ST. PAUL, Minn – Linh Mục Timothy Vakoc, vị Linh Mục Tuyên Úy tại Iraq mang quân hàm thiếu tá bị thương nặng hồi năm 2004, đã được Thiên Chúa gọi về nhà Cha vào ngày 20/6 và Thánh Lễ an táng đã được cử hành sáng hôm nay 26/6 lúc 10 giờ tại nhà thờ Chánh Tòa Thánh Phaolô (St Paul) ở bang Minnesota do Đức Tổng Giám Mục chủ tế.
Trong Thánh Lễ an táng, các cựu chiến binh cầm cờ và Đoàn Hiệp Sĩ Columbus đứng dàn chào dọc trước thềm nhà thờ Chánh Tòa St Paul, trong lúc các Linh Mục hát bài “Salve Regina” khi cỗ quan của Cha Timothy Vakoc phủ với lá quốc kỳ được đưa vào nhà thờ.
Ngồi hàng ghế đầu là gia đình và các chiến hữu, các linh mục trong Tổng Giáo Phận, các Thầy Dòng Phan Sinh Hòa Bình là những người đã thường viếng và cầu nguyện cùng với Cha và ước độ có khoảng 1200 giáo dân tham dự Thánh Lễ an táng tiễn đưa Cha đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong Thánh Lễ, Linh Mục Stan Mader là bạn chủng sinh cùng lớp và cùng được thụ phong Linh Mục vào năm 1992, đã ban bài giảng kể lại những kinh nghiệm sống và chia sẻ đến cuộc đời của Cha Vakoc khì còn học chung dưới mái Đại Chủng Viện.
Cha Mader đã nói Cha Vakoc là một “người thu góp các đồ cũ và đồ điện” và để tích trữ trong nhà xứ của Cha Mader một thời gian.
“Khi tôi gặp trong chủng viện, Cha hoàn toàn không giống một người thích hợp cho quân đội và một linh mục. Thế nhưng Cha Vakoc đã được lôi kéo để mạo hiểm đi xa và phục vụ cho các chiến sĩ”.
“Tim đã tới Iraq, không phải cho chiến tranh nhưng là để lo liệu cho một sự khả thi hòa bình” tới những người mà Cha đến phục vụ.
Khi Cha Vakoc bị thương, Cha Mader nói ngài đã phải chết đi nhiều thứ, nhưng được mọc lên một đời sống mới và một mục vụ cầu nguyện, một sự chuyển cầu, lắng nghe đến những người chăm sóc.
Cha Mader giảng tiếp “đến giờ để Tim được ra đi “ khỏi chiếc giường được coi đó như là một bàn thánh hy sinh của ngài.
“Một chốn cao cả cho ngài là được theo ý Chúa, và đó là nơi mà giờ đây Cha đang hiện diện”.
Sau Thánh Lễ an táng, cỗ quan được đưa tới nghĩa trang quốc gia Fort Snelling ở Minneapolis trong buổi lễ tiễn biệt theo nghi thức quân kỷ.
Người anh ruột của Cha Vakoc là ông Jeff Vakoc, bày tỏ hy vọng rằng người em của mình sẽ được nhớ mãi là một linh mục đã hy sinh cuộc đời phục vụ cho người Kitô hữu.
Ông Jeff nói “Cha đã mạnh mẽ tin tưởng vào những gì Cha đã làm mục vụ Tuyên Úy trong quân đội”.
Cha Vakoc, linh mục tuyên úy trong quân đội đã bị thương nặng trong khi thi hành nhiệm vụ đã qua đời với sự hiện diện của thân nhân gia đình và bạn bè.
Cha Vakoc, hưởng dương 49 tuổi đã sống tại Trung Tâm Săn Sóc St Terese tại New Hope. Cha đã bị mù một con mắt và chấn thương sọ não khi xe của Cha trúng phải mìn vào ngày 29/5/2004 trên con đường trở về doanh trại sau khi cử hành Thánh Lễ cho binh sĩ Mỹ tại Iraq.
Sau khi bị thương nặng, Cha Vakoc đã được tải thương từ Iraq về Đức và từ đó Cha đã được chuyển về Tổng Y Viện Quân Đội Walter Reed tại Washington và Cha đã phải nằm viện tại đây trong 4 tháng. Sau đó trong tình trạng bán hôn mê, Cha đã được chuyển về Trung Tâm Y Tế Cựu Quân Nhân tại quê quán của Ngài ở Minneapolis vào tháng 10/2004
Trong những năm gần đây, tình trạng sức khoẻ của ngài khả quan hơn nhưng phải ngồi trên xe lăn.
Đức Tổng Giám Mục John C. Nienstedt tại St Pau và Minneapolis đã đưa ra một thông tư sau khi hay tin Cha Vakoc qua đời: “Tòan thể chúng ta trong tổng giáo phận Công Giáo này tiếc thương cùng với gia đình Cha Vakoc. Chúng tôi cùng hiệp với sự khóc thương của những anh chị em mà Cha đã phục vụ họ trong cương vị tuyên úy và tới những ai đã chứng kiến đến sự can đảm cả thể của ngài tại Bệnh Viện Walter Reed và tại bệnh viện Cựu Chiến Binh của chúng ta ở đây”.
Trên trang mạng CaringBridge nói về Cha đã đưa tin rằng Cha đã tham dự cùng với gia đình và thân hữu trong một Thánh Lễ đặc biệt vào ngày 10/6 đánh dấu 17 năm thụ phong linh mục và 5 năm trong cuộc sống bị thương tật và cám ơn tới những ai đã chia sẻ trong việc săn sóc cho Cha.
Đức Tổng Giám Mục Nienstedt đã gọi Cha Vakoc là “một người cho hòa bình. Cha đã chọn để cam chịu sự ghê tởm của chiến tranh hầu mang an bình của Đức Kitô tới những người nam và nữ đang chiến đấu cho Hoa Kỳ. Cha là một niềm cảm kích cho tất cả chúng ta và tất cả chúng ta sẽ nhớ mãi đến ngài.
Đức Tổng Giám Mục thêm rằng “Chúng tôi kêu gọi mọi người nhớ đến Cha trong kinh nguyện”
Linh Mục Vakoc thụ phong vào năm 1992 cho Tổng Giáo Phận St Paul và Minneapolis, phục vụ giáo xứ 2 năm trước khi gia nhập làm việc mục vụ cho quân đội vào năm 1996.
Cha đã phục vụ tại Đức, Bosnia và Triều Tiên, được điều động làm việc tại căn cứ quân sự Fort Lewis, Washington trước khi được phái tới Iraq vào năm 2003.
Theo tờ báo National Catholic Register, có tường trình câu truyện một tháng trước khi Cha bị thương, ghi lại Cha Vakoc đã cấp tốc bay đến bệnh viện dã chiến để hiện diện bên cạnh 2 binh sĩ Mỹ vừa bị thương trúng mìn trong lúc 2 binh sĩ khác đã tử trận, trên đường tới bệnh viện thì một binh sĩ đã trút hơi thở cuối cùng.
Cha đã cầu nguyện cho các chiến sĩ tử trận và cho các binh sĩ bị thương và cầu nguyện với các chiến sĩ trong cùng lực lượng hộ tống không bị thương tích nhưng “trong tình trạng bị sốc”.
Công việc mục vụ của Cha với cương vị Tuyên Úy, cũng phải kể tới Thánh Lễ tưởng niệm cho một binh sĩ trẻ tử trận vì mìn, mà anh ta đã gặp Cha trước đó một ngày chia sẻ với Cha về đức tin và tham dự Thánh Lễ.
“Điều chủ yếu trong việc giúp đỡ các binh sĩ là hiện diện và đồng hành với họ”. Cha Vakoc đã nói với tờ Register qua điện thư email “Tôi đã cầu nguyện cho các chiến sĩ tử trận. Tôi mang bí tích, ánh sáng và tình yêu Đức Kitô tới những tình huống đen tối nhất”
Cha Vakoc đã nói công việc mục vụ của Ngài là “sự cố tâm hiện diện”. Thêm vào đó là cố vấn tinh thần cho các binh sĩ, bao gồm cả việc đến với những người Công Giáo và những binh sĩ của tất cả tôn giáo khác, đi bên cạnh xác những binh sĩ đã nằm xuống, thăm hỏi ủi an tới gia đình binh sĩ và nâng đỡ tinh thần họ.
Cha đã được trao huân chương Purple Hear, Anh Dũng Bội Tinh ngôi sao đồng và nhiều bằng tưởng thưởng.
Người anh của Cha là Jeff Vakoc đã thú nhận rằng ông đã cải hóa và đức tin của ông đã triển nở trong thời gian 5 năm khi Cha Vakoc nằm bệnh viện.Ông đã đến thăm mỗi tuần chăm sóc cho người em.
Các Thầy Dòng Anh Em Phan Sinh Hoà Bình cũng thường viếng thăm Cha Vakoc, và Cha cũng đã hiệp thông với họ qua lời cầu nguyện và Cha đã chép môi đọc theo từng chữ.
Những ai đã biết Cha Vakoc trước khi Cha bị thương đều diễn tả Cha là người có óc khôi hài và khuynh hướng đến với người khác. Những đức tính như thế vẫn còn rõ ràng sau khi Cha bị thương, mà Thầy Paul O'Donnell đã kể lại khi Cha nói khôi hài với các Thầy.
Cùng với gia đình, các Thầy đã vận động để Cha Vakoc được tiếp tục phương pháp vật lý trị liệu. Thầy Paul đã nói “Ân sủng cao quý nhất của Cha là chấp nhận thánh giá Chúa ban cho ngài, và đối với bất kỳ ai trong chúng tôi, nó sẽ là một sự thử thách thật kinh khủng, thế nhưng Cha đã chấp nhận. Hẳn nhiên Cha đã có một ý chí thật kiên cường để sống”.
Thầy Paul còn thêm rằng Cha Vakoc đã dạy cho người khác biết về giá trị và sự thánh thiên của đời sống. “Chúng tôi có thể học từ nơi Cha Tim để ôm lấy những thánh giá đến trên con đuờng chúng ta. Đó không phải là chặng cuối của cuộc sống chúng ta... nhưng có thể là một bước khởi đầu mới”.
Trong Thánh Lễ an táng, các cựu chiến binh cầm cờ và Đoàn Hiệp Sĩ Columbus đứng dàn chào dọc trước thềm nhà thờ Chánh Tòa St Paul, trong lúc các Linh Mục hát bài “Salve Regina” khi cỗ quan của Cha Timothy Vakoc phủ với lá quốc kỳ được đưa vào nhà thờ.
Ngồi hàng ghế đầu là gia đình và các chiến hữu, các linh mục trong Tổng Giáo Phận, các Thầy Dòng Phan Sinh Hòa Bình là những người đã thường viếng và cầu nguyện cùng với Cha và ước độ có khoảng 1200 giáo dân tham dự Thánh Lễ an táng tiễn đưa Cha đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong Thánh Lễ, Linh Mục Stan Mader là bạn chủng sinh cùng lớp và cùng được thụ phong Linh Mục vào năm 1992, đã ban bài giảng kể lại những kinh nghiệm sống và chia sẻ đến cuộc đời của Cha Vakoc khì còn học chung dưới mái Đại Chủng Viện.
Cha Mader đã nói Cha Vakoc là một “người thu góp các đồ cũ và đồ điện” và để tích trữ trong nhà xứ của Cha Mader một thời gian.
“Khi tôi gặp trong chủng viện, Cha hoàn toàn không giống một người thích hợp cho quân đội và một linh mục. Thế nhưng Cha Vakoc đã được lôi kéo để mạo hiểm đi xa và phục vụ cho các chiến sĩ”.
“Tim đã tới Iraq, không phải cho chiến tranh nhưng là để lo liệu cho một sự khả thi hòa bình” tới những người mà Cha đến phục vụ.
Khi Cha Vakoc bị thương, Cha Mader nói ngài đã phải chết đi nhiều thứ, nhưng được mọc lên một đời sống mới và một mục vụ cầu nguyện, một sự chuyển cầu, lắng nghe đến những người chăm sóc.
Cha Mader giảng tiếp “đến giờ để Tim được ra đi “ khỏi chiếc giường được coi đó như là một bàn thánh hy sinh của ngài.
“Một chốn cao cả cho ngài là được theo ý Chúa, và đó là nơi mà giờ đây Cha đang hiện diện”.
Sau Thánh Lễ an táng, cỗ quan được đưa tới nghĩa trang quốc gia Fort Snelling ở Minneapolis trong buổi lễ tiễn biệt theo nghi thức quân kỷ.
Người anh ruột của Cha Vakoc là ông Jeff Vakoc, bày tỏ hy vọng rằng người em của mình sẽ được nhớ mãi là một linh mục đã hy sinh cuộc đời phục vụ cho người Kitô hữu.
Ông Jeff nói “Cha đã mạnh mẽ tin tưởng vào những gì Cha đã làm mục vụ Tuyên Úy trong quân đội”.
Cha Vakoc, linh mục tuyên úy trong quân đội đã bị thương nặng trong khi thi hành nhiệm vụ đã qua đời với sự hiện diện của thân nhân gia đình và bạn bè.
Cha Vakoc, hưởng dương 49 tuổi đã sống tại Trung Tâm Săn Sóc St Terese tại New Hope. Cha đã bị mù một con mắt và chấn thương sọ não khi xe của Cha trúng phải mìn vào ngày 29/5/2004 trên con đường trở về doanh trại sau khi cử hành Thánh Lễ cho binh sĩ Mỹ tại Iraq.
Sau khi bị thương nặng, Cha Vakoc đã được tải thương từ Iraq về Đức và từ đó Cha đã được chuyển về Tổng Y Viện Quân Đội Walter Reed tại Washington và Cha đã phải nằm viện tại đây trong 4 tháng. Sau đó trong tình trạng bán hôn mê, Cha đã được chuyển về Trung Tâm Y Tế Cựu Quân Nhân tại quê quán của Ngài ở Minneapolis vào tháng 10/2004
Trong những năm gần đây, tình trạng sức khoẻ của ngài khả quan hơn nhưng phải ngồi trên xe lăn.
Đức Tổng Giám Mục John C. Nienstedt tại St Pau và Minneapolis đã đưa ra một thông tư sau khi hay tin Cha Vakoc qua đời: “Tòan thể chúng ta trong tổng giáo phận Công Giáo này tiếc thương cùng với gia đình Cha Vakoc. Chúng tôi cùng hiệp với sự khóc thương của những anh chị em mà Cha đã phục vụ họ trong cương vị tuyên úy và tới những ai đã chứng kiến đến sự can đảm cả thể của ngài tại Bệnh Viện Walter Reed và tại bệnh viện Cựu Chiến Binh của chúng ta ở đây”.
Trên trang mạng CaringBridge nói về Cha đã đưa tin rằng Cha đã tham dự cùng với gia đình và thân hữu trong một Thánh Lễ đặc biệt vào ngày 10/6 đánh dấu 17 năm thụ phong linh mục và 5 năm trong cuộc sống bị thương tật và cám ơn tới những ai đã chia sẻ trong việc săn sóc cho Cha.
Đức Tổng Giám Mục Nienstedt đã gọi Cha Vakoc là “một người cho hòa bình. Cha đã chọn để cam chịu sự ghê tởm của chiến tranh hầu mang an bình của Đức Kitô tới những người nam và nữ đang chiến đấu cho Hoa Kỳ. Cha là một niềm cảm kích cho tất cả chúng ta và tất cả chúng ta sẽ nhớ mãi đến ngài.
Đức Tổng Giám Mục thêm rằng “Chúng tôi kêu gọi mọi người nhớ đến Cha trong kinh nguyện”
Linh Mục Vakoc thụ phong vào năm 1992 cho Tổng Giáo Phận St Paul và Minneapolis, phục vụ giáo xứ 2 năm trước khi gia nhập làm việc mục vụ cho quân đội vào năm 1996.
Cha đã phục vụ tại Đức, Bosnia và Triều Tiên, được điều động làm việc tại căn cứ quân sự Fort Lewis, Washington trước khi được phái tới Iraq vào năm 2003.
Theo tờ báo National Catholic Register, có tường trình câu truyện một tháng trước khi Cha bị thương, ghi lại Cha Vakoc đã cấp tốc bay đến bệnh viện dã chiến để hiện diện bên cạnh 2 binh sĩ Mỹ vừa bị thương trúng mìn trong lúc 2 binh sĩ khác đã tử trận, trên đường tới bệnh viện thì một binh sĩ đã trút hơi thở cuối cùng.
Cha đã cầu nguyện cho các chiến sĩ tử trận và cho các binh sĩ bị thương và cầu nguyện với các chiến sĩ trong cùng lực lượng hộ tống không bị thương tích nhưng “trong tình trạng bị sốc”.
Công việc mục vụ của Cha với cương vị Tuyên Úy, cũng phải kể tới Thánh Lễ tưởng niệm cho một binh sĩ trẻ tử trận vì mìn, mà anh ta đã gặp Cha trước đó một ngày chia sẻ với Cha về đức tin và tham dự Thánh Lễ.
“Điều chủ yếu trong việc giúp đỡ các binh sĩ là hiện diện và đồng hành với họ”. Cha Vakoc đã nói với tờ Register qua điện thư email “Tôi đã cầu nguyện cho các chiến sĩ tử trận. Tôi mang bí tích, ánh sáng và tình yêu Đức Kitô tới những tình huống đen tối nhất”
Cha Vakoc đã nói công việc mục vụ của Ngài là “sự cố tâm hiện diện”. Thêm vào đó là cố vấn tinh thần cho các binh sĩ, bao gồm cả việc đến với những người Công Giáo và những binh sĩ của tất cả tôn giáo khác, đi bên cạnh xác những binh sĩ đã nằm xuống, thăm hỏi ủi an tới gia đình binh sĩ và nâng đỡ tinh thần họ.
Cha đã được trao huân chương Purple Hear, Anh Dũng Bội Tinh ngôi sao đồng và nhiều bằng tưởng thưởng.
Người anh của Cha là Jeff Vakoc đã thú nhận rằng ông đã cải hóa và đức tin của ông đã triển nở trong thời gian 5 năm khi Cha Vakoc nằm bệnh viện.Ông đã đến thăm mỗi tuần chăm sóc cho người em.
Các Thầy Dòng Anh Em Phan Sinh Hoà Bình cũng thường viếng thăm Cha Vakoc, và Cha cũng đã hiệp thông với họ qua lời cầu nguyện và Cha đã chép môi đọc theo từng chữ.
Những ai đã biết Cha Vakoc trước khi Cha bị thương đều diễn tả Cha là người có óc khôi hài và khuynh hướng đến với người khác. Những đức tính như thế vẫn còn rõ ràng sau khi Cha bị thương, mà Thầy Paul O'Donnell đã kể lại khi Cha nói khôi hài với các Thầy.
Cùng với gia đình, các Thầy đã vận động để Cha Vakoc được tiếp tục phương pháp vật lý trị liệu. Thầy Paul đã nói “Ân sủng cao quý nhất của Cha là chấp nhận thánh giá Chúa ban cho ngài, và đối với bất kỳ ai trong chúng tôi, nó sẽ là một sự thử thách thật kinh khủng, thế nhưng Cha đã chấp nhận. Hẳn nhiên Cha đã có một ý chí thật kiên cường để sống”.
Thầy Paul còn thêm rằng Cha Vakoc đã dạy cho người khác biết về giá trị và sự thánh thiên của đời sống. “Chúng tôi có thể học từ nơi Cha Tim để ôm lấy những thánh giá đến trên con đuờng chúng ta. Đó không phải là chặng cuối của cuộc sống chúng ta... nhưng có thể là một bước khởi đầu mới”.