Đây là bản dịch từ bản tiếng Pháp (http://www.vatican.va) sứ điệp của Đức Gioan Phaolô II gởi Đức Cha Paul Josef Cordes, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 10 việc Đức Giáo Hoàng thành lập Cơ quan Populorum Progressio. Văn bản đề ngày 14/6/2002
Kính gởi Đức Cha Paul Josef Cordes
Tổng Giám mục hiệu tòa Naissus
Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum
Chủ tịch Cơ quan Populorum Progressio
Tôi muốn, qua trung gian Đức cha, gởi một lời chào thân tình tới các Giám mục thành viên Hội đồng Quản trị Cơ quan Populorum Progressio và các cộng sự viên các ngài, năm nay họptại thành Sucre (Bolivie) để mừng kỷ niệm thứ 10 ngày thành lập cơ chế này.
Sự cứu trợ kẻ nghèo là một mệnh lệnh tin mừng, mênh lệnh gởi thẳng tới tất cả những người kitô hữu, bởi vì họ không thể ngoảnh mặt làm ngơ với người anh em đang gặp khốn khổ (x. Lc 10, 33-35).
Về phương diện này, tôi buồn lòng nhận xét rằng, nếu trong một số nước đang phát triển đa số dân chúng mắc thảm họa nghèo đói, thì những nhóm bị bỏ rơi nhất lại thiếu chính điều cần thiết. Cho nên tôi đã muốn góp phần chữa tạm những hậu quả của hoàn cảnh khủng khiếp này bằng cách thiết lập, cách đây 10 năm, Cơ quan Populorum Progressio (13 février 1992) để chăm sóc riêng hẳn những dân bản xứ, lai và mỹ gốc phi châu tại Mỹ Châu La Tinh.
Cơ quan này muốn nên một dấu diễn tả sự thân cận của tôi với những người đang gặp cảnh túng thiếu trầm trọng và họ thường là những người bị phó mặc cho xã hội hay cho chính quyền nữa, thường không đủ khả năng cứu giúp họ. Cơ cấu này khởi xướng những sáng kiến cụ thể để bày tỏ tình yêu của Chúa đối với mọi người, cách riêng đối với người nghèo (x. Lc 7, 22).
Cơ quan này, mỗi năm, tài trợ một số lớn nhất có thể những dự án, để nhờ đó mà ưu đãi sự phát triển trọn vẹn những cộng đồng thôn dã nghèo nhất. Như vậy, tứ 1993 cho tới 2001, 1. 596 dự án đã được nâng đỡ bằng một số tiền tổng cọng lên tới US$ 13. 142. 529, hầu hết nhờ lòng quảng đại của những người công giáo Ý, mà Hội đồng giám mục Ý thâu góp những của dâng cúng, và nhờ những tặng phẩm của các ân nhân và các cơ cấu giáo hội khác nữa.
Nên nhớ rằng các giáo hội địa phương tại Mỹ Châu La Tinh cũng tham gia tài trợ các dự án.
Vả lại, một trong những đặc điểm của công việc Cơ quan là các người trách nhiệm về việc phê chuẩn những dự án và phân phối số tiền vốn, thì xuất thân từ chính những vùng mà những dự án này được thực hiện. Trên thật tế, Hội đồng Quản trị gòm có sáu Giám mục châu Mỹ Châu La Tinh và vùng Caraibes, có nhiệm vụ cứu xét những đơn xin và quyết định về những đơn đó.
Trong những vùng khác biệt châu Mỹ Châu La Tinh, hoàn cảnh xã hội, chẳng may, vẫn còn rất khó khăn. Các Quốc gia và các Giáo hội địa phương trong mổi xứ, trong phạm vi hỗ tương khả năng, phải cố gắng cải tiến những điều kiện sống cho mọi người, không trừ ai. Sự tồn lưu những bất công và hối lộ trong giới chính trị và xã hội làm trầm trọng thêm những nguyên nhân của hoàn cảnh này. Vả lại, trong một số nước, nợ nước ngoài lên tới những con số quá lớn và ngăn cản sự phát triển kinh tế. Do đo, Toà Thánh thấy mình có bổn phận báo hiệu tai họa này làm tê liệt những năng lực và niềm hy vọng trong một tương lai khá hơn.
Như tôi đã nhắc lại trong Tông huấn hậu Thượng hội đồng Ecclesia in America, các người công giáo, dầu ở đâu, phải cảm thấy mình được kêu gọi cọng tác, bởi vì lòng thương anh em đòi hỏi phải quan tâm tới tất cả những nhu cầu của người anh em. Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được? (1Ga 3, 17) (27).
Đối với chúng ta người kitô hữu, lời Chúa không giải thoát chúng ta khỏi nghĩa vụ thúc bách cung hiến sự giúp đỡ của chúng ta và dấn thân trong sự tìm kiếm công lý chân thật. Lời Chúa cũng khuyên bảo chúng ta lo lắng cho các anh chị em mình đang thật sự túng thiếu. Địa vị người rao giảng tin mừng của chúng ta, vả lại cũng thúc đẩy chúng ta làm việc đó, bởi vì có một liên hệ chăc chẻ giữa sự rao giảng tin mừng và việc thăng tiến nhân loại, điều thiện này khi hoàn thành sẽ giúp dễ dàng việc đón nhận Tin Mừng . Và, đàng khác, những công việc từ thiện làm cho chính sự rao giảng đáng tin hơn.
Vậy tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với tất cả những ai, qua 10 năm nay, đã hy sinh đễ duy trì những cấu trúc và những sinh hoạt Cơ quan Populorum Progressio: các giám, các linh mục và giáo dân. Nhờ họ, các dự án đã được thực hiện đúng, bằng cách kiểm soát và bảo đảm việc tài trợ; sự tận tụy quảng đại của họ cũng đã góp phần làm cho người ta biết thực tại của Cơ quan, nhờ vậy, khuyến khích những ân nhân và các cộng đồng kitô hữu tin tưởng vào sự giúp đỡ của Chúa và hy vọng có một tương lai tốt hơn.
Tôi cầu xin cho cuộc họp này kết thúc tốt đẹp, xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho biết phân biệt con đường tốt nhất hầu tiếp tục cộng việc quan trọng này; tôi phó dâng những công trình của kỳ họp này trong sự cầu bàu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng được khắp lục địa America sùng kính dưới tước hiệu Đức bà Guadalupe.
Hơn nữa, để chứng tỏ Giáo hội biết ơn, tôi ban Phép lành Tòa Thánh đặc biệt cho tất cả các thánh phần cơ quan này và cho tất cả các ân nhân của cơ quan nữa.
Vatican, 14/6/2002
JOANNES PAULUS II
Kính gởi Đức Cha Paul Josef Cordes
Tổng Giám mục hiệu tòa Naissus
Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum
Chủ tịch Cơ quan Populorum Progressio
Tôi muốn, qua trung gian Đức cha, gởi một lời chào thân tình tới các Giám mục thành viên Hội đồng Quản trị Cơ quan Populorum Progressio và các cộng sự viên các ngài, năm nay họptại thành Sucre (Bolivie) để mừng kỷ niệm thứ 10 ngày thành lập cơ chế này.
Sự cứu trợ kẻ nghèo là một mệnh lệnh tin mừng, mênh lệnh gởi thẳng tới tất cả những người kitô hữu, bởi vì họ không thể ngoảnh mặt làm ngơ với người anh em đang gặp khốn khổ (x. Lc 10, 33-35).
Về phương diện này, tôi buồn lòng nhận xét rằng, nếu trong một số nước đang phát triển đa số dân chúng mắc thảm họa nghèo đói, thì những nhóm bị bỏ rơi nhất lại thiếu chính điều cần thiết. Cho nên tôi đã muốn góp phần chữa tạm những hậu quả của hoàn cảnh khủng khiếp này bằng cách thiết lập, cách đây 10 năm, Cơ quan Populorum Progressio (13 février 1992) để chăm sóc riêng hẳn những dân bản xứ, lai và mỹ gốc phi châu tại Mỹ Châu La Tinh.
Cơ quan này muốn nên một dấu diễn tả sự thân cận của tôi với những người đang gặp cảnh túng thiếu trầm trọng và họ thường là những người bị phó mặc cho xã hội hay cho chính quyền nữa, thường không đủ khả năng cứu giúp họ. Cơ cấu này khởi xướng những sáng kiến cụ thể để bày tỏ tình yêu của Chúa đối với mọi người, cách riêng đối với người nghèo (x. Lc 7, 22).
Cơ quan này, mỗi năm, tài trợ một số lớn nhất có thể những dự án, để nhờ đó mà ưu đãi sự phát triển trọn vẹn những cộng đồng thôn dã nghèo nhất. Như vậy, tứ 1993 cho tới 2001, 1. 596 dự án đã được nâng đỡ bằng một số tiền tổng cọng lên tới US$ 13. 142. 529, hầu hết nhờ lòng quảng đại của những người công giáo Ý, mà Hội đồng giám mục Ý thâu góp những của dâng cúng, và nhờ những tặng phẩm của các ân nhân và các cơ cấu giáo hội khác nữa.
Nên nhớ rằng các giáo hội địa phương tại Mỹ Châu La Tinh cũng tham gia tài trợ các dự án.
Vả lại, một trong những đặc điểm của công việc Cơ quan là các người trách nhiệm về việc phê chuẩn những dự án và phân phối số tiền vốn, thì xuất thân từ chính những vùng mà những dự án này được thực hiện. Trên thật tế, Hội đồng Quản trị gòm có sáu Giám mục châu Mỹ Châu La Tinh và vùng Caraibes, có nhiệm vụ cứu xét những đơn xin và quyết định về những đơn đó.
Trong những vùng khác biệt châu Mỹ Châu La Tinh, hoàn cảnh xã hội, chẳng may, vẫn còn rất khó khăn. Các Quốc gia và các Giáo hội địa phương trong mổi xứ, trong phạm vi hỗ tương khả năng, phải cố gắng cải tiến những điều kiện sống cho mọi người, không trừ ai. Sự tồn lưu những bất công và hối lộ trong giới chính trị và xã hội làm trầm trọng thêm những nguyên nhân của hoàn cảnh này. Vả lại, trong một số nước, nợ nước ngoài lên tới những con số quá lớn và ngăn cản sự phát triển kinh tế. Do đo, Toà Thánh thấy mình có bổn phận báo hiệu tai họa này làm tê liệt những năng lực và niềm hy vọng trong một tương lai khá hơn.
Như tôi đã nhắc lại trong Tông huấn hậu Thượng hội đồng Ecclesia in America, các người công giáo, dầu ở đâu, phải cảm thấy mình được kêu gọi cọng tác, bởi vì lòng thương anh em đòi hỏi phải quan tâm tới tất cả những nhu cầu của người anh em. Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được? (1Ga 3, 17) (27).
Đối với chúng ta người kitô hữu, lời Chúa không giải thoát chúng ta khỏi nghĩa vụ thúc bách cung hiến sự giúp đỡ của chúng ta và dấn thân trong sự tìm kiếm công lý chân thật. Lời Chúa cũng khuyên bảo chúng ta lo lắng cho các anh chị em mình đang thật sự túng thiếu. Địa vị người rao giảng tin mừng của chúng ta, vả lại cũng thúc đẩy chúng ta làm việc đó, bởi vì có một liên hệ chăc chẻ giữa sự rao giảng tin mừng và việc thăng tiến nhân loại, điều thiện này khi hoàn thành sẽ giúp dễ dàng việc đón nhận Tin Mừng . Và, đàng khác, những công việc từ thiện làm cho chính sự rao giảng đáng tin hơn.
Vậy tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với tất cả những ai, qua 10 năm nay, đã hy sinh đễ duy trì những cấu trúc và những sinh hoạt Cơ quan Populorum Progressio: các giám, các linh mục và giáo dân. Nhờ họ, các dự án đã được thực hiện đúng, bằng cách kiểm soát và bảo đảm việc tài trợ; sự tận tụy quảng đại của họ cũng đã góp phần làm cho người ta biết thực tại của Cơ quan, nhờ vậy, khuyến khích những ân nhân và các cộng đồng kitô hữu tin tưởng vào sự giúp đỡ của Chúa và hy vọng có một tương lai tốt hơn.
Tôi cầu xin cho cuộc họp này kết thúc tốt đẹp, xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho biết phân biệt con đường tốt nhất hầu tiếp tục cộng việc quan trọng này; tôi phó dâng những công trình của kỳ họp này trong sự cầu bàu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng được khắp lục địa America sùng kính dưới tước hiệu Đức bà Guadalupe.
Hơn nữa, để chứng tỏ Giáo hội biết ơn, tôi ban Phép lành Tòa Thánh đặc biệt cho tất cả các thánh phần cơ quan này và cho tất cả các ân nhân của cơ quan nữa.
Vatican, 14/6/2002
JOANNES PAULUS II