Tin, động tác phát tự con tim: điều này thật ra có nghĩa gì?
(bài 4)
Phần I
Tin, một giả-định trí-tuệ có từ độ trước
Nay, ta hãy cùng nhau xét kỹ hơn về động-tác “tin”, vốn từng xuất phát tự con tim. Ai cũng nói được là mình ‘tin’ vào Chúa, vào Đức Giêsu, vào Hội thánh và tất cả những gì Hội thánh từng nói cho ta nghe và mang đến cho ta những gì Chúa muốn ta nghe biết. Thế nhưng, ta có thực sự tin vào điều ấy hay không, đó mới là vấn đề.
Nếu ta chẳng bao giờ nhìn vào lý do xác đáng để còn tin, thì có lẽ ta cũng nên điều-nghiên thêm về lý lẽ từng đưa ra ở trong đó (tức: theo tính-cách khoa-học rất hữu-dụng) và cả sự thật rất thực luôn hàm ngụ trong đó (tức: bằng vào phương-pháp lịch-sử rất hữu ích). Có như thế, ta mới đạt được quan-điểm/lập trường, mà chẳng có thứ nào là niềm tin đích-thực, hết.
Trước nhất: có thể, ta cũng từng thấy được đặc-trưng thánh-hiến nhưng không thành-thật trong Giáo-hội, vốn cố đưa ra nhiều yêu sách hơn những gì mình được phép đòi hỏi. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ nói: tôi không thể nào tin vào chuyện ấy.
Thứ hai: có thể, ta cũng cảm nghiệm được sự thể: Giáo Hội mình khi xưa cũng muốn nghiêng về phía sau để thích-nghi những gì mà người thời nay muốn nghe biết. Và khi ấy, nhiều người trong ta, cũng sẽ nói: tôi không thể tin chuyện ấy, hết.
Thứ ba: cũng có thể, lâu nay ta không thấy đó là thời khắc thuận-lợi để chọn cho mình lập trường/quan điểm, riêng tây. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại cứ bảo: tôi sẽ bỏ đó, hạ hồi sẽ tính.
Thứ tư: cũng có thể, lâu nay ta bị nhiều thứ lấn át, tựa hồ như: lời lẽ, giáo huấn, bài viết có tính giáo-khoa và toàn bộ những người thắng lướt vẫn cảm thấy như thế. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ bảo: tôi rồi cũng bỏ đó, hạ hồi rồi tính. Có thể là, họ sẽ quên luôn. Có thể, điều ấy cũng tốt cho riêng tôi. Và có thể: chuyện ấy ta nên làm theo chiều-kích trí-tuệ.
Thứ năm: cũng có thể, là ta đã thấy mọi việc rồi ra sẽ như thế, hoặc rồi cũng đến đó và thật sự, cũng tốt đẹp đủ ngõ hầu đánh động nhiều người, nhưng lại không giữ chân được ta và cũng không đòi ta tỏ bày sự đồng thuận. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ nói: tôi thấy cũng ấn tượng thật, nhưng khổ nỗi tôi vẫn không tin vào chuyện ấy, một chút nào. Cũng hệt như khi ta xem diễn tuồng ở nhà hát lớn hoặc hí truờng, cũng thấy có tiếng khóc tiếng cười, nhưng vẫn không thích và cũng chẳng hợp, bèn bỏ đó về nhà, mà thôi.
Có bao giờ ta thấy người nào đó ngồi vào bàn để nhìn lại chính mình, rồi tự hỏi: có chăng một thời-khắc qua đó ta tin là mình đã và đang tin-tưởng, không? Có bao giờ ta cảm nhận được nguồn hứng về thứ gì đó, tựa hồ như những thứ mình cứ nghĩ là niềm tin phải như thế, nhưng sự thật, thì cũng chẳng cảm nhận được là mình đã có niềm tin hay không?
Tất cả những điều kể trên, vẫn xảy đến với số đông nhiều người. Họ là những người có chân trong cơ quan/đoàn thể khá nổi cộm. Và, cả ta nữa, cũng có cảm giác giống như thế, cũng rất thường
Nhân chứng riêng-tư, tự-do tư-riêng
Niềm tin sẽ không đến, trừ phi người chứng kiến niềm tin đó đem nó đến với ta, và chính ta cũng đặt hết tin tưởng vào người ấy. Chứng kiến, phải xem ‘được’ và coi như là ‘đáng tin cậy’. Tốt hơn, nếu có người nào ra như thế và xem như thể họ đã tin, thì: không nhất thiết phải đòi hỏi cùng một chữ ‘tin’, cứ cùng một đường lối, là được. Tốt hơn, nếu họ tỏ ra vững mạnh và kiên định với xác tín riêng của họ, thì cũng được. Tốt hơn, nếu họ tìm ra được điều gì khác biệt hoặc điều gì thật xuất sắc hoặc rất mới. Tốt hơn, nếu những gì họ từng phát giác ra, lại biến thành sự khác biệt rất kiên định và tích cực trong đời, thật cũng tốt. Còn tốt hơn, nếu niềm tin họ sở-đắc xem ra cũng giống với nhận-thức đích-thực, ở trong đời, cũng tốt thôi. Nhưng, cả vào những lúc như thế, nó cũng chẳng tự động đem đến cho ta, chính niềm tin phải có.
Có thể, nhiều người sẽ mời ta và hứa với ta là họ sẽ đồng-hành, hiệp thông một cách trung-thực, bao lâu ta vẫn cứ sống. Có thể, họ sẽ cho ta biết thiên-đường thuộc về ta nếu ta tin vào đó. Nhưng, họ lại không thể làm cho ta tin tưởng, rất nhất mực. Cũng không nhất thiết đi theo những gì ta tin, thế mới lạ. Sự thể là, ta vẫn có thể nói được rằng: tôi không thể làm như thế. Ta vẫn có quyền nói được rằng: nếu tôi làm thế, thì người đó sẽ không là tôi đâu; mà tôi chỉ bó buộc người nào đó, thôi.
Ta thấy đó. Tin là thứ gì đó rất tự-do. Thứ tự do thoát khỏi những gì là chính ta. Chính đó là đáp ứng. Ứng đáp, từ chính ta. Chính vì ta đã đáp-ứng lại ai đó, người mà ta chưa từng gặp gỡ, vào lúc trước. Đó, chính là động-tác dính dự; tức: chính ta chọn được ràng buộc chính mình vào một người nào, để rồi ta cho nó đi vào với đối kháng; và, ta biết là mình đã tin vào người đó rồi. Ta không chỉ tin-tưởng vào những gì ta nghe biết mà thôi, nhưng còn tin vào người đó. Ta đặt mình trong tay người đó, tức: người đó biết rõ mọi sự, hơn cả ta. Và, ta tin vào Chúa, tức: do bởi ta đã gặp Ngài. Ngài là Đấng ta được gặp. Nơi Ngài, ta có khả-năng để tin theo. Ta tin vào Đức Giêsu và vào Hội thánh của Ngài. Ta cũng tin vào dân con được Chúa tin-tưởng. Và thông thường, ta làm việc đó mà không biết rõ chi tiết hoặc chưa từng làm sáng tỏ câu chuyện mình muốn nói, thật ra là có ý nghĩa. Ta không cần đến những chuyện như thế. Ta đã có mặt ở đó. Và, ta tin. Thế là đủ.
Niềm tin, thật ra là quyết định của ta. Là, chọn lựa do ta tự-do tạo ra và nhất quyết can dự.
Khi sự việc đến với ta, ta lại không tìm được Chúa. Chính Chúa đã tìm ta. Sau đó, ta mới lại khám phá ra: đó chính là Ngài. Và, Ngài tiếp tục là Đức Chúa. Tiếp tục là Đấng ban cho ta quà niềm-tin. Ta không thể xác chứng điều đó cho bất cứ ai. Nhưng, đến lượt mình, ta lại có thể kể cho ai khác biết được chuyện đó và làm chứng cho mọi người, rằng: như thế là Chúa, bởi tự thân, ta chẳng biết cách làm như thế. Và từ đó, ta biết ơn Chúa và tri ân những người từng làm nhân chứng cho ta. Bởi, cùng đồng hành với họ, ta trở thành kẻ tin, cũng rất vững.
Ngày nay, ngưòi ta nói nhiều về nhu cầu đòi Giáo Hội phải canh-cải việc ‘rao truyền Đạo Chúa’. Điều này có nghĩa: Giáo Hội cần yêu cầu những người trong Đạo phải quyết tâm tin. Phải thật sự có niềm tin đích-thực. Tin, như thể mình chưa bao giờ tin được như thế. Có thể là: trước đây, những người như thế cũng từng đồng hành mang theo sự tin tưởng, rất tương tự. Nhưng, xem ra như thể: mình đã chẳng tin vào những chuyện ra như thế? Giáo Hội, cũng có nhiều người từng lĩnh-nhận bí-tích thanh-tẩy, cũng đi lễ và rước Chúa vào lòng cũng như từng nghe giảng giải các sự việc này khác, nhưng chưa từng ngồi lại mà nhìn vào chính mình, để tìm xem những gì đã và đang thực sự xảy đến bên trong con người mình. Chúa vẫn hiện diện với mình ở trong đó. Và, Ngài trao ban cho mỗi người và mọi người quà tặng niềm-tin. Mọi kẻ tin đều xác chứng được điều đó, cho chính họ. Nhưng chừng như họ chưa từng có lập trường tư riêng tạo cho mình, để rồi khi niềm-tin sờ chạm chính con người mình, thì mình mới đáp ứng theo cung cách riêng tư và thực sự. Tất cả mọi người, ai cũng cần gặp lại người-chứng là những người sờ chạm vào người mình, để rồi dẫn đưa mọi đi vào mà đáp ứng với niềm-tin trung-thực hơn là chính mình từng ban phát cho người khác. Và, điều này ta gọi là “cải-tân rao truyền Lời Chúa”.
Chúa lúc nào cũng sẵn sàng có mặt với ta một khi ta chuẩn bị, cho chu đáo. Chúa thực sự hiện diện ở trong đó, nơi ta; nên, mọi biến đổi đều ở nơi ta, và trong ta.
Đến với niềm tin là quy-trình luôn thăng-tiến trong mọi quan hệ. Quan-hệ giữa Chúa và ta, cũng như giữa ta và người khác. Đó là: sự thể đã và đang hiện hữu, rất đích thực.
--------------- (còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
(bài 4)
Phần I
Tin, một giả-định trí-tuệ có từ độ trước
Nay, ta hãy cùng nhau xét kỹ hơn về động-tác “tin”, vốn từng xuất phát tự con tim. Ai cũng nói được là mình ‘tin’ vào Chúa, vào Đức Giêsu, vào Hội thánh và tất cả những gì Hội thánh từng nói cho ta nghe và mang đến cho ta những gì Chúa muốn ta nghe biết. Thế nhưng, ta có thực sự tin vào điều ấy hay không, đó mới là vấn đề.
Nếu ta chẳng bao giờ nhìn vào lý do xác đáng để còn tin, thì có lẽ ta cũng nên điều-nghiên thêm về lý lẽ từng đưa ra ở trong đó (tức: theo tính-cách khoa-học rất hữu-dụng) và cả sự thật rất thực luôn hàm ngụ trong đó (tức: bằng vào phương-pháp lịch-sử rất hữu ích). Có như thế, ta mới đạt được quan-điểm/lập trường, mà chẳng có thứ nào là niềm tin đích-thực, hết.
Trước nhất: có thể, ta cũng từng thấy được đặc-trưng thánh-hiến nhưng không thành-thật trong Giáo-hội, vốn cố đưa ra nhiều yêu sách hơn những gì mình được phép đòi hỏi. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ nói: tôi không thể nào tin vào chuyện ấy.
Thứ hai: có thể, ta cũng cảm nghiệm được sự thể: Giáo Hội mình khi xưa cũng muốn nghiêng về phía sau để thích-nghi những gì mà người thời nay muốn nghe biết. Và khi ấy, nhiều người trong ta, cũng sẽ nói: tôi không thể tin chuyện ấy, hết.
Thứ ba: cũng có thể, lâu nay ta không thấy đó là thời khắc thuận-lợi để chọn cho mình lập trường/quan điểm, riêng tây. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại cứ bảo: tôi sẽ bỏ đó, hạ hồi sẽ tính.
Thứ tư: cũng có thể, lâu nay ta bị nhiều thứ lấn át, tựa hồ như: lời lẽ, giáo huấn, bài viết có tính giáo-khoa và toàn bộ những người thắng lướt vẫn cảm thấy như thế. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ bảo: tôi rồi cũng bỏ đó, hạ hồi rồi tính. Có thể là, họ sẽ quên luôn. Có thể, điều ấy cũng tốt cho riêng tôi. Và có thể: chuyện ấy ta nên làm theo chiều-kích trí-tuệ.
Thứ năm: cũng có thể, là ta đã thấy mọi việc rồi ra sẽ như thế, hoặc rồi cũng đến đó và thật sự, cũng tốt đẹp đủ ngõ hầu đánh động nhiều người, nhưng lại không giữ chân được ta và cũng không đòi ta tỏ bày sự đồng thuận. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ nói: tôi thấy cũng ấn tượng thật, nhưng khổ nỗi tôi vẫn không tin vào chuyện ấy, một chút nào. Cũng hệt như khi ta xem diễn tuồng ở nhà hát lớn hoặc hí truờng, cũng thấy có tiếng khóc tiếng cười, nhưng vẫn không thích và cũng chẳng hợp, bèn bỏ đó về nhà, mà thôi.
Có bao giờ ta thấy người nào đó ngồi vào bàn để nhìn lại chính mình, rồi tự hỏi: có chăng một thời-khắc qua đó ta tin là mình đã và đang tin-tưởng, không? Có bao giờ ta cảm nhận được nguồn hứng về thứ gì đó, tựa hồ như những thứ mình cứ nghĩ là niềm tin phải như thế, nhưng sự thật, thì cũng chẳng cảm nhận được là mình đã có niềm tin hay không?
Tất cả những điều kể trên, vẫn xảy đến với số đông nhiều người. Họ là những người có chân trong cơ quan/đoàn thể khá nổi cộm. Và, cả ta nữa, cũng có cảm giác giống như thế, cũng rất thường
Nhân chứng riêng-tư, tự-do tư-riêng
Niềm tin sẽ không đến, trừ phi người chứng kiến niềm tin đó đem nó đến với ta, và chính ta cũng đặt hết tin tưởng vào người ấy. Chứng kiến, phải xem ‘được’ và coi như là ‘đáng tin cậy’. Tốt hơn, nếu có người nào ra như thế và xem như thể họ đã tin, thì: không nhất thiết phải đòi hỏi cùng một chữ ‘tin’, cứ cùng một đường lối, là được. Tốt hơn, nếu họ tỏ ra vững mạnh và kiên định với xác tín riêng của họ, thì cũng được. Tốt hơn, nếu họ tìm ra được điều gì khác biệt hoặc điều gì thật xuất sắc hoặc rất mới. Tốt hơn, nếu những gì họ từng phát giác ra, lại biến thành sự khác biệt rất kiên định và tích cực trong đời, thật cũng tốt. Còn tốt hơn, nếu niềm tin họ sở-đắc xem ra cũng giống với nhận-thức đích-thực, ở trong đời, cũng tốt thôi. Nhưng, cả vào những lúc như thế, nó cũng chẳng tự động đem đến cho ta, chính niềm tin phải có.
Có thể, nhiều người sẽ mời ta và hứa với ta là họ sẽ đồng-hành, hiệp thông một cách trung-thực, bao lâu ta vẫn cứ sống. Có thể, họ sẽ cho ta biết thiên-đường thuộc về ta nếu ta tin vào đó. Nhưng, họ lại không thể làm cho ta tin tưởng, rất nhất mực. Cũng không nhất thiết đi theo những gì ta tin, thế mới lạ. Sự thể là, ta vẫn có thể nói được rằng: tôi không thể làm như thế. Ta vẫn có quyền nói được rằng: nếu tôi làm thế, thì người đó sẽ không là tôi đâu; mà tôi chỉ bó buộc người nào đó, thôi.
Ta thấy đó. Tin là thứ gì đó rất tự-do. Thứ tự do thoát khỏi những gì là chính ta. Chính đó là đáp ứng. Ứng đáp, từ chính ta. Chính vì ta đã đáp-ứng lại ai đó, người mà ta chưa từng gặp gỡ, vào lúc trước. Đó, chính là động-tác dính dự; tức: chính ta chọn được ràng buộc chính mình vào một người nào, để rồi ta cho nó đi vào với đối kháng; và, ta biết là mình đã tin vào người đó rồi. Ta không chỉ tin-tưởng vào những gì ta nghe biết mà thôi, nhưng còn tin vào người đó. Ta đặt mình trong tay người đó, tức: người đó biết rõ mọi sự, hơn cả ta. Và, ta tin vào Chúa, tức: do bởi ta đã gặp Ngài. Ngài là Đấng ta được gặp. Nơi Ngài, ta có khả-năng để tin theo. Ta tin vào Đức Giêsu và vào Hội thánh của Ngài. Ta cũng tin vào dân con được Chúa tin-tưởng. Và thông thường, ta làm việc đó mà không biết rõ chi tiết hoặc chưa từng làm sáng tỏ câu chuyện mình muốn nói, thật ra là có ý nghĩa. Ta không cần đến những chuyện như thế. Ta đã có mặt ở đó. Và, ta tin. Thế là đủ.
Niềm tin, thật ra là quyết định của ta. Là, chọn lựa do ta tự-do tạo ra và nhất quyết can dự.
Khi sự việc đến với ta, ta lại không tìm được Chúa. Chính Chúa đã tìm ta. Sau đó, ta mới lại khám phá ra: đó chính là Ngài. Và, Ngài tiếp tục là Đức Chúa. Tiếp tục là Đấng ban cho ta quà niềm-tin. Ta không thể xác chứng điều đó cho bất cứ ai. Nhưng, đến lượt mình, ta lại có thể kể cho ai khác biết được chuyện đó và làm chứng cho mọi người, rằng: như thế là Chúa, bởi tự thân, ta chẳng biết cách làm như thế. Và từ đó, ta biết ơn Chúa và tri ân những người từng làm nhân chứng cho ta. Bởi, cùng đồng hành với họ, ta trở thành kẻ tin, cũng rất vững.
Ngày nay, ngưòi ta nói nhiều về nhu cầu đòi Giáo Hội phải canh-cải việc ‘rao truyền Đạo Chúa’. Điều này có nghĩa: Giáo Hội cần yêu cầu những người trong Đạo phải quyết tâm tin. Phải thật sự có niềm tin đích-thực. Tin, như thể mình chưa bao giờ tin được như thế. Có thể là: trước đây, những người như thế cũng từng đồng hành mang theo sự tin tưởng, rất tương tự. Nhưng, xem ra như thể: mình đã chẳng tin vào những chuyện ra như thế? Giáo Hội, cũng có nhiều người từng lĩnh-nhận bí-tích thanh-tẩy, cũng đi lễ và rước Chúa vào lòng cũng như từng nghe giảng giải các sự việc này khác, nhưng chưa từng ngồi lại mà nhìn vào chính mình, để tìm xem những gì đã và đang thực sự xảy đến bên trong con người mình. Chúa vẫn hiện diện với mình ở trong đó. Và, Ngài trao ban cho mỗi người và mọi người quà tặng niềm-tin. Mọi kẻ tin đều xác chứng được điều đó, cho chính họ. Nhưng chừng như họ chưa từng có lập trường tư riêng tạo cho mình, để rồi khi niềm-tin sờ chạm chính con người mình, thì mình mới đáp ứng theo cung cách riêng tư và thực sự. Tất cả mọi người, ai cũng cần gặp lại người-chứng là những người sờ chạm vào người mình, để rồi dẫn đưa mọi đi vào mà đáp ứng với niềm-tin trung-thực hơn là chính mình từng ban phát cho người khác. Và, điều này ta gọi là “cải-tân rao truyền Lời Chúa”.
Chúa lúc nào cũng sẵn sàng có mặt với ta một khi ta chuẩn bị, cho chu đáo. Chúa thực sự hiện diện ở trong đó, nơi ta; nên, mọi biến đổi đều ở nơi ta, và trong ta.
Đến với niềm tin là quy-trình luôn thăng-tiến trong mọi quan hệ. Quan-hệ giữa Chúa và ta, cũng như giữa ta và người khác. Đó là: sự thể đã và đang hiện hữu, rất đích thực.
--------------- (còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch