Ngày 11 tháng Chín, trong một lá thư gửi cho nhật báo Ý “La Republica”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thuật lại kinh nghiệm đức tin của ngài cho người vô tín ngưỡng. Lá thư này nhằm trả lời một số câu hỏi liên quan tới việc Giáo Hội phải đáp ứng ra sao đối với những người không tin vào Chúa Giêsu. Các câu hỏi này đã được nêu ra trên tờ báo này ngày 7 tháng Bẩy năm nay.
Đức Giáo Hoàng viết rằng: “Tôi cảm thấy rất tích cực, không phải chỉ đối với cá nhân mỗi người chúng ta mà thôi mà còn đối với cả xã hội nơi chúng ta đang sống, nếu có thể dừng lại để đối thoại với nhau về một thực tại rất quan trọng đối với đức tin, một thực tại dẫn ta tới lời dạy và khuôn mặt của Chúa Giêsu”.
“Ngày nay, tôi nghĩ có hai nhân tố đặc biệt biến cuộc đối thoại này thành một nhiệm vụ và một điều qúy giá. Hơn nữa, như mọi người đều biết, nó còn là một trong các mục tiêu chính của Công Đồng Vatican , do Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập, và của thừa tác vụ các Giáo Hoàng mà mỗi vị, với tính nhạy cảm và đóng góp riêng, kể từ thời đó tới nay, đã bước theo, trong khuôn thước do Công Đồng đặt để”.
Sau đó, Đức Phanxicô thuật lại kinh nghiệm bản thân của ngài về đức tin và việc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô trong cuộc sống của ngài. Ngài viết: “Đối với tôi, đức tin phát sinh từ việc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Một cuộc gặp gỡ có tính bản thân, tác động tới trái tim tôi và đem lại cho tôi một hướng đi và một ý nghĩa mới cho cuộc hiện sinh của tôi”.
“Nhưng cùng một lúc, nó cũng là một cuộc gặp gỡ chỉ có thể có được nhờ cộng đoàn đức tin nơi tôi sinh sống và nhờ cộng đoàn này tôi tìm được lối đi vào việc hiểu biết Thánh Kinh, vào cuộc đời mới vốn vọt lên như suối nước từ Chúa Giêsu qua các Bí Tích, vào tình huynh đệ với mọi người và vào việc phục vụ người nghèo, hình ảnh đích thực của Chúa. Tôi tin rằng: không có Giáo Hội, chắc chắn tôi đã không gặp được Chúa Giêsu, dù biết rằng hồng phúc bao la là đức tin vốn được duy trì trong bình chứa bằng đất sét dễ vỡ là chính nhân tính chúng ta”.
Về vấn đề Giáo Hội đáp ứng ra sao đối với những người không có cùng một đức tin như mình vào Chúa Kitô, Đức Phanxicô trả lời: lượng từ bi của Thiên Chúa là lượng từ bi vô lường nếu người ta chịu hướng về Người với một tâm hồn thành thực và xám hối. “Vấn đề thực sự đối với những người không tin vào Thiên Chúa nằm ở chỗ lắng nghe chính lương tâm của họ”.
“Cả đối với những người không có đức tin, tội lỗi hệ ở việc đi ngược lại lương tâm của mình. Thực vậy, lắng nghe và vâng theo lương tâm của mình là đưa ra các quyết định liên quan tới những điều mình cho là đúng hay xấu. Tính thiện hay tính ác trong hành động của chúng ta hệ ở chính các quyết định này”.
Một trong các câu hỏi được Đức Phanxicô trả lời liên quan tới việc liệu có tội hay không khi tin rằng không hề có một chân lý tuyệt đối. Ngài cho hay: chân lý là “tình yêu Thiên Chúa dành cho ta trong Chúa Giêsu Kitô. Thành thử, chân lý là một liên hệ! Mỗi người chúng ta đều nhận được chân lý và phát biểu nó ra theo cách riêng của mình tùy theo lịch sử, văn hóa và hoàn cảnh sống”.
Câu hỏi cuối cùng được Đức Thánh Cha trả lời là: “Khi không còn con người trên mặt đất nữa, thì tư duy có thể tưởng tượng ra Thiên Chúa có biến mất hay không?”. Đức Phanxicô nói rằng “sự cao cả của con người hệ ở khả năng suy nghĩ của họ về Thiên Chúa. Và điều này có nghĩa họ có khả năng cảm nghiệm được việc nhận ra và bước vào liên hệ với Người... Nhưng liên hệ bao giờ cũng là liên hệ giữa hai thực tại. Thiên Chúa không tùy thuộc ý nghĩ của ta. Đàng khác, dù sự sống của con người có chấm dứt trên mặt đất, điều mà theo đức tin Kitô Giáo, chắc chắn sẽ xẩy ra, con người vẫn không ngừng hiện hữu, và bằng một cách chúng ta không biết, cả vũ trụ này nữa, vũ trụ từng được tạo dựng cùng với con người, cũng sẽ không ngừng tiếp tục hiện hữu”.
Trong phần kết luận, Đức Phanxicô nhấn mạnh tới sứ mệnh của Giáo Hội trong việc loan báo Chúa Giêsu bất chấp các thiếu sót của mình. Ngài viết: “Tôi tin rằng, bất chấp mọi chậm chạp, bất trung, sai lầm và tội lỗi rất có thể có nơi các chi thể của mình, Giáo Hội sẽ không có một ý nghĩa nào hay một mục đích nào khác hơn là sống và làm chứng cho Chúa Giêsu”.
Chấn động mới nhất
John L. Allen Jr. của tờ National Catholic Reporter coi lá thư trên như chấn động mới nhất tại Vatican, chứ không hẳn các nhận định mới đây của Đức TGM Pietro Parolin, người vừa được Đức Phanxicô cử nhiệm làm quốc vụ khánh, về độc thân và dân chủ. Thực vậy, lá thư riêng được Đức Phanxicô gửi cho một ký giả nổi tiếng, vốn là người vô tín ngưỡng, đã được đăng trên tranh nhất của tờ La Republica đông độc giả nhất nước Ý.
Allen lưu ý tới 3 điểm từng được nhiều người nói tới trước đây kể cả các vị giáo hoàng, nhưng chưa bao giờ rõ ràng bằng dịp này:
a) Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ giao ước của Người với Dân Do Thái, và Giáo Hội “không bao giờ biết ơn đủ” đối với người Do Thái vì đã bảo tồn đức tin của họ bất chấp mọi kinh hoàng của lịch sử, nhất là nạn Shoah, chữ Do Thái có nghĩa diệt chủng.
b) Lượng từ bi của Thiên Chúa “không cùng” và do đó, vươn tới cả những người không tin nữa. Với những người này, tội không hệ ở việc thiếu niềm tin vào Thiên Chúa, mà đúng hơn hệ ở việc không tuân theo tiếng lương tâm.
c) Chân lý không “thay đổi hay có tính chủ quan” nhưng Đức Phanxicô cho hay ngài không muốn nói nó “tuyệt đối”, theo nghĩa không ăn uống với ai, không có bất cứ liên hệ nào. Ngài bảo: chân lý chiếm hữu ta, chứ không ngược lại, và chân lý luôn được phát biểu theo “lịch sử và văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống của người ta”.
Các vị giáo hoàng trước đây vốn trao đổi tư duy với các nhà báo. Đức Gioan Phaolô II với Vittorio Messor qua cuốn “Vượt Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, xuất bản năm 1994. Đức Bênêđíctô XVI với Peter Seewald qua cuốn "Ánh Sáng Thế Gian” xuất bản năm 2010.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, một vị giáo hoàng đích thân trả lời các câu hỏi được đặt ra cho ngài trên hai bài xã luận của một tờ nhật báo. Eugenio Scalfari, một trong những người lập ra tờ La Republica, đã viết hai bài xã luận, một vào hồi tháng Bẩy và một vào hồi tháng Tám, ngỏ ý muốn được hỏi chính Đức Phanxicô mấy câu.
Khởi điểm của Scalfari là đoạn của thông điệp Lumen Fidei mới đây, nói rằng: “bao lâu họ thành thực cởi mở đối với tình yêu và lên đường với bất cứ ánh sáng nào thấy được”, người vô tín ngưỡng “dù không biết, nhưng đã đang ở trên con đường dẫn tới đức tin rồi”.
Scalfari vốn là người nổi tiếng thuộc phe tả của Ý, rất tích cực trong các đảng phái xã hội chủ nghĩa và cấp tiến. Ông cũng công khai tuyên bố mình là người vô thần không tin bất cứ tôn giáo nào và hay lên tiếng chỉ trích vai trò của Giáo Hội trong nền chính trị Ý.
Để trả lời Scalfari, Đức Phanxicô cho rằng cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và người vô tín ngưỡng là điều quan trọng vì 2 lý do: Thứ nhất, việc ly khai giữa Giáo Hội và văn hóa do phong trào Ánh Sáng gây ra. Ngài viết: “Thời gian đã tới, và Công Đồng Vatican II đã khai mở một mùa mới, mùa đối thoại cởi mở, không có tiên kiến, một cuộc đối thoại sẽ mở lại mọi cánh cửa để gặp nhau cách nghiêm chỉnh và có kết quả".
Thứ hai, theo quan điểm của người tin, đối thoại với người khác không phải là việc phụ thuộc mà đúng hơn là việc "thân thiết và không thể miễn chước".
Một trao đổi tương tự cũng đã diễn ra giữa Đức HY Carlo Maria Martini của Milan, người đã qua đời hồi tháng Tám, 2012, và tiểu thuyết gia vô tín ngưỡng là Umberto Eco. Các lá thư trao đổi này đã được đăng năm 1996 tại Ý và năm 2000 tại Hoa Kỳ.
John Thavis thì coi lá thư trên như một cố gắng bắc cầu, cố gắng của một nhà truyền thông có tài, không những được đặt tít lớn mà còn làm “nhiều người rơi lệ”. Nó chứng tỏ vị đương kim giáo hoàng thoải mái cả trên các cột báo lẫn trong các văn kiện chính thức của mình.
Đức Giáo Hoàng viết rằng: “Tôi cảm thấy rất tích cực, không phải chỉ đối với cá nhân mỗi người chúng ta mà thôi mà còn đối với cả xã hội nơi chúng ta đang sống, nếu có thể dừng lại để đối thoại với nhau về một thực tại rất quan trọng đối với đức tin, một thực tại dẫn ta tới lời dạy và khuôn mặt của Chúa Giêsu”.
“Ngày nay, tôi nghĩ có hai nhân tố đặc biệt biến cuộc đối thoại này thành một nhiệm vụ và một điều qúy giá. Hơn nữa, như mọi người đều biết, nó còn là một trong các mục tiêu chính của Công Đồng Vatican , do Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập, và của thừa tác vụ các Giáo Hoàng mà mỗi vị, với tính nhạy cảm và đóng góp riêng, kể từ thời đó tới nay, đã bước theo, trong khuôn thước do Công Đồng đặt để”.
Sau đó, Đức Phanxicô thuật lại kinh nghiệm bản thân của ngài về đức tin và việc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô trong cuộc sống của ngài. Ngài viết: “Đối với tôi, đức tin phát sinh từ việc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Một cuộc gặp gỡ có tính bản thân, tác động tới trái tim tôi và đem lại cho tôi một hướng đi và một ý nghĩa mới cho cuộc hiện sinh của tôi”.
“Nhưng cùng một lúc, nó cũng là một cuộc gặp gỡ chỉ có thể có được nhờ cộng đoàn đức tin nơi tôi sinh sống và nhờ cộng đoàn này tôi tìm được lối đi vào việc hiểu biết Thánh Kinh, vào cuộc đời mới vốn vọt lên như suối nước từ Chúa Giêsu qua các Bí Tích, vào tình huynh đệ với mọi người và vào việc phục vụ người nghèo, hình ảnh đích thực của Chúa. Tôi tin rằng: không có Giáo Hội, chắc chắn tôi đã không gặp được Chúa Giêsu, dù biết rằng hồng phúc bao la là đức tin vốn được duy trì trong bình chứa bằng đất sét dễ vỡ là chính nhân tính chúng ta”.
Về vấn đề Giáo Hội đáp ứng ra sao đối với những người không có cùng một đức tin như mình vào Chúa Kitô, Đức Phanxicô trả lời: lượng từ bi của Thiên Chúa là lượng từ bi vô lường nếu người ta chịu hướng về Người với một tâm hồn thành thực và xám hối. “Vấn đề thực sự đối với những người không tin vào Thiên Chúa nằm ở chỗ lắng nghe chính lương tâm của họ”.
“Cả đối với những người không có đức tin, tội lỗi hệ ở việc đi ngược lại lương tâm của mình. Thực vậy, lắng nghe và vâng theo lương tâm của mình là đưa ra các quyết định liên quan tới những điều mình cho là đúng hay xấu. Tính thiện hay tính ác trong hành động của chúng ta hệ ở chính các quyết định này”.
Một trong các câu hỏi được Đức Phanxicô trả lời liên quan tới việc liệu có tội hay không khi tin rằng không hề có một chân lý tuyệt đối. Ngài cho hay: chân lý là “tình yêu Thiên Chúa dành cho ta trong Chúa Giêsu Kitô. Thành thử, chân lý là một liên hệ! Mỗi người chúng ta đều nhận được chân lý và phát biểu nó ra theo cách riêng của mình tùy theo lịch sử, văn hóa và hoàn cảnh sống”.
Câu hỏi cuối cùng được Đức Thánh Cha trả lời là: “Khi không còn con người trên mặt đất nữa, thì tư duy có thể tưởng tượng ra Thiên Chúa có biến mất hay không?”. Đức Phanxicô nói rằng “sự cao cả của con người hệ ở khả năng suy nghĩ của họ về Thiên Chúa. Và điều này có nghĩa họ có khả năng cảm nghiệm được việc nhận ra và bước vào liên hệ với Người... Nhưng liên hệ bao giờ cũng là liên hệ giữa hai thực tại. Thiên Chúa không tùy thuộc ý nghĩ của ta. Đàng khác, dù sự sống của con người có chấm dứt trên mặt đất, điều mà theo đức tin Kitô Giáo, chắc chắn sẽ xẩy ra, con người vẫn không ngừng hiện hữu, và bằng một cách chúng ta không biết, cả vũ trụ này nữa, vũ trụ từng được tạo dựng cùng với con người, cũng sẽ không ngừng tiếp tục hiện hữu”.
Trong phần kết luận, Đức Phanxicô nhấn mạnh tới sứ mệnh của Giáo Hội trong việc loan báo Chúa Giêsu bất chấp các thiếu sót của mình. Ngài viết: “Tôi tin rằng, bất chấp mọi chậm chạp, bất trung, sai lầm và tội lỗi rất có thể có nơi các chi thể của mình, Giáo Hội sẽ không có một ý nghĩa nào hay một mục đích nào khác hơn là sống và làm chứng cho Chúa Giêsu”.
Chấn động mới nhất
John L. Allen Jr. của tờ National Catholic Reporter coi lá thư trên như chấn động mới nhất tại Vatican, chứ không hẳn các nhận định mới đây của Đức TGM Pietro Parolin, người vừa được Đức Phanxicô cử nhiệm làm quốc vụ khánh, về độc thân và dân chủ. Thực vậy, lá thư riêng được Đức Phanxicô gửi cho một ký giả nổi tiếng, vốn là người vô tín ngưỡng, đã được đăng trên tranh nhất của tờ La Republica đông độc giả nhất nước Ý.
Allen lưu ý tới 3 điểm từng được nhiều người nói tới trước đây kể cả các vị giáo hoàng, nhưng chưa bao giờ rõ ràng bằng dịp này:
a) Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ giao ước của Người với Dân Do Thái, và Giáo Hội “không bao giờ biết ơn đủ” đối với người Do Thái vì đã bảo tồn đức tin của họ bất chấp mọi kinh hoàng của lịch sử, nhất là nạn Shoah, chữ Do Thái có nghĩa diệt chủng.
b) Lượng từ bi của Thiên Chúa “không cùng” và do đó, vươn tới cả những người không tin nữa. Với những người này, tội không hệ ở việc thiếu niềm tin vào Thiên Chúa, mà đúng hơn hệ ở việc không tuân theo tiếng lương tâm.
c) Chân lý không “thay đổi hay có tính chủ quan” nhưng Đức Phanxicô cho hay ngài không muốn nói nó “tuyệt đối”, theo nghĩa không ăn uống với ai, không có bất cứ liên hệ nào. Ngài bảo: chân lý chiếm hữu ta, chứ không ngược lại, và chân lý luôn được phát biểu theo “lịch sử và văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống của người ta”.
Các vị giáo hoàng trước đây vốn trao đổi tư duy với các nhà báo. Đức Gioan Phaolô II với Vittorio Messor qua cuốn “Vượt Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, xuất bản năm 1994. Đức Bênêđíctô XVI với Peter Seewald qua cuốn "Ánh Sáng Thế Gian” xuất bản năm 2010.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, một vị giáo hoàng đích thân trả lời các câu hỏi được đặt ra cho ngài trên hai bài xã luận của một tờ nhật báo. Eugenio Scalfari, một trong những người lập ra tờ La Republica, đã viết hai bài xã luận, một vào hồi tháng Bẩy và một vào hồi tháng Tám, ngỏ ý muốn được hỏi chính Đức Phanxicô mấy câu.
Khởi điểm của Scalfari là đoạn của thông điệp Lumen Fidei mới đây, nói rằng: “bao lâu họ thành thực cởi mở đối với tình yêu và lên đường với bất cứ ánh sáng nào thấy được”, người vô tín ngưỡng “dù không biết, nhưng đã đang ở trên con đường dẫn tới đức tin rồi”.
Scalfari vốn là người nổi tiếng thuộc phe tả của Ý, rất tích cực trong các đảng phái xã hội chủ nghĩa và cấp tiến. Ông cũng công khai tuyên bố mình là người vô thần không tin bất cứ tôn giáo nào và hay lên tiếng chỉ trích vai trò của Giáo Hội trong nền chính trị Ý.
Để trả lời Scalfari, Đức Phanxicô cho rằng cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và người vô tín ngưỡng là điều quan trọng vì 2 lý do: Thứ nhất, việc ly khai giữa Giáo Hội và văn hóa do phong trào Ánh Sáng gây ra. Ngài viết: “Thời gian đã tới, và Công Đồng Vatican II đã khai mở một mùa mới, mùa đối thoại cởi mở, không có tiên kiến, một cuộc đối thoại sẽ mở lại mọi cánh cửa để gặp nhau cách nghiêm chỉnh và có kết quả".
Thứ hai, theo quan điểm của người tin, đối thoại với người khác không phải là việc phụ thuộc mà đúng hơn là việc "thân thiết và không thể miễn chước".
Một trao đổi tương tự cũng đã diễn ra giữa Đức HY Carlo Maria Martini của Milan, người đã qua đời hồi tháng Tám, 2012, và tiểu thuyết gia vô tín ngưỡng là Umberto Eco. Các lá thư trao đổi này đã được đăng năm 1996 tại Ý và năm 2000 tại Hoa Kỳ.
John Thavis thì coi lá thư trên như một cố gắng bắc cầu, cố gắng của một nhà truyền thông có tài, không những được đặt tít lớn mà còn làm “nhiều người rơi lệ”. Nó chứng tỏ vị đương kim giáo hoàng thoải mái cả trên các cột báo lẫn trong các văn kiện chính thức của mình.