Việc phong chân phước cho nhà truyền giáo lừng danh Matteo Ricci còn gặp trở ngại về phía Trung Quốc.
Vatican 16-5-2013. - Tin từ Tòa Thánh cho biết việc phê chuẩn phong Chân Phước cho nhà truyền giáo dòng Tên Matteo Ricci tại Trung Quốc còn tuỳ vào mối liên hệ ngoại giao giữa Vatican và Bắc Kinh.
Linh Mục Anton Witwer, cáo thỉnh viên vụ án phong chân phước cho cha Matteo Ricci tuyên bố “Vụ án phong chân phước, một phần còn tuỳ vào mức độ quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Bắc Kinh.”
Ngài nói tiếp: “ Cho dù mọi vấn đề được khai thông, nhưng cũng phải đợi đến khoảng 5 năm để xem tình hình chính trị có thay đổi thuận lợi cho vụ phong chân phước hay không”.
Giới sử học Trung Quốc đánh giá cao và tri ân Cha Matteo Ricci vì là người đã đóng góp kiến thức khoa học cho nhân dân Trung Quốc. Ngài là sứ giả văn hóa Đông Tây, giữa Trung Hoa với thế giới bên ngoài. Ngài đã góp phần vào việc phổ biến kiến thức toán học, vũ trụ học và thiên văn học cho triều đình Trung Quốc.
Ngài là nhà truyền giáo dòng Tên đến Trung Quốc vào thế kỷ 16.và là người Tây Phương đầu tiên được Hoàng Đế Trung Hoa mời vào Cấm Thành tức hoàng cung để trưng bày cho triều đình xem bản đồ Trung Hoa, Phi Châu, Âu Châu và Mỹ Châu.
Theo vị cáo thỉnh viên, tiến trình phong chân phước cho cha Matteo Ricci đã bắt đầu từ năm 1985 tại thành phố nơi sinh trưởng là Macerata ở nước Ý. Nhưng những sự kiện thu thập tại đây mới chỉ là bước đầu lịch sử, còn tùy thuộc nhiều sự kiện ở nơi cha đến truyền giáo tại Trung Quốc. Vì vậy tiến trình phong chân phước cho cha Matteo Ricci chỉ thực sự bắt đầu từ năm 2010.
Theo cha Witwer, một số điều sau đây có thể ảnh hưởng đến việc phong chân phước cho nhà truyền giáo lừng danh của dòng Tên:
Thứ nhất, việc phong chân phước phải giúp Giáo Hội điạ phương, tức Trung Hoa, củng cố và phát triển đức tin. Nếu có trở ngại về chính trị thì cần phải chọn đúng thời điểm.
Thứ hai, để dễ dãi cho việc phong chân phước, Tòa thánh cũng yêu cầu cha Witwer lập hồ sơ phong chân phước cho một giáo dân Trung Quốc đã từng cộng tác với cha Ricci trong việc truyền giáo. Đó là ông Xu Guanqi
Cha Witwer tuyên bố như sau: “ Với Trung Quốc, có lẽ cách tốt nhất để họ chấp nhận là nếu một người Âu Châu và một người Trung Quốc cùng được tuyên phong chân phước một lúc. Như vậy họ dễ dàng chấp nhận hơn là chỉ phong chân phước cho một người Âu Châu. ”
Tuy nhiên, tiến trình phong chân phước cho ông Xu Guanqi, theo cha Witwer cũng còn phải chờ đợi vì phải bắt đầu từ giáo phận Thượng Hải, mà giáo phận này hiện giờ không có Giám Mục.
Về hồ sơ điều tra phong chân phước cho cha Matteo Ricci tại quê hương của Ngài là giáo phận Macerata đã hoàn tất từ tháng 10 năm 2012 và đã chuyền hồ sơ đến Bộ Phong Thánh ở Vatican. Hiện nay bộ đang tái xét các tài liệu này có trung thực hay không.
Theo kết luận của cha Witwer, hoàn tất hồ sơ phong chân phước cho cha Matteo Ricci cũng mất 2 năm, Tòa Thánh cứu xét hồ sơ mất vài năm, rồi phải chờ thêm vài năm nữa mới có thể chính thức tuyên phong chân phước cho cha Matteo Ricci.
Linh Mục Anton Witwer, cáo thỉnh viên vụ án phong chân phước cho cha Matteo Ricci tuyên bố “Vụ án phong chân phước, một phần còn tuỳ vào mức độ quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Bắc Kinh.”
Ngài nói tiếp: “ Cho dù mọi vấn đề được khai thông, nhưng cũng phải đợi đến khoảng 5 năm để xem tình hình chính trị có thay đổi thuận lợi cho vụ phong chân phước hay không”.
Giới sử học Trung Quốc đánh giá cao và tri ân Cha Matteo Ricci vì là người đã đóng góp kiến thức khoa học cho nhân dân Trung Quốc. Ngài là sứ giả văn hóa Đông Tây, giữa Trung Hoa với thế giới bên ngoài. Ngài đã góp phần vào việc phổ biến kiến thức toán học, vũ trụ học và thiên văn học cho triều đình Trung Quốc.
Ngài là nhà truyền giáo dòng Tên đến Trung Quốc vào thế kỷ 16.và là người Tây Phương đầu tiên được Hoàng Đế Trung Hoa mời vào Cấm Thành tức hoàng cung để trưng bày cho triều đình xem bản đồ Trung Hoa, Phi Châu, Âu Châu và Mỹ Châu.
Theo vị cáo thỉnh viên, tiến trình phong chân phước cho cha Matteo Ricci đã bắt đầu từ năm 1985 tại thành phố nơi sinh trưởng là Macerata ở nước Ý. Nhưng những sự kiện thu thập tại đây mới chỉ là bước đầu lịch sử, còn tùy thuộc nhiều sự kiện ở nơi cha đến truyền giáo tại Trung Quốc. Vì vậy tiến trình phong chân phước cho cha Matteo Ricci chỉ thực sự bắt đầu từ năm 2010.
Theo cha Witwer, một số điều sau đây có thể ảnh hưởng đến việc phong chân phước cho nhà truyền giáo lừng danh của dòng Tên:
Thứ nhất, việc phong chân phước phải giúp Giáo Hội điạ phương, tức Trung Hoa, củng cố và phát triển đức tin. Nếu có trở ngại về chính trị thì cần phải chọn đúng thời điểm.
Thứ hai, để dễ dãi cho việc phong chân phước, Tòa thánh cũng yêu cầu cha Witwer lập hồ sơ phong chân phước cho một giáo dân Trung Quốc đã từng cộng tác với cha Ricci trong việc truyền giáo. Đó là ông Xu Guanqi
Cha Witwer tuyên bố như sau: “ Với Trung Quốc, có lẽ cách tốt nhất để họ chấp nhận là nếu một người Âu Châu và một người Trung Quốc cùng được tuyên phong chân phước một lúc. Như vậy họ dễ dàng chấp nhận hơn là chỉ phong chân phước cho một người Âu Châu. ”
Tuy nhiên, tiến trình phong chân phước cho ông Xu Guanqi, theo cha Witwer cũng còn phải chờ đợi vì phải bắt đầu từ giáo phận Thượng Hải, mà giáo phận này hiện giờ không có Giám Mục.
Về hồ sơ điều tra phong chân phước cho cha Matteo Ricci tại quê hương của Ngài là giáo phận Macerata đã hoàn tất từ tháng 10 năm 2012 và đã chuyền hồ sơ đến Bộ Phong Thánh ở Vatican. Hiện nay bộ đang tái xét các tài liệu này có trung thực hay không.
Theo kết luận của cha Witwer, hoàn tất hồ sơ phong chân phước cho cha Matteo Ricci cũng mất 2 năm, Tòa Thánh cứu xét hồ sơ mất vài năm, rồi phải chờ thêm vài năm nữa mới có thể chính thức tuyên phong chân phước cho cha Matteo Ricci.