HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI (tiếp theo)
3. PHÚC CHO KẺ THAN KHÓC
Khóc vì ta nhận ra sự yếu đuối và giới hạn của chính mình để rồi tìm về với Chúa. Khóc vì ta không chấp nhận lối sống bất công của trần đời, bởi đi sai đường lối Chúa. Khóc vì ta đã góp phần vào những tệ đoan, những tai hại cho cho bao tâm hồn thanh sạch ngây thơ.
Ta cũng khóc vì đã không làm gì để chặn đứng những nết xấu của chính bản thân ta trong quá khứ. Như vua Ðavít xưa khóc trong Thánh Vịnh 50. Như thánh Augustinô khóc cùng Chúa: Lậy Chúa con đã yêu mến phụng thờ Chúa muộn quá”. Như Mađalêna, như Phêrô. ..
Hơn thế, ta đôi khi cũng phải khóc vì thấy mình nhiều lúc như bất lực, không giúp gì được để làm vơi nỗi sầu khổ đớn đau của tha nhân, tương tự dịp Chúa khóc thương thành Giêrusalem xưa khi nhìn rõ những hiểm họa đang sắp đổ xuống dân chúng thành thánh.
Phúc cho kẻ khóc vì phần thưởng sẽ là ủi an vui mừng. Chúa đã hứa bồi thường những giọt nước mắt các môn đệ bằng niềm hoan lạc toàn vẹn, vĩnh cửu.
Lời hứa đó sẽ còn được thực hiện với chúng ta mãi mãi cho đến tận thế.
4. PHÚC CHO KẺ KHAO KHÁT SỰ CÔNG CHÍNH
Hiển nhiên đây là tâm tư của những kẻ thấy mình còn đầy yếu đuối, lắm sai lầm, nhiều oan khiên. Họ biết rõ mình cần hướng lên đấng là nguồn chân lý. Nhờ thế, họ tín nhiệm hoàn toàn nơi Chúa, thay vì tin tưởng nơi mình.
Họ tìm cách tách rời khỏi những thói quen cố hữu, những quan niệm cổ xưa, để rồi dấn thân vào lối sống mới Chúa đề nghị. Ðó là cơ nguyên của những cố gắng tự lột xác, tự tẩy não để trở thành con người hoàn toàn mới theo tiêu chuẩn Phúc Âm.
Mà con đường kiếm tìm sự công chính, sự thiện hảo toàn ven này, có bao giờ đủ, bao giờ xong được! Thành ra, với người Kitô hữu, sẽ không hề có chuyện nghỉ ngơi trên bước đường thánh hóa.
Thế là ta phải liên tục học từ bỏ con người cũ để thường xuyên hướng về chân trời mới hơn, cao rộng hơn của nước Thiên Chúa, để rồi liên lỉ kiếm tìm ra thánh ý Ngài.
Ðể được thế, ta phải sẵn lòng để Thần Linh Chúa uốn nắn, sửa đổi, thanh lọc, nhiều khi bằng những lần hy sinh thử thách lớn lao. Phần thưởng của những cố gắng này là tâm hồn ta sẽ được no thỏa “ niềm vui an bình ta ban sẽ khác hẳn những thứ trần gian ban tặng”. Chúa đã một lần đoan hứa như thế. Và đó chính là bóng dáng hoan lạc Thiên Ðàng.
5. PHÚC CHO KẺ BIẾT THƯƠNG XÓT
Chúa chúc phúc cho kẻ quảng đại ra tay trước để tỏ lòng tốt, không điều kiện, không đợi người khác tử tế rồi mới đáp lại. Ðây là phúc của những kẻ sẵn sàng tha thứ, bởi họ biết mình đã thường xuyên được Chúa thứ tha.
Ðây là lối sống của những kẻ biết bắt chước Chúa làm ơn cho kẻ dữ cũng như người lành. Chúa đã yêu ta trước, và yêu vô bờ bến, yêu đến hy sinh cả mạng sống. Ngài cũng có quyền đòi ta cũng làm thế cho tha nhân để được nên toàn thiện với Ngài.
Trong câu chuyện người đàn bà ngoại tình, Chúa dậy ta đừng lên án ai, vì chính ta cũng là những người tội lỗi, nhiều khi tội tầy đình hơn nữa.
Chúa đòi ta chia sẻ tất cả với tha nhân, cách riêng đối với những kẻ khốn cùng xấu số. Mà không phải chỉ là chia sẻ miếng cơm manh áo, nhưng quan trọng hơn cả là cho cả con tim và mạng sống: “Không ai có tình yêu cao qúy hơn kẻ thí sinh mạng cho người mình yêu.”
Ðộc đáo hơn nữa là ta phải thi hành lệnh truyền này với cả những kẻ thù, những đối phương nữa.
Rồi Chúa lại tuyên bố rõ: Ngài sẽ phán xét ta sau này về tình thương tha nhân để quyết định chuyện thưởng phạt vĩnh cửu.
Dĩ nhiên phần thưởng cho ta sẽ là được Chúa xót thương lại. Ðời ta thực sự chỉ cần có thế. (Còn tiếp)
3. PHÚC CHO KẺ THAN KHÓC
Khóc vì ta nhận ra sự yếu đuối và giới hạn của chính mình để rồi tìm về với Chúa. Khóc vì ta không chấp nhận lối sống bất công của trần đời, bởi đi sai đường lối Chúa. Khóc vì ta đã góp phần vào những tệ đoan, những tai hại cho cho bao tâm hồn thanh sạch ngây thơ.
Ta cũng khóc vì đã không làm gì để chặn đứng những nết xấu của chính bản thân ta trong quá khứ. Như vua Ðavít xưa khóc trong Thánh Vịnh 50. Như thánh Augustinô khóc cùng Chúa: Lậy Chúa con đã yêu mến phụng thờ Chúa muộn quá”. Như Mađalêna, như Phêrô. ..
Hơn thế, ta đôi khi cũng phải khóc vì thấy mình nhiều lúc như bất lực, không giúp gì được để làm vơi nỗi sầu khổ đớn đau của tha nhân, tương tự dịp Chúa khóc thương thành Giêrusalem xưa khi nhìn rõ những hiểm họa đang sắp đổ xuống dân chúng thành thánh.
Phúc cho kẻ khóc vì phần thưởng sẽ là ủi an vui mừng. Chúa đã hứa bồi thường những giọt nước mắt các môn đệ bằng niềm hoan lạc toàn vẹn, vĩnh cửu.
Lời hứa đó sẽ còn được thực hiện với chúng ta mãi mãi cho đến tận thế.
4. PHÚC CHO KẺ KHAO KHÁT SỰ CÔNG CHÍNH
Hiển nhiên đây là tâm tư của những kẻ thấy mình còn đầy yếu đuối, lắm sai lầm, nhiều oan khiên. Họ biết rõ mình cần hướng lên đấng là nguồn chân lý. Nhờ thế, họ tín nhiệm hoàn toàn nơi Chúa, thay vì tin tưởng nơi mình.
Họ tìm cách tách rời khỏi những thói quen cố hữu, những quan niệm cổ xưa, để rồi dấn thân vào lối sống mới Chúa đề nghị. Ðó là cơ nguyên của những cố gắng tự lột xác, tự tẩy não để trở thành con người hoàn toàn mới theo tiêu chuẩn Phúc Âm.
Mà con đường kiếm tìm sự công chính, sự thiện hảo toàn ven này, có bao giờ đủ, bao giờ xong được! Thành ra, với người Kitô hữu, sẽ không hề có chuyện nghỉ ngơi trên bước đường thánh hóa.
Thế là ta phải liên tục học từ bỏ con người cũ để thường xuyên hướng về chân trời mới hơn, cao rộng hơn của nước Thiên Chúa, để rồi liên lỉ kiếm tìm ra thánh ý Ngài.
Ðể được thế, ta phải sẵn lòng để Thần Linh Chúa uốn nắn, sửa đổi, thanh lọc, nhiều khi bằng những lần hy sinh thử thách lớn lao. Phần thưởng của những cố gắng này là tâm hồn ta sẽ được no thỏa “ niềm vui an bình ta ban sẽ khác hẳn những thứ trần gian ban tặng”. Chúa đã một lần đoan hứa như thế. Và đó chính là bóng dáng hoan lạc Thiên Ðàng.
5. PHÚC CHO KẺ BIẾT THƯƠNG XÓT
Chúa chúc phúc cho kẻ quảng đại ra tay trước để tỏ lòng tốt, không điều kiện, không đợi người khác tử tế rồi mới đáp lại. Ðây là phúc của những kẻ sẵn sàng tha thứ, bởi họ biết mình đã thường xuyên được Chúa thứ tha.
Ðây là lối sống của những kẻ biết bắt chước Chúa làm ơn cho kẻ dữ cũng như người lành. Chúa đã yêu ta trước, và yêu vô bờ bến, yêu đến hy sinh cả mạng sống. Ngài cũng có quyền đòi ta cũng làm thế cho tha nhân để được nên toàn thiện với Ngài.
Trong câu chuyện người đàn bà ngoại tình, Chúa dậy ta đừng lên án ai, vì chính ta cũng là những người tội lỗi, nhiều khi tội tầy đình hơn nữa.
Chúa đòi ta chia sẻ tất cả với tha nhân, cách riêng đối với những kẻ khốn cùng xấu số. Mà không phải chỉ là chia sẻ miếng cơm manh áo, nhưng quan trọng hơn cả là cho cả con tim và mạng sống: “Không ai có tình yêu cao qúy hơn kẻ thí sinh mạng cho người mình yêu.”
Ðộc đáo hơn nữa là ta phải thi hành lệnh truyền này với cả những kẻ thù, những đối phương nữa.
Rồi Chúa lại tuyên bố rõ: Ngài sẽ phán xét ta sau này về tình thương tha nhân để quyết định chuyện thưởng phạt vĩnh cửu.
Dĩ nhiên phần thưởng cho ta sẽ là được Chúa xót thương lại. Ðời ta thực sự chỉ cần có thế. (Còn tiếp)