Một kinh nguyện cần đọc hàng ngày

Rome, 6 tháng 4, 2013 (Le Monde vu de Rome)

Để cho đức tin của những người đã chịu phép rửa không trở thành như “dầu thơm hoa hồng”. Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị phải đọc kinh nguyện này hàng ngày: “Lạy Chúa, cám ơn Chúa đã ban cho con đức tin. Xin hãy che chở đức tin của con, xin làm cho nó lớn mạnh. Xin cho đức tin của con mạnh mẽ và can đảm. Và xin giúp con trong những lúc giống như Phêrô và Gioan, con phải tuyên xưng đức tin trước công chúng. Xin ban cho con niềm can đảm.”

Thực vậy, Đức Thánh Cha đã dành bải giàng ngày thứ bẩy 6 tháng 4, trong thánh lễ 7 giờ tại đền Thánh Mác-Tha, cho niềm can đảm để làm nhân chứng đức tin, theo báo L’Osservatore Romano, đã trình thuật các trích dẫn bài giảng
Đức Thánh Cha Phanxicô.
của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Thánh Cha nhận xét: “Muốn gặp gỡ các vị tử đạo, chúng ta không cần phải đến các hang toại đạo tại hý trường Colisée. Các vị tử đạo đang sống ngày nay trong biết bao nhiêu quốc gia. Các Kitô hữu đang bị đàn áp vì đức tin của họ. Trong các quốc gia này, họ không thể mang thập giá, họ sẽ bị trừng phạt nếu làm như vậy. Ngày nay, trong thế kỷ XXI, Giáo Hội của chúng ta là một Giáo Hội tử đạo.”

Đức Thánh Cha đã bình giải Phúc Âm Thánh Mác-cô (16, 9-15) trình thuật các vụ Chúa Giêsu hiện ra với bà Maria Madalêna, với các môn đệ trên đường Emmau, và với 11 môn đệ. Rồi ngài tự hỏi có phải là một ân sủng không: “một ân sủng của Chúa Kitô” chúng ta không thể làm thinh, ân sủng này cũng được ban cho “tất cả mọi dân nước”.

Và điều này vì “chúng ta không dính líu đến một cái gì trừu tưởng,” nhưng là “một thực tại chúng ta đã thấy và đã nghe.” Đức Thánh Cha đã trích dẫn sách Công Vụ Tông Đồ (4, 13-21) trong bài đọc một.

Trước lệnh của các thầy thượng tế và các người pharisêu không cho nói về Giêsu, Phêrô và Gioan “đã giữ vững đức tin” và họ đã tuyên bố: “Chúng tôi không thể không nói về những gì chúng tôi đã nghe và đã thấy.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Nhân chứng của hai môn đệ này “khiến cho tôi phải nghĩ đến đức tin của chúng ta: đức tin chúng ta ra sao? Khi gặp khó khăn, chúng ta có can đảm như Phêrô hay chúng ta chỉ hâm hấp? Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: Phêrô dậy cho chúng ta rằng “người ta không thể mặc cả về đức tin: sự cám dỗ này đã luôn luôn hiện diện trong lịch sử của Dân Chúa, đã lấy đi một chút đức tin, tuy nhiên không làm mất bao nhiêu.”

Nhưng, Đức Thánh Cha tiếp: “đức tin như chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính.” Cần phải vượt thắng “sự cám dỗ là trở nên giống như “tất cả mọi người”, là không quá “cứng rắn”. Vì, nếu không chính nơi đây sẽ bắt đầu con đường dẫn đưa tới sự phản đạo.” Thật vậy, khi chúng ta bắt đầu cắt đức tin thành từng mảnh nhỏ, thương lượng về đức tin, và bán đức tin cho ai trả giá cao nhất, chúng ta đi theo con đường phản giáo, và bất trung với Chúa Kitô.”

Đúng thế, “gương sáng của Phêrô và Gioan giúp chúng ta và ban sức mạnh cho chúng ta”, cũng như sức mạnh của các vị tử đạo của Giáo Hội. Chính họ “đã nói như Phêrô và Gioan: “Chúng tôi không thể không nói.” Và điều này ban cho chúng ta sức mạnh, cho chúng ta là những người đôi khi có đức tin mềm yếu. Điều này ban cho chúng ta sức mạnh để sống cuộc đời với đức tin chúng ta đã nhận lãnh, đức tin này là một ân sủng của Thiên Chúa ban cho mọi dân nước.”

Trong số các vị đồng tế, tờ báo L’Osservatore Romano bằng tiếng Ý ra ngày 7 tháng 4 đã kể là có Hồng Y Francesco Monterisi, và Đức Giám Mục Joseph Kalathiparambil, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về mục vụ các di dân; và trong cử tọa, có Mẹ Laura Biondo, bề trên tổng quyền Dòng Nữ Tử Thánh Camille, các sơ của Dòng Đức Bà Bác Ái, và một nhóm người Công Giáo Á Căn Đình.