội chứng “người con trai trưởng”.
Hẳn ai cũng nhớ câu truyện người con trai hoang đàng, một dụ ngôn được nhiều quan sát viên cho rằng rất thích hợp nhắc lại trong bối cảnh hiện nay với Đức Phanxicô đứng đầu Giáo Hội. Vì xét trong căn bản, trong 8 tháng qua, ngài liên tục giết nhiều con bê béo cho những con trai con gái hoang đàng của thời hậu hiện đại, qua hành động vươn tay ra với người đồng tính, với phụ nữ, người vô tín ngưỡng và gần như mọi thành phần khác bên trong và bên ngoài Giáo Hội từng cảm thấy mình bị coi như người xa lạ.
Hẳn nhiên, số con hoang đàng này phải thật đông, nên Đức Giáo Hoàng mới được nổi tiếng đến thế.
Nhưng cũng vì vậy, càng ngày càng có những người Công Giáo thấy mình giống người con trưởng trong dụ ngôn, ngỡ ngàng nghĩ rằng điều mình luôn cho là lòng trung thành với Giáo Hội, với ngôi vị giáo hoàng, thực sự đã bị hạ giá một cách “khó lòng chối cãi”.
Nhà báo John Allen cho rằng họ thuộc ít nhất ba nhóm người sau đây:
* Một số nhân viên tại Vatican, những người từ trước đến nay luôn làm tất cả những gì mình có thể làm được để phục vụ người kế vị Thánh Phêrô, nay cảm thấy ngã lòng khi nghe Đức Giáo Hoàng mô tả môi trường làm việc của họ nặc mùi duy nghiệp, “qui Vatican”, và là “phong cùi” kiểu triều đình vua chúa.
* Một số người Công Giáo phò sự sống, những người từ trước đến nay vốn phục vụ quyền lợi Giáo Hội trong các vấn đề gây tranh cãi và đôi lúc khá không được lòng người như phá thai và hôn nhân đồng tính, nhưng nay bỗng có cảm thức: Đức Giáo Hoàng coi một số cố gắng của họ đặt không đúng chỗ hay quá đáng.
* Một số người Công Giáo có tinh thần phúc âm, cả giáo sĩ lẫn giáo dân, những người vốn cố gắng tái khẳng định một ý thức mạnh mẽ về căn tính Công Giáo chống lại các lực lượng bị họ coi như đang tìm cách hạ giá căn tính này, nay thấy như Đức Giáo Hoàng đang làm họ hụt hẫng. Một số nhà lãnh đạo thuộc thể loại hộ giáo tái sinh Công Giáo, chẳng hạn, đang rất hân hoan trong những ngày vừa qua khi nghe Đức Phanxicô cho rằng cải đạo là chuyện “vô nghĩa một cách long trọng”.
Cho đến lúc này, những trực cảm trên có được biện minh hay không và được biện minh tới đâu không hẳn là trọng điểm. Nhưng chúng có đó, và những người với lỗ tai thính trong các giới này xem ra đang rất lo âu.
Hôm thứ Ba vừa qua, văn sĩ Công Giáo Ý nổi tiếng là Vittorio Messori có cho đăng một tiểu luận trên trang nhất tờ báo hàng đầu của Ý là tờ Corriere della Sera, biểu lộ nhiều “hoài cảm nhớ thương” mà nhiều người trong giới của ông dành cho Đức Bênêđíctô XVI. Ông nhắc bạn đọc nhớ rằng đối với các tín hữu, trung thành với Đức Giáo Hoàng, bất kể vị ấy là ai, “được đặt căn bản trên một điều gì đó rất khác với cảm tình cá nhân”.
Messori nổi tiếng trước nhất nhờ là tác giả của Phúc Trình Ratzinger, một cuộc phỏng vấn gây chấn động “ông hoàng tín lý” của Vatican lúc ấy, và cũng là người đã cho xuất bản cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” với Đức GH Gioan Phaolô II năm 1994. Lịch sử ấy đem lại cho ông một khả tín tính rất mạnh, nhất là trong các giới Công Giáo có chút bảo thủ.
Một cách gián tiếp, dường như Messori muốn nhắn gửi bạn đọc rằng: dù thích hay không, nhưng vì Đức Phanxicô là giáo hoàng, nên bạn cũng phải vào hàng ngũ thôi.
Một nhà văn Ý khác, là Andrea Gagliarducci, cũng cho đăng một bài báo bàn tới điều các giới bên trong Vatican đang ưu tư hiện nay.
Ông viết: “Hiện nay, xem ra điều người ngoài Giáo Hội nghĩ quan trọng hơn điều người bên trong Giáo Hội nghĩ. Vatican [dưới thời Đức Phanxicô] hướng về các VIP [những nhân vật nổi tiếng] để cổ vũ việc mình làm, và không bao giờ nghĩ tới việc trân qúi các nhà chuyên nghiệp cao cấp mình vốn đang có”.
Về hiện tượng này, John Allen nhận định rằng nhờ sống phần lớn 3 tuần lễ qua tại Rôma, ông thấy rõ phản ứng bên trong Vatican đối với vị tân giáo hoàng vẫn hết sức tích cực. Phần đông thỏa mãn khi thấy những cải cách hằng mong chờ từ trước nay đã bắt đầu được thực thi; người ta khó có thể cưỡng lại tâm tư này là bạn đang thuộc phe thắng thế.
Tuy nhiên, cùng một lúc, ông cũng nghe được những tiếng lầu bầu đại loại như “ước chi ngài đừng bắn bừa vào chúng tôi nữa”. Trên một bình diện nào đó, Đức Phanxicô không việc chi phải bối rối. Cuộc thay đổi nào cũng gặp chống đối cả, trong khi ngài được sự hỗ trợ lớn lao của quần chúng. Tuy thế, vẫn có hai lý do để tin rằng với thời gian, ngài sẽ lưu tâm tới sự nhậy cảm của những người con trai trưởng.
Thứ nhất, hiển nhiên ngài trân qúi sự hợp nhất trong Giáo Hội, do đó đã dành trọn buổi yết kiến chung, ngày 25 tháng Chín, cho chủ đề này. Hôm ấy, ngài cho hay: “Điều quan trọng là phải tìm cách xây dựng hiệp thông, dạy dỗ về hiệp thông, vượt qua các hiểu lầm và chia rẽ, bắt đầu từ gia đình, từ thực tại Giáo Hội. Thế giới chúng ta cần hợp nhất, chúng ta cần hòa giải và hiệp thông, và Giáo Hội là nhà của hiệp thông”.
Biết rằng nhiều người Công Giáo cảm thấy mình bị bỏ rơi khi tầu rời sân ga, chắc chắn ngài sẽ tìm cách đem họ lên tầu mà vẫn không phản bội viễn kiến nòng cốt hay ý thức ưu tiên của mình.
Thứ hai, Đức Phanxicô là người đủ khôn khéo chính trị để chẳng chóng thì chầy, sẽ biết rõ mình cần những người con trai trưởng này mới mong thực thi được các chương trình của mình.
Một thành viên trong Hội Đồng 8 Hồng Y của Đức Phanxicô cho Allen hay: Đức Phanxicô tỏ ra quan tâm tới việc chăm sóc mục vụ cho các nhân viên Vatican. Ngài muốn họ thấy họ được trân qúi như những con người chứ không phải như những con ốc trong một cỗ máy. Một trong những việc có thể làm được trong khía cạnh này hẳn là việc ngài sẽ ý tứ hơn tới chiều kích tiêu cực trong ngôn từ sắc cạnh của ngài đối với nền văn hóa hiện nay tại Vatican, dù ngôn ngữ này xem ra rất cần thiết hiện nay.
Trong dụ ngôn người con trai hoang đàng, người cha cuối cùng đã lưu ý tới sự nhậy cảm của người con trai trưởng, nên đã kéo riêng anh ta ra để bảo đảm với anh ta rằng “mọi sự cha có đều là của con”. Chắc chắn sẽ tới lúc, Đức Phanxicô làm như thế với các con trai con gái trưởng của ngài.
Nghĩ tới ta
Mục tử tốt chắc chắn không bỏ rơi 99 chiên ngoan, chỉ tạm thời xa chúng sau khi đã tin chắc chúng được an toàn, để đi tìm 1 chiên lạc. Chúa Giêsu từng long trọng tuyên bố rằng Người không để bất cứ người nào Chúa Cha trao cho Người phải “hư mất”. Đức Phanxicô, với lửa Kitô bừng cháy trên huy hiệu, chắc chắn cũng đã đoan hứa như thế tại nhà nguyện Sistine và nhất là tại nhà nguyện Phaolô lúc ngài được trải nghiệm huyền nhiệm trong ngày được Hồng Y đoàn trao thừa tác vụ Phêrô cho.
Giáo Hội Việt Nam cũng đang chứng kiến một thay đổi đáng kể về lãnh đạo: Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc một mạch từ giáo phận Mỹ Tho thăng chức Tổng Giám Mục phó với quyền kế vị tổng giáo phận Sài Gòn, một việc kế vị chắc chắn sẽ diễn ra nay mai, theo cung cách Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “cám ơn” Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn dịp họp hội nghị toàn thể vừa qua. Và dù chưa được nhận dây Pallium, ngài vẫn đã được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bầu chọn vào chức chủ tịch của Hội Đồng. Nói theo kiểu phàm nhân, thì ngài thăng chức nhanh như gió. Cái nhìn đức tin thì tin vào một quan phòng đặc biệt.
Còn nhớ dịp cơ mật viện bầu Đức HY Ratzinger làm giáo hoàng, John Allen, lúc đó tường trình cho cả CNN, nhận định rằng: với người Công Giáo, vị nào được bầu cũng đều được họ thương yêu nhận làm giáo hoàng của họ. Mà đúng như thế. Cảm tình dành cho Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô trong ngày có lời “habemus papam” đều giống nhau. Người Công Giáo nào cũng yêu thương nhận các ngài là giáo hoàng của mình.
Hình như Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc không được như thế nơi người Công Giáo Việt Nam, nhất là nơi một số người Công Giáo Việt Nam hải ngoại. Khi nghe tin ngài được thăng tổng giám mục phó với quyền kế vị, một số người cho phát tán bài nói của ngài mấy năm trước tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma và một nhận định của một linh mục Việt Nam về bài nói đó, ngụ ý không hoan nghênh việc bổ nhiệm này.
Vết thương cũ mấy năm trước nay hình như lại muốn được mưng lại. Và điều này quả không thích hợp chút nào với bầu khí Phanxicô mới mẻ của Giáo Hội Công Giáo nói chung. Bầu khí này đang mời gọi mọi người con của Giáo Hội Việt Nam, cả giáo phẩm lẫn giáo sĩ và giáo dân hồi tâm nhận trách nhiệm của mình trong việc tạo ra và khoét sâu vết thương kia và tìm mọi cách để nó đừng mưng lại.
Cụ thể là Đức TGM phó Bùi Văn Đọc. Điều ngài quả quyết: Giáo Hội Việt Nam có trách nhiệm phải phúc âm hóa cả người Cộng Sản nữa, không sai chút nào với tinh thần Tin Mừng của Chúa Giêsu thành Nadarét. Người đến cứu mọi người, kể cả người Cộng Sản, không như người Jansenists ngày nào, cho rằng Người chỉ cứu một nhóm người nhỏ xíu, qui tụ dưới đôi tay xuội lơ thu gọn gần thân mình của Người trên Thánh Giá. Nhưng phải tới năm 2013, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo với một sức hấp dẫn vượt bực mới dám công khai nói thế. Đức Cha Đọc nói hơi sớm hơn thế dù không có được sức hấp dẫn của Đức Phanxicô. Vả lại ở Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, ngài nói thế nhắm vào ai? Thiển nghĩ nay là lúc các chủ chăn Việt Nam đi theo khuôn thước của Đức Phanxicô và nhất là cung cách cư xử của người cha đối với người con trưởng: lắng nghe và xoa dịu sự nhậy cảm của anh ta. Tình cha con là trọng, xá chi lối ăn nói. Vả lại tương lai Giáo Hội Việt Nam cần cả bàn tay đóng góp của những người con, không hẳn là trưởng, nhưng ưa “lầu bầu” này.
Phần những người con “lầu bầu”, thiển nghĩ họ cần nhận phần trách nhiệm của mình trong việc tạo ra và khoét sâu vết thương ngày nào. Là nạn nhân của chế độ bạo tàn Cộng Sản, ta không thể chịu được thái độ của những người bênh vực chủ nghĩa ấy. Phản ứng của ta vì thế không hẳn phi lý. Tuy nhiên, đã có những quá trớn trong phản ứng này. Nhiều người chỉ trích điều họ gọi là “mục vụ xin tiền” của các giáo phẩm và giáo sĩ Việt Nam, nhưng khôi hài một điều là chính họ cũng làm “mục vụ xin tiền”, bằng cách bán sách, tổ chức tiệc tùng gây quĩ, không hẳn để xây nhà thờ, phòng giáo lý, mà là nhiều mục tiêu khác, trong đó có mục tiêu chính trị. Dĩ nhiên, có những lạm dụng trong việc quyên tiền ngoại quốc từ Việt Nam. Nhưng phải nói sao về hội chứng nhà giầu, hay hội chứng “Mỹ viện trợ”: nhận tiền của tôi phải theo ý tôi, không theo ý tôi, tôi “cúp viện trợ”. Kết quả: chỉ Giáo Hội Việt Nam bị thiệt thòi thôi.
Thời gian ấy, nhiều vị giáo phẩm Việt Nam bị công khai mang ra “hành tội” trước công luận “internet” với đủ thứ ngôn từ kiểu đấu tố của Cộng Sản ngày nào. Lạ một điều, dù nay sự thật đã phơi bày, nhiều sự kiện rành rành chứng minh một số vị không làm tay sai cho Cộng Sản. Nhưng cả những ông vênh vang học vị tiến sĩ, cũng chưa có ai can đảm lên tiếng xin lỗi, hay ít nhất để đính chính cả. Ai trong chúng ta cũng nặng tình với Giáo Hội Việt Nam, không ai muốn Giáo Hội ấy bị thương tổn, kể cả thương tổn ta cho là do “thoả hiệp” với Cộng Sản gây ra. Nhưng cung cách phản ứng của ta vô tình càng đẩy những người của ta về phía địch. Thái độ của người cha đã khiến người con “lầu bầu” chịu cùng vào chung vui với gia đình hẳn là bài học quí giá. Hai thái độ này, thái độ của người cha và thái độ sau đó của người con trưởng, nếu được đem áp dụng vào Giáo Hội Việt Nam, chắc chăn sẽ vực Giáo Hội này lên, đủ sức đương đầu với bất cứ thế lực đen tối nào.
Hẳn ai cũng nhớ câu truyện người con trai hoang đàng, một dụ ngôn được nhiều quan sát viên cho rằng rất thích hợp nhắc lại trong bối cảnh hiện nay với Đức Phanxicô đứng đầu Giáo Hội. Vì xét trong căn bản, trong 8 tháng qua, ngài liên tục giết nhiều con bê béo cho những con trai con gái hoang đàng của thời hậu hiện đại, qua hành động vươn tay ra với người đồng tính, với phụ nữ, người vô tín ngưỡng và gần như mọi thành phần khác bên trong và bên ngoài Giáo Hội từng cảm thấy mình bị coi như người xa lạ.
Hẳn nhiên, số con hoang đàng này phải thật đông, nên Đức Giáo Hoàng mới được nổi tiếng đến thế.
Nhưng cũng vì vậy, càng ngày càng có những người Công Giáo thấy mình giống người con trưởng trong dụ ngôn, ngỡ ngàng nghĩ rằng điều mình luôn cho là lòng trung thành với Giáo Hội, với ngôi vị giáo hoàng, thực sự đã bị hạ giá một cách “khó lòng chối cãi”.
Nhà báo John Allen cho rằng họ thuộc ít nhất ba nhóm người sau đây:
* Một số nhân viên tại Vatican, những người từ trước đến nay luôn làm tất cả những gì mình có thể làm được để phục vụ người kế vị Thánh Phêrô, nay cảm thấy ngã lòng khi nghe Đức Giáo Hoàng mô tả môi trường làm việc của họ nặc mùi duy nghiệp, “qui Vatican”, và là “phong cùi” kiểu triều đình vua chúa.
* Một số người Công Giáo phò sự sống, những người từ trước đến nay vốn phục vụ quyền lợi Giáo Hội trong các vấn đề gây tranh cãi và đôi lúc khá không được lòng người như phá thai và hôn nhân đồng tính, nhưng nay bỗng có cảm thức: Đức Giáo Hoàng coi một số cố gắng của họ đặt không đúng chỗ hay quá đáng.
* Một số người Công Giáo có tinh thần phúc âm, cả giáo sĩ lẫn giáo dân, những người vốn cố gắng tái khẳng định một ý thức mạnh mẽ về căn tính Công Giáo chống lại các lực lượng bị họ coi như đang tìm cách hạ giá căn tính này, nay thấy như Đức Giáo Hoàng đang làm họ hụt hẫng. Một số nhà lãnh đạo thuộc thể loại hộ giáo tái sinh Công Giáo, chẳng hạn, đang rất hân hoan trong những ngày vừa qua khi nghe Đức Phanxicô cho rằng cải đạo là chuyện “vô nghĩa một cách long trọng”.
Cho đến lúc này, những trực cảm trên có được biện minh hay không và được biện minh tới đâu không hẳn là trọng điểm. Nhưng chúng có đó, và những người với lỗ tai thính trong các giới này xem ra đang rất lo âu.
Hôm thứ Ba vừa qua, văn sĩ Công Giáo Ý nổi tiếng là Vittorio Messori có cho đăng một tiểu luận trên trang nhất tờ báo hàng đầu của Ý là tờ Corriere della Sera, biểu lộ nhiều “hoài cảm nhớ thương” mà nhiều người trong giới của ông dành cho Đức Bênêđíctô XVI. Ông nhắc bạn đọc nhớ rằng đối với các tín hữu, trung thành với Đức Giáo Hoàng, bất kể vị ấy là ai, “được đặt căn bản trên một điều gì đó rất khác với cảm tình cá nhân”.
Messori nổi tiếng trước nhất nhờ là tác giả của Phúc Trình Ratzinger, một cuộc phỏng vấn gây chấn động “ông hoàng tín lý” của Vatican lúc ấy, và cũng là người đã cho xuất bản cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” với Đức GH Gioan Phaolô II năm 1994. Lịch sử ấy đem lại cho ông một khả tín tính rất mạnh, nhất là trong các giới Công Giáo có chút bảo thủ.
Một cách gián tiếp, dường như Messori muốn nhắn gửi bạn đọc rằng: dù thích hay không, nhưng vì Đức Phanxicô là giáo hoàng, nên bạn cũng phải vào hàng ngũ thôi.
Một nhà văn Ý khác, là Andrea Gagliarducci, cũng cho đăng một bài báo bàn tới điều các giới bên trong Vatican đang ưu tư hiện nay.
Ông viết: “Hiện nay, xem ra điều người ngoài Giáo Hội nghĩ quan trọng hơn điều người bên trong Giáo Hội nghĩ. Vatican [dưới thời Đức Phanxicô] hướng về các VIP [những nhân vật nổi tiếng] để cổ vũ việc mình làm, và không bao giờ nghĩ tới việc trân qúi các nhà chuyên nghiệp cao cấp mình vốn đang có”.
Về hiện tượng này, John Allen nhận định rằng nhờ sống phần lớn 3 tuần lễ qua tại Rôma, ông thấy rõ phản ứng bên trong Vatican đối với vị tân giáo hoàng vẫn hết sức tích cực. Phần đông thỏa mãn khi thấy những cải cách hằng mong chờ từ trước nay đã bắt đầu được thực thi; người ta khó có thể cưỡng lại tâm tư này là bạn đang thuộc phe thắng thế.
Tuy nhiên, cùng một lúc, ông cũng nghe được những tiếng lầu bầu đại loại như “ước chi ngài đừng bắn bừa vào chúng tôi nữa”. Trên một bình diện nào đó, Đức Phanxicô không việc chi phải bối rối. Cuộc thay đổi nào cũng gặp chống đối cả, trong khi ngài được sự hỗ trợ lớn lao của quần chúng. Tuy thế, vẫn có hai lý do để tin rằng với thời gian, ngài sẽ lưu tâm tới sự nhậy cảm của những người con trai trưởng.
Thứ nhất, hiển nhiên ngài trân qúi sự hợp nhất trong Giáo Hội, do đó đã dành trọn buổi yết kiến chung, ngày 25 tháng Chín, cho chủ đề này. Hôm ấy, ngài cho hay: “Điều quan trọng là phải tìm cách xây dựng hiệp thông, dạy dỗ về hiệp thông, vượt qua các hiểu lầm và chia rẽ, bắt đầu từ gia đình, từ thực tại Giáo Hội. Thế giới chúng ta cần hợp nhất, chúng ta cần hòa giải và hiệp thông, và Giáo Hội là nhà của hiệp thông”.
Biết rằng nhiều người Công Giáo cảm thấy mình bị bỏ rơi khi tầu rời sân ga, chắc chắn ngài sẽ tìm cách đem họ lên tầu mà vẫn không phản bội viễn kiến nòng cốt hay ý thức ưu tiên của mình.
Thứ hai, Đức Phanxicô là người đủ khôn khéo chính trị để chẳng chóng thì chầy, sẽ biết rõ mình cần những người con trai trưởng này mới mong thực thi được các chương trình của mình.
Một thành viên trong Hội Đồng 8 Hồng Y của Đức Phanxicô cho Allen hay: Đức Phanxicô tỏ ra quan tâm tới việc chăm sóc mục vụ cho các nhân viên Vatican. Ngài muốn họ thấy họ được trân qúi như những con người chứ không phải như những con ốc trong một cỗ máy. Một trong những việc có thể làm được trong khía cạnh này hẳn là việc ngài sẽ ý tứ hơn tới chiều kích tiêu cực trong ngôn từ sắc cạnh của ngài đối với nền văn hóa hiện nay tại Vatican, dù ngôn ngữ này xem ra rất cần thiết hiện nay.
Trong dụ ngôn người con trai hoang đàng, người cha cuối cùng đã lưu ý tới sự nhậy cảm của người con trai trưởng, nên đã kéo riêng anh ta ra để bảo đảm với anh ta rằng “mọi sự cha có đều là của con”. Chắc chắn sẽ tới lúc, Đức Phanxicô làm như thế với các con trai con gái trưởng của ngài.
Nghĩ tới ta
Mục tử tốt chắc chắn không bỏ rơi 99 chiên ngoan, chỉ tạm thời xa chúng sau khi đã tin chắc chúng được an toàn, để đi tìm 1 chiên lạc. Chúa Giêsu từng long trọng tuyên bố rằng Người không để bất cứ người nào Chúa Cha trao cho Người phải “hư mất”. Đức Phanxicô, với lửa Kitô bừng cháy trên huy hiệu, chắc chắn cũng đã đoan hứa như thế tại nhà nguyện Sistine và nhất là tại nhà nguyện Phaolô lúc ngài được trải nghiệm huyền nhiệm trong ngày được Hồng Y đoàn trao thừa tác vụ Phêrô cho.
Giáo Hội Việt Nam cũng đang chứng kiến một thay đổi đáng kể về lãnh đạo: Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc một mạch từ giáo phận Mỹ Tho thăng chức Tổng Giám Mục phó với quyền kế vị tổng giáo phận Sài Gòn, một việc kế vị chắc chắn sẽ diễn ra nay mai, theo cung cách Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “cám ơn” Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn dịp họp hội nghị toàn thể vừa qua. Và dù chưa được nhận dây Pallium, ngài vẫn đã được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bầu chọn vào chức chủ tịch của Hội Đồng. Nói theo kiểu phàm nhân, thì ngài thăng chức nhanh như gió. Cái nhìn đức tin thì tin vào một quan phòng đặc biệt.
Còn nhớ dịp cơ mật viện bầu Đức HY Ratzinger làm giáo hoàng, John Allen, lúc đó tường trình cho cả CNN, nhận định rằng: với người Công Giáo, vị nào được bầu cũng đều được họ thương yêu nhận làm giáo hoàng của họ. Mà đúng như thế. Cảm tình dành cho Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô trong ngày có lời “habemus papam” đều giống nhau. Người Công Giáo nào cũng yêu thương nhận các ngài là giáo hoàng của mình.
Hình như Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc không được như thế nơi người Công Giáo Việt Nam, nhất là nơi một số người Công Giáo Việt Nam hải ngoại. Khi nghe tin ngài được thăng tổng giám mục phó với quyền kế vị, một số người cho phát tán bài nói của ngài mấy năm trước tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma và một nhận định của một linh mục Việt Nam về bài nói đó, ngụ ý không hoan nghênh việc bổ nhiệm này.
Vết thương cũ mấy năm trước nay hình như lại muốn được mưng lại. Và điều này quả không thích hợp chút nào với bầu khí Phanxicô mới mẻ của Giáo Hội Công Giáo nói chung. Bầu khí này đang mời gọi mọi người con của Giáo Hội Việt Nam, cả giáo phẩm lẫn giáo sĩ và giáo dân hồi tâm nhận trách nhiệm của mình trong việc tạo ra và khoét sâu vết thương kia và tìm mọi cách để nó đừng mưng lại.
Cụ thể là Đức TGM phó Bùi Văn Đọc. Điều ngài quả quyết: Giáo Hội Việt Nam có trách nhiệm phải phúc âm hóa cả người Cộng Sản nữa, không sai chút nào với tinh thần Tin Mừng của Chúa Giêsu thành Nadarét. Người đến cứu mọi người, kể cả người Cộng Sản, không như người Jansenists ngày nào, cho rằng Người chỉ cứu một nhóm người nhỏ xíu, qui tụ dưới đôi tay xuội lơ thu gọn gần thân mình của Người trên Thánh Giá. Nhưng phải tới năm 2013, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo với một sức hấp dẫn vượt bực mới dám công khai nói thế. Đức Cha Đọc nói hơi sớm hơn thế dù không có được sức hấp dẫn của Đức Phanxicô. Vả lại ở Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, ngài nói thế nhắm vào ai? Thiển nghĩ nay là lúc các chủ chăn Việt Nam đi theo khuôn thước của Đức Phanxicô và nhất là cung cách cư xử của người cha đối với người con trưởng: lắng nghe và xoa dịu sự nhậy cảm của anh ta. Tình cha con là trọng, xá chi lối ăn nói. Vả lại tương lai Giáo Hội Việt Nam cần cả bàn tay đóng góp của những người con, không hẳn là trưởng, nhưng ưa “lầu bầu” này.
Phần những người con “lầu bầu”, thiển nghĩ họ cần nhận phần trách nhiệm của mình trong việc tạo ra và khoét sâu vết thương ngày nào. Là nạn nhân của chế độ bạo tàn Cộng Sản, ta không thể chịu được thái độ của những người bênh vực chủ nghĩa ấy. Phản ứng của ta vì thế không hẳn phi lý. Tuy nhiên, đã có những quá trớn trong phản ứng này. Nhiều người chỉ trích điều họ gọi là “mục vụ xin tiền” của các giáo phẩm và giáo sĩ Việt Nam, nhưng khôi hài một điều là chính họ cũng làm “mục vụ xin tiền”, bằng cách bán sách, tổ chức tiệc tùng gây quĩ, không hẳn để xây nhà thờ, phòng giáo lý, mà là nhiều mục tiêu khác, trong đó có mục tiêu chính trị. Dĩ nhiên, có những lạm dụng trong việc quyên tiền ngoại quốc từ Việt Nam. Nhưng phải nói sao về hội chứng nhà giầu, hay hội chứng “Mỹ viện trợ”: nhận tiền của tôi phải theo ý tôi, không theo ý tôi, tôi “cúp viện trợ”. Kết quả: chỉ Giáo Hội Việt Nam bị thiệt thòi thôi.
Thời gian ấy, nhiều vị giáo phẩm Việt Nam bị công khai mang ra “hành tội” trước công luận “internet” với đủ thứ ngôn từ kiểu đấu tố của Cộng Sản ngày nào. Lạ một điều, dù nay sự thật đã phơi bày, nhiều sự kiện rành rành chứng minh một số vị không làm tay sai cho Cộng Sản. Nhưng cả những ông vênh vang học vị tiến sĩ, cũng chưa có ai can đảm lên tiếng xin lỗi, hay ít nhất để đính chính cả. Ai trong chúng ta cũng nặng tình với Giáo Hội Việt Nam, không ai muốn Giáo Hội ấy bị thương tổn, kể cả thương tổn ta cho là do “thoả hiệp” với Cộng Sản gây ra. Nhưng cung cách phản ứng của ta vô tình càng đẩy những người của ta về phía địch. Thái độ của người cha đã khiến người con “lầu bầu” chịu cùng vào chung vui với gia đình hẳn là bài học quí giá. Hai thái độ này, thái độ của người cha và thái độ sau đó của người con trưởng, nếu được đem áp dụng vào Giáo Hội Việt Nam, chắc chăn sẽ vực Giáo Hội này lên, đủ sức đương đầu với bất cứ thế lực đen tối nào.