PHẦN NHẬP ĐỀ

1. Giáo hội tại châu Africa đã vui mừng và hy vọng cử hành đức tin mình vào Chúa Kitô Phục sinh trong vòng 4 tuần lễ của Khóa Hợp Đặc biệt Thượng Hội đồng châu Africa. Những ký ức của biến cố này còn mới mẻ trong tâm trí của toàn thể Cộng đồng Giáo hội.

Trung thành với truyền thống những thế kỷ đầu Kitô giáo tại Africa, các Mục tử lục địa này, trong sự hiệp thông với đấng Kế vị Tông đồ Pherô và với các thành phần cộng đoàn Giám mục từ những phần khác trên thế giới, đã hợp một Thượng Hội đồng nhằm nên một cơ hội hy vọng và phục sinh, chính lúc những biến cố nhân loại xem ra cám dỗ châu Africa ngã lòng và tuyệt vọng.

Các Nghị phụ Thượng Hội đồng, được trợ giúp bởi những đại diện thế giá thuộc hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, nghiên cứu tỉ mỉ và thực tiển về những ánh sáng và bóng tối, những thách đố và những viễn tượng tương lai của việc rao giảng tin mừng tại Africa trước thềm Ngàn Năm Thứ Ba cuả đức tin Kitô hữu.

Các thành viên Khóa Hợp Thượng Hội đồng xin tôi lưu ý toàn thể Giáo hội về những kết quả của những suy tư và cầu nguyện, những thảo luận và những trao đổi của các ngài. (1) Với niềm vui và biết ơn Chúa, tôi đã chấp nhận lời thỉnh cầu này và hôm nay, chính lúc mà, trong niềm hiệp thông với các Mục tử và tín hữu Giáo Hội Công Giáo tại Africa, tôi bắt đầu giai đoạn cử hành Khóa hợp Đặc biệt châu Africa, tôi loan truyền bản văn của Tông Huấn Hậu Thượng hội đồng này, kết quả của một cố gắng tập thể mãnh liệt và kéo dài.

Nhưng trước lúc diển tả điều đã phát triển trong khóa Thượng Hội đồng, Tôi cho là hữu ích nếu nhắc lại, vắn tắt thôi, những giai đoạn khác nhau của một biến cố có tầm quan trọng quyết định như vậy cho Giáo Hội tại châu Africa.

Công đồng

2. Công đồng Chung Vatican II chắc chắn có thể được coi như, từ quan điểm lịch sử cứu rổi, viên đá góc của thế kỷ này, thế kỷ bây giờ đang mau tiến tới Ngàn năm Thứ Ba. Trong bối cảnh của biền cố lớn này, Giáo Hội Chúa tại Africa đã kinh nghiệm những thời kỳ thực sự của ân sủng. Thật vậy, ý nghỉ ra một hình thức nào đó để các Giám mục Phi châu hợp nhau bàn cãi về sự rao giảng tin mừng có từ thời Công đồng.

Biến cố lịch sử này thật sự là cái nồi đúc ra tính tập đoàn và là một diển tả đặc biệt về sự hiệp thông yêu thương và hiêu quả của hàng Giám mục khắp thế giới. Trong Công đồng, các Giám mục đã tìm tuyển chọn những phương thế thích hợp để chia sẻ tốt hơn và làm cho hiệu nghiệm hơn sự lo lắng của các ngài đối với tất cả các Giáo hội (x. 2 Cor 11: 28), và để đạt mục đích này các ngài đã bắt đầu dự kiến những cấu trúc thích hợp trên cấp bậc quốc gia, vùng và lục địa.

Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục châu Africa và Madagascar

3. Chính trong bầu khí đó mà các Giám mục châu Africa và Madagascar hiện diện tại Công đồng, đã quyết định thiết lập Văn phòng Tổng Thư ký riêng mình với nhiệm vụ phối hợp những sự can thiệp của mình, ngõ hầu trình bày cho tận đến các nghị phụ Công đồng, một quan điểm chung.

Sự hợp tác đầu tiên này giữa các Giám mục châu Africa, sau này trở nên thường xuyên bằng cách tạo dựng, tại Kampala, Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục châu Africa và Madagascar (SECAM). Việc đó xảy ra trong tháng July-August 1969, đương lúc Giáo hoàng Paul VI thăm viếng Uganda- một cuộc thăm viếng đầu tiên của một Giáo hoàng tại châu Africa trong những thời gian hiện đại.

Triệu tập Khóa hợp Bất thường Thương Hội đồng Giám mục Africa

4. Những Khóa hợp Khoáng đại Thượng Hội đồng các Giám mục, được tổ chức điều hòa từ năm 1967 về sau, cung cấp những tiện lợi đáng kể cho Giáo hội tại Africa có tiếng nói trong Giáo hội khắp thế giới. Như vậy, tại Khóa hợp Khoáng đại bình thường lần thứ hai (1971), các nghị phụ Thượng Hội đồng từ Africa may mắn nắm lấy cơ hội đến với các ngài mà kêu gọi có công lý hơn trên thế giới.

Khóa hợp Khoáng đại bình thường lần thứ Ba(1974), về việc rao giảng tin mừng trong thế giới hiện thời, giúp thực hiện một cuộc nghiên cứu đặc biệt về các vấn đề rao giảng tin mừng tại châu Africa. Chính lúc đó các Giám mục Lục địa hiện diện tại Thượng Hội đồng đưa ra một sứ điệp quan trọng với tiêu đề Cổ võ việc rao giảng tin mừng trong sự chung trách nhiệm. (2) Ít lâu sau, trong năm thánh 1975, SECAM triệu tập cuộc họp đầy đủ của riêng mình tại Rome, ngõ hầu cứu xét chủ để rao giảng tin mừng.

5. Sau đó, từ 1977 tới 1983, một số Giám mục, linh mục, những người thánh hiến, các thần học gia và giáo dân đã bày tỏ ý muốn có một Công đồng Africa hay là Thượng Hội đồng Africa, có trách nhiệm đánh giá việc rao giảng tin mừng tại Africa đối với những lựa chọn lớn phải thực hiện liên quan đến tương lai Lục địa. Tôi vui mừng chấp nhận và khích lệ ý nghĩ của việc làm việc chung, trong một hình thức này hay hình thức khác, của toàn thể hàng Giám mục Africa ngõ hầu nghiên cứu những vấn đề tôn giáo liên quan tới toàn thể Lục địa. (3)

Như vậy SECAM đã nghiên cứu những cách thức và phương tiện hoạch định một cuộc họp theo kiểu này. Người ta tổ chức một cuộc lấy ý kiến của Hội đồng Giám mục và của mổi giám mục Africa và Madagascar, sau đó tôi có khả năng triêu tập một Khóa hợp Riêng biệt của Thượng Hội đồng Giám mục châu Africa.

Ngày 6 January 1989, ngày lễ trọng Hiển linh--kỷ niệm phụng vụ, trong đó Giáo hội đổi mới ý thức về tính phổ quát của sứ vụ mình và về bổn phận tiếp theo của mình phải mang ánh sáng Chúa Kitô cho mọi dân tộc--tôi đã loan báo sáng kiến có tầm quan trọng lớn này đối với Giáo hội, hoan nghênh, như tôi đã nói, những thỉnh nguyện thường được bày tỏ ít lâu nay do các Giám mục Africa, các linh mục, các nhà thần học và những đại diện giáo dân, ngõ hầu cổ võ một tình liên đới mục vụ hữu cơ trong toàn cõi Africa và những đảo lân cận. (4)

Một biến cố ân sủng

6. Khóa họp Đặc biệt Thương hội đồng Giám mục châu Africa là một thời điểm lịch sử của ân sủng: Chúa viếng thăm dân Người tại Africa. Thật vậy, Lục địa này ngày nay đang kinh nghiệm điều chúng ta có thể nói là một dấu chỉ thời đại, một thời đại thuận tiện, một ngày cứu độ. Xem chừng giờ của Africa đã điểm, một thời điểm thuận lợi kêu mời khẩn cấp những sứ giả của Chúa Kitô chèo ra chỗ nước sâu và thả lưới bắt cá (x. Lc 5:4)

Cũng như lúc khởi điểm Kitô giáo, viên thái giám của bà Candace, Hoàng hậu xứ Ethiopia, vui mừng vì đã nhận lãnh đức tin nhờ bí tích Rửa tội và tiếp tục cuộc hành trình, làm chứng cho Chúa Kitô (x. Cv 8: 27-39), thì ngày nay cũng vậy Giáo hội tại Africa, vui mừng và biết ơn vì đã nhận lãnh đức tin, phải tiếp tục sứ vụ rao giảng tin mừng của mình, ngõ hầu đem các dân tộc Lục địa về với Chúa, dạy họ tuân giữ tất cả những gì Chúa đã truyền (x. Mt 28: 20).

Qua sự khai mạc Phụng vụ Trọng thể Thánh Thể mà ngày 10 April 1994 tôi đã cử hành trong Vương Cung thánh Pherô với 35 Hồng Y, 1 Giáo phụ, 39 Tổng Giám mục, 146 Giám mục và 99 linh mục, Giáo hội, Gia đình Thiên Chúa (5) và cộng đồng các tín hữu, đã tập hợp quanh Mồ Phero.

Châu Africa hiện diện ở đó, trong các nghi lễ khác nhau của mình, với toàn thể Dân Chúa: Africa vui mừng, bày tỏ niềm tin của mình trong sự sống qua tiếng trống và những nhạc cụ Africa khác. Trong dịp này Africa cảm thấy mình là, theo Giáo hoàng Paul VI nói, một quê hương mới cho Chúa Kitô, (6) một phần đất được Cha Đời Đời thương yêu. (7) Do đó chính tôi chào mừng thời điểm ân sủng này bằng những lời Thánh vịnh: Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỉ (Tv. 118:24).

Những người nhận Tông huấn

7. Trong sự hiệp thông với Khóa hợp Đặc biệt Thượng Hội đồng Giám mục châu Africa, tôi muốn gởi Tông huấn Hậu Thương Hội đồng này trước hết đến các Mục tử và giáo dân Công giáo, và sau đó đến các anh và các chị em chúng ta thuộc các Niềm tin Kitô giáo khác, đến những người tuyên xưng các tôn giáo lớn độc thần, cách riêng những kẻ theo tôn giáo truyền thống Africa, và đến tất cả những người thiện chí mà bằng cách này hay cách khác đã lưu tâm tới sự phát triển thiêng liêng và vật chất châu Africa hay là nắm trong tay vận mạng của đại Lục địa này.

Trước hết những ý nghỉ của tôi hướng về chính những người Africa và tất cả những ai đang sống tại Lục địa; cách riêng tôi nghỉ đến các con trai và con gái của Giáo hội Công giáo: các giám mục, linh mục, phó tế, chủng sinh, thành phần của các Cơ chế thuộc Đời sống Thánh hiến và của các Hiệp hội Đời sống Tông đồ, các giáo lý viên và tất cả những người coi việc phục vụ các anh và các chị em mình là lý tưởng của đời sống mình. Tôi muốn củng cố họ trong đức tin của họ (x. Lc. 22:32) và khuyến khích họ bền đỗ trong hy vọng Chúa Kitô Phục sinh ban cho, quyết thắng mọi cơn cám dỗ ngã lòng.

Đề cương của Tông huấn

8. Khoá họp Đặc biệt của Thượng Hội đồng Giám mục châu Africa đã nghiên cứu thông suốt chủ đề đặt ra trước mặt mình: Giáo hội tại châu Africa và sứ vụ của mình rao giảng tin mừng hướng về năm 2000: Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy (Cv 1:8).

Do đó Tông huấn này sẽ cố gắng theo sát cũng một khuôn khổ liên quan tới chủ đề. Tông huấn sẽ bắt đầu từ điểm lịch sử, một kairos thật sự, trong đó Thượng Hội đồng hợp, cứu xét những mục tiêu, sự chuẩn bị và sự cử hành của mình. Tông huấn sẽ ngắm nghía hoàn cảnh hiện nay của Giáo hội tại châu Africa, nhắc tới những giai đoạn khác nhau của sự dấn thân truyền giáo. Sau đo Tông huấn sẽ cứu xét những phương diện khác nhau của sứ vụ rao giảng tin mừng mà Giáo hội phải quan tâm tại thời buổi này: việc phúc âm hóa, hội nhập, đối thoại, công lý và hoà bình, và các phương tiện truyền thông xã hội.

Một sự nhắc lại những nhiệm vụ khẩn cấp và những thách đố Giáo hội tại Africa phải đương đầu trong ngày áp năm 2000, sẽ cho phép chúng ta phác họa nhiệm vụ của các chứng nhân Chúa Kitô tại Africa, để họ đóng góp hiệu nghiệm hơn vào việc xây dựng Nước Chúa. Như vậy cuối cùng mới có thể diển tả những trách nhiệm của Giáo hội tại châu Africa như là một Giáo hội truyền giáo: một Giáo hội được truyền giáo lại trở nên Giáo hội truyền giáo: Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy cho đến tận cùng trái đất (Cv. 1:8).