Chúa nhật ngày 20.03.2011, khoảng 21,4 triệu cử tri Pháp đã được mời gọi tham gia cuộc Tuyển cử cấp Tổng (Elections cantonales) để bầu 2.026 (trên tổng số 4.039) nghị viên Tỉnh (conseillers généraux) từ tổng số 10.361 ứng cử viên đầy đủ các màu sắc chính trị và độc lập. Cử tri thủ đô Paris không tham gia bầu cử này.

Cuộc tuyển cử hôm nay đã phải chia phần thời gian trên các cơ quan truyền thông với các tin tức, phóng sự về chiến dịch quân sự của Pháp ‘Harmatta’ (tên một làn gió khô và nóng ở Phi châu) hay ‘Aurore d’Odyssée’ (tên chiến dịch quân sự quốc tế) và về phóng xạ nguyên tử đến từ Nhật bản.

I. SỐ CỬ TRI VẮNG MẶT KỶ LỤC.

Lúc 20 giờ ngày Tuyển cử vòng một, khi cửa các phòng phiếu, có đến 55,63% số cử tri nói trên đã không đến để đặt phong bì vào thùng phiếu. Tỉnh Seine-Saint-Denis có số cử tri không tham gia đầu phiếu cao nhất với 67,30% số ghi danh. Trái lại, Haute-Corse là Tỉnh có cử tri đi bầu cao nhất nước với 66,13% số cử tri ghi danh. Tại Pháp, việc tham gia đầu phiếu không bắt buộc. Không như tại Việt Nam, nước ta, người cộng sản luôn chạy theo con số để rồi Sự Thật luôn bị bóp méo.

Đây là kỷ lục mới so với kỷ lục lần trước năm 1988: vòng một (50,8%) và vòng hai (52,9% số cử tri ghi danh). So với ba lần trước, chúng ta nhận thấy số vắng mặt như sau:
- năm 2001: vòng một (34,50%) và vòng hai (43,80% số cử tri ghi danh) ;
- năm 2004: vòng một (36,09%) và vòng hai (33,51% số cử tri ghi danh) ;
- năm 2008: vòng một (35,12%) và vòng hai (44,53% số cử tri ghi danh).

II.- LÝ DO SỰ VẮNG MẶT.

a/- thất vọng vì các chánh trị gia hữu lẫn tả phái đều :
- thất bại trong việc cải thiện đời sống hàng ngày, không thể giúp họ có được một việc làm để tự nuôi bản thân và gia đình;
- chỉ đến với họ khi vận động bầu cử để hứa hẹn và, sau đó, khi đắc cử, quên đi những gì đã hứa.

b/- chế tài (= trừng phạt) chính trị các ứng cử viên đảng cầm quyền đã có những biện pháp giảm thuế cho giới giàu có trong khi giá tiền điện, gaz gia tăng hay giảm bớt tiền bồi hoàn thuốc trị bệnh và trợ cấp xã hội.

c/- cử tri không thấu hiểu những nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng Tỉnh.

III.- AI HƯỞNG LỢI DO SỰ VẮNG MẶT NÀY.

a/- Đảng Mặt Trận Quốc Gia (Front national) được các cử tri ủng hộ nhiệt thành đi bầu đầy đủ nên đưa số bách phân lên cao. Khi cùng một số 1.000 cử tri bầu cho đảng này trong tổng số tham dự là 5.000, số bách phân là 20%, nhưng khi tổng số tham dự là 8.000, số bách phân sẽ là 12,50%.

Ngoài ra, các cử tri đã thực hiện bằng lá phiếu đối với đảng này như họ đã trả lời cho các viện Harris Interactive và CSA (Conseils-Sondages-Analyses) qua những cuộc thăm dò dư luận (xem ‘Tình hình chánh trị nước Pháp’, VietCatholic News,18 Mar 2011). Các cuộc thăm dò này đã tiên báo sự gia tăng tín nhiệm của bà Marine Le Pen, Chủ tịch Mặt Trận Quốc Gia từ hai tháng nay.

Ứng cử viên Mặt Trận Quốc Gia tranh cử tại 1.500 Tổng (đơn vị bầu cử) và về đầu tại 39 Tổng.

b/- Đảng Xanh Môi trường Âu châu (Europe Ecologie-Les Verts) đã tăng thêm trong các cuộc tuyển cử gần đây như khi bầu Nghị viện Âu châu và Hội đồng Vùng. Gần đây, nhờ kêu gọi chống các nhà máy điện nguyên tử từ sau sóng thần tại Nhật nên, trong cuộc đầu phiếu này, Đảng đã thu được 8,22%, sau khi chỉ thu được 4,09% năm 2004 và 4,18% số phiếu hợp lệ vòng một năm 2008.

IV.- CHUẨN BỊ TRANH CỬ VÒNG HAI.

Để tham gia vòng hai, các ứng cử viên phải đạt được, ở vòng một, số phiếu bầu bằng ít nhất 12,5% số cử tri ghi danh. Tuy nhiên, nếu chỉ có một ứng cử viên hội đủ điều kiện này, thì ứng cử viên có số phiếu cao thứ nhì được tham dự vòng hai. Ứng cử viên đạt được số phiếu nhiều nhất (đa số tương đối, trong trường hợp có hơn hai ứng cử viên) sẽ được tuyên bố đắc cử.

a/- Các chánh đảng lớn tham dự tuyển cử.

Một trường hợp đắc cử hiếm có. Một kết quả tái đắc cử đáng lưu ý ngay vòng đầu là bà Bernadette Chirac (UMP), phu nhân cựu Tổng thống Jacques Chirac, nghị viên Tỉnh tại Tổng Corrèze, chỉ thu được 1.114 phiếu (50,04% số phiếu hợp lệ) tín nhiệm, vừa đúng 50% số phiếu hợp lệ cộng 1 như luật định. Ở tuổi 77, bà vừa thắng cử lần thứ sáu chức vụ dân cử này.

Tại đơn vị này, 75,80% số cử tri ghi danh đã ‘lê gót’ đến phòng phiếu để làm nhiệm vụ công dân. Tổng số phiếu hợp lệ là 2.226. Hai ứng cử viên thất cử là ông Franẫois Barbazange (xã hội) được 1.004 phiếu tín nhiệm (45,10%) và bà Murriel Padovani-Lorioux (đảng Xanh) được 108 phiếu (4,85% số phiếu hợp lệ).

Tuy nhiên, trong hai biên bản tại các phòng phiếu, người ta thấy ghi những điều bất thường :
- tại Eyrein, một phụ nữ không ghi danh trên danh sách cử tri (người Ba lan ?) đã đầu phiếu ;
- tại Meyrignac-L'Eglise, 49 phong bì được tìm thấy trong thùng phiếu khi chỉ có 48 chử ký chứng đã bỏ lá phiếu vào thùng.

Luật bầu cử cho phép mọi cử tri trong đơn vị có quyền khiếu nại ‘điều bất thường’ trước tòa án hành chánh trong 5 ngày sau khi công bố kết quả. Thời hạn đó đã trôi qua, không ai đã sử dụng quyền này. Dù có khiếu nại, bà Chirac vẫn nhận nhiệm vụ vào ngày 01.04.2011 vì bà không trực tiếp gây nên ‘điều bất thường’.

Theo kết quả của Bộ Nội vụ, từ tả phái sang hữu phái gồm các đảng chính như sau:

- Cực tả (các đảng thuộc Đệ tứ Cộng sản như Nouveau Parti Anti-capitalisme, đảng mới chôùng tư bản, tên mới của Ligue Communiste révolutionnaire, Liên minh cộng sản cách mạng, và Lutte ouvrière, Tranh đấu thợ thuyền) thu được 53.328 phiếu, tức 0,58% số phiếu hợp lệ;
- Front de Gauche (Mặt trận tả phái, gồm Cộng sản đệ tam như tại Cộng đảng Việt Nam) đạt 8,92%;
- Parti Socialiste (Đảng Xã hội) 24,94%;
- Parti Radical de gauche (Đảng cấp tiến tả phái) 1,48%;
- Europe Ecologie-Les Verts (Đảng Xanh Môi trường Aâu châu) 8,22%;
- Majorité présidentielle (Đa số theo Tổng thống) 5,46% số phiếu hợp lệ;
- Union pour un Mouvement Populaire (Liên minh vì Phong trào Nhân dân) 16,97%;
- Divers droite (các đảng hữu phái khác) 9,32%;
- Front national (Mặt Trận Quốc Gia) 15,06% số phiếu hợp lệ.

Từ kết quả đó, ngày 27.03.2011, các ứng cử viên Mặt Trận Quốc Gia sẽ đối diện ở vòng 2 trong 394 Tổng, trong đó :
- 204 Tổng với PS ;
- 89 Tổng với UMP ;
- 37 Tổng với PCF (đảng Cộng sản Pháp);
- 64 Tổng với các đảng linh tinh (divers) hữu hoặc tả phái khác.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là : Năm nay, về hạng ba bảng kết quả toàn quốc, Mặt Trận Quốc Gia sẽ có nghị viên Tỉnh hay không vì, hiện nay, đảng Xanh (Verts), trong các kỳ bầu cử Tổng năm 2004 và 2008 đều có số phiếu thấp hơn Mặt Trận Quốc Gia, nhưng đang có 12 nghị viên Tỉnh ?

b/- Mặt Trận Quốc Gia là một đảng hợp pháp nhưng sao không được xem giống như các đảng khác ?

Tối ngày 20.03.2011, mười phút sau khi các phòng phiếu đóng cửa, từ Trụ sở đảng, ông Jean-Franẫois Copé, tổng thư ký UMP lên tiếng yêu cầu các ứng cử viên đảng mình vẫn tiếp tục tranh cử vòng nhì dù chỉ về hạng ba và nhắc lại là không có sự liên kết giữa UMP và Mặt Trận Quốc Gia vì đôi bên không có những giá trị như nhau. Nhưng chúng ta cũng không ‘đi chung’ với Mặt trận Cộng hòa vì hành động như vậy cho thấy sự đồng mưu giữa các chánh đảng đối lập. Ông kết luận : ‘Hãy để cử tri chúng ta tự do lựa chọn, biết rằng chúng ta sẽ không bầu cho Mặt Trận Quốc Gia và cũng không có Mặt trận Cộng hòa.

{Tại Pháp, Mặt trận Cộng hòa (Front républicain) bao gồm các hầu hết các chính đảng với những giá trị tốt đẹp nhất như : UMP, Xã hội, UDF (Union Démocratique Française, nay là Modem), Cộng sản Pháp… và Mặt Trận Quốc Gia (Front national) chỉ gồm những sự xấu như kỳ thị chủng tộc,… }

Sự Thật : Front national đã được sự tín nhiêỉm ngày càng nhiều dưới thời Tổng thống François Mitterrand (1981-1995). Xin mời hãy nhìn lại những kết quả tuyển cử Tổng thống Pháp của ông Jean-Marie Le Pen, cựu Chủ tịch :

1974 (0,75% số phiếu hợp lệ) ; 1981 (không ứng cử) ; 1988 (14,38%) ; 1995 (15%) ; 2002 (16,86%, đánh bại ông Lionel Jospin (xã hội) tạo ra ‘tremblement de terre politque’, chấn động sang các nước Aâu châu. Dịp này, Mặt trận Cộng hòa được đề cao để mọi người dồn phiếu cho đối thủ của bà Le Pen là ông Jacques Chirac đã tái đắc cử với tỷ số hiếm có 82,21%. Ứng cử viên Front national cũng tăng 17,79% và số người tín nhiệm tăng từ 4,8 triệu, vòng một, lên 5,5 triệu, vòng hai) và 2007 (10,44% vì ông Nicolas Sarkozy hứa hẹn sẽ đưa Pháp quốc tiến lên và người dân ‘làm nhiều hơn, lợi tức gia tăng’, nhưng… người Pháp đang chờ năm 2012.

Chưa hết, nhờ sự tiếp tay làm luật của các lãnh đạo đảng xã hội, Tổng thống François Mitterrand đã đổi thể thức bầu cử tỷ lệ tại Quốc hội để Front national có một nhóm với 35 dân biểu cách đây 25 năm, ngày 22.03.1986.

Ngày nay, đảng xã hội và tả phái lại giăng bẫy… Hãy xem các đảng hữu phái có thoát được không ? Câu trả lời sẽ biết lúc 20 giờ (coi chừng : giờ mùa hè) ngày 27.03.2011.