VRNs (30.05.2011) – Sài Gòn – Tôi đọc trên mạng “Dự thảo nghị định về tự do tôn giáo ở Việt Nam, 2011, thay thế nghị định 2005. Nghị định này thực chất không khác nghị định 1991 và nghị định 2005. Nó phình ra, đi vào các hoạt động tôn giáo, nhưng không phải để tạo điều kiện cho các tôn giáo tự do hoạt động như mọi hiệp hội khác, mà để giới hạn tối đa.
Các nước văn mình tôn trọng tự do tín ngưỡng, không nước nào bày ra Ban tôn giáo chính phủ, pháp lệnh tín ngưỡng, nghị định về tôn giáo. Ngay cả nước Nga, ông tổ của CSVN, sau khi khối Liên Xô tan rả, cũng không còn ban tôn giáo cũng như pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, vì tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo cứ theo luật chung của các hiệp hội.
Điều 1 của dự thảo nghị định, 2011, nói ngay: “Nghị định này quy định về hoạt động tín ngưỡng”. Quy định ở đây là một thứ chèn ép. Điều 2 nói: “Nhà nước CHXHCNVN tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”. Nhưng trong thực tế nhà nước CS không tôn trọng tự do tôn giáo. Trong những năm qua, nhà nước đã vi phạm trắng trợn vào những hoạt động tôn giáo. Hiến pháp nói đến tự do tín ngưỡng, nhưng pháp luật lại hạn chế tối đa tự do tôn giáo.
Các mâu thuẩn giữa Hiến pháp và Luật pháp là mẫu số chung cho mọi hạn chế nhân quyền, luật pháp bỏ hiến pháp. Hiến pháp trở thành mảnh giấy lộn để đánh lừa thế giới tự do. Cũng láy vào Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, cũng ghi vào Hiến pháp quyền tự do dân chủ, quyền tự do tôn giáo, nhưng luật pháp lại hạn chế tất cả đến vừa số không, vì mọi cái phải xin phép, mà nhà nước lại tùy tiện coi mình là chủ nhân ông các quyền tự do căn bản của con người. Đó là chế độ “xin-cho” của nhà nước CSVN.
Điều 2 nói đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Nhà nước và đảng CSVN có tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân không? Một người công dân tốt theo đạo Công giáo có được nắm những quyền lớn trong nhà nước không? Muốn làm lớn phải bỏ đạo. Có đạo là bị loại trừ khỏi các chức vụ quan trọng. Tính chất vô tôn giáo còn quan trọng hơn tài năng, đạo đức. Vô tôn giáo là bàn đạp để có chức, có quyền, có tiền.
Điều 3: “Những lễ hội tín ngưỡng khi tổ chức phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tuộc trung ương … văn bản đề nghị về việc tổ chức phải được phép mới tổ chức … Trước 15/10 mỗi năm phải đăng ký dự kiến diễn ra hoạt động tôn giáo”. Đây là hạn chế sinh hoạt tôn giáo của các giáo hội.
Điều 5+6: Đăng ký hoạt động rất chi tiết, rất phức tạp – cũng là cách hạn chế sinh hoạt tôn giáo của các giáo hội.
Điều 13: Nhà nước xen vào vào việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.
Điều 18: Đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử – Sự đăng ký này là dịp để nhà nước làm áp lực. Nghe nói các chủng sinh chuẩn bị làm linh mục bị công an làm việc nhiều lần, bắt làm angten về anh em và về giáo sư của họ trong chủng viện, và áp lực để cam kết phục vụ chế độ CS.. Việc chọn các giám mục cũng có những việc làm như vậy, vị nào có tinh thần về công lý và hòa bình sẽ bị từ chối.
Việc thuyên chuyển các chức sắc cũng phải có sự đồng ý của nhà nước. Điều này gây khó dễ cho Giáo hội. Giáo hội có những lý do để thuyên chuyển nhưng nhà nước không đồng ý, vì không có lợi cho nhà nước.
Điều 23: Buộc đăng ký chương trình hoạt động hằng năm trước, dự kiến số người tham dự. Làm sao dự kiến trước khi giáo dân tự do đi lễ chổ này, chổ khác, làm sao dự kiến số người? Như hoạt động tôn giáo ở nhà thờ DCCT các ngày thứ bảy kính viếng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tỉnh tâm Mùa Vọng, Mùa Chay, các lễ lớn Giáng Sinh, Phục Sinh, ba ngày hành hương Minh Niên, lể đốt nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình. v.v. có nhiều người từ nơi xa đến dự, điều này làm sao dự đoán được số người để trình với nhà nước. Đây là biện pháp làm khó dễ cho tôn giáo, chèn ép tôn giáo.
Trên đây là một vài nhận định sơ khởi về Dự thảo thay thế Nghị định tôn giáo 2005. Nghị định này cũng giống như các nghị định khác đều có mục đích bóp nghẹt các tôn giáo. Phải để các tôn giáo tự do sinh hoạt như các hiệp hội khác là đủ. Tạm thời các tôn giáo tuân theo Hiếp pháp 1992, tuy Hiến pháp này cần phải hủy bỏ, vì là một bản Hiến pháp giao trọn quyền lãnh đạo cho đảng CS. Phải có một bản Hiến pháp khác của toàn dân, được các dân biểu lập hiến tự do ứng cử và tự do bầu cử, để thảo ra một hiến pháp phân chia quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để bảo đảm nhân quyền và dân quyền của người dân.
Nhân dịp này, tôi xin nhắc lại Lời kêu gọi của các tôn giáo (Phật giáo VN thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Cao Đài, Giáo hội Công giáo) ra ngày 05/09/1999, trước nghị quyết 26/11/2003 của Quốc hội về hoạt động tôn giáo.
Sau đây là nội dung của Lời kêu gọi của 4 tôn giáo lớn ở VN:
“Căn cứ vào Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hiệp quốc nhìn nhận mọi quyền của con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo mà nước CHXHCNVN đã thừa nhận.
Căn cứ vào điều 70 của Hiến pháp CHXHCNVN đã quy định rõ rệt về quyền tự do tôn giáo, chúng tôi những chức sắc tôn giáo ở VN ký tên dưới đây yêu cầu chính quyền:
1. Hủy bỏ điều 4 Hiến pháp bắt buộc mọi người theo chủ nghĩa xã hội chủ trương vô thần, nguồn gốc của mọi sự vi phạm tự do tôn giáo.
2. Hủy bỏ nghị định 26/04/1999 về hoạt động tôn giáo và thông tư 01/99 ban hành ngày 16/06/1999, vì hai văn kiện này vi phạm trầm trọng quyền tự do tôn giáo của người dân trong sinh hoạt tôn giáo, trong việc hạn chế cử hành nghi lễ tôn giáo, trong việc chuyển giao đất đai để xây dựng nơi thờ tự, trong việc buộc phải xin phép để sống đời tu hành ở VN.
3. Phục hồi pháp lý của các tôn giáo như trước năm 1975, cũng như các tôn giáo khác ở các nước tư do trên thế giới, đặc biệt để cho các Giáo hội được tự do nhận tín đồ được ơn trên kêu gọi trong các nhà tu, trả cho các Giáo hội đất đai mà các Giáo hội đã sở hữu từ trước và để cho các Giáo hội tiếp nhận các tài sản của các tín đồ dâng cúng, cũng có quyền mua bất động sản của người bán, để cho Giáo hội xây cất các cơ sở thờ phụng, cơ sở từ thiện, cơ sở giáo dục trên đất Giáo hội; việc tấn phong và bổ nhiệm các chức sắc hoàn toàn thuộc quyền các Giáo hội, chỉ cần thông báo cho chính quyền việc chuyển đổi các vị trông coi cơ sở, để chính quyền dễ bề giao dịch; yêu cầu chính quyền không xen vào nội bộ các Giáo hội; các tôn giáo ở VN đại diện cho đa số đồng bào, vì vậy yêu cầu chính quyền tham khảo các chức sắc tôn giáo về những việc liên quan đến các Giáo hội để tránh sự dị biệt trong việc thi hành”.
Lời kêu gọi này được Hòa thượng Quãng Độ (Giáo hội Phật giáo VN thống nhất), Cụ Lê Quang Liêm (Hội trưởng Hòa Hảo trước năm 1975), Cụ Trần Quang Châu (Giáo hội Cao Đài Miền Trung), linh mục Chân Tín (phản ánh đòi hỏi của người Công giáo) ký tên.
Nay, nhân dịp nhà nước CSVN lại muốn ra một nghị định mới về tôn giáo trong năm 2011, tôi cũng muốn lên tiếng lại những gì tôi đã cùng với ba vị đại diện cao cấp của các Giáo hội Phật giáo thống nhất, Giáo hội Cao Đài, Giáo hội Hòa Hảo. Tôi yêu cầu dẹp Ban tôn giáo mà tôi đã có lần nói với Ban tôn giáo Sài Gòn, phải gọi ban này là “ban phá tôn giáo”, dẹp pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, dẹp các nghị định, để cho các tôn giáo tự do hoạt động như trong các nước văn minh tiến bộ dân chủ.
Sau khi đã dẹp tất cả các thứ chèn ép tôn giáo, nhà nước nên tuyên bố trả lại cho các tôn giáo mọi thứ tự do để xây dựng đất nước và con người, đặc biệt tự do giáo dục, tự do làm việc xã hội, tự do thành lập những trung tâm y tế, để phục vụ con người. Đó là những quyền mà các tôn giáo vẫn có trước 1975.
Sau 36 năm cướp chính quyền ở Miền Nam, đảng CSVN dẹp tất cả các quyền của các tôn giáo, để độc quyền giáo dục, y tế và xã hội. Kết quả giáo dục sa sút tột độ. Nhà văn Trần Mạnh Hảo, trong bài thuyết trình tại Đại hội nhà văn, đã mạnh mẻ lên án nền giáo dục của CSVN: “Nền giáo dục VN hiện nay là nền giáo dục thiếu trung thực … Đạo đức trong giáo dục hôm nay đồng nghĩa với dối trá. Thầy dối trá thầy, trò dối trá trò, quản lý giáo dụ báo cáo cốt lấy thành tích, nạn mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước … Hầu hết sách giáo trình, sách giáo khoa là đạo văn. Cán bộ có chức có quyền đua nhau làm thạc sĩ, tiến sĩ lấy bằng thật nhưng học giả. Nạn dùng tiền mua bằng cấp, mua học hàm học vị đang diễn ra công khai trong các chợ trời giáo dục VN … Nhiều ông cán bộ cao cấp có học vị tiến sĩ nhưng chưa có bằng tốt nghiệp đại học, thậm chí có vị chưa có bằng tốt nghiệp cấp 2 vẫn lấy được học vị tiến sĩ. Việc chính trị hóa môn văn, môn lịch sử, môn triết học, chính trị hóa nền giáo dục đã tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước. Giáo dục như thế sao có thể đào tạo ra những công dân chân chính? Đây là dấu hiệu suy vong lớn nhất của dân tộc do nền giáo dục thiếu tính nhân văn, thiếu tính chân thật gây ra. Những quả bom B52 tinh thần là nền giáo dục đi chệch hướng chân thiện mỹ đang rãi thảm trên tinh thần dân tộc, ai là người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đây?”
Nền giáo dục CSVN là thế đó, cần phải được nền giáo dục dạy cho con người biết chân thiện mỹ của các tôn giáo. Đây là chức năng của các tôn giáo. Do đó, nhà nước ý thức được sự sa đọa của nền giáo dục duy vật CS phải trả lại cho tôn giáo vai trò giáo dục học đường.
Vấn đề y tế xã hội cũng vậy. Ngày trước các bệnh viên được gọi là “Nhà Thương”, tức là phải có lòng thương giúp đỡ bệnh nhân, những người bị tai nạn. Hiện nay các bệnh viện khai thác bệnh nhân hơn là “thương con người”. Người gặp tai nạn, bệnh nhân đến bệnh viện là phải có tiền mới cứu chữa. Đây không còn là “nhà thương” nữa. Y tế ngày nay coi rẻ con người, không còn thương con người.
Việc xã hội cũng vậy. Phải để cho các tôn giáo làm các việc xã hội, đem tình thương cho những người xấu số, những trẻ mồ côi, những người tàn tật, họ cần đến tình thương. Nhân viên nhà nước chỉ làm vì đồng tiền như các nghề nghiệp khác, chứ không phải để thương giúp đỡ con người xấu số. Việc tình thương phải để cho các tôn giáo, vì các tôn giáo tôn trọng con người, yêu thương con người, sẽ làm tốt việc giúp đỡ người tàn tật, vô gia cư.
Cuối cùng, yêu cầu nhà nước trả lại đất đai, nhà cửa, cơ sở của các tôn giáo và các dòng tu, mà nhà nước đã tịch thu, bày ra lý do để cướp của.
Ví dụ như Dòng Chúa Cứu Thế đã bị lấy đi bao nhiêu nhà cửa, đất đai, cơ sở một cách bất hợp pháp, mà chưa bao giờ đền bù hay trả lại cơ sở. Tu viện Hà Nội, nhà nước đã tịch thu làm bệnh viện, chiếm đất của tu viện và giáo xứ Thái Hà; Ở Nha Trang, nhà nước tịch thu tu viện rồi biến thành khách sạn Hải Yến, mà không đền bù một đồng nào; Tu viện Đà Lạt, nhà nước tịch thu rồi biến thành nhà trưng bày các con thú nhồi bông; Tu viện Thủ Đức, nhà nước bày trò chống đối nhà nước để tịch thu rồi biến thành bệnh viện. Chỉ nói sơ qua của một tu hội cũng đã thấy nhà nước này chẳng luật lệ gì cả, muốn lấy của dân, thì bày đủ trò để tịch thu. Nếu nói đến cơ sở tôn giáo của các giáo phận, các dòng tu Công giáo ở Việt Nam thì sẽ thấy bao nhiêu của cãi đã bị nhà nước cướp mất. Và nếu nói đến tất cả các tôn giáo ở VN, thì chúng ta phải thấy bao nhiêu bất công lớn lao mà đảng và nhà nước SCVN đã làm cho các tôn giáo.
Sài Gòn, ngày 30.05.2011
Lm. Chân Tín, CSsR
Các nước văn mình tôn trọng tự do tín ngưỡng, không nước nào bày ra Ban tôn giáo chính phủ, pháp lệnh tín ngưỡng, nghị định về tôn giáo. Ngay cả nước Nga, ông tổ của CSVN, sau khi khối Liên Xô tan rả, cũng không còn ban tôn giáo cũng như pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, vì tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo cứ theo luật chung của các hiệp hội.
Điều 1 của dự thảo nghị định, 2011, nói ngay: “Nghị định này quy định về hoạt động tín ngưỡng”. Quy định ở đây là một thứ chèn ép. Điều 2 nói: “Nhà nước CHXHCNVN tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”. Nhưng trong thực tế nhà nước CS không tôn trọng tự do tôn giáo. Trong những năm qua, nhà nước đã vi phạm trắng trợn vào những hoạt động tôn giáo. Hiến pháp nói đến tự do tín ngưỡng, nhưng pháp luật lại hạn chế tối đa tự do tôn giáo.
Các mâu thuẩn giữa Hiến pháp và Luật pháp là mẫu số chung cho mọi hạn chế nhân quyền, luật pháp bỏ hiến pháp. Hiến pháp trở thành mảnh giấy lộn để đánh lừa thế giới tự do. Cũng láy vào Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, cũng ghi vào Hiến pháp quyền tự do dân chủ, quyền tự do tôn giáo, nhưng luật pháp lại hạn chế tất cả đến vừa số không, vì mọi cái phải xin phép, mà nhà nước lại tùy tiện coi mình là chủ nhân ông các quyền tự do căn bản của con người. Đó là chế độ “xin-cho” của nhà nước CSVN.
Điều 2 nói đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Nhà nước và đảng CSVN có tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân không? Một người công dân tốt theo đạo Công giáo có được nắm những quyền lớn trong nhà nước không? Muốn làm lớn phải bỏ đạo. Có đạo là bị loại trừ khỏi các chức vụ quan trọng. Tính chất vô tôn giáo còn quan trọng hơn tài năng, đạo đức. Vô tôn giáo là bàn đạp để có chức, có quyền, có tiền.
Điều 3: “Những lễ hội tín ngưỡng khi tổ chức phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tuộc trung ương … văn bản đề nghị về việc tổ chức phải được phép mới tổ chức … Trước 15/10 mỗi năm phải đăng ký dự kiến diễn ra hoạt động tôn giáo”. Đây là hạn chế sinh hoạt tôn giáo của các giáo hội.
Điều 5+6: Đăng ký hoạt động rất chi tiết, rất phức tạp – cũng là cách hạn chế sinh hoạt tôn giáo của các giáo hội.
Điều 13: Nhà nước xen vào vào việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.
Điều 18: Đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử – Sự đăng ký này là dịp để nhà nước làm áp lực. Nghe nói các chủng sinh chuẩn bị làm linh mục bị công an làm việc nhiều lần, bắt làm angten về anh em và về giáo sư của họ trong chủng viện, và áp lực để cam kết phục vụ chế độ CS.. Việc chọn các giám mục cũng có những việc làm như vậy, vị nào có tinh thần về công lý và hòa bình sẽ bị từ chối.
Việc thuyên chuyển các chức sắc cũng phải có sự đồng ý của nhà nước. Điều này gây khó dễ cho Giáo hội. Giáo hội có những lý do để thuyên chuyển nhưng nhà nước không đồng ý, vì không có lợi cho nhà nước.
Điều 23: Buộc đăng ký chương trình hoạt động hằng năm trước, dự kiến số người tham dự. Làm sao dự kiến trước khi giáo dân tự do đi lễ chổ này, chổ khác, làm sao dự kiến số người? Như hoạt động tôn giáo ở nhà thờ DCCT các ngày thứ bảy kính viếng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tỉnh tâm Mùa Vọng, Mùa Chay, các lễ lớn Giáng Sinh, Phục Sinh, ba ngày hành hương Minh Niên, lể đốt nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình. v.v. có nhiều người từ nơi xa đến dự, điều này làm sao dự đoán được số người để trình với nhà nước. Đây là biện pháp làm khó dễ cho tôn giáo, chèn ép tôn giáo.
Trên đây là một vài nhận định sơ khởi về Dự thảo thay thế Nghị định tôn giáo 2005. Nghị định này cũng giống như các nghị định khác đều có mục đích bóp nghẹt các tôn giáo. Phải để các tôn giáo tự do sinh hoạt như các hiệp hội khác là đủ. Tạm thời các tôn giáo tuân theo Hiếp pháp 1992, tuy Hiến pháp này cần phải hủy bỏ, vì là một bản Hiến pháp giao trọn quyền lãnh đạo cho đảng CS. Phải có một bản Hiến pháp khác của toàn dân, được các dân biểu lập hiến tự do ứng cử và tự do bầu cử, để thảo ra một hiến pháp phân chia quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để bảo đảm nhân quyền và dân quyền của người dân.
Nhân dịp này, tôi xin nhắc lại Lời kêu gọi của các tôn giáo (Phật giáo VN thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Cao Đài, Giáo hội Công giáo) ra ngày 05/09/1999, trước nghị quyết 26/11/2003 của Quốc hội về hoạt động tôn giáo.
Sau đây là nội dung của Lời kêu gọi của 4 tôn giáo lớn ở VN:
“Căn cứ vào Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hiệp quốc nhìn nhận mọi quyền của con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo mà nước CHXHCNVN đã thừa nhận.
Căn cứ vào điều 70 của Hiến pháp CHXHCNVN đã quy định rõ rệt về quyền tự do tôn giáo, chúng tôi những chức sắc tôn giáo ở VN ký tên dưới đây yêu cầu chính quyền:
1. Hủy bỏ điều 4 Hiến pháp bắt buộc mọi người theo chủ nghĩa xã hội chủ trương vô thần, nguồn gốc của mọi sự vi phạm tự do tôn giáo.
2. Hủy bỏ nghị định 26/04/1999 về hoạt động tôn giáo và thông tư 01/99 ban hành ngày 16/06/1999, vì hai văn kiện này vi phạm trầm trọng quyền tự do tôn giáo của người dân trong sinh hoạt tôn giáo, trong việc hạn chế cử hành nghi lễ tôn giáo, trong việc chuyển giao đất đai để xây dựng nơi thờ tự, trong việc buộc phải xin phép để sống đời tu hành ở VN.
3. Phục hồi pháp lý của các tôn giáo như trước năm 1975, cũng như các tôn giáo khác ở các nước tư do trên thế giới, đặc biệt để cho các Giáo hội được tự do nhận tín đồ được ơn trên kêu gọi trong các nhà tu, trả cho các Giáo hội đất đai mà các Giáo hội đã sở hữu từ trước và để cho các Giáo hội tiếp nhận các tài sản của các tín đồ dâng cúng, cũng có quyền mua bất động sản của người bán, để cho Giáo hội xây cất các cơ sở thờ phụng, cơ sở từ thiện, cơ sở giáo dục trên đất Giáo hội; việc tấn phong và bổ nhiệm các chức sắc hoàn toàn thuộc quyền các Giáo hội, chỉ cần thông báo cho chính quyền việc chuyển đổi các vị trông coi cơ sở, để chính quyền dễ bề giao dịch; yêu cầu chính quyền không xen vào nội bộ các Giáo hội; các tôn giáo ở VN đại diện cho đa số đồng bào, vì vậy yêu cầu chính quyền tham khảo các chức sắc tôn giáo về những việc liên quan đến các Giáo hội để tránh sự dị biệt trong việc thi hành”.
Lời kêu gọi này được Hòa thượng Quãng Độ (Giáo hội Phật giáo VN thống nhất), Cụ Lê Quang Liêm (Hội trưởng Hòa Hảo trước năm 1975), Cụ Trần Quang Châu (Giáo hội Cao Đài Miền Trung), linh mục Chân Tín (phản ánh đòi hỏi của người Công giáo) ký tên.
Nay, nhân dịp nhà nước CSVN lại muốn ra một nghị định mới về tôn giáo trong năm 2011, tôi cũng muốn lên tiếng lại những gì tôi đã cùng với ba vị đại diện cao cấp của các Giáo hội Phật giáo thống nhất, Giáo hội Cao Đài, Giáo hội Hòa Hảo. Tôi yêu cầu dẹp Ban tôn giáo mà tôi đã có lần nói với Ban tôn giáo Sài Gòn, phải gọi ban này là “ban phá tôn giáo”, dẹp pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, dẹp các nghị định, để cho các tôn giáo tự do hoạt động như trong các nước văn minh tiến bộ dân chủ.
Sau khi đã dẹp tất cả các thứ chèn ép tôn giáo, nhà nước nên tuyên bố trả lại cho các tôn giáo mọi thứ tự do để xây dựng đất nước và con người, đặc biệt tự do giáo dục, tự do làm việc xã hội, tự do thành lập những trung tâm y tế, để phục vụ con người. Đó là những quyền mà các tôn giáo vẫn có trước 1975.
Sau 36 năm cướp chính quyền ở Miền Nam, đảng CSVN dẹp tất cả các quyền của các tôn giáo, để độc quyền giáo dục, y tế và xã hội. Kết quả giáo dục sa sút tột độ. Nhà văn Trần Mạnh Hảo, trong bài thuyết trình tại Đại hội nhà văn, đã mạnh mẻ lên án nền giáo dục của CSVN: “Nền giáo dục VN hiện nay là nền giáo dục thiếu trung thực … Đạo đức trong giáo dục hôm nay đồng nghĩa với dối trá. Thầy dối trá thầy, trò dối trá trò, quản lý giáo dụ báo cáo cốt lấy thành tích, nạn mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước … Hầu hết sách giáo trình, sách giáo khoa là đạo văn. Cán bộ có chức có quyền đua nhau làm thạc sĩ, tiến sĩ lấy bằng thật nhưng học giả. Nạn dùng tiền mua bằng cấp, mua học hàm học vị đang diễn ra công khai trong các chợ trời giáo dục VN … Nhiều ông cán bộ cao cấp có học vị tiến sĩ nhưng chưa có bằng tốt nghiệp đại học, thậm chí có vị chưa có bằng tốt nghiệp cấp 2 vẫn lấy được học vị tiến sĩ. Việc chính trị hóa môn văn, môn lịch sử, môn triết học, chính trị hóa nền giáo dục đã tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước. Giáo dục như thế sao có thể đào tạo ra những công dân chân chính? Đây là dấu hiệu suy vong lớn nhất của dân tộc do nền giáo dục thiếu tính nhân văn, thiếu tính chân thật gây ra. Những quả bom B52 tinh thần là nền giáo dục đi chệch hướng chân thiện mỹ đang rãi thảm trên tinh thần dân tộc, ai là người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đây?”
Nền giáo dục CSVN là thế đó, cần phải được nền giáo dục dạy cho con người biết chân thiện mỹ của các tôn giáo. Đây là chức năng của các tôn giáo. Do đó, nhà nước ý thức được sự sa đọa của nền giáo dục duy vật CS phải trả lại cho tôn giáo vai trò giáo dục học đường.
Vấn đề y tế xã hội cũng vậy. Ngày trước các bệnh viên được gọi là “Nhà Thương”, tức là phải có lòng thương giúp đỡ bệnh nhân, những người bị tai nạn. Hiện nay các bệnh viện khai thác bệnh nhân hơn là “thương con người”. Người gặp tai nạn, bệnh nhân đến bệnh viện là phải có tiền mới cứu chữa. Đây không còn là “nhà thương” nữa. Y tế ngày nay coi rẻ con người, không còn thương con người.
Việc xã hội cũng vậy. Phải để cho các tôn giáo làm các việc xã hội, đem tình thương cho những người xấu số, những trẻ mồ côi, những người tàn tật, họ cần đến tình thương. Nhân viên nhà nước chỉ làm vì đồng tiền như các nghề nghiệp khác, chứ không phải để thương giúp đỡ con người xấu số. Việc tình thương phải để cho các tôn giáo, vì các tôn giáo tôn trọng con người, yêu thương con người, sẽ làm tốt việc giúp đỡ người tàn tật, vô gia cư.
Cuối cùng, yêu cầu nhà nước trả lại đất đai, nhà cửa, cơ sở của các tôn giáo và các dòng tu, mà nhà nước đã tịch thu, bày ra lý do để cướp của.
Ví dụ như Dòng Chúa Cứu Thế đã bị lấy đi bao nhiêu nhà cửa, đất đai, cơ sở một cách bất hợp pháp, mà chưa bao giờ đền bù hay trả lại cơ sở. Tu viện Hà Nội, nhà nước đã tịch thu làm bệnh viện, chiếm đất của tu viện và giáo xứ Thái Hà; Ở Nha Trang, nhà nước tịch thu tu viện rồi biến thành khách sạn Hải Yến, mà không đền bù một đồng nào; Tu viện Đà Lạt, nhà nước tịch thu rồi biến thành nhà trưng bày các con thú nhồi bông; Tu viện Thủ Đức, nhà nước bày trò chống đối nhà nước để tịch thu rồi biến thành bệnh viện. Chỉ nói sơ qua của một tu hội cũng đã thấy nhà nước này chẳng luật lệ gì cả, muốn lấy của dân, thì bày đủ trò để tịch thu. Nếu nói đến cơ sở tôn giáo của các giáo phận, các dòng tu Công giáo ở Việt Nam thì sẽ thấy bao nhiêu của cãi đã bị nhà nước cướp mất. Và nếu nói đến tất cả các tôn giáo ở VN, thì chúng ta phải thấy bao nhiêu bất công lớn lao mà đảng và nhà nước SCVN đã làm cho các tôn giáo.
Sài Gòn, ngày 30.05.2011
Lm. Chân Tín, CSsR