Theo truyền thống, các nhà thần học luân lý vẫn cho rằng muốn sử dụng lực lượng quân sự một cách chính đáng, người ta phải có chính nghĩa; việc sử dụng này phải là phương sách cuối cùng; thành công phải có tính cái nhiên (probable); phương tiện sử dụng phải cân xứng; và hành động quân sự phải được khởi động bởi một thẩm quyền hợp pháp.
Cùng với việc chính phủ Obama đang chuẩn bị trả đũa việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, ta hãy thử tìm hiểu xem các nhà đạo đức học hiện đang nói năng gì về luân lý tính của việc can thiệp quân sự. Trong bài này, chúng ta sẽ xét xem liệu việc can thiệp quân sự này có tuân theo các tiêu chuẩn của một cuộc chiến tranh chính nghĩa hay không.
Chính nghĩa ?
Không luân lý gia nào ủng hộ các hành động của chế độ Bashar Assad hay việc sử dụng vũ khí hóa học, và không một người nào “hồ hởi” hỗ trợ người nổi loạn. Trong những tình huống này, liệu việc can thiệp có hợp luân hay không?
Dù nhận rằng chất hơi gây tê liệt thần kinh là vũ khí khủng khiếp, Stanely Hauerwas của Trường Thần Học Duke nghĩ rằng việc can thiệp không thể được biện minh về luân lý: vì “Syria không hề tấn công Hoa Kỳ”. Chỉ có tự vệ mới biện minh cho việc sử dụng vũ lực.
Nhưng phần lớn các luân lý gia khác đều nhìn nhận trách nhiệm bảo vệ người vô tội và họ bênh vực quan điểm của họ bằng cách trích dẫn học thuyết Trách Nhiệm Bảo Vệ (Responsibility to Protect, tắt là R2P) của Liên Hiệp Quốc năm 2005. Đó là các học giả như Matthew Shadle của Cao Đẳng Loras, William Galston của Viện Brookings, Drew Christiansen của Cao Đẳng Boston, Rabbi Michael Broyde của Đại Học Emory, Kevin Ahern của Cao Đẳng Manhattan, Tobias Winright của Đại Học St. Louis, và Maryann Cusimano Love của Đại Học Công Giáo America.
Dù Tổng Thống Obama vạch đường ranh đỏ đối với việc sử dụng vũ khí hóa học, nhưng Christiansen và Andrew Bacevich của Cao Đẳng Boston không thấy có sự khác nhau nào giữa việc giết người bằng vũ khí hóa học và việc giết người bằng vũ khí qui ước. Christiansen cho rằng nếu việc sử dụng vũ khí hóa học được lặp đi lặp lại nhiều lần, thì may ra mới có lý do để can thiệp. Chỉ sử dụng một lần mà thôi “chưa đủ cân lường nếu ta so sánh những người đáng lý ra phải được bảo vệ nhưng không được bảo vệ và những người vẫn còn cần được bảo vệ”.
Nhưng ngay những người nhìn nhận học thuyết trách nhiệm bảo vệ người vô tội cũng cho rằng cuộc chiến tranh chính nghĩa đòi nhiều điều hơn nữa. Winright chẳng hạn cho rằng: “Theo viễn tượng chiến tranh chính nghĩa, tôi không thấy làm thế nào ta có thể biện minh về luân lý cho một cuộc can thiệp quân sự nếu ta xem xét các tiêu chuẩn khác thuộc truyền thống chiến tranh chính nghĩa, một điều ta buộc phải làm, ngoài tiêu chuẩn duy nhất là chính nghĩa”. Phần lớn đồng ý với nhận định này.
Phương sách cuối cùng?
Theo học thuyết chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh là phương sách cuối cùng sau khi các phương sách ngoại giao và các phương sách khác đã thất bại. Nhiều nhà luân lý học không tin rằng mọi giải pháp đã được sử dụng hết tại Syria. Christiansen cho rằng “Điều cần là một cố gắng hợp nhất và bền bỉ trợ giúp dân thường tại Syria”.
Ông đưa ra các gợi ý chuyên biệt sau: “Thứ nhất, phải cố gắng thương thảo nhằm để Ủy Ban Hồng Thập Tự Quốc Tế và các cơ quan nhân đạo khác tiếp xúc được với người dân đang cần tới họ. Thứ hai, tội trạng chống chế độ Assad cần được đưa ra Tòa Hình Sự Quốc Tế và các cơ quan khác hiện có sẵn để đòi công lý cho các nạn nhân của họ, ít nhất trong trường kỳ. Thứ ba, phải nghiêm chỉnh cố gắng huấn luyện và vũ trang cho các phần tử đời và đạo ôn hòa đáng tin trong phong trào kháng chiến chống lại Assad”.
Nhiều người khác cho rằng các phương tiện ngoại giao chưa được sử dụng hết. Ahern trích dẫn Hans Blix, cựu thanh tra vũ khí của LHQ tại Iraq trong các năm 2000-2003. Ông này “mạnh mẽ thúc giục phải có nhiều hành động ngoại giao hơn nữa qua cơ cấu mà ông coi là thẩm quyền hoàn cầu duy nhất hợp pháp”, tức LHQ.
Shadle cũng tin rằng một “giải pháp thương lượng với sự hỗ trợ của LHQ hiện đang là diễn trình hành động chính đáng hơn, và chỉ khi đó, một can thiệp quốc tế có phối hợp để buộc mọi nhóm chính của Syria tuân thủ mới được biện minh”.
Ahern đồng ý như thế: “Ta phải làm việc với mọi phía liên hệ để tìm cách đạt tới một giải pháp ngoại giao đầy sáng tạo. Ta phải xem sét các chính sách rộng rãi hơn của ta và vai trò các đồng minh trong vùng có cuộc tranh chấp này. Điều này đã được thực hiện trong quá khứ, nó có thể được thực hiện lại một lần nữa”.
Về phần mình, Galston tin rằng “viễn ảnh có được tiến bộ ngoại giao rất mong manh, và việc chính phủ Syria sử dụng hơi độc chống lại các cứ điểm của phe nổi loạn gần đây phần chắc đã phá hỏng các cố gắng ngoại giao cách vĩnh viễn”. Ông tỏ ra bi quan đối với một giải pháp hòa bình: “việc sát hại thường dân cứ thế tiếp diễn một cách vô hạn định”.
Có cơ thành công? Tính cách tương xứng?
Các luân lý gia không ngại đưa ra lý thuyết, nhưng rất dè dặt khi phải tiên đoán hậu quả của hành động quân sự. Ấy thế nhưng, ta phải thẩm định tính cái nhiên của thành công hay việc liệu thiệt hại có tương xứng với sự thiện đạt được hay không? Đối với Love của Đại Học Công Giáo America, đây “là các tiêu chuẩn khó nhất về chiến tranh chính nghĩa đối với trường hợp Syria”. Bà trưng dẫn các lo ngại của Đại Sứ Ryan Crocker, người từng giữ các nhiệm sở ngoại giao tại Afghanistan, Iraq, Pakistan và Syria, cũng như của Đại Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân. Hai vị này cho rằng bất cứ can thiệp quân sự nào cũng sẽ không thành công.
Broyde của Đại Học Emory tin “các giải pháp đem lại hòa bình và bảo vệ người vô tội cần được ưa chuộng khi người có lý lẽ nghĩ rằng trên thực tế chỉ có chúng mới có cơ thành công” nhưng Tyler Wigg-Stevenson thuộc Liên Minh Tin Lành Thế Giới lại cho rằng “không một ‘chuyên viên’ nào thực sự biết được tương lai”. Vấn đề tiên đoán thành công càng khó khăn hơn khi mục tiêu của hành động quân sự không rõ ràng. Thế nào là thành công? Đó là thay đổi chế độ, bảo vệ thường dân, hay gián chỉ việc Assad hay những người khác sử dụng thêm vũ khí hóa học?
Can thiệp quân sự chỉ để trừng phạt Assad sử dụng vũ khí hóa học được một số người ủng hộ. Christiansen thì cho rằng “chỉ tấn công trừng phạt vô trách nhiệm mà không có bất cứ thắng lợi nào về chiến lược” là hoàn toàn vô ích, dù ông tin rằng việc liên tục sử dụng vũ khí hóa học cần bị chống lại. Cũng thế, Bacevich đặt câu hỏi ta mong đạt được điều gì với một cuộc tấn công có giới hạn “ngoài việc tỏ ra mình đạo đức vì đã làm một cái gì đó chống lại một hành vi đáng bị kết án”. Nếu ta thực sự có trách nhiệm luân lý phải làm điều gì đó, thì nó phải là điều gì đó hơn thế, chứ không phải chỉ là một điệu bộ”.
Nhưng cố gắng thay đổi chế độ hay bảo vệ người vô tội cũng có vấn đề. David O’Brien, thuộc Cao Đẳng Thánh Giá, tin rằng “Sự can thiệp của Mỹ vào Syria, thực hiện với sự hỗ trợ của NATO và các đồng minh trong vùng như Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia có thể lâm thời xoa dịu đau khổ nhưng khó có thể đem lại một cuộc ngưng bắn, càng khó đem lại ổn định trong vùng hay an toàn tối thiểu để các gia đình thỏa mãn các nhu cầu hàng ngày hay để người tị nạn hồi hương”.
Winright lo ngại việc can thiệp sẽ làm cho tình thế tồi tệ hơn: “Hiện đã có hơn 1 triệu 7 người tị nạn Syria, gây tác động lớn đối với các nước láng giềng như Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon. Tôi lo ngại việc can thiệp quân sự vào lúc này chỉ gia tăng đau khổ, nhất là đối với thường dân Syria”.
Shadle, cũng thế, rất sợ “việc nới rộng chiến tranh qua việc can thiệp gây hấn hơn của các cường quốc khác như Nga hay Iran, hay việc lên cầm quyền của một chế độ duy Hồi Giáo ở một phần hay toàn bộ lãnh thổ Syria nếu ta thành công trong việc lật đổ Assad”.
Love cũng lo ngại điều sẽ xẩy ra sau khi Assad bị lật. Chính phủ Obama “chăm chút chiến thuật chiến tranh, chứ không chăm chút chiến lược hòa bình. Họ cân nhắc các vấn đề chiến thuật, có tính hành quân, thuộc hậu cần quân sự, lập căn cứ, và nêu mục tiêu, tức kỹ thuật làm sao tiêu diệt bằng quân sự. Nhưng đâu là loại hòa bình ta mưu cầu tại Syria? Nếu việc can thiệp quân sự thành công lật nhào được Assad, thì ai sẽ cai trị ở đó và cai trị ra sao?”. Các nhà đạo đức học cũng không thấy bất cứ kế hoạch nào dành cho việc tái thiết Syria sau khi chiến tranh kết thúc, việc mà họ coi là một thành phần của cuộc can thiệp.
Mặt khác, nhiều người lo ngại đối với việc không hành động. Galston chẳng hạn, nghĩ rằng “chúng ta không biết liệu các giải pháp hiện có có hữu hiệu hay không, nhưng sự không chắc chắn này không biện minh cho việc không làm gì cả”. Cũng vậy, Qamar-ul Huda thuộc Viện Hòa Bình Hoa Kỳ tin rằng việc cộng đồng quốc tế không hành động chỉ gia tăng đau khổ cho thường dân và chứng nhận hợp pháp cho các hành động của chính phủ áp chế.
Galston lý luận rằng “ nếu có khả năng hành động hữu hiệu để bảo vệ sự sống vô tội, ta có bổn phận phải làm như thế, trừ phi phí tổn quá cao đối với chúng ta (nhưng không có lý do nào để nghĩ như vậy). Ta đã thất bại thử nghiệm này tại Rwanda nhưng đã thành công tại Balkans”.
Dù cho rằng “việc can thiệp vào Kosovo có thể được biện minh về luân lý chứ không về luật pháp’, Winright cho rằng “hành động quân sự chống lại lực lượng Syria vào lúc này không được biện minh về luân lý”. Ông bảo: “cuộc tấn công bằng hỏa tiễn xem ra không phải là điều học thuyết R2P muốn nói dưới mũi ‘trách nhiệm phản ứng’, vì điều này vốn không có nghĩa chỉ bao gồm phản ứng quân sự”. Ông cũng cho rằng ngay trong chiến tranh Balkans, các phương tiện vô đạo đức đã được sử dụng, như lúc “NATO vì muốn tránh các tử vong chiến đấu nên đã phải thi hành những vụ không kích từ độ cao hơn, khiến họ giảm khả năng trong việc tránh gây thiệt hại cho chính những người họ cố gắng bảo vệ”. Ông tin rằng “Các vụ oanh tạc của NATO khởi đầu đã khiến quân đội Serbia leo thang các vụ tấn công vào người Kosovo và gia tăng con số tị nạn”. Ông sợ rằng cùng sự kiện này sẽ xẩy ra tại Syria.
Thẩm quyền hợp pháp?
Nếu có chính nghĩa và thành công là chuyện cái nhiên, thì ai có quyền can thiệp? Hauerwas cười nhạo ý niệm coi nước Mỹ như cảnh sát viên thế giới. Cũng thế, Wigg-Stevenson bảo rằng, "Mỹ không phải là thanh gươm của Thiên Chúa”.
Shadle lý luận rằng quyết định sử dụng vũ lực chỉ nằm trong tay Hội Đồng Bảo An LHQ, dù Love cho rằng “việc hạn chế thẩm quyền chính đáng đối với Hội Đồng Bảo An LHQ khiến cho việc can thiệp khó lòng đạt được”.
Christiansen đồng ý với nhận định trên. Ông bảo: quyền phủ quyết của Nga “có nghĩa phải nại tới Đại Hội Đồng LHQ, như đã xẩy ra với Chiến Tranh Triều Tiên, hoặc phải lập một thời hạn cho quyền phủ quyết, hay cho phép một liên minh đặc nhiệm (ad hoc alliances) được hành động sau khi các biên tế bạo lực đã được định rõ”.
Nhưng Ahern thì cho rằng “can thiệp mà không có thẩm quyền rõ ràng của một định chế quốc tế là đi ngược lại cả thử nghiệm luân lý lẫn thử nghiệm luật pháp… Bảo vệ người dân là trách nhiệm của cộng đồng lớn hơn, chứ không phải của bất cứ quốc gia riêng rẽ hay một liên minh các quốc gia nào. Căn cứ vào sứ mệnh hạn chế và thành tích nghèo nàn của nó, tôi cho rằng NATO khó là một thẩm quyền hợp pháp trong trường hợp này”. Ông cho rằng dù có những hạn chế, Hội Đồng Bảo An LHQ là cơ quan thích đáng. “Bất cứ can thiệp nào sau lưng cơ cấu này đều chỉ nhằm làm yếu đi khả năng đáp ứng các vấn đề nhân đạo của cộng đồng quốc tế”.
Thất vọng
Từ những nhận định trên, ta thấy cả một cảm thức thất vọng. Winright kết luận “Không một ai xem ra vô tội trong cuộc tranh chấp hiện nay, ngoại trừ trẻ em. Tôi muốn có cách nào đó đứng bên các em, từ mọi phía”. Ahern đồng ý: “Ta biết điều gì đúng, chứ không biết diễn trình hành động nào có thể đem lại điều đúng ấy. Còn Wigg-Stevenson thì bảo “Ta chỉ có được một mớ xác tín để cân đo một mớ đề xuất bất toàn”
Cũng thế, Christiansen than phiền trước sự kiện “cộng đồng quốc tế không đạt được bất cứ phương cách khả thi nào, không những để chấm dứt chiến tranh, nhưng chuyên biệt còn ngăn chặn chính phủ Assad khỏi tấn công thường dân. Học thuyết Trách Nhiệm Bảo Vệ đã trở thành những chữ chết tại Syria”. Các nhà đạo đức học cũng than phiền rằng người ta ít chú ý hay không chú ý chút nào tới việc ngăn cản các tranh chấp trước khi chúng bắt đầu.
Giống các nhà làm chính sách, các nhà luân lý học khá ngỡ ngàng về những gì đang diễn ra tại Syria nhưng cũng chẳng vui gì đối với các giải pháp hiện có.
Các vị giáo phẩm Công Giáo
Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng lên án cảnh nồi da xáo thịt tại Syria và đã kêu gọi gia tăng các cố gắng ngoại giao. Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi phải chấm dứt ngay các cuộc giao chiến và tố giác việc “nhân thừa các vụ tàn sát và các hành vi tàn khốc”.
Ngài nói: “Không phải các cuộc tranh chấp, mà khả năng gặp gỡ và đối thoại mới đem lại viễn ảnh hy vọng giải quyết được các vấn đề”. Đàm luận với quốc vương Abdullah II của Jordan, Đức Phanxicô nhận định rằng đối thoại và thương thuyết là “giải pháp duy nhất chấm dứt tranh chấp và bạo lực”. Trong một động thái bất thường, Đức Phanxicô kêu gọi một ngày ăn chay cho hòa bình vào thứ Bẩy tới.
Các nhà ngoại giao của Vatican cảnh cáo chống lại “việc phán đoán vội vã trước khi có đủ bằng chứng”. Đức TGM Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh các cơ quan LHQ tại Genève, khẩn thiết kêu gọi một cuộc họp do quốc tế bảo trợ “trong đó các đại diện của mọi phía của xã hội Syria có thể có mặt, giải thích suy nghĩ của họ và cố gắng tạo ra một loại chính phủ lâm thời nào đó”. Sứ thần của Vatican tại Syria cho hay nhân dân Syria đã chán ngấy rồi. “Họ đang la to với cộng đồng quốc tế rằng ‘Hãy giúp chúng tôi để cuộc chiến này chấm dứt ngay tức khắc. Chúng tôi thấy quá đủ rồi; chúng tôi không còn chịu đựng được thêm nữa. Chúng tôi không thể tiếp tục như thế này nữa’”.
Đức Cha Richard Pates của giáo phận Des Moines, Iowa, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình Quốc Tế của HĐGM Hoa Kỳ, đã lặp lại lời của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói: “Lập trường lâu nay của Hội Đồng Giám Mục chúng tôi là nhân dân Syria khẩn thiết cần một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc chiến và tạo tương lai cho mọi người Syria, một giải pháp biết tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo… Chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ làm việc với các chính phủ khác để đạt được một cuộc ngưng bắn, khởi diễn các cuộc thương thuyết, cung cấp sự trợ giúp nhân đạo vô tư và trung lập, và khích lệ việc xây dựng một xã hội có tính bao gồm tại Syria biết bảo vệ quyền lợi của mọi người dân, trong đó có các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác”.
Cả Vatican lẫn các giám mục Hoa Kỳ đều không nhắc gì tới can thiệp quân sự, nhưng rõ ràng các vị không ủng hộ việc này. Các vị giáo phẩm Công Giáo khác công khai chống đối nó. Chủ tịch ủy ban giáo vụ quốc tế của Hội Đồng GM Đức, TGM Ludwig Schick của giáo phận Bamberg, cho hãng tin Công Giáo KNA rằng trong giáo huấn Công Giáo, một cuộc can thiệp quân sự không thể nào được biện minh… Giáo chủ Hiệp Thông Anh Giáo, TGM Justin Welby của Canterbury, cũng lên tiếng chống lại cuộc tấn công quân sự.
Các vị giáo phẩm Công Giáo tại Trung Đông trước nay vẫn cương quyết chống lại sự can thiệp bằng quân sự. Giám mục Công Giáo theo nghi lễ Canđê là Antoine Audo của giáo phận Aleppo cho hay “việc này sẽ dẫn tới thế chiến”. Cũng thế, Thượng Phụ Công Giáo theo nghi lễ Melkite là Gregoire III Laham, người sinh trưởng tại Syria, cảnh cáo chống lại việc can thiệp và tỏ ra thất vọng trước việc Hoa Kỳ triển hạn cuộc gặp gỡ với Nga để chuẩn bị hòa đàm về Syria.
Thượng Phụ La Tinh Fouad Twal cũng chống đối việc can thiệp. Ngài nói: “Bằng hữu của chúng tôi tại Tây Phương và tại Hoa Kỳ chưa bao giờ bị Syria tấn công cả. Thì với tính hợp pháp nào họ dám tấn công một nước? Ai cử họ làm ‘cảnh sát viên của dân chủ’ tại Trung Đông?”
TGM Maroun Lahham, Đại diện Thượng Phụ La Tinh của Giêrusalem tại Jordan cũng chống đối việc can thiệp, ngài nói rằng không một ai tại Trung Đông tin rằng Hoa Kỳ can thiệp để bảo vệ người yếu.
Dù chống đối việc can thiệp bằng quân sự, các nhà lãnh đạo tôn giáo này hoan nghinh trợ giúp nhân đạo cho các người tị nạn Syria.
Phóng dịch bài “What moral theologians say about getting involved in Syria” của linh mục Thomas Reese, Dòng Tên, đăng trên The National Catholic Reporter, số 3 tháng 9 năm 2013
Cùng với việc chính phủ Obama đang chuẩn bị trả đũa việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, ta hãy thử tìm hiểu xem các nhà đạo đức học hiện đang nói năng gì về luân lý tính của việc can thiệp quân sự. Trong bài này, chúng ta sẽ xét xem liệu việc can thiệp quân sự này có tuân theo các tiêu chuẩn của một cuộc chiến tranh chính nghĩa hay không.
Chính nghĩa ?
Không luân lý gia nào ủng hộ các hành động của chế độ Bashar Assad hay việc sử dụng vũ khí hóa học, và không một người nào “hồ hởi” hỗ trợ người nổi loạn. Trong những tình huống này, liệu việc can thiệp có hợp luân hay không?
Dù nhận rằng chất hơi gây tê liệt thần kinh là vũ khí khủng khiếp, Stanely Hauerwas của Trường Thần Học Duke nghĩ rằng việc can thiệp không thể được biện minh về luân lý: vì “Syria không hề tấn công Hoa Kỳ”. Chỉ có tự vệ mới biện minh cho việc sử dụng vũ lực.
Nhưng phần lớn các luân lý gia khác đều nhìn nhận trách nhiệm bảo vệ người vô tội và họ bênh vực quan điểm của họ bằng cách trích dẫn học thuyết Trách Nhiệm Bảo Vệ (Responsibility to Protect, tắt là R2P) của Liên Hiệp Quốc năm 2005. Đó là các học giả như Matthew Shadle của Cao Đẳng Loras, William Galston của Viện Brookings, Drew Christiansen của Cao Đẳng Boston, Rabbi Michael Broyde của Đại Học Emory, Kevin Ahern của Cao Đẳng Manhattan, Tobias Winright của Đại Học St. Louis, và Maryann Cusimano Love của Đại Học Công Giáo America.
Dù Tổng Thống Obama vạch đường ranh đỏ đối với việc sử dụng vũ khí hóa học, nhưng Christiansen và Andrew Bacevich của Cao Đẳng Boston không thấy có sự khác nhau nào giữa việc giết người bằng vũ khí hóa học và việc giết người bằng vũ khí qui ước. Christiansen cho rằng nếu việc sử dụng vũ khí hóa học được lặp đi lặp lại nhiều lần, thì may ra mới có lý do để can thiệp. Chỉ sử dụng một lần mà thôi “chưa đủ cân lường nếu ta so sánh những người đáng lý ra phải được bảo vệ nhưng không được bảo vệ và những người vẫn còn cần được bảo vệ”.
Nhưng ngay những người nhìn nhận học thuyết trách nhiệm bảo vệ người vô tội cũng cho rằng cuộc chiến tranh chính nghĩa đòi nhiều điều hơn nữa. Winright chẳng hạn cho rằng: “Theo viễn tượng chiến tranh chính nghĩa, tôi không thấy làm thế nào ta có thể biện minh về luân lý cho một cuộc can thiệp quân sự nếu ta xem xét các tiêu chuẩn khác thuộc truyền thống chiến tranh chính nghĩa, một điều ta buộc phải làm, ngoài tiêu chuẩn duy nhất là chính nghĩa”. Phần lớn đồng ý với nhận định này.
Phương sách cuối cùng?
Theo học thuyết chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh là phương sách cuối cùng sau khi các phương sách ngoại giao và các phương sách khác đã thất bại. Nhiều nhà luân lý học không tin rằng mọi giải pháp đã được sử dụng hết tại Syria. Christiansen cho rằng “Điều cần là một cố gắng hợp nhất và bền bỉ trợ giúp dân thường tại Syria”.
Ông đưa ra các gợi ý chuyên biệt sau: “Thứ nhất, phải cố gắng thương thảo nhằm để Ủy Ban Hồng Thập Tự Quốc Tế và các cơ quan nhân đạo khác tiếp xúc được với người dân đang cần tới họ. Thứ hai, tội trạng chống chế độ Assad cần được đưa ra Tòa Hình Sự Quốc Tế và các cơ quan khác hiện có sẵn để đòi công lý cho các nạn nhân của họ, ít nhất trong trường kỳ. Thứ ba, phải nghiêm chỉnh cố gắng huấn luyện và vũ trang cho các phần tử đời và đạo ôn hòa đáng tin trong phong trào kháng chiến chống lại Assad”.
Nhiều người khác cho rằng các phương tiện ngoại giao chưa được sử dụng hết. Ahern trích dẫn Hans Blix, cựu thanh tra vũ khí của LHQ tại Iraq trong các năm 2000-2003. Ông này “mạnh mẽ thúc giục phải có nhiều hành động ngoại giao hơn nữa qua cơ cấu mà ông coi là thẩm quyền hoàn cầu duy nhất hợp pháp”, tức LHQ.
Shadle cũng tin rằng một “giải pháp thương lượng với sự hỗ trợ của LHQ hiện đang là diễn trình hành động chính đáng hơn, và chỉ khi đó, một can thiệp quốc tế có phối hợp để buộc mọi nhóm chính của Syria tuân thủ mới được biện minh”.
Ahern đồng ý như thế: “Ta phải làm việc với mọi phía liên hệ để tìm cách đạt tới một giải pháp ngoại giao đầy sáng tạo. Ta phải xem sét các chính sách rộng rãi hơn của ta và vai trò các đồng minh trong vùng có cuộc tranh chấp này. Điều này đã được thực hiện trong quá khứ, nó có thể được thực hiện lại một lần nữa”.
Về phần mình, Galston tin rằng “viễn ảnh có được tiến bộ ngoại giao rất mong manh, và việc chính phủ Syria sử dụng hơi độc chống lại các cứ điểm của phe nổi loạn gần đây phần chắc đã phá hỏng các cố gắng ngoại giao cách vĩnh viễn”. Ông tỏ ra bi quan đối với một giải pháp hòa bình: “việc sát hại thường dân cứ thế tiếp diễn một cách vô hạn định”.
Có cơ thành công? Tính cách tương xứng?
Các luân lý gia không ngại đưa ra lý thuyết, nhưng rất dè dặt khi phải tiên đoán hậu quả của hành động quân sự. Ấy thế nhưng, ta phải thẩm định tính cái nhiên của thành công hay việc liệu thiệt hại có tương xứng với sự thiện đạt được hay không? Đối với Love của Đại Học Công Giáo America, đây “là các tiêu chuẩn khó nhất về chiến tranh chính nghĩa đối với trường hợp Syria”. Bà trưng dẫn các lo ngại của Đại Sứ Ryan Crocker, người từng giữ các nhiệm sở ngoại giao tại Afghanistan, Iraq, Pakistan và Syria, cũng như của Đại Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân. Hai vị này cho rằng bất cứ can thiệp quân sự nào cũng sẽ không thành công.
Broyde của Đại Học Emory tin “các giải pháp đem lại hòa bình và bảo vệ người vô tội cần được ưa chuộng khi người có lý lẽ nghĩ rằng trên thực tế chỉ có chúng mới có cơ thành công” nhưng Tyler Wigg-Stevenson thuộc Liên Minh Tin Lành Thế Giới lại cho rằng “không một ‘chuyên viên’ nào thực sự biết được tương lai”. Vấn đề tiên đoán thành công càng khó khăn hơn khi mục tiêu của hành động quân sự không rõ ràng. Thế nào là thành công? Đó là thay đổi chế độ, bảo vệ thường dân, hay gián chỉ việc Assad hay những người khác sử dụng thêm vũ khí hóa học?
Can thiệp quân sự chỉ để trừng phạt Assad sử dụng vũ khí hóa học được một số người ủng hộ. Christiansen thì cho rằng “chỉ tấn công trừng phạt vô trách nhiệm mà không có bất cứ thắng lợi nào về chiến lược” là hoàn toàn vô ích, dù ông tin rằng việc liên tục sử dụng vũ khí hóa học cần bị chống lại. Cũng thế, Bacevich đặt câu hỏi ta mong đạt được điều gì với một cuộc tấn công có giới hạn “ngoài việc tỏ ra mình đạo đức vì đã làm một cái gì đó chống lại một hành vi đáng bị kết án”. Nếu ta thực sự có trách nhiệm luân lý phải làm điều gì đó, thì nó phải là điều gì đó hơn thế, chứ không phải chỉ là một điệu bộ”.
Nhưng cố gắng thay đổi chế độ hay bảo vệ người vô tội cũng có vấn đề. David O’Brien, thuộc Cao Đẳng Thánh Giá, tin rằng “Sự can thiệp của Mỹ vào Syria, thực hiện với sự hỗ trợ của NATO và các đồng minh trong vùng như Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia có thể lâm thời xoa dịu đau khổ nhưng khó có thể đem lại một cuộc ngưng bắn, càng khó đem lại ổn định trong vùng hay an toàn tối thiểu để các gia đình thỏa mãn các nhu cầu hàng ngày hay để người tị nạn hồi hương”.
Winright lo ngại việc can thiệp sẽ làm cho tình thế tồi tệ hơn: “Hiện đã có hơn 1 triệu 7 người tị nạn Syria, gây tác động lớn đối với các nước láng giềng như Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon. Tôi lo ngại việc can thiệp quân sự vào lúc này chỉ gia tăng đau khổ, nhất là đối với thường dân Syria”.
Shadle, cũng thế, rất sợ “việc nới rộng chiến tranh qua việc can thiệp gây hấn hơn của các cường quốc khác như Nga hay Iran, hay việc lên cầm quyền của một chế độ duy Hồi Giáo ở một phần hay toàn bộ lãnh thổ Syria nếu ta thành công trong việc lật đổ Assad”.
Love cũng lo ngại điều sẽ xẩy ra sau khi Assad bị lật. Chính phủ Obama “chăm chút chiến thuật chiến tranh, chứ không chăm chút chiến lược hòa bình. Họ cân nhắc các vấn đề chiến thuật, có tính hành quân, thuộc hậu cần quân sự, lập căn cứ, và nêu mục tiêu, tức kỹ thuật làm sao tiêu diệt bằng quân sự. Nhưng đâu là loại hòa bình ta mưu cầu tại Syria? Nếu việc can thiệp quân sự thành công lật nhào được Assad, thì ai sẽ cai trị ở đó và cai trị ra sao?”. Các nhà đạo đức học cũng không thấy bất cứ kế hoạch nào dành cho việc tái thiết Syria sau khi chiến tranh kết thúc, việc mà họ coi là một thành phần của cuộc can thiệp.
Mặt khác, nhiều người lo ngại đối với việc không hành động. Galston chẳng hạn, nghĩ rằng “chúng ta không biết liệu các giải pháp hiện có có hữu hiệu hay không, nhưng sự không chắc chắn này không biện minh cho việc không làm gì cả”. Cũng vậy, Qamar-ul Huda thuộc Viện Hòa Bình Hoa Kỳ tin rằng việc cộng đồng quốc tế không hành động chỉ gia tăng đau khổ cho thường dân và chứng nhận hợp pháp cho các hành động của chính phủ áp chế.
Galston lý luận rằng “ nếu có khả năng hành động hữu hiệu để bảo vệ sự sống vô tội, ta có bổn phận phải làm như thế, trừ phi phí tổn quá cao đối với chúng ta (nhưng không có lý do nào để nghĩ như vậy). Ta đã thất bại thử nghiệm này tại Rwanda nhưng đã thành công tại Balkans”.
Dù cho rằng “việc can thiệp vào Kosovo có thể được biện minh về luân lý chứ không về luật pháp’, Winright cho rằng “hành động quân sự chống lại lực lượng Syria vào lúc này không được biện minh về luân lý”. Ông bảo: “cuộc tấn công bằng hỏa tiễn xem ra không phải là điều học thuyết R2P muốn nói dưới mũi ‘trách nhiệm phản ứng’, vì điều này vốn không có nghĩa chỉ bao gồm phản ứng quân sự”. Ông cũng cho rằng ngay trong chiến tranh Balkans, các phương tiện vô đạo đức đã được sử dụng, như lúc “NATO vì muốn tránh các tử vong chiến đấu nên đã phải thi hành những vụ không kích từ độ cao hơn, khiến họ giảm khả năng trong việc tránh gây thiệt hại cho chính những người họ cố gắng bảo vệ”. Ông tin rằng “Các vụ oanh tạc của NATO khởi đầu đã khiến quân đội Serbia leo thang các vụ tấn công vào người Kosovo và gia tăng con số tị nạn”. Ông sợ rằng cùng sự kiện này sẽ xẩy ra tại Syria.
Thẩm quyền hợp pháp?
Nếu có chính nghĩa và thành công là chuyện cái nhiên, thì ai có quyền can thiệp? Hauerwas cười nhạo ý niệm coi nước Mỹ như cảnh sát viên thế giới. Cũng thế, Wigg-Stevenson bảo rằng, "Mỹ không phải là thanh gươm của Thiên Chúa”.
Shadle lý luận rằng quyết định sử dụng vũ lực chỉ nằm trong tay Hội Đồng Bảo An LHQ, dù Love cho rằng “việc hạn chế thẩm quyền chính đáng đối với Hội Đồng Bảo An LHQ khiến cho việc can thiệp khó lòng đạt được”.
Christiansen đồng ý với nhận định trên. Ông bảo: quyền phủ quyết của Nga “có nghĩa phải nại tới Đại Hội Đồng LHQ, như đã xẩy ra với Chiến Tranh Triều Tiên, hoặc phải lập một thời hạn cho quyền phủ quyết, hay cho phép một liên minh đặc nhiệm (ad hoc alliances) được hành động sau khi các biên tế bạo lực đã được định rõ”.
Nhưng Ahern thì cho rằng “can thiệp mà không có thẩm quyền rõ ràng của một định chế quốc tế là đi ngược lại cả thử nghiệm luân lý lẫn thử nghiệm luật pháp… Bảo vệ người dân là trách nhiệm của cộng đồng lớn hơn, chứ không phải của bất cứ quốc gia riêng rẽ hay một liên minh các quốc gia nào. Căn cứ vào sứ mệnh hạn chế và thành tích nghèo nàn của nó, tôi cho rằng NATO khó là một thẩm quyền hợp pháp trong trường hợp này”. Ông cho rằng dù có những hạn chế, Hội Đồng Bảo An LHQ là cơ quan thích đáng. “Bất cứ can thiệp nào sau lưng cơ cấu này đều chỉ nhằm làm yếu đi khả năng đáp ứng các vấn đề nhân đạo của cộng đồng quốc tế”.
Thất vọng
Từ những nhận định trên, ta thấy cả một cảm thức thất vọng. Winright kết luận “Không một ai xem ra vô tội trong cuộc tranh chấp hiện nay, ngoại trừ trẻ em. Tôi muốn có cách nào đó đứng bên các em, từ mọi phía”. Ahern đồng ý: “Ta biết điều gì đúng, chứ không biết diễn trình hành động nào có thể đem lại điều đúng ấy. Còn Wigg-Stevenson thì bảo “Ta chỉ có được một mớ xác tín để cân đo một mớ đề xuất bất toàn”
Cũng thế, Christiansen than phiền trước sự kiện “cộng đồng quốc tế không đạt được bất cứ phương cách khả thi nào, không những để chấm dứt chiến tranh, nhưng chuyên biệt còn ngăn chặn chính phủ Assad khỏi tấn công thường dân. Học thuyết Trách Nhiệm Bảo Vệ đã trở thành những chữ chết tại Syria”. Các nhà đạo đức học cũng than phiền rằng người ta ít chú ý hay không chú ý chút nào tới việc ngăn cản các tranh chấp trước khi chúng bắt đầu.
Giống các nhà làm chính sách, các nhà luân lý học khá ngỡ ngàng về những gì đang diễn ra tại Syria nhưng cũng chẳng vui gì đối với các giải pháp hiện có.
Các vị giáo phẩm Công Giáo
Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng lên án cảnh nồi da xáo thịt tại Syria và đã kêu gọi gia tăng các cố gắng ngoại giao. Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi phải chấm dứt ngay các cuộc giao chiến và tố giác việc “nhân thừa các vụ tàn sát và các hành vi tàn khốc”.
Ngài nói: “Không phải các cuộc tranh chấp, mà khả năng gặp gỡ và đối thoại mới đem lại viễn ảnh hy vọng giải quyết được các vấn đề”. Đàm luận với quốc vương Abdullah II của Jordan, Đức Phanxicô nhận định rằng đối thoại và thương thuyết là “giải pháp duy nhất chấm dứt tranh chấp và bạo lực”. Trong một động thái bất thường, Đức Phanxicô kêu gọi một ngày ăn chay cho hòa bình vào thứ Bẩy tới.
Các nhà ngoại giao của Vatican cảnh cáo chống lại “việc phán đoán vội vã trước khi có đủ bằng chứng”. Đức TGM Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh các cơ quan LHQ tại Genève, khẩn thiết kêu gọi một cuộc họp do quốc tế bảo trợ “trong đó các đại diện của mọi phía của xã hội Syria có thể có mặt, giải thích suy nghĩ của họ và cố gắng tạo ra một loại chính phủ lâm thời nào đó”. Sứ thần của Vatican tại Syria cho hay nhân dân Syria đã chán ngấy rồi. “Họ đang la to với cộng đồng quốc tế rằng ‘Hãy giúp chúng tôi để cuộc chiến này chấm dứt ngay tức khắc. Chúng tôi thấy quá đủ rồi; chúng tôi không còn chịu đựng được thêm nữa. Chúng tôi không thể tiếp tục như thế này nữa’”.
Đức Cha Richard Pates của giáo phận Des Moines, Iowa, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình Quốc Tế của HĐGM Hoa Kỳ, đã lặp lại lời của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói: “Lập trường lâu nay của Hội Đồng Giám Mục chúng tôi là nhân dân Syria khẩn thiết cần một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc chiến và tạo tương lai cho mọi người Syria, một giải pháp biết tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo… Chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ làm việc với các chính phủ khác để đạt được một cuộc ngưng bắn, khởi diễn các cuộc thương thuyết, cung cấp sự trợ giúp nhân đạo vô tư và trung lập, và khích lệ việc xây dựng một xã hội có tính bao gồm tại Syria biết bảo vệ quyền lợi của mọi người dân, trong đó có các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác”.
Cả Vatican lẫn các giám mục Hoa Kỳ đều không nhắc gì tới can thiệp quân sự, nhưng rõ ràng các vị không ủng hộ việc này. Các vị giáo phẩm Công Giáo khác công khai chống đối nó. Chủ tịch ủy ban giáo vụ quốc tế của Hội Đồng GM Đức, TGM Ludwig Schick của giáo phận Bamberg, cho hãng tin Công Giáo KNA rằng trong giáo huấn Công Giáo, một cuộc can thiệp quân sự không thể nào được biện minh… Giáo chủ Hiệp Thông Anh Giáo, TGM Justin Welby của Canterbury, cũng lên tiếng chống lại cuộc tấn công quân sự.
Các vị giáo phẩm Công Giáo tại Trung Đông trước nay vẫn cương quyết chống lại sự can thiệp bằng quân sự. Giám mục Công Giáo theo nghi lễ Canđê là Antoine Audo của giáo phận Aleppo cho hay “việc này sẽ dẫn tới thế chiến”. Cũng thế, Thượng Phụ Công Giáo theo nghi lễ Melkite là Gregoire III Laham, người sinh trưởng tại Syria, cảnh cáo chống lại việc can thiệp và tỏ ra thất vọng trước việc Hoa Kỳ triển hạn cuộc gặp gỡ với Nga để chuẩn bị hòa đàm về Syria.
Thượng Phụ La Tinh Fouad Twal cũng chống đối việc can thiệp. Ngài nói: “Bằng hữu của chúng tôi tại Tây Phương và tại Hoa Kỳ chưa bao giờ bị Syria tấn công cả. Thì với tính hợp pháp nào họ dám tấn công một nước? Ai cử họ làm ‘cảnh sát viên của dân chủ’ tại Trung Đông?”
TGM Maroun Lahham, Đại diện Thượng Phụ La Tinh của Giêrusalem tại Jordan cũng chống đối việc can thiệp, ngài nói rằng không một ai tại Trung Đông tin rằng Hoa Kỳ can thiệp để bảo vệ người yếu.
Dù chống đối việc can thiệp bằng quân sự, các nhà lãnh đạo tôn giáo này hoan nghinh trợ giúp nhân đạo cho các người tị nạn Syria.
Phóng dịch bài “What moral theologians say about getting involved in Syria” của linh mục Thomas Reese, Dòng Tên, đăng trên The National Catholic Reporter, số 3 tháng 9 năm 2013