Giáo Hội là Dân Thiên Chúa bao gồm mọi dân tộc, có luật lệ là tình yêu thương đại đồng, có sứ mệnh loan báo Chúa Kitô, là dấu chỉ, muối men và áng sáng dẫn đưa mọi người đến với Thiên Chúa và tiến về quê hương thiên quốc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 90.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 12-6-2013 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý ”Giáo Hội dân của Thiên Chúa”, như Công Đồng Chung Vaticăng II và Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo định nghĩa (LG 9; GLGHCG 782). Đức Thánh Cha đã khai triển bài giáo lý bằng các câu hỏi. Trả lời câu hỏi Giáo Hội là gì Đức Thánh Cha nói:
Trước hết nó có nghĩa là Thiên Chúa không thuộc riêng một dân tộc nào; bởi vì chính Người mời gọi chúng ta, triệu tập chúng ta, mời gọi chúng ta là thành phần dân của Người, và lời mời gọi này hướng tới tất cả mọi người, không phân biệt, bời vì lòng thương xót của Thiên Chúa ”muốn ơn cứu rỗi cho mọi người” (q Tm 2,4). Chúa Giêsu không nói với các Tông Đồ và chúng ta làm thành một nhóm độc hữu, một nhóm ưu tú. Chúa Giêsu nói: Hãy đi và lam cho mọi dân tộc trở thành môn đệ (x. Mt 28,19). Thánh Phaolô khẳng định rằng trong dân của Thiên Chúa, trong Giáo Hội ”không còn do thái hy lạp... bởi vì anh em tất cả là một trong Chúa Kitô Giêsu” (Gl 3,28). Tôi cũng muốn nói với người cảm thấy xa Thiên Chúa và Giáo Hội, với người sợ hãi hay thờ ơ, với người nghĩ rằng không còn có thể thay đổi được nữa: Chúa cũng mời gọi bạn là thành phần của dân Người, và Chúa làm điều này với lòng kính trọng lớn và tình yêu thương! Người mời gọi chúng ta làm thành phần của dân này, dân của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đưa ra câu hỏi thứ hai: Làm thế nào để trở thành chi thể của dân Thiên Chúa? Và ngài trả lời: Không phải qua việc sinh ra thể lý, mà qua một cuộc sống mới. Trong Phúc âm, Chúa Giêsu nói với ông Nicodemo rằng cần phải sinh ra từ bên trên, từ nước và từ Thần Khí để vào Nước Thiên Chúa (x. Ga 3,3-5). Chính qua bí tích Rửa Tội mà chúng ta được đưa vào dân tộc này, qua niềm tin nơi Chúa Kitô, là ơn Thiên Chúa ban, và nó phải được dưỡng nuôi và làm cho lớn lên bằng toàn cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi mình xem: tôi làm thế nào để cho đức tin mà tôi đã nhận trong bí tích Rửa Tội được lớn lên? Tôi làm thế nào để đức tin mà tôi đã nhận và dân Chúa được lớn lên? Tôi làm thế nào để cho nó lớn lên? Đó là một câu hỏi khác.
Câu hỏi thứ ba là: Đâu là luật của dân Thiên Chúa? Đức Thánh Cha trả lời:
Đó là luật yêu thương, yên mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân theo giới răn mới Chúa ban cho chúng ta (x. Ga 13,34). Tuy nhiên, một tình yêu không phải là thuyết duy tình cảm cằn cỗi hay là một cái gì mơ hồ, mà là việc nhận biết Thiên Chúa như là Chúa duy nhất của cuộc sống, đồng thời là việc tiếp nhận tha nhân như là người anh em thật, bằng cách thắng vượt các chia rẽ, các tranh đua, các hiểu lầm, các ích kỷ; cả hai đi chung với nhau. Chúng ta còn phải đi biết bao nhiêu đường để sống luật mới này một cách đúng đắn, luật của Chúa Thánh Thần, Đấng hành động trong chúng ta, luật của tình bác ái, của tình yêu thương! Khi chúng ta nhìn thấy trên báo chí hay truyền hình, chúng ta thấy biết bao nhiêu chiến tranh giữa các tín hữu kitô. Làm sao có thể hiểu được điều này? Nhưng trong các khu phố, trong các nơi làm việc có biết bao nhiêu chiến tranh vì thèm muốn, ghen tương. Cả trong chính gia đình cũng có biết bao nhiêu chiến tranh bên trong. Chúng ta phải xin Chúa làm cho chúng ta hiểu rõ ràng luật của tình yêu này. Thật là tốt lành, xinh đẹp biết bao, khi chúng ta yêu nhau như anh em đích thật. Điều đó thật đẹp biết bao! Hôm nay chúng ta hãy làm một điều: Có lẽ tất cả chúng ta đều có thiện cảm hay không thiện cảm và có lẽ có nhiều người trong chúng ta giận dữ với vài người. Ít nhất chúng ta hãy nói với Chúa: Lậy Chúa, con giận ông này, bà này qúa. Con cầu nguyện cho ông ấy, cho bà ấy. Con xin Chúa”. Cầu nguyện cho những người chúng ta giận. Đó là một bước tiến đẹp trong luật yêu thương này. Hôm nay chúng ta hãy làm điều đó nhé!
Câu hỏi thứ tư liên quan tới dân Chúa. Dân Chúa có sứ mệnh đem niềm hy vọng và ơn cứu độ của Thiên Chúa vào trong thế giới: là dấu chỉ tình yêu thương của Thiên Chúa, Đấng mời gọi tất cả vào tình bạn với Người; là men làm dậy tất cả bột, là muối trao ban hương vị và giữ cho khỏi hư thối, là ánh sáng chiếu soi.
Chung quanh chúng ta, chỉ cần mở báo ra, tôi đã nói, là chúng ta thấy rằng có sự hiện diện của sự dữ, Qủy hành động. Nhưng tôi muốn nói lớn tiếng rằng: Thiên Chúa mạnh hơn! Anh chị em có tin điều này không? Tin rằng Thiên Chúa mạnh hơn không? Nhưng chúng ta hãy cùng nhau nói điều đó. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau nói điều đó. Thiên Chúa mạnh hơn! Tất cả nào! Và tín hữu tại quảng trưởng, đặc biệt là các trẻ em cùng nói to ” Thiên Chúa mạnh hơn”. Rồi Đức Giáo Hoàng nói tiếp: Và anh chị em có biết tại sao Chúa mạnh hơn không? Bởi vì Người là Chúa, là Chúa duy nhất. Thiên Chúa mạnh hơn. Tốt lắm! Và tôi cũng muốn thêm rằng thực tại đôi khi đen tối, bị ghi dấu bởi sự dữ, nhưng có thể thay đổi, nếu chúng ta là những người đầu tiên đem ánh sáng Phúc Âm vào, nhất là với cuộc sống chúng ta. Nếu trong một sân thế vận, chúng ta hãy nghĩ tới sân thế vận Roma, hay sân thế vận Thánh Lorenzo ở Buenos Aires, trong một đêm tối trời có một người thắp lên một ánh sáng, thì người ta chỉ thấy một chút, nhưng nếu cả 70.000 khán giả mỗi người đều thắp lên ánh sáng của mình, thì sân vận động sáng lên. Chúng ta hãy làm cho cuộc sống của chúng ta là một ánh sáng của Chúa Kitô; cùng nhau chúng ta sẽ mang ánh sáng Phúc Âm vào trong toàn thực tại.
Câu hỏi sau cùng đâu là mục đích của dân Chúa? Mục đích là Nước Thiên Chúa, đã được chính Thiêm Chúa bắt đầu trên trái đất và phải được trải rộng cho tới ngày thành toàn, khi Chúa Kitô, sự sống của chúng ta sẽ tái xuất hiện (LG 9). Khi đó mục đích là sự hiệp thông tràn đầy với Chúa, gia đình cùng với Chúa bước vào trong chính cuộc sống của Thiên Chúa, nơi chúng ta sẽ sống niềm vui tình yêu vô cùng của Người. Niềm vui tràn đầy.
Anh chị em thân mến, là Giáo Hội, là dân của Thiên Chúa, theo chương trình tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa Cha, có nghĩa là men của Thiên Chúa trong nhân loại này, có nghĩa là loan báo và đem ơn cứu rỗi của Thiên Chúa vào trong thế giới này của chúng ta, thường lạc đường, cần đến các câu trả lời khích lệ trao ban hy vọng, trao ban sức mạnh mới cho con đường cuộc sống. Ườc chi Giáo Hội là nơi của lòng thương xót và niềm hy vọng của Thiên Chúa, nơi mỗi người có thể cảm thấy mình được tiếp nhận, yêu thương và khích lệ sống theo cuộc sống tốt lành của Tin Mừng. Và để cảm thấy mình được tiếp đón, yêu thương, tha thứ và khích lệ, các cánh cửa của Giáo Hội phải luôn luôn rộng mở, để mọi người có thể đến và chúng ta phải ra khỏi các cửa ấy và loan báo Tin Mừng.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào Ủy Ban quốc tế Hiệp hội thánh Vinh Sơn Phaolô nhân kỷ niệm 200 năm ngáy sinh của người sáng lập là ông Frederic Ozanam. Ngài cũng chào các phái đoán đến từ Nhật Bản, Nam Hàn và Việt Nam cũng như Úc, Argentina, Mehicô, Puerto Rico, Costa Ricca, Colombia và Brasil.
Ngài cũng chào nhóm các tân Linh Mục giáo phận Brescia và thân nhân cũng như đoàn hành hương các giáo phận Assisi, Nocera Umbria, Gualdo Tadino, Liên hiệp nông nghiệp và món qùa họ tặng ngài cho các công tác trợ giúp bác ái.
Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Cũng như các lần trước hôm qua Đức Thánh Cha cũng dành ra một giờ rưỡi để chào tín hữu và những người tàn tật. Việc tặng mũ calốt trắng cho ngài đã trở thành mốt, nên hầu như lần nào Đức Thánh Cha cũng có mũ mới và ngài tặng mũ đang đội lại cho tín hữu làm kỷ niệm. Hôm qua có một em gái tàn tật ôm hôn Đức Thánh Cha đến mấy lần. Còn các trẻ em nhớ lời ngài nói trong một buổi tiếp kiến khi Đức Thánh Cha tiến đến chào, các em không gọi tên Francesco nữa, gân cổ lên mà gọi tên Giêsu.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 90.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 12-6-2013 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trước hết nó có nghĩa là Thiên Chúa không thuộc riêng một dân tộc nào; bởi vì chính Người mời gọi chúng ta, triệu tập chúng ta, mời gọi chúng ta là thành phần dân của Người, và lời mời gọi này hướng tới tất cả mọi người, không phân biệt, bời vì lòng thương xót của Thiên Chúa ”muốn ơn cứu rỗi cho mọi người” (q Tm 2,4). Chúa Giêsu không nói với các Tông Đồ và chúng ta làm thành một nhóm độc hữu, một nhóm ưu tú. Chúa Giêsu nói: Hãy đi và lam cho mọi dân tộc trở thành môn đệ (x. Mt 28,19). Thánh Phaolô khẳng định rằng trong dân của Thiên Chúa, trong Giáo Hội ”không còn do thái hy lạp... bởi vì anh em tất cả là một trong Chúa Kitô Giêsu” (Gl 3,28). Tôi cũng muốn nói với người cảm thấy xa Thiên Chúa và Giáo Hội, với người sợ hãi hay thờ ơ, với người nghĩ rằng không còn có thể thay đổi được nữa: Chúa cũng mời gọi bạn là thành phần của dân Người, và Chúa làm điều này với lòng kính trọng lớn và tình yêu thương! Người mời gọi chúng ta làm thành phần của dân này, dân của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đưa ra câu hỏi thứ hai: Làm thế nào để trở thành chi thể của dân Thiên Chúa? Và ngài trả lời: Không phải qua việc sinh ra thể lý, mà qua một cuộc sống mới. Trong Phúc âm, Chúa Giêsu nói với ông Nicodemo rằng cần phải sinh ra từ bên trên, từ nước và từ Thần Khí để vào Nước Thiên Chúa (x. Ga 3,3-5). Chính qua bí tích Rửa Tội mà chúng ta được đưa vào dân tộc này, qua niềm tin nơi Chúa Kitô, là ơn Thiên Chúa ban, và nó phải được dưỡng nuôi và làm cho lớn lên bằng toàn cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi mình xem: tôi làm thế nào để cho đức tin mà tôi đã nhận trong bí tích Rửa Tội được lớn lên? Tôi làm thế nào để đức tin mà tôi đã nhận và dân Chúa được lớn lên? Tôi làm thế nào để cho nó lớn lên? Đó là một câu hỏi khác.
Câu hỏi thứ ba là: Đâu là luật của dân Thiên Chúa? Đức Thánh Cha trả lời:
Đó là luật yêu thương, yên mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân theo giới răn mới Chúa ban cho chúng ta (x. Ga 13,34). Tuy nhiên, một tình yêu không phải là thuyết duy tình cảm cằn cỗi hay là một cái gì mơ hồ, mà là việc nhận biết Thiên Chúa như là Chúa duy nhất của cuộc sống, đồng thời là việc tiếp nhận tha nhân như là người anh em thật, bằng cách thắng vượt các chia rẽ, các tranh đua, các hiểu lầm, các ích kỷ; cả hai đi chung với nhau. Chúng ta còn phải đi biết bao nhiêu đường để sống luật mới này một cách đúng đắn, luật của Chúa Thánh Thần, Đấng hành động trong chúng ta, luật của tình bác ái, của tình yêu thương! Khi chúng ta nhìn thấy trên báo chí hay truyền hình, chúng ta thấy biết bao nhiêu chiến tranh giữa các tín hữu kitô. Làm sao có thể hiểu được điều này? Nhưng trong các khu phố, trong các nơi làm việc có biết bao nhiêu chiến tranh vì thèm muốn, ghen tương. Cả trong chính gia đình cũng có biết bao nhiêu chiến tranh bên trong. Chúng ta phải xin Chúa làm cho chúng ta hiểu rõ ràng luật của tình yêu này. Thật là tốt lành, xinh đẹp biết bao, khi chúng ta yêu nhau như anh em đích thật. Điều đó thật đẹp biết bao! Hôm nay chúng ta hãy làm một điều: Có lẽ tất cả chúng ta đều có thiện cảm hay không thiện cảm và có lẽ có nhiều người trong chúng ta giận dữ với vài người. Ít nhất chúng ta hãy nói với Chúa: Lậy Chúa, con giận ông này, bà này qúa. Con cầu nguyện cho ông ấy, cho bà ấy. Con xin Chúa”. Cầu nguyện cho những người chúng ta giận. Đó là một bước tiến đẹp trong luật yêu thương này. Hôm nay chúng ta hãy làm điều đó nhé!
Câu hỏi thứ tư liên quan tới dân Chúa. Dân Chúa có sứ mệnh đem niềm hy vọng và ơn cứu độ của Thiên Chúa vào trong thế giới: là dấu chỉ tình yêu thương của Thiên Chúa, Đấng mời gọi tất cả vào tình bạn với Người; là men làm dậy tất cả bột, là muối trao ban hương vị và giữ cho khỏi hư thối, là ánh sáng chiếu soi.
Chung quanh chúng ta, chỉ cần mở báo ra, tôi đã nói, là chúng ta thấy rằng có sự hiện diện của sự dữ, Qủy hành động. Nhưng tôi muốn nói lớn tiếng rằng: Thiên Chúa mạnh hơn! Anh chị em có tin điều này không? Tin rằng Thiên Chúa mạnh hơn không? Nhưng chúng ta hãy cùng nhau nói điều đó. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau nói điều đó. Thiên Chúa mạnh hơn! Tất cả nào! Và tín hữu tại quảng trưởng, đặc biệt là các trẻ em cùng nói to ” Thiên Chúa mạnh hơn”. Rồi Đức Giáo Hoàng nói tiếp: Và anh chị em có biết tại sao Chúa mạnh hơn không? Bởi vì Người là Chúa, là Chúa duy nhất. Thiên Chúa mạnh hơn. Tốt lắm! Và tôi cũng muốn thêm rằng thực tại đôi khi đen tối, bị ghi dấu bởi sự dữ, nhưng có thể thay đổi, nếu chúng ta là những người đầu tiên đem ánh sáng Phúc Âm vào, nhất là với cuộc sống chúng ta. Nếu trong một sân thế vận, chúng ta hãy nghĩ tới sân thế vận Roma, hay sân thế vận Thánh Lorenzo ở Buenos Aires, trong một đêm tối trời có một người thắp lên một ánh sáng, thì người ta chỉ thấy một chút, nhưng nếu cả 70.000 khán giả mỗi người đều thắp lên ánh sáng của mình, thì sân vận động sáng lên. Chúng ta hãy làm cho cuộc sống của chúng ta là một ánh sáng của Chúa Kitô; cùng nhau chúng ta sẽ mang ánh sáng Phúc Âm vào trong toàn thực tại.
Câu hỏi sau cùng đâu là mục đích của dân Chúa? Mục đích là Nước Thiên Chúa, đã được chính Thiêm Chúa bắt đầu trên trái đất và phải được trải rộng cho tới ngày thành toàn, khi Chúa Kitô, sự sống của chúng ta sẽ tái xuất hiện (LG 9). Khi đó mục đích là sự hiệp thông tràn đầy với Chúa, gia đình cùng với Chúa bước vào trong chính cuộc sống của Thiên Chúa, nơi chúng ta sẽ sống niềm vui tình yêu vô cùng của Người. Niềm vui tràn đầy.
Anh chị em thân mến, là Giáo Hội, là dân của Thiên Chúa, theo chương trình tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa Cha, có nghĩa là men của Thiên Chúa trong nhân loại này, có nghĩa là loan báo và đem ơn cứu rỗi của Thiên Chúa vào trong thế giới này của chúng ta, thường lạc đường, cần đến các câu trả lời khích lệ trao ban hy vọng, trao ban sức mạnh mới cho con đường cuộc sống. Ườc chi Giáo Hội là nơi của lòng thương xót và niềm hy vọng của Thiên Chúa, nơi mỗi người có thể cảm thấy mình được tiếp nhận, yêu thương và khích lệ sống theo cuộc sống tốt lành của Tin Mừng. Và để cảm thấy mình được tiếp đón, yêu thương, tha thứ và khích lệ, các cánh cửa của Giáo Hội phải luôn luôn rộng mở, để mọi người có thể đến và chúng ta phải ra khỏi các cửa ấy và loan báo Tin Mừng.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào Ủy Ban quốc tế Hiệp hội thánh Vinh Sơn Phaolô nhân kỷ niệm 200 năm ngáy sinh của người sáng lập là ông Frederic Ozanam. Ngài cũng chào các phái đoán đến từ Nhật Bản, Nam Hàn và Việt Nam cũng như Úc, Argentina, Mehicô, Puerto Rico, Costa Ricca, Colombia và Brasil.
Ngài cũng chào nhóm các tân Linh Mục giáo phận Brescia và thân nhân cũng như đoàn hành hương các giáo phận Assisi, Nocera Umbria, Gualdo Tadino, Liên hiệp nông nghiệp và món qùa họ tặng ngài cho các công tác trợ giúp bác ái.
Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Cũng như các lần trước hôm qua Đức Thánh Cha cũng dành ra một giờ rưỡi để chào tín hữu và những người tàn tật. Việc tặng mũ calốt trắng cho ngài đã trở thành mốt, nên hầu như lần nào Đức Thánh Cha cũng có mũ mới và ngài tặng mũ đang đội lại cho tín hữu làm kỷ niệm. Hôm qua có một em gái tàn tật ôm hôn Đức Thánh Cha đến mấy lần. Còn các trẻ em nhớ lời ngài nói trong một buổi tiếp kiến khi Đức Thánh Cha tiến đến chào, các em không gọi tên Francesco nữa, gân cổ lên mà gọi tên Giêsu.