Những hậu quả tiêu cực của phong trào khuynh tả tại Tây phương

Như chúng ta đều đã rõ là trong và sau cuộc thế chiến II, những người cộng sản Số Viết đã hầu như mặc sức tung hoành nhuộm đỏ các nước Âu châu bao nhiêu như họ có thể. Bắt đầu là các nước nhỏ. Lettland, Litauen và Estland đã nhanh chóng biến mất sau bức màn sắt. Tiếp theo là các nước lớn hơn, như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Rumenien, Tiệp Khắc, NamTư, Bulgarie và Đông Đức. Nói tắt là dù muốn hay không, mỗi một khi một nước nào đó đã rơi vào trong gọng kìm quân sự của Mạc Tư Khoa đều trở thành một phần đất của đế quốc đỏ Sô Viết.

Những người cộng sản Sô Viết thực sự mang tham vọng muốn nhuộm đỏ toàn cầu theo một lịch trình rất quy củ và có chiến lược. Vì thế, họ luôn để mắt dòm ngó các quốc gia đang nằm ngoài gọng kìm quân sự của họ và tìm mọi cách gửi các cán bộ xâm nhập vào các quốc gia ấy để tuyên truyền, gây hoang mang và cổ xuý sự bất bình phản đối của dân chúng đối với chính quyền sở tại qua các cuộc xuống đường và biểu tình liên miên, hầu chờ khi thời điểm thuận tiện cho phép là họ dùng bạo lực cướp chính quyền. Tất cả những hoạt động gây rối loạn này hoàn toàn trực thuộc sự chỉ huy của cơ quan tuyên truyền của điện Cẩm Linh với sự hợp tác của những đảng cộng sản địa phương tại các nước Tây Âu, kể cả với đảng cộng sản tại Hoa Kỳ CPUSA (communist Party USA) và đảng cộng sản Anh quốc CPGB (communist Party of Great Britain).

Trường phái Frankfurt

Góp phần vào những hoạt động phá hoại trên người ta còn phải kể tới phong trào khuynh tả mà người ta thường gọi là trường phái Frankfurt, một trường phái quá khích đã từng gây nên những xáo trộn xã hội nghiêm trọng trong suốt nhiều thập niên sau trận thế chiến II, trước hết là tại Hoa Kỳ và tiếp đến là Anh quốc. Trường phái tả khuynh Frankfurt do ông György Lukács, một cán bộ cộng sản người Hung Gia Lợi, thành lập vào năm 1933 tại Frankfurt/Đức quốc dưới danh hiệu là Học Viện nghiên cứu về chủ nghĩa Mác-xít.

Lukács là một cán bộ nòng cốt của phong trào cộng sản quốc tế (Comintern) được thành lập năm 1919 tại Mạc Tư Khoa, để „tranh đấu lật đổ giai cấp tư sản với tất cả mọi phương tiện, kể cả việc sử dụng vũ lực, hầu thiết lập một nước cộng hòa Sô Viết quốc tế.“

Chính Karl Marx đã cho rằng tình trạng hỗn loạn vô chính phủ tại một quốc gia là một sự dọn đường cần thiết cho một cuộc cách mạng rộng mở, trong đó „ông sẽ như một người khổng lồ đứng thẳng trên đôi chân của mình giữa những đống đổ nát.“ Và lời hiệu triệu của ông trong thế giới của những chiến sĩ cách mạng, Lukács cũng đã phát biểu những lời tương tự như quan điểm của Karl Marx: „Tôi thấy việc cách mạng hủy hoại xã hội hiện tại là một giải quyết cần thiết. Không thể đạt tới được công tác lật ngược các giá trị toàn cầu, nếu không có sự hủy hoại các giá trị cũ và sự tạo nên những giá trị mới qua một cuộc cách mạng.“

Vào thập niên 1930, Lukács còn có thêm hai đồng chí cộng sản hung hăng khác cùng đồng hành, đó là Max Horkheimer và Theodor Adorno. Nhưng chẳng may là cùng thời điểm ấy đảng Đức Quốc Xã của nhà độc tài Hitler đã lên nắm chính quyền, nên nhóm cộng sản của Lukács không còn chỗ dung thân tại Đức quốc nữa. Trước hết bọn họ kéo sang hoạt động tại New York, một nơi mà Học Viện rất được biết đến dưới danh nghĩa là Trường phái Frankfurt. Và vào thập niên 1950 nhóm này còn lôi kéo thêm được một thành viên mới là học giả Herbert Marcuse, và cả nhóm cùng nhau bắt đầu soạn sửa tương lai cho phong trào cộng sản của họ ngay trong thế giới dân chủ Tây phương.

Trường phái Frankfurt chính là nơi làm phát xuất học thuyết phê luận mà mục đích chính là nhằm phá hoại nền văn hóa Tây phương trong đó bao gồm: Kitô giáo, hệ thống tư bản, các chính quyền hiện hành, cơ cấu gia đình, trật tự xã hội hiện tại, các nguyên tắc luân lý, các truyền thống hiện tại, đạo đức về phái tính, sự trung tín, tinh thần dân tộc, quyền thừa kế, thuyết nhân chủng học và chủ nghĩa bảo thủ. Học thuyết phê luận của trường phái Frankfurt luôn lặp đi lặp lại những nguyên tắc cơ bản đầy sai trái và xấu xa của thế giới Tây phương, như: Kỳ thị chủng tộc, kỳ thị sự tương quan phái tính, chủ nghĩa đô hộ bá quyền, chủ nghĩa dân tộc, sự kỳ thị đời sống đồng tính, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa bài ngoại và chủ nghĩa đế quốc.

Herbert Marcuse

Herbert Marcuse là người gia nhập nhóm cộng sản quá khích khá muộn, nhưng là lại một thành phần đáng sợ nhất, mà những người đã từng một lần biết đến sẽ rất khó quên. Cuốn sách của ông với tựa đề „Eros and Civilisation“ – „Ái tình và văn hóa“, về sau lại được đổi thành „Cấu trúc bản năng và xã hội“, là một quảng cáo cho sự tự do luyến ái và sự tự do thỏa mãn các đòi hỏi tự nhiên của bản năng. Những ý thức hệ phản văn hóa của ông ta đã từ từ làm biến dạng và rồi tìm hủy diệt trong xã hội Hoa Kỳ và Tây phương tất cả những gì mà nền văn hóa Tây phương đã từng gầy dựng nên từ hàng chục thế kỷ qua. Một số lớn các nhà chính trị hiện đang điều hành thế giới và nắm giữ đa số các cơ cấu hành chính tại nhiều quốc gia Tây phương vốn từng là những cô cậu sinh viên thuộc loại „ngựa non háu đá“ xưa kia vào thập niên 1970 và thấm nhiễm tư tưởng „cách mạng“ phản văn hóa của Marcuse, mà mỗi lần xuống đường làm loạn thường cuồng nhiệt hô hét: „Hey hey, ho ho, Western Civ (civilisation) has got to go!“

Đó cũng là lý do biện giải tại sao trong suốt thập niện 1960 và 1970 đã bùng phát lên phong trào thần tượng hóa Marcuse. Còn nhóm sinh viên híp-py vào thời đó đa số là đồ đệ của Marcuse. Ông ta được họ đánh giá quá cao, đến nỗi những gì ông viết ra hay phát biểu đều được nhóm này nghiêm chỉnh ghi nhận như những giáo điều. Hậu quả này đã nói lên một cách rõ ràng là các sinh viên đã thấm nhiễm không chỉ quan điểm của Marcuse qua lời phát biểu của ông ta, mà các sinh viên thời bấy giờ đã coi như một câu châm ngôn sống: „Make Love not War“ – Hãy làm tình, chứ đừng gây chiến tranh, nhưng còn bị thấm nhiễm cả những lời tuyên truyền chống Tây phương và phản văn hóa của trường phái Frankfurt nữa. Nhưng một kinh nghiệm xương máu là đa số những kẻ ngu xuẩn và cuồng nhiệt, mà Lê-Nin đã sử dụng trong cuộc nổi dậy cướp chính quyền từ tay Nga Hoàng vào tháng 10 năm 1917 và từng được ông ta phong tặng cho tước hiệu „đồng chí“ và „chiến sĩ cách mạng“, đều bị đào thải, bị mất tích bí mật hay trở lại cuộc sống đời thường trong mất mát và quên lãng, ngoại trừ nhóm nòng cốt đầu não của đảng Bon-sơ-vích, của đảng cộng sản Sô Viết, là thụ hưởng mọi vinh quang sau khi thủ tiêu man rợ gia đình Nga Hoàng Nicolaj II và toàn bộ quan chức của ông.

Thực chất con người của Herbert Marcuse là một kẻ đầy mưu mô thâm độc. Mục đích đời ông ta là tìm cách hủy bỏ mọi truyền thống Tây phương, đứng đầu là Kitô giáo và những giá trị luân lý truyền thống, để thiết lập một xã hội cộng sản toàn cầu, trong đó mọi người hoàn toàn được sống tự do theo bản năng, chứ không còn bị cấm cản bởi bất cứ luật lệ tôn giáo hay luân lý đạo đức nào nữa. Trước câu hỏi là ai sẽ đóng vai trò giai cấp vô sản Nga Sô trong cuộc cách mạng ở Tây phương, Marcuse đã trả lời không chút do dự: Đó là tất cả những ai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, kể cả những thành phần thuộc xã hội đen, các thành phần nữ quyền, các nhóm đồng tính, các nhóm bất hảo (Asozialen & Entfremdeten) cũng như những người cách mạng của đệ tam thế giới mà biểu tượng là Che Guevara, tên thật là Ernesto Rafael Guevara de la Serna (1928-1967), sinh ra tại Á-căn-đình, nhưng đã bỏ học và theo Filcastro sang Cuba làm cách mạng, một người từng được biết đến như một anh hùng cách mạng gương mẫu không chỉ của dân tộc Cuba mà của toàn thể các nước thuộc đệ tam thế giới. Nhưng trong thực tế, Che là một kẻ say máu diệt chủng tại Cuba, lấy việc sát hại đối phương làm tiêu khiển. Vì thế, y đã quá thần tượng hóa Mao Trạch Đông và coi cuộc cách mạng văn hóa đẫm máu của nhà độc tài đỏ Trung Cộng làm gương mẫu cho mọi cuộc cách mạng, đến nỗi chính Fidel Castro cũng phải e ngại và đã thanh trừng Che qua gọng súng của công an Bolivien để tránh hậu họa.

Chủ nghĩa khủng bố văn hóa

Nguyên tắc chỉ đạo của đường lối chính trị phá hoại phát xuất từ trường phái Frankfurt được biết đến dưới danh hiệu „chủ nghĩa khủng bố văn hóa“ (kultureller Terorismus). Ngày nay người ta lại đơn thuần gọi là „công cuộc tu chỉnh chính trị“, một ý thức hệ chính trị mà các thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn hiểu rõ, mặc dầu rất ít người trong họ biết được chính xác nguồn gốc và lai lịch mang hình thức cách mạng, nhằm phá hoại và bài Tây phương của nó.

Nhưng người ta cũng phải tự hỏi là tại sao nạn nhân của „công cuộc tu chỉnh chính trị“ này lại đa số là người da trắng, tín hữu Kitô giáo, tư bản, những người có tính dục lành mạnh và là đàn ông, hay như một số người Mỹ đã mỉa mai gọi là „DWEMs“ (Dead White European Males) – bọn đàn ông Âu châu da trắng chết tiệt!

Câu trả lời thật đơn giản, đó là: Những người đàn ông và các phẩm chất, mà họ hiện thân, đã đặt nền móng, đã tạo nên điểm tựa và qua nhiều thế kỷ đã xây dựng một hệ thống tư tưởng và cơ cấu gia đình cũng như xã hội luôn liên kết chặt chẽ với nhau trong các hoàn cảnh và điều kiện hoàn toàn khác nhau và chính hệ thông tư duy và cơ cấu gia đình xã hội ấy đã tạo nên nền văn minh và văn hóa Tây phương nổi trội như chúng ta chứng kiến ngày nay. Nếu thế, thì một khi ký ức của chúng ta về nền văn minh ấy bị xóa bỏ, và nếu các sắc tộc loài người hiện đang là biểu tượng cho hệ thống tư tưởng ấy bị tiêu diệt, thì chính nền văn minh và văn hóa Tây phương cũng bị tiêu diệt.

Chỉ khi chúng ta nhận chân được thực tế đau buồn nói trên, thì bấy giờ chúng ta mới thấy được ý nghĩa của thế giới văn minh tiến bộ ngày nay như thế nào. Thật ra, tinh thần xã hội Tây phương không hề đột nhiên trở nên bệnh hoạn. Người Tây phương không hoàn toàn sống trong một xã hội bị phong trào bệnh hoạn „tu chỉnh chính trị“ chi phối. Điều đó không có nghĩa là tất cả họ đã trở nên già nua để không hiểu được điều đó. Một sự thật khủng khiếp là người Tây phương và cả chúng ta nữa đã từng vô tình tự để cho mình bị lôi kéo vào vòng kiềm tỏa của trào lưu khuynh tả đầy xảo quyệt, mà từ nhiều thập kỷ qua đã tuần tự nắm quyền bính tại Âu châu, nhất là tại Nga và các nước Đông Âu, rồi tiếp theo là một số nước khác trên thế giới.

Một số bằng chứng cho thực tại ấy là phong trào khuynh tả tự do thuần túy của người da trắng vốn từng công khai cực lực kết án chính sách đô hộ của người Âu châu tại các nước Á-Phi là hành động đế quốc xâm lược và ức hiếp các quốc gia kém mở mang, thì ngày nay khi các nước Âu châu bị chính sự đô hộ của một Sô Viết cộng sản luôn tìm cách kìm kẹp toàn thể Âu châu và cả thế giới dưới gông cùm bạo lực bất nhân của mình, thì nhóm khuynh tả lại ca ngợi như một sự giải phóng cần thiết, như một chiến thắng cách mạng. Chính nhóm khuynh tả này đã từng không tiếc lời đề cao và ca tụng cuộc nổi dậy cướp chính quyền thành công của Lê-nin và đồng bọn tại Nga vào tháng 10 năm 1917 như một cuộc cách mạng thế kỷ của nhân loại, thì ngày nay đã bị chính dân tộc Nga nói riêng và toàn thể các dân tộc Âu châu nói chung kết án là phản văn hóa, phản nhân bản, đã lôi kéo và nhấn chìm cả nhân loại nói chung và các nước Đông Âu nói riêng vào những sa lầy và tụt hậu khủng khiếp về luân lý đạo đức, về tôn giáo, về kinh tế và văn hóa. Vì thế, vào các năm 1989-90 thuộc thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản đã bị chính dân tộc Nga và các dân tộc Đông Âu bức tử và loại bỏ như một cản trở nguy hại cho sự tiến bộ của họ.

Tất cả những điều ấy đã quả quyết rằng không phải chủ nghĩa đô hộ là cái gai gây nhức nhối cho nhóm khuynh tả tự do cần phải nhổ đi hay là đối tượng tạo nên bao khó khăn cho họ, mà chính là nền văn minh Tây phương.

Ngày nay, để đạt tới việc mục đích tiêu diệt nền văn hóa Tây phương, những thành phần Mác-xít và khuynh tả tự do đã chấm dứt cuộc hành trình lâu dài của họ bằng cách trải qua các định chế như những „con tốt“ tạm thời. Họ khẳng định một cách ngụy biện rằng những hành động chính trị sai lầm khác nhau do nhóm họ gây ra là chỉ vì mục đích tìm phúc lợi chung cho toàn xã hội. Nhưng phải chăng đó là sự thật hay chỉ là sự biện minh vụng về?

Nếu người ta nhìn cận cạnh và quan sát thực tại một cách khách quan hơn, người ta sẽ cảm nhận được rằng những điều mà những người theo ý thức hệ cộng sản, hay nói theo ngôn từ của những người cộng sản là chủ nghĩa xã hội, luôn tuyên truyền chỉ nhằm một mục đích duy nhất là hủy hoại toàn bộ xã hội. Và dĩ nhiên, khi nói như thế không hề là một điều quá lời, vì thực tế cụ thể đã chứng minh điều đó. Nói cách khác, khi người ta muốn hủy diệt xã hội, thì người ta phải tuần tự phá bỏ những định chế khác nhau của xã hội, đó chính là:

(còn tiếp)